luu nguyen dat, Nuitée Améthyste, oil enamel, 2007
HUYỀN ẢO
đã nhiều lần
ghé vào nơi lạ
sa mạc trần gian
mải miết xa
bóng tối hoang vu
vừa ái ngại
để quên âm lặng
của đêm qua
hình như xao xuyến
hồn nắng vợi
em hoá mây
hay vẫn còn trôi
gió lướt nghiêng hồ
xuân hương đợi
môi hồng ấm mộng
nửa chừng vơi
có đôi chiều
bỗng dưng huyền ảo
là lúc thấy em
nhẹ bước vào
Lưu Nguyễn Đạt
Có Nhiều Cách Đọc Bài Thơ Này
Chân thành cám ơn Luật sư Lưu Nguyễn Đạt đã gởi bài thơ tuyệt vời.
Xin được giới thiệu với các thân hữu trên facebook .
Kính.
Huỳnh Ngọc Tuấn
Thưa Anh Huỳnh Ngọc Tuấn:
May mắn là hôm nay LNĐ có dịp nói chuyện với Anh HNT & Quý Bạn Hiền về thơ mình [LNĐ]. Thông thường thì tác giả “vắng mặt”, không có đó, mệnh một, hoặc hết có ý kiến sau khi hoàn tất một bài thơ, một tác phẩm.
Vậy một bài thơ, hay bất cứ một tác phẩm văn học, thi ca, mỹ thuật nào, khi gửi gấm ra ngoài [công bố, phát hành, triển lãm] đều thuộc về “thẩm quyền” [tự do/trách nhiệm], và “khả năng” tiếp nhận, lĩnh hội của độc giả, khán thinh giả, người yêu chuộng sáng tạo [khi một mình đối mặt với tác phẩm, bức tranh; khi môt mình ngâm nga, thầm đọc bài thơ vừa nhận; khi một mình nghe lại, hát lại một bài hát…]
Vậy hôm nay Lưu Nguyễn Đạt, với tư cách một “độc giả” của bài thơ này, xin chia sẻ vài nhận định chung với thân hữu như sau:
1. như Huỳnh Thục Vy đạ ghi qua “LỜI CỦA BẠN LỜI CHÂN TÌNH” trong thi phẩm Lưu Nguyễn Đạt, LỜI CỦA CÁT, PAROLES DE SABLE [Việt Thức, 2014]: ” Thơ mà không phải chỉ đơn giản là thơ. Thơ ông ảo như mộng, đôi lúc khiến người đọc choáng váng như trong cơn say; nhưng từng lời thơ lấp lánh vẻ diễm tình của thiên nhiên tươi đẹp; ngọt ngào như lời thì thầm yêu thương của đôi lứa; nhưng cũng chứa chan lòng bi mẫn đối với con người và cuộc đời.”
2. Vậy thơ Lưu Nguyễn Đạt [trong cùng một bài chăng?] không chỉ là thơ tình/ân ái đôi lứa, mà còn bao hàm nhiều sắc thái, nhiều trào vọng, nhiều đối tượng khác nhau, bổ túc. Chúng ta thử khởi đàu bài thơ này:
đã nhiều lần
ghé vào nơi lạ
sa mạc trần gian
mải miết xa
Phải chăng đây là không gian cô quạnh của tình yêu? hay cũng là nỗi cô đơn trần gian, cảnh tượng lạc lõng, nát lòng trong nước và tại hải ngoải? miệt mài? Vô vọng?
3. Phải chăng, khi “sa mạc trần gian” được hay “bị” kết nạp vào không gian lịch sử/xã hội/chính trị…thì 4 câu thơ dưới đây sẽ phải định hướng khác [so với đam mê/huyền ảo tình tứ trước đó]:
có đôi chiều
bỗng dưng huyền ảo
là lúc thấy em
nhẹ bước vào
Cái “huyền ảo” đã đổi thành “kỳ vọng lịch sư” của phong trào dấn thân khởi nghĩa, thoát nạn [XX], thoát khỏi những hà tì, khốn đốn hiện có trong không gian/môi trường đày đoạ, triệt hạ con người, trong nước và tại hải ngoại.
4. Và tác nhân “em” ở hoàn cảnh lịch sử này không những chỉ là “người tình” của một cá nhân, mà là người tình muôn thuở của dân tộc, của nhân loại. Nhân vật “em” lúc đó là những người Việt Tử Tế, dễ thương, dễ yêu, dễ quý [tất cả trong trạng thái trìu mến, trong sáng, trong sạch, thôi nôi từ thành ngữ “em”], trong nước cũng như tại hải ngoại, khởi nghĩa dấn thân cứu nhân, độ thế.
Nhân vật “em” là có thực, hiện hữu, khi từ “huyền ảo”, kỳ vọng lịch sử đổi thành dấn thân khởi nghĩa kỳ công, khi trang Việt Sử chân chính nay mai có ghi lại những tên con em, những con người tử tế, những nhà tranh đấu cho dân chủ, cho dân tộc Việt, điển hình như HNT, HTV, LCĐ, LQQ, NVĐ, THDT, NK, NCT, v.v. [trong nước], như JD, LAT, DNA, v.v. [tại hải ngoại]…
Thân mến,
[Độc giả] Lưu Nguyễn Đạt
One Comment
kjiioijo
Awesome! Its actually awesome paragraph, I have got much clear idea about from this piece of writing.