Ben ALI của Tunisie đã tự động tẩu thoát. Hosni MUBARAK cố thủ tính toán ngồi tại quyền trong một thời gian nữa. Dân chúng Tunisie nhìn thấy những chướng ngại trên con đường đi tới Tự do Dân chủ thực sự nếu những người cũ và dư đảng của Ben ALI giữ trách nhiệm chuyển tiếp chế độ trong “trật tự“. Tại Ai Cập, hai ngày cuối của Hosni MUBARAK cho phép giới bình luận nhận định về những chướng ngại mà cuộc Các h Mạng phải giải quyết với nhiều hy sinh nữa để có thể đạt tới một mức độ Tự do Dân chủ khả dĩ làm yên lòng dân chúng xuống đường trong 18 ngày.
Nhưng dầu sao bức tường thành ngăn chặn con đường xây dựng tương lai đã bị Cách Mạng đánh sập xuống. Ben ALI tẩu thoát, dân Tunixie hô to: “LA TUNISIE EST LIBRE“. Hosni MUBARAK xuống chức, dân Ai Cập giơ cao lá cờ : «EGYPT IS FREE« . Thế giới hoan nghênh sự thành công lớn lao của hai dân tộc đã đạp đổ được hai bức tường ngăn chặn con đường xây dựng TỰ DO (Liberté/ Freedom) tương lai mặc dù vẫn còn những chướng ngại.
Báo Đài đã nói nhiều và quá đẩy đủ về sự thành công của CÁCH MẠNG cho đến giai đoạn mà dân hai nước vui mừng ca vang : « La Tunisie est libre « và « Egypt is free « . Chúng tôi không viết về những diễn tiến Cách Mạng cho đến giai đoạn này nữa vì có viết cũng bằng thừa.
Điều mà chúng tôi muốn phân tích trong bài này là CON ĐƯỜNG NHIỀU CHƯỚNG NGẠI ĐỂ ĐẠT ĐẾN TỰ DO DÂN CHỦ THỰC SỰ. Chúng tôi đã viết trong tuần trước hai bài nói về cái thực chất thúc đẩy làm Cách Mạng và cũng là cái đòi hỏi cụ thể của Cách Mạng. Chúng tôi cũng nhìn thấy những can thiệp của Chính giới quốc tế và của những nhà làm Chính trị trong nước làm cho cuộc Cách Mạng trở thành phức tạp và có thể đi « chệch hướng« , đó là chưa kể những chướng ngại sẵn có trên con đường dài đạt Tự do, Dân chủ đích thực. Bàn về con đường này, chúng tôi đề cập đến những khía cạnh sau đây :
=> Nhận định về hai ngày cuối của TT.Hosni MUBARAK
=> Con đường đạt Tự do Dân chủ thực sự dễ «chệch hướng«
=> Con đường còn dài và những chướng ngại sẵn có
=> Kết luận ngắn : áp dụng bài học cho Việt Nam
Nhận định về hai ngày cuối
của TT.Hosni MUBARAK
Chúng tôi theo sát Báo Đài về hai ngày cuối của TT.Hosni MUBARAK : chiều tối thứ Năm 10.02.2011 và chiều thứ Sáu 11.02.2011. Chúng tôi thay đổi ghi lại vào băng nhựa những Thông Tin của Đài Truyền Hình CNN và Đài Truyền Hình EuroNews.
Chiều tối thứ Năm 10.02.2011
Ngay từ buổi chiều 10.02.2011, trên xe về nhà, tôi nghe Radio và biết tin rằng tối nay TT.Hosni MUBARAK sẽ đọc trên Đài Truyền Hình Ai Cập bài diễn văn quan trọng trước quốc dân. Người ta nghĩ đây là bài diễn văn cuối cùng từ chức.
Tối đến dân chúng kéo về Công trường El Tahrir (Le Caire) mỗi lúc mỗi đông. Họ đinh ninh rằng tối nay TT.Hosni MUBARAK sẽ tuyên bố từ chức. Các Đài CNN và EuroNews cũng trưng dẫn nhiều nguồn tin để dự đoán nội dung bài diễn văn từ chức như vậy. Nhưng thời gian chờ đợi bài diễn văn kéo dài bất thường làm nhiều người không đủ kiên nhẫn và bất bình. Nhưng rồi mãi tới khuya, người ta thấy TT.Hosni MUBARAK xuất hiện và mọi người chỉ đợi ông tuyên bố từ chức. Khối người khổng lồ biểu tình lặng yên để chờ đợi. Hai đài CNN và Euro News cũng ngưng bình luận để lắng nghe. Nhưng rồi mãi đến cuối bài diễn văn, vẫn chưa thấy câu ông tuyên bố từ chức mà lại thấy ông tuyên bố : « ông sinh ra tại Ai Cập và muốn chết tại đây « . Oâng giao một số quyền cho Phó Tổng Thống mà chính ông chỉ định. Bài diễn văn chấm dứt. Mọi người bàng hoàng trong một tâm lý bị cắt đứt những hy vọng trong lòng. Khối người biểu tình từ ngưỡng vọng, rồi thất vọng và đi đến nổi xùng.
