Portugal Beats Wasles
Thuở thiếu thời, cũng như các bạn học cùng tuổi tôi rất mê đá banh. Không giỏi hơn ai, nhưng cũng khá hơn nhiều đứa. Vì tuy không giỏi hơn ai, nên phải tự luyện để xài được cả hai chơn, trái mặt gì cũng được, hy vọng nhờ vậy được anh em kẹt giỏ hổng có thằng « đá » phía trái, kéo mình vào ! Và một phần, cũng nhờ thước tấc cao hơn phần đông bạn bè, và thể lực tương đối ngon lành, nên được bạn bè thương, huấn luyện viên thương nên thường được lựa vào các Hội của nhà trường. Khi Trung học le lói được ra quân vài lần với Hôi Trường Yersin. Và sau qua Pháp cũng nhờ vậy được hội nhập cùng các bạn học người bản xứ Pháp với Hôi tuyển Trường Khoa Học Chánh trị và Trường Luật Toulouse và cũng được nhóm Sanh Viên Du Học Việt Nam ở Toulouse tiếp rước nhập bọn dễ dàng – lúc bấy giờ. Hội đá banh của toàn dân sanh viên du học Việt Nam nầy có cái tên lạ lùng (nhưng cũng rất là Việt Nam tánh… nếu đọc là Tốt !) vì tên Hội banh là TOT (Toulouse Omnisport Travailliste). Lý do của tên đấy là tên của một đội banh (người Pháp) của một Hội Thể Thao Bá Nghề Công Nhơn (Travailliste) Pháp (Omnisport) của thành phố Toulouse. Đội banh người Pháp đã giải tán từ lâu, nay cho nhóm sanh viên Việt Nam mượn tên, mượn mầu áo, vì vấn đề ghi tên hành chánh phiền phức lắm, để tụi nầy ra quân hằng tuần, hay đi thi đấu, dự tranh giải nầy giải nọ (chỉ địa phương thôi !). Vì muốn tranh giải, thi đấu phải có giấy có tờ, có thẻ cầu thủ, có lý có lịch, có tên Hôi, bảo hiểm tai nạn …đá banh, gảy giò, trặc gân, đi Bác sĩ, xin nghỉ việc, nằm nhà thương … phải có ông bầu, có huấn luyện viên và … phải có ngân khoản để hoạt động. Vì vậy, tuy là ghét Công Sản, nhưng cá nhơn thằng tui vẫn vì ham đá banh, nên ở trong một Hôi mang tên là « Thành Viên của Chủ Nghĩa Công Nhơn – Travailliste », thuộc Nghiệp Đoàn Công Nhơn thân Đảng Cộng Sản Tây ! Và có trụ sở ở Bourse du Travail, nơi làm trụ sở của nhiều Nghiệp Đoàn Công Nhơn. Công đoàn CGT Pháp địa phương ấy cũng cho anhem sanh viên người Việt chúng tôi mượn phòng ốc của CGT – Tổng Công Đoàn Lao Động Pháp – làm nơi họp hay mở những phòng kềm dạy Pháp Văn, Toán Lý Hóa, cho các sanh viên du học đàn em. Cá nhơn chúng tôi cũng tham gia chỉ giáo các lớp đàn em qua những năm 64/65 kém Pháp Văn. (Đây cũng chứng mình sự kém cỏi của các nhơn viên Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ về mặt Sanh Viên Vận – nhờ cái trò « dạy kèm » dẫn dắt, hướng dẫn, từ đi tim phòng trọ, làm giấy làm tờ, đến đá banh, giải trí, ca hát, hội họp …mà chẳng chốc, nhóm sanh viên du học dần dần đi theo “thân Cộng” cả ! Cọng thêm « chụp mũ, đội nón cối », hăm dọa, căt chuyển ngân, cắt học bổng « xô đẩy » sanh viên con cháu miền Nam đi về phía Cộng Sản ! Đây là một bài học mà ngày nay vẫn chưa thuộc của người quốc gia, tiếp tục chụp mũ…đóng dấu ngoặc.
