Á Châu-Thái Bình Dương có một vai trò quan trọng vì là tuyến đường hàng hải đông đúc nhất thế giới. Hàng ngày có khoảng 1000 lượt tàu thương mại qua lại giữa eo biển Malacca và Singapore. Và theo báo cáo của Cơ Quan Hàng Hải quốc Tế thì mỗi năm cũng có khoảng 200 vụ cướp biển xảy ra tại vùng này.
Các quốc gia trong vùng thường được vũ trang bằng các tàu tuần tra xa bờ (OPV- Offshore Patrol Vessel) được trang bị bằng các súng cỡ 40-76 mm, hoặc nhỏ hơn. Để bảo vệ an ninh cho các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) thì họ sử dụng các tầu lớn Corvette. Riêng Việt Nam thì chính quyền cộng sản cố gắng tiến thẳng lên hiện đại bằng một hạm đội có tàu thuyền vượt trội các nước nhỏ trong vùng.
Việt Nam cố xây dựng một hạm đội nhỏ để bảo vệ đường biển quá dài
Cộng sản Việt Nam cố gắng mua cho hải quân nhiều tàu có hỏa lực mạnh như tàu ngầm Kilo, tàu hộ vệ tên lửa Gepard, Molniya, Sigma và nhiều tàu bổ trợ hiện đại. Theo bản báo cáo hiện nay của hải quân Việt Nam thì đáng chú ý lả :
Tàu ngầm: Việt Nam đã mua của Nga 6 tàu ngầm Kilo 636 – MV, mệnh danh là sát thủ tàu sân bay. Tàu này có tốc độ 22 km giờ khi nổi và 40 km giờ khi lặn. Tầm họat động là 640 km khi lặn và đoàn thủy thủ là 52 người. Tàu được trang bị máy radar Kilo giúp phát hiện các tàu ngầm khác rất xa. Tàu cũng có tên lửa hành trình NOVATOR CLUB S, 6 ống phóng ngư lôi, 24 qủa mìn, và 8 tên lữa phòng không.
Ngoài ra hải quân Việt Nam cũng còn 2 tầu ngầm nhỏ khác mua từ Triều Tiên năm 1997.
Tầu chiến hạng nặng: Thành phần quan trọng thứ hai của hải quân Việt Cộng hiện nay là các tầu chiến hạng nặng. Năm 2011 Nga đã chuyển giao cho Việt Nam hai tầu hộ vệ lớp Gepard 3.9. Hợp đồng mua bán này được ký kết vào năm 2006.
Cũng và mùa thu năm 2011 Việt Cộng đàm phán mua 4 chíến hạm Sigma của Hoà Lan. Loại tàu này tương đương với loại Gepard của Nga. Rút cuộc, Việt Cộng chỉ nhận được của Hòa Lan hai chiếc Sigma, cò hai chiếc kia thì phải đóng tại Việf Nam.
Tàu Gepard và Sigma là loại tầu lớn với kích thước 102+13,6+3,5 m. Vận tốc tối đa là 27 hải lý/giờ. Thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày, và chạy bằng ba động cơ, 1 diesel và 2 gas. Tàu được trang bị giàn phóng U-RAN, phóng tên lửa hành trình và có một sàn đỗ cho máy bay trực thăng, Hiện tại Gerard được coi là chiến hạm hiện đại nhất trong khu vực.
Chiến hạm “thần sấm” (Molniya): Tàu này có vận tốc tối đa là 27 hải lý/giờ và có tầm hoạt động 2400 hải lý. Với một thủy thủ đoàn 44 người, tàu có thể hoạt động trong10 ngày. Tàu được trang bị giàn phóng U-RAN với tên lửa hành trình KH-35 và Moskit. Loại tên lửa này có cự ly tác chiến 130 km, đầu nổ nặng 145 kg và tốc độ tối đa là 300 m/s.
Chiến hạm Tarantul: Tàu này có kích thước 56+10+2,14m. Vận tốc tối đa là 42 hải lý/giờ nhưng có thể chạy chậm với tốc độ 12 hải lý/giờ. Thủy thủ đoàn là 39 người. Tàu được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu Monolit. Ngoài ra còn được trang bị tên lửa hành trình đối hạm. 16 tên lửa phòng không, 1 khẩu pháo 76/mm bắn xa 15/km và hai khẩu pháo 30 m/m.