Đài Euro News mời ba người đến tham dự cuộc bình luận : Chủ nhiệm tờ LE MONDE DIPLOMATIQUE, một Chuyên viên Nghiên cứu về Thế giới A-rập và một nữ Luật sư trẻ thuộc nhóm đối lập của Ông El Baradei. Chúng tôi lưu ý nhất đến những nhận định vắn gọn, thực tế vào thẳng vấn đề của nữ Luật sư đối lập. Hỏi về tại sao Hosni MUBARAK già 82 tuổi, bệnh hoạn, vẫn cố níu lấy quyền hành, nữ Luật sư trẻ không ngần ngại nhận định :
* MUBARAK và Gia đình còn nhiều tài sản trong nước. Ông muốn có nhiều thời gian tại quyền để tiêu tán tài sản ra nước ngoài.
* Oâng mật vụ Phó Tổng thống được trao quyền làm cuộc chuyển tiếp. Ông này rất trung thành với Mubarak và không làm phiền toái Mubarak trong việc tiêu tán tài sản.
Tờ báo The Guardian của Anh tuần này cũng cắt nghĩa cùng một ý tưởng như vậy về việc trì hoãn từ chức của TT.Mubarak. Tờ báo viết : « Tài sản chưa chuyển đi cất dấu ở ngoại quốc, chắc còn một số, trong kho, ngân hàng, hay các công ty ở trong nước Ai cập. Việc TT Mubarak trì hoãn ra đi viện lẽ chuyển tiếp chánh quyền suông sẽ êm thấm có thể hiều là hoãn binh chi kế của Ông để “thu vén cuối“. Một số báo cáo cho biết ông Mubarak đã dùng 18 ngày hoãn binh trước khi từ chức để giấu tài sản cá nhân. » Tờ báo còn tiếp : »Ông Gamal Mubarak quản lý một công ty đầu tư tại London và có nghi ngờ công ty này đã giúp chuyển tiền của gia đình tới những nơi bí mật. »
Nữ Luật sư trẻ còn nói thêm rằng nếu Gia đình Mubarak thu tài sản nhiều tỉ như vậy, thì Phó Tổng thống cũng như cánh Tướng Lãnh già cũng phải thu những tiền tỉ. Không phải một mình Mubarak trì hoãn mà còn cả cánh đã cùng chia nhau ăn cướp. Thực vậy, Mubarak không thể ăn một mình mà được ngồi yên trong 30 năm trường. Đây là lẽ đương nhiên. Của bất nhân, nuốt một mình không xuôi. Chủ ăn thì tớ cũng có miếng.
Về việc cùng ăn này, tôi nhớ lại vụ TT.MARCOS. Tháng 3 năm 2000, Oâng Norikata MAMIYA, Chủ tịch Công ty OKINAWA TOSHI RESORT KAIHATSU Co.Ltd., dẫn một phái đoàn sang Geneva cùng với Ông Norio KAMIYA đại diện Ngân Hàng OKINAWA BANK. Các Oâng trao cho tôi một Giấy Chứng Nhận Vàng thuộc quyền của Bà Loretta ESTRELLA, vợ của Oâng Pedro LAUREL. Oâng này trước đây là Bộ trưởng Phủ Tổng Thống của TT.MARCOS. Họ nhờ tôi kiếm Tài chánh dựa trên Gold Deposit như Collateral. Tôi nói với Ông Chủ tịch người Nhật là tại sao có nhiều vàng như vậy. Ông cưới và trả lời : « Tổng Thống có nhiều tiền, thì Bộ trưởng Phủ Tổng thống tất nhiên cũng phải có chứ. »
Chủ Mubarak và bè đảng cùng chia nhau làm giầu đã được Tờ The Guardian khẳng định :
« Báo Anh cho rằng giới quân nhân Ai Cập kiểm soát 15 phần trăm nền kinh tế trị giá 270 tỷ đô la của nước này.
Ngoài các lãnh địa riêng chỉ có các sĩ quan cao cấp hưởng thụ, các thương vụ của giới quân nhân trải rộng từ xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch và nhất là hàng không.
