TẠI SAO BẮC KINH SỢ NHỮNG “QUY TẮC QUỐC TẾ”?
Chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đang thất bại bởi thái độ ngạo mạn, côn đồ và cách hành xử lưu manh của Tập Cận Bình. Ngoại trưởng Vương Nghị mới đây đã đưa ra lời tuyên bố, Bắc Kinh sẽ tăng tốc phát triển chính sách “Ngoại giao nước lớn mang bản sắc Trung Quốc”, nhằm thúc đẩy sáng kiến “một vành đai-một con đường” từ châu Á sang châu Âu và tăng cường sức ảnh hưởng của nước nầy.
Nhà nghiên cứu, học giả Đinh Công – Viện Nghiên cứu thuộc Trung tâm Carter Mỹ và Sở nghiên cứu phát triển & hòa bình Đại học giao thông Tây An TQ – phê phán: “Ông Vương Nghị cho thấy, sau khi theo đuổi phương án ngoại giao có phần cấp tiến, Bắc Kinh đang nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của nó, khiến cục diện khu vực diễn biến xấu đi.”
Chính sách ngoại giao nước lớn, cứng rắn của Tập Cận Bình đang khiến Bắc Kinh đang đối diện với nguy cơ rơi vào “Chiến tranh lạnh” với Hoa Kỳ. Dù vậy, Bắc Kinh vẫn ôm nhiều tham vọng lớn, điều nầy không chỉ thể hiện ở chính sách ngoại giao nước lớn, bắt nạt mấy nước nhỏ như Philippines và Việt Nam mà còn thể hiện ở cơ chế hợp tác giữa các quốc gia ở Biển Đông với ý đồ gạt các nước đang phát triển ra ngoài việc tranh chấp. Học giả Đinh Công chỉ ra rằng: “Đây là hành động nhằm dùng hợp tác kinh tế để xoa dịu và trấn an các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trên Biển Đông”.
Đối với tình hình Biển Đông, Ngoại trưởng Vương Nghị đã liên tục phản đối các hành động tuần tra Biển Đông của Hải quân Mỹ, nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế nầy. Vương Nghị còn cho thấy Bắc Kinh có thái độ chống đối cực đoan khi nhất quyết tuyên bố sẽ không thừa nhận bất kỳ phán quyết nào của Tòa Thường trực Quốc tế The Hague (PCA) trong vụ kiện do Philippines là nguyên đơn. Vương Nghị nhấn mạnh cáo buộc nhằm vào Philippines tại cuộc họp báo ngày 8/3/2016 ở Bắc Kinh rằng: “Đối với cái gọi là vụ kiện đã biến chất, Trung Quốc không tiếp.”
Ông Đinh Công phân tích bài viết đăng trên báo Phượng Hoàng: “Trong vấn đề trọng tài quốc tế và quyền tự do hàng hải, căn cứ của các nước liên quan là hệ thống luật pháp quốc tế và quy tắc quốc tế được thành hình qua nhiều thập kỷ từ sau Thế chiến II. Hệ thống nầy có đầy đủ cơ sở và quan trọng hơn là phù hợp với mong muốn chung của gần như tất cả các nước xung quanh TC. Trong trật tự thế giới diễn biến theo hướng đa cực…”
Luật pháp quốc tế và quy tắc quốc tế, sở dĩ được gọi là “quốc tế”, bởi có được sự tán thành và thừa nhận bởi đa số quốc gia trên thế giới, trở thành một quy ước tiêu chuẩn để kiểm soát hành động của các nước trên trường quốc tế. Quan trọng hơn, quy tắc quốc tế không đại diện cho lợi ích của một nước hoặc một nhóm quốc gia, mà là công bằng với tất cả các nước, đặc biệt là sự công bằng trong quá trình tranh tụng để giành được kết quả có lợi trước trọng tài quốc tế, chứ không phải “tẩy chay” như Bắc Kinh.
Ông Đinh viết: “Đây chính là mô hình hợp tác quốc tế, có tranh luận nhưng luôn tìm kiếm thỏa hiệp và các bên đều giữ được lợi ích quốc gia của mình ở giới hạn thỏa hiệp lớn nhất,” theo ông. “TQ có thể thu được hiệu quả ngoại giao tốt hơn khi tự xưng là một phần của hệ thống quốc tế và tỏ ra thái độ tôn trọng với các quốc gia trong đó. Ngược lại, việc lập đi, lập lại sự phản đối và không chấp nhận đối với những cơ chế thông lệ, luật pháp quốc tế…khiến Bắc Kinh đang tự mình xây dựng ấn tượng về một quốc gia “hoành hành bá đạo” làm cho chính sách ngoại giao hầu như không đạt được hiệu quả gì.”