Chiến hạm OSA II: Tàu này được làm bằng hợp kim nhẹ và có tốc độ 40 hải lý/giờ. Vũ khí chính là bốn hỏa tiễn P15/SS – N2B có khả năng đánh chìm một chiến hạm to gấp 10 lần ở khoảng cách 80 km. Ngoài ra tàu còn được trang bị 4 đại bác 30/mm để đề phòng hơn là chiến đấu. Tàu này giống tàu phóng ngư lôi nhưng cự ly tiếp cận nhỏ hơn và tốc độ chạy nhanh hơn.
Chiến hạm Hổ A: Chiến hạm này có vận tốc là 32 hải lý/giờ, trang bị tên lửa URAN với tầm bắn 130 km và đầu đạn nổ nặng 145 kg. Ngoài ra tàu còn có một khẩu pháo 76 mm với tầm bắn 150 km và 316 viên đạn.
Tàu tuần tra Svetiyak: Tàu này có vận tốc 30 hải lý/giờ, được trang bi ̣16 tên lửa phòng không, một súng 76 mm và một pháo phòng không 30 mm.
Nếu cộng thêm tất cả các loại tàu khác như tàu vét mìn, tàu đổ bộ, tàu vận tải, tàu bệnh viện và tàu hỗ trợ thì hải quân Việt Cộng hiện có 122 chiếc tàu. Với tổng số binh sĩ phục vụ là 50.000 người, lực lượng hải quân này được sếp thứ nhì Đông Nam Á, chỉ đứng sau hải quân Indonesia.
Hải quân Việt Cộng đang ở trong tình trạng phát triển mạnh. Hà Nội mong nuốn xây dựng một hạm đội mạnh có khả năng buộc Bắc Kinh tự kiềm chế và từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông.
Hoa Kỳ có thể cho Việt Cộng vay tiền mua vũ khí
Sau khi tổng thống Mỹ Obama tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, thì việc mua bán vũ khí giữa hai nước đã trở nên dễ dàng hơn trước nhiều.
Trước kia, khoảng 80% vũ khí trang bị của Việt Cộng có xuất xứ từ Nga. Moscow dự kiến sẽ giữ được vị trí số một này nhưng gần đây một vài quốc gia Âu Châu và Israel đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường. Sau khi TT. Obama tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn việc cấm mua bán vũ khí sát thương thì Mỹ cũng đang tính toán làm một việc tương tự.
Washington hiện đang nhanh chóng hoàn tất công tác chuyển giao 6 tàu tuần tra cao tốc DEFIANT cho Việt Nam để giúp quản lý tốt hơn vùng biển thuộc chủ quyền. Mỹ biết rằng trong năm 2017 Việt Cộng sẽ chi 1,6 tỷ USD cho lãnh vực mua xắm quốc phòng và một số vũ khí đã lọt vào tầm ngắm của Hà Nội
Trên biển dường như Hà Nội đã chấm những máy bay chống ngầm O36.Orion của tập đoàn Lockheed Martin, nhưng Việt Cộng đồng thời cũng cần một khoản tiền trợ giúp để mua hàng. Nếu Hà Nội quyết định ký kết một hợp đồng mua bán vũ khí lớn thì việc chi trả phí tổn có thể giải quyết bằng việc cho vay hoặc trả chậm trong thời gian.
Ngoài việc Lockheed Martin có thể bán chịu cho Hà Nội máy bay F16 thì nhiều hãng khác cũng có thể hành động tương tự như việc cung cấp cho Hà Nội 6 tàu tuần tra cao tốc DEFIANT như đã nói ở trên. Việc mua bán này, tùy theo tình hình chiến lược trong khu vực sẽ được Hoa Kỳ dàn xếp nhanh chóng, chứ không còn là một việc khó giải quyết như xưa.
Hà Nội và cơ hội cần nắm bắt
Cộng sản Việt Nam bắt buộc phải tài giảm bịnh bị giữa năm 1987 vì tình trạng kinh tế rơi vào thời kỳ nguy kịch. Hà Nội phải tăng cường công tác binh vận để giữ vững tinh thần quân đội và giữ cho lòng dân không xao xuyến.
Tình trạng thiếu hụt ngân sách thường trực là nguyên do khiến cho Hà Nội không có đủ tài nguyên để mua xắm vũ khí quốc phòng cần thiết. Hà nội không còn một đồng minh nào trên thế giới để có thể nhờ vả cũng không còn bạn bè thân thiết nào để vay mượn.