Từ hôm mồng 10 tháng 6 đến 10 tháng bảy, nước Pháp bỏ ăn bỏ ngủ để xem đá banh. Giải Túc Cầu Âu Châu 2016. Từ nay, ngoài những thành tích các đấu thủ, các hội tuyển còn thêm « cái mửn » bàn thể thao với những giọng điệu đầy kỹ thuật. Từ trái banh đến theo diễn tiến cuộc đấu, các thành tích các lực sĩ, ngày nay, tất tất mọi dữ hiện, cả mọi việc đều giao cho khoa học và kỹ thuật kiểm soát và thông báo. Nhờ vậy bình luận gia nhà nghể kiểu Huyển Vũ không còn nữa, nay đã biến thành huấn luyện viên, còn có khi còn giỏi hơn huấn luyện viên nữa vì thất nghiệp, bí thế vi không được các hôi đá banh nhà nghề tuyển dụng. Và cả dân ngồi nhà, dòm Ti Vi, cũng bàn thế sự lại cón giỏi hơn cả bình luận gia thứ thiệt, thứ giả, và còn giỏi hơn cả huấn luyện viên thực thụ nữa !
Khoa học và kỹ thuật vi tính của thế hệ con cháu làm những tay mê đá banh mê theo dõi đá banh như tui đây, đã lúc tuổi nhỏ, từng mê lời tường thuật radio của Huyền Vũ năm xưa, mê những đường xuống banh của những Há, những Vinh, những cú đội đầu cản banh của những Tam Lang, những Đực I Đực 2 … quê mùa, lở bộ ! Thằng tui ngày nay, đành ọt rơ-hors jeu, không kịp theo thời theo thế để bàn chuyện đá banh với thằng con Út nữa ! Đã quê mùa với chiến thuật WM năm xưa, thêm ngở ngàng với 4-2-4, và lại càng quê một cục trước 4-2-3-1, vừa được huấn luyện viên Didier Deschamp sử dụng tuần qua để thắng đội tuyển Băng Đảo – Islande 5-2 và hạ cả hội tuyển Đức vô địch thế giới 2-0 để vào chung kết Chúa Nhựt nầy !
Đến cả nghành Đua Xe Đạp ngày nay, cũng phải dùng cả Máy Chụp Hình tối tân có Hồng Ngoại Tuyến, để chụp sức nóng ! Để bắt các tay đua « ăn gian » gắn máy điện, trong các ổ bàn đạp, hay ổ trục bánh sau để trợ lực. Khoa học và kỹ thuật ngày nay quá tiên tiến, chế được máy chạy bằng điện rất nhỏ, bằng một cục pin lớn, gắn trong ổ bàn đạp, hay ổ trục máy bánh sau, trong niền bánh xe để trợ lực. Coi vậy tiếng Nam Kỳ ta ngày nay biến thành có lý ! Vì Nam kỳ ta gọi Xe Đạp là Xe Máy !