Chính TQ đang làm gia tăng mức độ mâu thuẩn, thúc đẩy các bên liên quan tiếp tục theo đuổi các biện pháp mà họ cho là có vai trò quan trọng để kềm chế Bắc Kinh. Bởi vì, xã hội quốc tế đang nhìn thấy sự sợ hãi và yếu ớt đằng sau thái độ né tránh của TQ, cũng như sự thiếu thành ý cho một mối quan hệ hợp tác quốc tế thực sự. Bên cạnh đó, hành động cự tuyệt và phản đối của Bắc Kinh cũng khiến dư luận quốc tế cảm thấy, đây là một quốc gia hoàn toàn theo chủ nghĩa vị kỷ, mang thái độ “luật pháp và quy tắc quốc tế” chỉ để phục vụ mình, có lợi thì ủng hộ mà bất lợi thì phản đối…
Sau đây là 2 trường hợp điển hình, Bắc Kinh rất sợ quốc tế phanh phui những vụ vi phạm “quy tắc quốc tế” của mình:
- Theo Bloomberg đưa tin ngày 22/3/2016, chỉ vài giờ sau khi xảy ra một cuộc chạm trán giữa tàu kiểm ngư Indonesia với tàu cảnh sát biển TC trong khu vực Indonesia yêu sách vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ở quần đảo Natuna sáng chủ nhật. Quan chức Bắc Kinh cầu xin Jakarta đừng công bố việc nầy với các phương tiện truyền thông với lý do: “Dù thế nào thì chúng ta vẫn là bạn bè”. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Indonesia đã từ chối thẳng thừng và dứt khoát yêu cầu này, đồng thời lập tức tổ chức họp báo quốc tế phản đối hành động thô bạo của tàu Cảnh sát biển TC xâm phạm chủ quyền Indonesia. Jakarta không còn lựa chọn nào khác hơn là phải công khai hành động này và tìm cách đẩy lùi hành vi leo thang bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh.
- Kyodo đưa tin ngày 20/3/2016, Bắc Kinh đã ép Nhật Bản không nhắc tới tranh chấp lãnh thổ và hàng hải giữa Bắc Kinh với các nuớc láng giềng trên Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G-7 tổ chức tại Nhật Bản tháng 5 tới đây, với lý do nó sẽ cản trở nỗ lực cải thiện quan hệ song phương. Tuy nhiên, Nhật Bản đã từ chối thẳng yêu cầu phi lý này. Tokyo nhấn mạnh cộng đồng quốc tế không chấp nhận các hành vi bành trướng leo thang, xây dựng đảo nhân tạo trái phép và quân sự hóa của Bắc Kinh; vì vậy, Bắc Kinh rất sợ phải va chạm và đối mặt với quy tắc quốc tế.
Ngược lại, Thủ tướng Shinzo Abe đang rất mong muốn làm rõ tầm quan trọng của pháp luật quốc tế tại diễn đàn G-7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Hoa Kỳ và nước chủ nhà là Nhật Bản sẽ diễn ra tại tỉnh Mie vào ngày 26 và 27 tháng 5/2016.
Rõ ràng, đây là hành động ỷ lớn hiếp nhỏ, cá lớn nuốt cá bé mang bản chất “ngoại giao nước lớn mang bản sắc Trung Quốc” tại Biển Đông, tiếp tục bị Hoa Kỳ công kích. Ngày 16/3/2016, đến lượt Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương lên tiếng công kích về xu thế “luật kẻ mạnh” (might is right) đang trỗi dậy ở Biển Đông. Tình trạng nầy, nếu không bị chặn đứng, Bắc Kinh sẽ còn vượt xa giới hạn của nó trong lĩnh vực quân sự.
Tại một cuộc hội thảo tại Canberra, thủ đô Australia, Đô đốc Scott Swift không nêu đích danh TC, nhưng ông đã tố cáo: “Một vài quốc gia về những hành vi “xây dựng cơ sở và quân sự hóa một cách hung hăng chưa từng thấy,” ông cho rằng. “Một bầu không khí bất ổn đã nảy sinh từ việc “bồi đắp hàng ngàn hecta đất, cùng với việc xây dựng các cơ sở quân sự mới, cảng nước sâu, phi đạo dài, radar cực mạnh có tầng số cao, triển khai tên lửa “địa đối không” và máy bay tiềm kích tại khu vực quần đảo Hoàng Sa”.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn bị cáo buộc dùng sức mạnh quân sự để cản trở quyền lưu thông trên không và trên biển và để áp đặt chủ quyền TC trên gần như toàn bộ Biển Đông, chèn ép các nước láng giềng Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền trong vùng và nếu như luật kẻ mạnh thắng thế tại Biển Đông, điều đó sẽ tác động đến nền “kinh tế toàn cầu” và “luật pháp quốc tế”.
BẮC KINH SỬ DỤNG BIỂN ĐÔNG & SÔNG MEKONG ĐỂ THỐNG TRỊ ĐÔNG NAM Á:
Giáo sư Thitinan Pongsudhirak – Khoa học Chính trị thuộc Đại học Chulalongkorn – ngày 25/3/2016, bình luận trên tờ Bangkok, cách thức hành sử của Bắc Kinh trong khu vực ngày càng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Xu thế trỗi dậy không thể đảo ngược của TC có khả năng trở thành nguồn gốc căng thẳng và xung đột tiềm tàng ở ĐNA. Không có nơi nào mà sự trỗi dậy của TC lại được thể hiện rõ rệt hơn khu vực ĐNA, nơi Bắc Kinh đặt mục tiêu rõ ràng là “chiếm đất” ở Biển Đông và “chiếm nước” ở thượng nguồn sông Mekong, kiểm soát nguồn nước ngọt quan trọng của các nước hạ nguồn: Myanmar, Thái Lan, Lào, Camphuchia và Việt Nam.
Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng vì các tuyên bố và hành động gây tranh cãi của Bắc Kinh trên một số rặng san hô, bãi cạn lúc nổi, lúc chìm gần sát bờ biển Philippines, VN, Indonesia và rất xa Hoa Lục. Ngoài ra, Bắc Kinh đang xây dựng, quân sự hóa một số đảo nhân tạo trên một số bãi cạn ở quần đảo Trường Sa, thậm chí làm phi đạo và mở các chuyến bay dân dụng để củng cố yêu sách bành trướng vô lý và phi pháp của mình để cố tạo ra tình thế “sự đã rồi” không còn bàn cãi.
Trên thượng nguồn sông Mekong, Bắc Kinh đã đơn phương cho phép mình có quyền thống trị nguồn nước bằng các khai thác lợi thế địa lý và dòng chảy tự nhiên của sông Mekong chảy xuyên quốc gia, thông qua việc xây dựng hàng loạt đập thủy điện ở thượng nguồn và khi các quốc gia ở dưới hạ nguồn gặp phải đợt hạn hán gay gắt kéo dài tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh làm ra vẻ nhân đạo bằng cách tuyên bố xả nước đập Cảnh Hồng từ 15/3/2016 để bôi trơn cho Hội nghị Hợp tác Lan Thương – Mekong bên lề Diễn đàn Bác Ngao với 5 nước hạ nguồn kể trên.
Trong khi xả nước của TC ở đập Cảnh Hồng có thể giúp phần nào các nước hạ nguồn dịu bớt tạm thời tình trạng hạn hán, nhưng việc nầy lại là bằng chứng hiển nhiên sự phụ thuộc của các nước hạ nguồn vào thiện chí “ban ơn” và lòng độ lượng của Bắc Kinh. Với đòn bẩy kiểm soát nguồn nước thượng nguồn sông Mekong, Bắc Kinh đã triệu tập Hội nghị Lan Thương – Mekong tại Tam Á, Hải Nam. Tại đây, Bắc Kinh công bố các khoản cho vay và các gói tín dụng tổng trị giá khoảng 11,5 tỷ USD cho các dự án phát triển hạ tầng, từ đường sắt cho đến các khu công nghiệp dọc theo sông Mekong.
Giáo sư Pongsudhirak nhận định rằng, vấn đề quan trọng ở đây là “Cơ chế hội nghị “Thượng đỉnh Lan Thương – Mekong (LMC)” mà Bắc Kinh lập ra là một cách vô hiệu hóa “Ủy hội sông Mekong (MRC)” được thành lập bởi Campuchia, Lào, Thái lan và VN vào năm 1995 để tập trung tìm kiếm hổ trợ về chuyên môn cũng như kinh phí để quản lý nguồn tài nguyên nước ngọt của dòng sông Mekong chung của các quốc gia nầy.
Do đó, với các hoạt động của Bắc Kinh ở trên Biển Đông và trên dòng sông Mekong, Bắc Kinh có thể gây áp lực, buộc các nước láng giềng trong khu vực phải tìm cách tránh xung đột với mình. Bắc Kinh sẽ nổ lực để tạo ra các quy luật trên sân chơi quyền lực do mình tổ chức trong khu vực.
PHẢN ỨNG CỦA HOA KỲ TRÊN VẤN ĐỀ SÔNG MEKONG & BIỂN ĐÔNG:
[1] SÔNG MEKONG:
Hạn hán nghiêm trọng ở hạ lưu sông Mekong, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long của VN, do tác động không nhỏ của các đập thủy điện trong khu vực, khiến Hoa Kỳ phải nhập cuộc. Tiến sĩ Richard Cronin – Giám đốc Chương trình ĐNA, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ – trao đổi với P.V về tình hình hiện nay ở ĐBSCL của VN và mối liên hệ với các nước chia sẻ dòng sông Mekong.
HỎI: Ông đánh giá thế nào tình trạng hiện nay của ĐBSCL của Việt Nam?
ĐÁP: Tình hình cực kỳ nghiêm trọng, xét về hạn hán, sự mất đất và xâm nhập mặn. Chúng bị tác động bởi nhiều nguyên nhân, đó là các đập thủy điện trên thượng nguồn ở TC, lớp trầm tích cần có ở các nhánh thuộc 3 con sông Sesan, Srepok, Sekong để chống lại sự xâm nhập của nước biển, cùng với chính các hoạt động phát triển ở khu vực này đang hủy hoại môi trường. Đó là các dự án tưới tiêu, các kênh đào, khai thác cát, các dự án phát triển của địa phương, sự đầu tư không giới hạn về nuôi trồng thủy sản và việc bơm nước sạch không có quy hoạch từ tầng nước ngầm.
Ở một số giai đoạn, mực nước thấp ở bắc Lào và Thái Lan có liên quan đến việc hút nước do các đập thủy điện quy mô Lan Thương (Lancang) của Trung Quốc. Việc hút nước do đập Mạn Loan (Manwan) trong hệ thống nước nầy được thực hiện từ năm 1992-1993. Bên cạnh đó, mực nước thấp vào mùa khô ở hạ lưu Mekong trong những năm qua cũng có thể do việc hút nước do đập thủy điện Nam Theun 2 của Lào.