Năm 1995 Nhật Bản cho Hà nội vay 370 triệu USD với lãi xuất nhỏ. Bắt đâu từ năm này, tình hình có vẻ khá hơn vả kinh tế cuùa Việt Nam tốt đẹp hơn. Sau khi bãi bỏ “cấm vận” năm 1995, Hoa Kỳ cũng bắt đầu tăng gia đầu tư vào Việt Nam và từ con số 0 đã nhanh chóng vượt lên hàng số 6 trong những nước làm ăn với Hà Nội.
Sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, Washington nhiều lần cho thế giới biết rằng một trong những quan tâm an ninh chính yếu của Mỹ là giữ cho dầu hỏa được lưu thông tự do giữa những nơi tiêu thụ và những nơi sản xuất.
Cho đến nay sự vận chuyển dầu hỏa trên thế giới vẫn được thực hiện bằng đường thủy. Có hai eo biển chính thức đợc coi là cửa ngõ của sự vận chyển này. Thứ nhất, eo biển Dormuz là cửa ngõ phát xuất từ vịnh Ả Rập ra các nơi tiêu thụ nằm rải rác trên khắp mặt địa cầu. Eo biển này được hải lực Mỹ bảo vệ để giữ vững lưu thông trong suốt thập kỷ 1980.
Thứ hai, eo biến đặc biệt quan trọng là eo biến Malacca ở vùng Á Châu-Thái Bình Dương. Eo biển này nằm giữa bán đảo Malay của Mã Lai Á và đảo Sumatra của Nam Dương. Biển Đông là hải lộ thứ hai của thế giới và lúc nào cũng tấp nập tàu thuyền qua lại.
Khi Bắc Kinh cho Hoa Kỳ biết vào khoảng tháng 3/2010 là họ coi Biển Đông như vùng “quyền lợi cốt lõi” và công bố vào tháng 5/2010 bản đồ hình “lưỡi bò” chín đoạn bao gồm 80% diện tích Biển Đông trong đó có eo biển Malacca thì Hoa Kỳ đánh giá đây là một thách thức nguy hiểm. Biển Đông trở thành một vị trí thiết yếu trong “Chiến Lược An Ninh Mới” của Hoa Kỳ.
Hơn 60% khối lượng hàng chuyên chở bằng đường biển phải đi qua vùng này. Trong khối lượng đó 90% là dầu lửa của Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục lấn chiếm thì an ninh bị trực tiếp đe dọa và đó là một vấn đề không thế nào chấp nhận được.
Trước hành động thiếu trách nhiệm của Trung Quốc. Ngũ Giác Đài được lệnh nghiên cứu nghiêm chỉnh khả năng gây chiến của Bắc Kinh. Sau một năm nghiên cứu báo cáo cho biết không lực Hoa Kỳ tại các đảo Guam và Okinawa vượt trội quá xa không lực của ban nước Trung Hoa, Nga và Triều Tiên gộp lại. Kết luận là Trung Quốc chưa thể tiến hành chiến tranh với Hoa Kỳ.
Báo cáo này trang bị tư tưởng cho ngoại trưởng Hillary Clinton và tại Diễn Đàn An Ninh Á Châu (ARF) họp tại Hà Nộ ngày 23/7/2010 bà tuyên bố : “Hoa Kỳ sẽ trở lại Á Châu. Chủ quyền kinh tế trên biển chỉ có thể xác định dựa trên chủ quyền đã được xác nhận về đất và đảo”. Với lời tuyên bố này, Hoa Kỳ chính thức phủ nhận đường “lưỡi bò” và bác bỏ chủ quyền của Bắc Kinh trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông thái độ và hành động của Trung Quốc được đánh giá là tham lam và vội vã. Tham lam vì Trung Quốc đã đòi hỏi những gì không thể đòi hỏi được. Vội vã vì Trung Quốc chưa đủ sức hậu thuẫn cho những đòi hỏi của mình để đi đến thành công,
Riêng đối với Việt Nam, việc Hoa Kỳ trử lại Á Châu đang mở ra một cơ hội mới để điều chỉnh chiến lược liên kết: nghĩa là muốn sinh tồn thì phải liên kết với kẻ mạnh, dù chỉ là liên kết giai đoạn.
Liên kết vơi kẻ mạnh giờ đây là liên kết với Hoa Kỳ và từ giã hàng ngũ xã hội chủ nghĩa tàn rụi của Bắc KInh. Tình nghĩa đồng minh cộng sản đã thực sự chấm dứt. Còn lại chỉ là tham vọng nấp sau chủ nghĩa bá quyền.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 2 năm 2017
DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC
KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]
Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, tập thể, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation]. Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.
Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo. Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.