Khi Một Quả Banh Biết Tự Quản Tự Kiểm, Thông Suốt Vượt Gió
Từ những năm bắt đầu ngành Túc Cầu bước vào thế giới của hiện đại, từ sau hậu bán thế kỷ thứ 19, các nhà sản xuất trái banh làm chúng ta mê hoặc, họ đã đạt được một trái banh gần như hoàn toàn « tròn ». Thoạt đầu, cai hình tròn chỉ « vậy vậy » thôi, ấy là chưa kể một lô đường may lồi lổm, (ai đã từng sử dụng cú đánh đầu không đúng chổ, sẽ thông cảm nỗi đau khi bị đường gân may của trái banh làm đau mặt). Trái banh của tuổi trẻ người viết là một trái banh được ráp khâu bởi khoản 20 miếng da được may ráp lại với nhau. Một lỗ hỗng được khép lại bởi một sợi giây thắt xéo, qua lổ hổng một ruột banh bằng cao su được nhét vào và được bơm hơi (bằng bơm xe đạp), và trái banh cũng khá tròn. Năm 1950, một van-valve được gắn vào ruột cao su dùng để bơm hơi. Sau đó van được gắn hẳn vào vỏ da của trái banh, lỗ hổng miệng banh và giây thắt được dẹp. Từ nay không bị cú cái giây thắt làm bị thương khi đội đầu, hay « sút » banh bằng đầu nữa. Vài năm sau, giữa khoảng những năm 65/66, kỹ thuật ráp 32 miếng gồm 20 miếng bát giác trằng và 12 miếng ngũ giác đen, gọp lại, làm tròn thêm quả banh. Rồi những năm 1980 đến, với thay đổi toàn bộ, trái banh không còn bằng da nữa (Vẫn còn vài ký giả Việt Nam hoài cổ tiếp tục gọi quả bóng da !) mà là làm bằng hỗn hợp hóa chất, tạo những trái banh vừa kín, không thấm nước, không mất hơi, và nhẹ nhàng hơn nhiều. (Nhớ lại thời xưa đá banh chơn không, gặp trời mưa banh ướt sủng, « sút » vào banh như sút vào cục đá !). Và trái banh mới nầy ngon lành hơn là hoàn toàn không có đường may, mối chỉ. Ngày nay, những ráp nối giữa các mãnh bằng hợp chất polyuréthane, đều ráp bằng hàn dán bằng hàn nhiệt-thermo soudage.
Và cũng như chúng ta đã biết, một trái banh càng tròn, bề mặt càng láng, càng trơn tru, thì làn sóng kéo-trainée không khí tạo ra khi banh lướt gió càng ít ; nhờ vậy hướng bay của trái banh càng ổn định, Càng ổn định thì sức cản ít, trái banh sẽ lướt gió thông suốt và thẳng thắn. Những trái banh ngày nay đi mau hơn, vận tốc dĩ nhiên cao hơn… và cố nhiên khó đoán hơn, bất ngờ hơn. Năm 2010, trái banh được tuyển cho Giải Vô địch Túc Cấu tại Nam Phi với cái tên chánh thức là « Jabulani » bị các cầu thủ gọi là « trái banh của dân đi tắm biển-ballon de plage », vì quả banh ấy có cái tật bay bổng bất ngờ và có những cú lượn, đổi chiều không lường được. Giới sản xuất banh bèn phải nhờ các nhà khoa học vật lý để giải đáp vấn đề. Tất cả đi đến kết luận rằng có sự tương quan giữa sức lướt gió-aérodynamique và dạng hình tròn-la rotondité. Vói một tốc lực nào đó, tùy theo hình dạng và một số đặc điểm, quả banh sẽ phát một « khủng hoảng của làn sóng kéo-une crise de traînée ». Làn sóng kéo-la traînée sẽ thoạt đầu bị trì hoản và sau đó tự tăng tốc độ, và trái banh tự nhiên sẽ bay lựng khựng « flotter ». Và những lồi lỏm, nếu có trên mặt của trái banh sẽ hạ vận tốc xuống và giúp trái banh không bị khủng hoảng là sóng kéo. Vì vậy nếu những quả banh của đầu thế kỷ thứ 20 bay lựng khựng-flotter lúc vận tốc banh đạt khoảng 50 cây số một giờ, thì trái banh « Jabulani » bay lựng khựng-flotter ở độ tốc lực giữa 80 và 90 cây một giờ, trùng hợp với vận tốc tạo bởi những cú sút, sức đá của đa số các cầu thủ chuyên nghiệp ngày nay…
Xí nghiệp Adidas, chuyên sản xuất hàng và dụng cụ thể thao, cũng là nhà sản xuất banh đá banh, thường được tuyển chọn trong các giải túc cầu, vừa sản xuất riêng cho giải Túc Cầu Âu Châu Euros năm nay một trái banh đặc biệt. Vẫn chấp nhận sự tròn trịa, nhưng Adidas thêm trên mặt banh, vài cục u lồi lỏm li ti, không đều đặn được gọi là những « gai góc nghịch ngợm-des turbulateurs » với bổn phận làm an bằng sức bay của quả banh. Quả banh của Giải Túc Cầu Âu Châu-Euro 2016, kế nghiệp của quả banh của Giải Túc Cầu Thế giới năm 2014, quả banh mà mọi cầu thủ năm ấy đều bằng lòng và ca tụng cái sức bay rất đều đặn, chắc chắn là sẽ làm hài lòng các cầu thủ dự giải năm nay, quả banh thật vừa tròn, vừa dễ đoán, dễ điều khiển.