Tình hình hạn hán ở Thái Lan và Campuchia cũng có vẻ nghiêm trọng. Không may là Thái Lan đã bắt đầu hút nước từ sông Mekong lên phía Bắc. Tuy nhiên, tôi chưa có đủ thông tin để đánh giá việc nầy có vai trò thế nào và sẽ dẫn tới hậu quả gì.
HỎI: Xin ông nói rõ hơn nguyên nhân khiến mực nước ở sông Mekong giảm mạnh trong năm nay?
ĐÁP: Các đập thủy điện ở thượng nguồn, đặc biệt của TC là một nguyên nhân, khi dòng chảy ở Vân Nam được coi là dòng đơn quan trọng nhất trong mùa khô, có thể chiếm đến 40% trong những năm bình thường. VN và các nước ở hạ nguồn sông Mekong cần lo ngại về các đập thủy điện của TC, khi đập thủy điện Lan Thương có thể trữ lượng nước cao hơn mức trung bình một năm chảy vào Vân Nam từ phía Bắc.
Thời điểm bắt đầu xây dựng đập thủy điện trên sông Lan Thương, đặc biệt là đập Tiểu Loan, một trong những con đập lớn nhất thế giới, Bắc Kinh trấn an các quốc gia ở hạ lưu rằng, các đập ở đây vẫn có thể tăng dòng chảy xuống đáng kể trong mùa khô. Nhưng, trong hầu hết mùa khô, Bắc Kinh không tăng dòng chảy trên sông Mekong. Vào thời điểm các tháng mùa khô, dòng chảy ở Chiang Saen, gần Tam giác giữa Thái Lan, Lào và Myanmar thường ở mức rất thấp do hoạt động của các đập thủy điện ở Vân Nam.
Tóm lại, Việt Nam và các nước ở hạ lưu sông Mekong cũng cần nhấn mạnh rằng, cơ chế hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC) cần thực sự tập trung vào con sông, chứ không phải hỗ trợ Bắc Kinh đưa hợp tác vào sáng kiến “Một vành đai, một con đường” hoặc đưa vào “Ngân hàng đầu tư hạ tầng Châu Á (AIIB)” do Bắc Kinh đưa ra. Nếu không, sáng kiến của Bắc Kinh sẽ không có giá trị thực chất nào so với mối quan ngại của các nước hạ nguồn về điều đang xảy ra ở dòng chính sông Mekong.
[2] BIỂN ĐÔNG:
Họp báo tại Australia ngày 08/3/2016, Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Mỹ Lori Robinson cho biết: “Không quân Mỹ sẽ tiếp tục công tác bay tuần tra hằng ngày trên Biển Đông, bất chấp việc TC triển khai tên lửa đất đối không và chiến đấu cơ ra Biển Đông”. Tuy nhiên, Tư lệnh Lori Robinson không trả lời liệu Mỹ sẽ hành động thế nào nếu TC bắn rơi máy bay Mỹ ở Biển Đông. Ngoài ra, Tư Lệnh Lori Robinson kêu gọi các nước đưa chiến đấu cơ, tàu ngầm, tàu tuần tra lưu thông hàng hải ở Biển Đông; nếu không, các nước có thể sẽ mất quyền tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông.
Trong cuộc hợp báo cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tuyên bố: “Bắc Kinh sẽ không cho phép nước nào xâm nhập đến chủ quyền của mình ở Biển Đông,” ông ta nói. “Tự do lưu thông hàng hải trên Biển Đông mà một nước nào đó (ám chỉ Mỹ) nói tới không đồng nghĩa với việc nước đó có quyền muốn làm gì thì làm ở Biển Đông”.
Học giả Rene L. Pattiradjawane – Chủ tịch sáng lập Trung Tâm Nghiên cứu TC – ngày 23/3/2016 viết bình luận trên tờ The Jakarta Post về sự thành hình của “chủ nghĩa thực dân hàng hải Tàu Cộng” trên Biển Đông. Ông nhận định: “Môi trường địa chính trị ở Biển Đông đang chuyển sang giai đoạn mới. Tranh chấp vượt ra ngoài giới hạn giữa các nước yêu sách về chủ quyền và hàng hải mà còn là sự cạnh tranh giữa các siêu cường.” Bắc Kinh có tham vọng kiểm soát gần như 90% toàn bộ Biển Đông với yêu sách dựa trên cái gọi là “quyền lịch sử ma”. Tuy nhiên, điều nầy đang bị Philippines chống đối quyết liệt trên mặt trận đấu tranh pháp lý và đang bị Hải quân Hoa Kỳ thách thức bằng các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Trong khi đó Nhật Bản, Ấn Độ và Nga cũng đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng của mình ở ĐNA.
Theo Rene L. Pattiradjawane xác định 2 nguyên nhân Bắc Kinh leo thang bành truớng trên Biển Đông như sau:
Thứ nhất: Bắc Kinh đang theo đuổi “chủ nghĩa thực dân kiểu mới ttrên biển” bằng cách từ chối mọi thiện chí yêu cầu giảm căng thẳng ở Biển Đông. Bắc Kinh đang nổ lực tìm cách thống trị tuyến đường giao thương hàng hải huyết mạch nhộn nhịp hàng đầu thế giới.
Thứ hai: Bắc Kinh đang muốn cải thiện khả năng chống can thiệp, chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài. Những hành động này cũng giống như những gì chủ nghĩa thực dân phương Tây trước đây đã làm để mở rộng sự thống trị. Trước đây, ngay cả khi thực dân châu Âu đặt chân sang châu Á từ thế kỷ thứ 15, không có một thế lực thực dân nào dám tuyên bố sáp nhập hay lấy Biển Đông làm lãnh thổ riêng của họ hoặc chia đôi quyền thống trị Biển Đông.
Sắp tới, có thể Tòa Trọng tài Thường trực PCA ở The Hague, Hòa Lan sẽ ra phán quyết về vụ Philippines khởi kiện TC áp dụng, giải thích sai Công Ước LHQ về Luật Biển 1982 vào tháng 4 hay 5/2016. Nhiều học giả trên thế giới hiện nay tin rằng, PCA sẽ bác đường lưỡi bò Bắc Kinh dựa trên cái gọi là “quyền lịch sử ma” không có trong công pháp quốc tế. Hành động tẩy chay phán quyết PCA thể hiện tư duy của họ: “Chân lý thuộc về kẻ mạnh và ngoại giao nước lớn mang bản sắc Trung Hoa”. Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố là sẽ không công nhận phán quyết của PCA và có thể sẽ phản ứng bằng cách rút khỏi Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS. Ngay truớc khi Quốc hội TC nhóm họp, Chủ tịch Tòa Án Tối Cao Chu Cường tuyên bố rằng TC sẽ thành lập một “Trung tâm Tư pháp hàng hải Quốc tế” với mục đích bảo vệ chủ quyền trên biển và lợi ích cốt lõi khác của Bắc Kinh”.
NHỮNG LIÊN MINH QUÂN SỰ CHỐNG TÀU CỘNG Ở BIỂN ĐÔNG:
[1] HOA KỲ – ẤN ĐỘ:
Ngày 02/3/2016, Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đề xuất của Hoa Kỳ đối với Ấn Độ trở thành một phần trong mạng lưới các cường quốc hải quân nhằm đối phó với với sự bành trướng, bá quyền trên Biển Đông của Bắc Kinh. Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Richard R. Verma bày tỏ hy vọng trong bài phát biểu rằng, các cuộc tuần tra chung của hải quân Ấn Độ và Mỹ sẽ trở nên thường xuyên và là hoạt động được hoan nghênh trên các vùng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Các nhà phân tích lưu ý đến các nổ lực mới của Mỹ lôi kéo Ấn Độ vào cuộc đối đầu với Bắc Kinh trong khu vực nầy. New Delhi biết điều đó và muốn điều đó. Chuyên gia IMEMO Peter Topychkanov của Nga, khẳng định: “Lợi ích của Ấn Độ và Hoa Kỳ đều giống nhau ở khu vực này. New Delhi muốn hạn chế sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Và Ấn Độ cũng không phản đối nếu chiến sự căng thẳng ra khỏi các khu vực xung quanh biên giới của mình gần với TC hơn”.
Đô đốc Harry Harris tuyên bố: “Tập trận cùng nhau sẽ dẫn đến chiến đấu cùng nhau. Hoa Kỳ – Ấn Độ – Nhật Bản – Australia cũng như nhiều quốc gia khác ở ĐNA có thể kết hợp hoạt động thoải mái ở bất cứ nơi nào trên đại dương, cũng như bên trên không phận được quốc tế cho phép. Một số bình luận gia cho rằng Mỹ đang nỗ lực dựng lại Liên minh 4 cường kể trên để đối phó với một TC hung hăng, côn đồ, cực kỳ hiếu chiến tại châu Á – Thái Bình Dương.
[2] LIÊN MINH 4 CƯỜNG:
Với chiến lược thành lập “Liên Minh 4 Cường” còn có tên gọi chính thức là Đối thoại An Ninh Tứ Giác (Quadrilateral Security Dialogue) là con đẻ của chính sách “Tân Đại Đông Á” của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong nhiệm kỳ Thủ tướng đầu tiên 2006-2007 với sự yểm trợ của Phó Tổng Thống Mỹ Dick Cheney, Thủ tướng Australia John Howard và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Trọng tâm của quan hệ này là một cuộc tập trận chung 4 bên quy mô mang tên “Diễn Tập MALABAR” hình thành “Liên minh Kim Cương” kiểm soát sự trỗi dậy của chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh.
Lợi thế của “Liên minh 4 cường” là “Luật an ninh mới” của Nhật Bản có hiệu lực kể từ ngày 29/3/2016, cho phép lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) được quyền tham chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến II. Luật an ninh mới chủ yếu sẽ mở rộng vai trò của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở nước ngoài và thực thi quyền phòng vệ tập thể. Theo đó, lực lượng này có quyền tham chiến để bảo vệ các đồng minh bị tấn công vũ trang, ngay cả khi Nhật Bản không bị trực tiếp đe dọa. Giới quan sát nhận định dự luật này là bước đi cần thiết đối với nước Nhật trong thời điểm Tàu Cộng mở rộng hoạt động quân sự ở châu Á – TBD. Mỹ trước đó đã tuyên bố ủng hộ các thay đổi trong chính sách quân sự của Nhật Bản.