Với Những Đôi Giày Hợp Chất và Cạc Boon – Polyester & Carbone
Đặc điểm đòi hỏi của một đôi giày đá banh là phải nhẹ để có thể mang chạy suốt 90 phút, nhưng cũng phải đủ độ cứng để bảo vệ đôi chơn và tạo những cú sút banh mạnh. Giày cũng phải có bổn phận bám vào sân, để không trợt, nhưng cũng phải đủ dịu dàng để ta thay đồi hướng đi, « lăn ba vi bộ, tấn thối trái phải » mà không bị trặt chơn, trât khớp, tréo mắt cá, vẹo cổ chơn…Đôi giày đá banh phải có bổn phận giải quyết rất nhiều bài toán khúc mắc. Việc đầu tiên về mặt tiếp thị, đôi giày phải có những mầu sắc hấp dẫn dễ thương lôi kéo bạn hàng, mầu sắc rực rở đễ cảm thông, dễ thương. Đôi chơn cầu thủ là hai vũ khí mà cũng là hai tuyệt tác, khi cương sút mạnh, khi nhu bắt a -mọt-ti-amorti, êm rơ. Năm ngoái, tuy đã ngoài 70, một sáng, thèm ớp-la – œuf au plat, đứng trước bếp, lay hoay, chẳng may làm rơi một quả trứng, trứng tuột tay, phản ứng tư nhiên dùng chơn mặt bắt a-mọt-ti, để nhẹ xuống đất, quả trứng không bể. Tuyệt vời ! Hôm đó, tui vui suốt ngày ! Tuy là rùa thiệt, nhưng cũng cảm thấy mình còn ngon.
Trở về với đôi giày, vũ khí của dân đá banh. Hãy quên đi cái thời của đôi giày quá khứ, bằng da nặng trình trịt, với hàng « đinh vặn bằng kim khí-crampons visés en métal ».
Tôi nhớ mãi những năm 63/64 của thế kỷ trước, lúc những năm học ở Trường Luật và Trường Khoa Học Chánh Trị. Thời ấy, tôi chơi thể thao nhiều – vừa đá banh với Hội Trường Sciences Po, và với các bạn Việt Nam ở hội TOT mỗi Chúa Nhựt, vừa chơi Banh Cà na-Rugby với Hội Trường Luật ngày thứ năm (tôi chuyên số 11-ailier-winger trái). Dạo ấy, tuy nhỏ con (1 thước 78) nhẹ (75 kilô) vẫn chơi Rugby được, bây giờ phải cao trên 1 thước 85 tối thiểu, nặng trên 85 kilô. Ngoài ra tôi còn chơi cả điền kinh nữa, tôi chạy 400 thước, kỷ lục tôi là 51 giây 2. Tôi thuộc Hôi Trường Luật. Tôi được Hội Trường Luật tuyển chạy chuyền-relais 4X4 400 thước để dư những cuộc thi đấu giữa các Trường Đại Học. Hội chúng tôi có anh bạn Jean Gimenez với 49 giây 8 và tôi, hai bạn kia ngang ngữa nhưng thua tôi về kỷ lục cá nhơn …Ở Miền Tây – Nam nước Pháp bấy giờ Hội Trường Luật chúng tôi chỉ thua Hôi Y khoa Toulouse thôi, vì Y khoa có Jean-Pierre Boccardo (cùng tuổi với tôi), năm 1963 đã vô địch Pháp với 48 giây 3 rồi. Năm 1966, Jean-Pierre Boccardo nâng kỷ lục mình xuống còn 46 giây 6 và kỷ lục Hội tuyển Pháp 4X4 400 xuống còn 3 phút 5 giây !