Chuyên gia của Viện Viễn Đông Viktor Pavlyatenko nhận định: “Trên thực tế, chúng ta thấy Nhật Bản đang khởi động giai đoạn mới bước ra sân khấu quốc tế. Và ở đây sẽ có sự tranh chấp giữa Tokyo với Bắc Kinh. Với lý do Bắc Kinh vi phạm “Luật pháp quốc tế, Công ước về Luật Biển”, Nhật Bản có quyền tham gia vào chiến dịch ĐNA với tất cả những ai muốn giảm thiểu tầm quan trọng và sức mạnh của Tàu Cộng”.
Các học giả Mỹ cũng nhận định, vai trò quốc tế của lực lượng phòng vệ Nhật Bản được mở rộng sẽ góp phần định hình an ninh khu vực Châu Á, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang. Washington hoan nghênh những thay đổi tích cực của Tokyo và luật này là cột mốc quan trọng giúp liên minh Mỹ – Nhật trở nên vững chắc hơn.
Các nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế của Mỹ (CSIS) từng nhận định: “Tàu Cộng đang quân sự hóa các đảo trên Biển Đông, điều đó có nguy cơ đe dọa đến tự do hàng không, hàng hải. Trong khi đó, một mình quân đội Mỹ là chưa đủ để định hình an ninh khu vực Châu Á – TBD”.
Nishi Osamu, giáo sư danh dự tại Đại học Komazawa, Nhật trao đổi với Japanfocus rằng, liên minh quân sự Mỹ – Nhật sẽ góp phần định hình an ninh khu vực Châu Á – TBD và ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột quân sự. Còn các quan chức ĐNA, đặc biệt là Philippines đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ sự đóng góp của Nhật Bản vào hòa bình và ổn dịnh khu vực Biển Đông.
Lữ Diệu Đông – chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Ngoại giao, viện Nghiên cứu Nhật Bản, viện Khoa học xã hội TQ – đã tiến hành đánh giá chi tiết đối với quyết định dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể của Nhật Bản. Ông cho rằng, ảnh hưởng lớn nhất sau khi Luật An Ninh mới có hiệu lực chính là Nhật Bản từ một nước chỉ có thể bị động, ứng phó chiến tranh, đã trở thành một nước có thể chủ động phát động chiến tranh, cho nên đây là một sự thay đổi quan trọng. Nhật Bản đặc biệt đề cập đến vấn đề Biển Đông, nếu các nước có liên quan tới Nhật bị tấn công thì Nhật sẽ hành động. Hiện nay, Nhật Bản đang cân nhắc phối hợp với Hoa Kỳ tiến hành tuần tra ở Biển Đông.
[3] AUSTRALIA + ASEAN:
Các quốc gia Đông Nam Á đang muốn thắt chặt hơn nữa quan hệ quốc phòng với Australia, quốc gia đồng minh của Mỹ và ở kế cận khu vực Biển Đông, trong bối cảnh Tàu Cộng đang gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông. Báo Sydney Morning Herald (Úc) ngày 19/3/2016 đưa ra nhận định. Dự kiến tuần nầy, Bộ Trưởng BQP Malaysia là Hishammuddin Hussein sẽ hội đàm với người đồng cấp Australia Marise Payne để thảo luận về việc Bắc Kinh triển khai các thiết bị quân sự lên các thực thể đang tranh chấp Biển Đông. Báo nầy nhận định đây là dấu hiệu cho thấy Malaysia có thái độ cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.
Kế đến ngày 24/3/2016, tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng với vụ khoảng 100 tàu cá của TC được 2 tàu hải cảnh bảo vệ, xâm nhập ồ ạt vào vùng đặc quyền kinh tế Malaysia tại bãi cạn Luconia. Bộ trưởng đặc trách an ninh Malaysia Shahidan Kassim cho biết, một máy bay Bombardier cùng với 3 chiếc hạm của Hải quân Hoàng gia và cơ quan tuần duyên Malaysia MMEA đã được điều động tới khu vực này, chính quyền có thể can thiệp bằng vũ lực nếu các tàu cá và tuần duyên TC xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.
Trong khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ có chuyến thăm Australia vào tháng 5/2016 tới nhằm thúc đẩy hàng loạt thỏa thuận mới giữa hai nước, trong đó bao gồm thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng. Phát biểu trong buổi họp báo ngày 18/3/2016, cùng với Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan tại Sydney, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop khẳng định, Australia và Singapore đều cam kết duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Ngoại ttrưởng Singapore khẳng định, bảo đảm an ninh hàng hải ở Biển Đông là điều cần thiết và nhấn mạnh “Biển Đông có tầm quan trọng đối với cả Australia và Singapore bởi 2 nước đều có rất nhiều giá trị thương mại đi qua khu vực”. Tóm lại, Malaysia, Singapore và Australia là 3 trong 5 nước thành viên “Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường” (FPDA) được ký kết năm 1971 (2 quốc gia còn lại là Anh và New Zealand.
Báo Sydney Morning Herald nhận định: “Thái độ hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông đã thúc đẩy các quốc gia ĐNA tìm đến các mối quan hệ quốc phòng gần gũi hơn với Australia và Hoa Kỳ”. Nhận định này tương tự với quan điểm của Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ khẳng định rằng: “Hành động ngang ngược của Bắc Kinh chỉ khiến các nước khối ASEAN sẵn sàng hợp tác làm việc với nhau hơn,” ông nói. “Nhờ TC hung hăng mà Washington đã nhìn thấy cơ hội xây dựng quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ, Philippines, Singapore và Mỹ sẵn sàng chào đón nhiều nước khác tham gia các đợt tuần tra bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông”.
Ngày 20/3/2016, từ BQP cho đến BNG Philippines đều ra thông cáo hoan nghênh thỏa thuận Mỹ- Philippines vừa đạt được hôm 20/3/2016 trong khuôn khổ đối thoại chiến lược thường niên. Theo Hiệp định hợp tác mới này, Philippines mở 5 căn cứ quân sự đón tiếp chiến đấu cơ, tàu chiến và lực lượng TQLC Mỹ, trong đó có một căn cứ nhìn ra Biển Đông nơi Bắc Kinh tranh chấp bằng sức mạnh quân sự.
Căng thẳng với Jakarta về vụ Indonesia bắt tàu TC đánh cá trái phép đang khiến Bắc Kinh “mất đi người bạn duy nhất ở Biển Đông”, tờ Business Insider (Mỹ) bình luận. Ngày 19/3/2016, Chính phủ Indonesia thông báo đã bắt giữ 2 tàu cá TC đánh cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế ở quần đảo Natuna của Indonesia. Trong khi đó, phía TC ngang ngược tuyên bố vùng biển xảy ra vụ bắt giữ thuộc lãnh hải của Tàu Cộng do nằm bên trong “đường lưỡi bò 9 đoạn”, cái mà Bắc Kinh gọi là “biên giới trên biển” để đưa ra tuyên bố chủ quyền phi pháp và phi lý và không được thừa nhận trên Biển Đông.
Theo Bloomberg, Indonesia lần nầy đã có thái độ kiên quyết, bất chấp các quan chức ngoại giao phía Bắc Kinh đã xuống nước bằng đề nghị “đừng cung cấp thông tin cho báo chí, hai nuớc vẫn là bạn của nhau.” Sau vụ này, Hạ viện Indonesia ngày 24/3/2016 đã kêu gọi chính quyền Jakarta xây dựng một căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna. Cơ sở này sẽ là bức tường thành chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đồng thời Jakarta quyết định đưa 5 chiến đấu cơ F-16 ra quần đảo Natuna cùng với nhiều phương tiện chiến tranh khác để sẵn sàng bảo vệ quần đảo này.
KẾT LUẬN:
Ngày 29/3/2016, giáo sư Peter Dutton – Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ – khẳng định rằng, Tàu Cộng đang tự cô lập mình vì chính sách gây hấn ở Biển Đông. Theo quan điểm của Washington là bảo vệ trật tự hàng hải toàn cầu dựa trên luật pháp quốc tế để bảo đảm mọi quốc gia có quyền tiếp cận Biển Đông vì mục tiêu kinh tế – thương mại.
Giáo sư Peter Dutton giải thích: “Chúng tôi tổ chức các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông để bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền tiếp cận khu vực. Mỹ muốn đảm bảo rằng, không quốc gia nào có hành vi bắt nạt hay thống trị khu vực. Chúng tôi cũng muốn hổ trợ an ninh cho các nước đồng minh”.
Tập Cận Bình đã trả giá về cái thói kiêu căng và ngạo mạn khiến Tàu Cộng bị Mỹ – Nhật – Ấn – Australia và khối ASEAN bao vây và cô lập tại Biển Đông. Muốn thoát khỏi thế bí này, Tập Cận Bình nỗ lực lôi kéo Nga ủng hộ Bắc Kinh để chống lại “sự bá quyền” của Mỹ tại Châu Á -TBD. Tập Cận Bình kỳ vọng Putin sẽ trợ giúp nhiệt tình cho Bắc Kinh chiếm thế thượng phong ở Biển Đông. Nhưng, Putin là con cáo già không dễ gì bị Tập Cận Bình lôi kéo vào quỹ đạo chống Mỹ – Nhật & ASEAN; bởi vì, nó hoàn toàn không có lợi ích gì cho Nga.
Ngược lại, Putin vừa tạt một gáo nước lạnh vào mặt Tập Cận Bình qua một cuộc Hội thảo về Biển Đông tại Nga. Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, những diễn biến mới nhất về “HÀNH ĐỘNG PHI PHÁP CỦA TRUNG QUỐC” là nội dung cuộc hội thảo “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời toàn cầu hóa” tại Học viện Tư pháp Liên Bang Nga vào ngày 21/3/2016.
Hơn 100 chuyên viên Nga, học giả, nhà Việt Nam học của Nga và quốc tế tham gia sự kiện do Học viện Tư pháp Nga thuộc Tòa án Tối cao Liên bang Nga tổ chức. Các tham luận phân tích các nguyên nhân, yếu tố lịch sử, hiện trạng tranh chấp hiện nay tại Biển Đông, dự báo những hành động tiếp theo của Bắc Kinh trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông và khuyến nghị biện pháp giải quyết vấn đề. Tất cả các chuyên gia, học giả đều bày tỏ quan ngại: “Tình hình sẽ tiếp tục căng thẳng nếu Bắc Kinh vẫn leo thang những hành động ngang ngược tại khu vực.”