Thật số con rệp, hồi Trung học ở Đà Lạt thua hai bạn Nguyễn Văn Vàng và Pierre-Marie Briuh. Qua Pháp đụng phải Gimenez và Boccardo, không khá được ! Chuyện học hành cũng vậy, khi ra trường Sciences Po Toulouse, tuy major, thủ khoa kỳ thi năm chót, tôi chỉ được đậu hạng 3 toàn khóa, bị hai bạn, nam Claude Rouseau – thủ khoa major, và nữ Annie Petit qua mặt. Cả hai về sau đều ở lại làm Giáo sư Trường Luật Toulouse, chỉ có thằng tui là lưu lạc giang hồ. Thuở ấy chạy với giày da và đinh dài – pointes, trên sàn chạy trãi than- cendrée, nếu gặp mưa nặng trình trịt. Bây giờ, giày hỗn hợp nhẹ, pointes cũng hổn hợp, chạy êm ái hóa trên sàn cao su. Xin lỗi bà con, một thoáng hoài niệm hương xưa !
Từ khoảng mười năm sau nầy, hàng mới ra lò không kịp thử, Giày được thí nghiệm bằng đủ loại hợp chất, hổn hợp – nào là polyester, nào là polyuréthane – nhưng tất cả nhẹ nhàng, không thấm nước, và… dễ sơn mầu, lòe loẹt, rực rở ! Đế giầy nay được đúc bằng sợi cat boon-fibre de carbone, carbon fiber, với những đinh đúc thẳng vào thành đế, ngắn dài, hình dáng vuông tròn, méo, tùy thời tiết, tùy sân, thảm cỏ thiệt, hay thảm cỏ hợp chất hổn hợp.
Euro 2016 nầy sẽ là nơi chưng hàng, bày hàng, cũng như mọi giải đấu thể thao quốc tế ngày nay. Cristiano Ronaldo sẽ mang đôi giày ‘Mercurial Superfly V’ của Nike : đế giày nhẹ hơn 40% đối với kiểu trước, và với một nguyên liệu được ‘đan’ mềm dịu hơn sẽ bó vào đôi chơn, để có một sự truyền cảm giữa bàn chơn và quả banh, đôi giày được đan dệt để bó cổ chơn che chở đôi mắt cá, để giữ sự thăng bằng, khi phải, « khi lên bổng khi xuống tấn ». Phía Hội Tuyển Pháp, Paul Pogba, thì lựa hẳn đôi ‘Mercury’ của Adidas, không giây, để có một mặt phẳng khi sút banh. Antoine Greizmann, trái lại, dùng đôi ‘Trick hai mầu’ của hiệu Puma, với một cái đế giày mềm để năng tốc lực.
Với Những Chiếc Áo Nhẹ Như Làn Da Thứ Hai
Về phần áo, ngày nay, hai đòi hỏi lớn nhứt là phải nhẹ và phải mát. Nhớ thời trước những chiếc áo vãi, hay áo thun, thấm mồ hôi, và chẳng may khi gặp trời mưa, thì ôi thôi, vừa ướt, vừa nặng, vừa hôi ! Nike, năm nay phục vụ cho 6 đội tuyển (trên 24 đội tham dự), kể luôn cả đội chủ nhà là Pháp, trúng thầu với bộ áo quần, với kỹ thuật ‘Aeroswift’ bảo đảm, lướt gió – aérodynamisme, thun giản – élasticité cho chiếc áo, bảo đảm 10% nhẹ hơn cho quần với 50% sức thu giản hơn những bộ quần áo trước, và chóng khô hơn 25%. (Trận Pháp-Islande tuần qua diễn suốt trận dưới cơn mưa tầm tả). Hảng sản xuất hàng thể thao Huê kỳ nầy, tuy vẫn giữ kín những bí mật nghề nghiệp, cũng vẫn hé nhỏ tiết lộ rằng « Nguyên liệu dùng là những hàng chỉ đan đệt chắc và sát cho những điểm bó sát da, nơi cần sự chắc chắn, để bảo vệ và dùng những hàng chỉ mịn màng hơn cho những nơi không cần thiết » Adidas, trúng thầu 9 Hội tuyển, với bộ áo quần ‘Adizero’, một bộ áo quần nhẹ nhàng chỉ với 100 grammes. Riêng Hảng Puma tuy chỉ vớ được 5 Hôi thôi, nhưng các tuyển thủ các hôi ấy, được Puma « tẩm quất, đấm bóp » trong suốt trận đấu ! Thật vậy, Hảng sản xuất hàng thể thao gốc Đức nầy, dùng kỹ thuật may những « băng đấm bóp » trong giàn áo. Mỗi chiếc áo đều có những miếng băng « đấm bóp » ngang tầm ngực, ngang tầm bụng (nơi có 6 múi thịt bụng), quanh thắt lưng, của các cầu thủ để trợ lực.
Khi Hội Tuyển Đức chiếm Cúp Vô Địch Thế Giới năm 2014 tại Ba Tây, Hội tuyển dĩ nhiên nhờ một thế hệ tài ba đặc biệt của các cầu thủ thượng thặng, nhưng cũng nhờ đến… kỹ thuật vi tính ! Thật vậy, vài tháng trước khi nhập cuộc, Hảng SAP, một hảng Đức chuyên về phần mềm, tạo cho Mannschaft, Hội tuyển Đức một software tên là Match Insights. Đây là một cuộc cách mạng kỹ thuật, software nầy thâu, nghiên cứu, tính toán điều nghiên với hằng triệu data, dữ kiện, các trận đấu, đội bạn, đội thù, gom hợp thành những bài toán, những phương pháp, giúp các huấn luện viên các cầu thủ « biết mình biết ta » thì sẽ « trăm trận trăm thắng ». Do đó, nhờ đó, hội Đức đã đoạt Cúp Vô địch Thế giới chăng ?
Match Insight đã giúp Hội Tuyển Đức chiếm chức Vô địch Thế giới, nhưng các Hội tuyển các quốc gia khác, chắc chắn cũng có những chương trình Match Insight kém chi Đức. Có lẽ vì vậy mà trận ngày 1 thắng 07 giữa Đức và Ý chán phèo, tẻ nhạt. Hai Hội « thuộc bài » nhau quá, run, sở, thủ thành cứng ngắt, không dám công. Ösil, Boateng, Muller, Mario Gomez… cứ từ xa bơm vào, không lừa, không trao, trả giao banh gì cả…
Nhưng kỹ thuật cũng giúp đở ngày nay để phòng ngừa những chấn thương. Trong những chiếc áo ngày nay đều có những giây bạc được đan trên ngực để theo dõi nhịp tim, thâu tất cả những dữ kiện về sức khỏe của cầu thủ. Sau lưng mỗi cầu thủ ngày nay đều mang một máy để thâu, những lần đụng banh, trao banh, và quảng đường di chuyển của mỗi cầu thủ.
Hảng mầm non-start up Mac-Lloyd của Pháp đã tạo được kỹ thuật thâu được cả 150 mục lục khác nhau của mỗi cầu thủ, Cứ mỗi giây cả 1000 dữ kiện nhập vào máy điện toán. Ngoài những dử kiên như quảng đường di chuyển, tốc lực di chuyển…, có những động tác như sự mất thăng bằng giữa hai đầu gối… có thể tạo những chấn thương tương lai, cũng được thu nhập để xem sau, hay đo cả thời gian những gót chơn đập trên sân cũng cho biết sức chịu đựng hay những hiểm nguy cho gót chơn, hay tendon gót chơn. Nhở vậy một huấn luyện viên có thể thấy rõ để tiên liệu, sự mệt mỏi, thề lực, kịp thời thay đổi cầu thủ. Tùy, hoặc chiến thuật, hoặc sức khỏe, dưởng quân…vân vân. Chỉ còn chờ một kỹ sư sáng tạo một kỹ thuật biết tung lưới thôi !
Hồi Nhơn Sơn Ngày 8 tháng 7 2016
Pháp hạ và loại Đức 2 – 0 để vào Chung Kết với Bồ Đào Nha
TS Phan Văn Song