Tiến sỹ I.A. Umnova – Trưởng ban Nghiên cứu Hiến pháp và Pháp luật Học viện Tư pháp thuộc Tòa án Tối cao Nga – khuyến nghị một số cơ chế pháp lý để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, trong đó có việc đệ đơn lên Tòa án Quốc tế LHQ, Tòa án công minh khu vực ASEAN, toà án SCO…
Tiến sỹ G.M. Lokshin – Trung tâm nghiên cứu Việt Nam & ASEAN, Viện Hàn Lâm khoa học Nga – phê phán: “Trung Quốc sử dụng những biện pháp thô bạo chống lại ngư dân Việt Nam, cũng như việc một lãnh đạo TC, nhất là giới quân sự đã có những tuyên bố thù địch đăng tải trên các phương tiện truyền thông,” ông khẳng định rằng. “Điều nầy đe dọa đến ổn định chính trị tại VN, đất nước có sự ổn định chính trị cao nhất tại ĐNA”.
Tiến sỹ M.E. Trigubenko – Chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm Chiến lược Nga tại Châu Á, Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết: “Việc Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ tại Biển Đông là chiến thuật truyền thống của Bắc Kinh, như một câu ngạn ngữ của chính TC là: “Ăn đất hàng xóm như tầm ăn dâu”. Bà vạch trần việc TC tiếp tục khiêu khích VN trên Biển Đông khi thực hiện chuyến bay thử nghiệm trái phép đến một sân bay trên Đá Chữ Thập, đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp tại đây.
Tiến sỹ V. Mosyakov – Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga – nói: “Đã có sự lừa dối và phóng đại nghiêm trọng từ phát ngôn BNG / TC Hoa Xuân Oánh khi tuyên bố rằng: “TQ xây dựng những đảo nhân tạo trên Biển Đông là trong giới hạn chủ quyền của nước này”.
Tác giả A. Svetov – Chuyên gia phụ trách quan hệ với các Tổ chức của chính phủ & Truyền thông thuộc Hội đồng Nga – khuyến nghị: “Việt Nam cần tăng cái giá phải trả cho kẻ xâm lược”.
Tập Cận Bình tại cuộc họp với TT Obama bên lề thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Washington ngày 31/3/2016. Họ Tập lên tiếng cảnh cáo Mỹ chớ xâm phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Bắc Kinh tại Trường Sa dưới danh nghĩa thực thi quyền tự hàng hải ở Biển Đông và Bắc Kinh sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của TQ ở Biển Đông.
Ngày hôm sau 01/4/2016, TT Obama đã tạt một gáo nước lạnh vào mặt Tập Cận Bình để cho họ Tập thức tỉnh. Hãng tin Reuters, trích dẫn một nguồn tin từ Washington cho biết, Hải quân Mỹ dự trù mở cuộc tuần tra thứ ba vào đầu tháng 4 tiến tới gần các đảo tranh chấp trên Biển Đông, bất chấp những phản đối của Tập Cận Bình. Thông tin về kế hoạch nầy được tiết lộ một ngày sau cuộc gặp gỡ giữa TT Obama và Tập Cận Bình.
Đến cuối tuần nầy, tàu chiến Hoa Kỳ và Nhật Bản dồn dập cập cảng Philippines gồm có 7 tàu hải quân Mỹ và 3 tàu hải quân Nhật Bản sẽ cập cảng tại vịnh Subic của Philippines vào ngày 3/4/2016 để chuẩn bị cho cuộc tập trận “BALIKATAN” sẽ diễn ra từ ngày 4/4 đến 16/4/2016 ở nhiều địa điểm khác nhau ở Philippines. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh tranh chấp căng thẳng tại Biển Đông, gần đây có xu hướng leo thang do Bắc Kinh ngang nhiên bồi đắp, cải tạo trái phép các đảo nhân tạo ở Trường Sa của Việt Nam. Ngoài cuộc tập trận chung, Philippines còn chuẩn bị cho binh sĩ Hoa Kỳ đóng tại 5 căn cứ theo “Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Nâng Cao” (EDCA).
Trước khi tạm kết bài báo nầy, tôi xin mượn nhận định của giáo sư Yakov Berger – một chuyên gia nghiên cứu chiến lược thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông – để bọn lãnh đạo Bắc Kinh và tập đoàn tay sai lãnh đạo ĐCSVN hiện nay suy ngẫm.
Giáo sư Yakov Berger cho rằng: “Không ai biết về ngân sách thực sự mà Bắc Kinh dành cho quốc phòng. Nếu như tính đến giá trị sử dụng, thì những con số thật có thể lớn hơn nhiều so với con số được công bố, nhưng lại ít hơn con số cung cấp cho phía Mỹ. Tuy nhiên, chi tiêu quân sự của Tàu Cộng không thể so sánh được với Hoa Kỳ.”
Chiến lược gia Yakov Berger khẳng định: “Nếu Tàu Cộng tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại Hoa Kỳ thì điều đó “CHẲNG KHÁC NÀO TỰ SÁT”.
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