Hãng hàng không quốc gia Ai Cập AirEgypt được cho là “bến đỗ an toàn” của các cựu tướng lĩnh sau khi thôi binh nghiệp. »
Như vậy thời gian làm « Chuyển đổi Chính trị có trật tự « do Phó Tổng thống trách nhiệm hay do Hội đồng Quân lực tối cao cũng là thời gian trì hoãn cho phép « an bài « tài sản.
Chiều thứ Sáu 11.02.2011, ngày cuối cùng của Mubarak
Đêm thứ Năm 10.02.2011, tôi cũng thất vọng như những người biểu tình tại Công trường El Tahrir (Le Caire). Chiều thứ Sáu, tôi lên Biel/Bienne cuối tuần, cách Geneva 150 cây số. Trên xe, Radio báo cho biết là sắp có thông tin quan trọng từ Phó Tổng thống trên Dài Truyền Hình. Đài Radio cũng cho biết là có lẽ TT.Hosni MUBARAK đã rời khỏi Thủ đô Le Caire.
Vừa vào đến nhà tại Biel/Bienne vào khoảng 17g30, mở Truyền Hình, Phó Tổng Thống hiện ra và tuyên bố hai điều :
* Tổng Thống Hosni MUBARAK từ chức
* Quyền hành được chuyển cho Hội đồng Tối cao Quân Lực. Hội đồng này điều hành việc « Chuyển tiếp Chính trị trong trật tự »
Thế là Hosni Mubarak chấm dứt 30 năm độc tài. Các Đài Truyền Hình chiếu lên hình ảnh vui mừng của dân Ai Cập với những chữ « EGYPT IS FREE « .
Hôm trước Mubarak khẳng định sẽ chết trên đất Ai Cập và bám chặt lấy quyền hành lúc này. Hôm nay ông châm dứt quyền hành độc tài 30 năm và đã ra đi khỏi Le Caire.
Động lực nào đã đưa đến quyết định nhanh chóng ấy ? Tối nhớ lại đêm hôm qua, Đài Euro News chiếu lên hình ảnh một Sĩ quan trẻ Quân đội đã đứng giữa đoàn người biểu tình và công khai đả kích Tướng Không quân Mubarak. Nữ Luật sư trẻ đối lập đã nhận định ngay rằng lớp Sĩ quan trẻ được huấn luyện bởi Hoa kỳ và họ chưa có dịp thâu được tài sản như lớp Sĩ quan già. Họ đứng hẳn về phía dân. Nếu có cuộc Đảo chánh, thì chính lớp Sĩ quan trẻ này sẽ làm đảo chánh chống lại lớp Sĩ quan già.
Hôm nay, tôi suy nghĩ nhân lời nhận định hôm qua của nữ Luật sư trẻ. Có lẽ Bộ Quốc phòng Mỹ, qua lớp Sĩ quan trẻ này làm áp lực lên lớp Sĩ quan già đòi TT.Hosni MUBARAK phải từ chức và trao quyền cho Quân đội.
Con đường đạt Tự do Dân chủ thực sự
dễ “chệch hướng”
Nói đến « chệch hướng « thì trước hết phải định rõ động lực nào đã đẩy quần chúng đến Cách Mạng và xét xem việc đòi hỏi của Cách Mạng có được thỏa mãn hay không. Con đường đạt được đòi hỏi có những chướng ngại phải vượt qua ra sao.
Động lực và đòi hỏi của Cách Mạng
Như chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại trong các bài viết trước là chúng tôi không muốn gọi đây là cuộc Cách Mạng Hoa Lài cho thơm tho văn vẻ, mà chúng tôi gọi đây là cuộc Cách Mạng DẠ DẦY dù có vẻ quê mùa. Nhưng đó là thực chất, đó là cái động lực chính yếu để quần chúng, không có tới 2 đo-la sống mỗi ngày, đứng lên làm Cách Mạng. Các Đài Truyền Hình và Báo Chí vẫn còn nhắc tới hôm nay rõ rệt rằng 40% dân chúng Ai Cập sống bên dưới mức gọi là nghèo khổ.
Động lực chính yếu đưa đến cuộc nổi dậy có hai điều :
=> Thứ nhất : DẠ DẦY cá nhân đói. Dạ dầy đói thì phải đứng lên đòi quyền sống thân xác, nếu không thì thân xác mình chết. Dạ Dầy là thuộc cá nhân. Không có Dạ Dầy xã hội. Mỗi cá nhân có BỤNG ĐÓI thì tự động đứng lên đòi miếng ăn, chứ không có ai thúc giục gì cá nhân đó cả. Nếu nói điêu ngoa như CSVN rằng đó là «thế lực ngoại lai thúc giục « , thì lấy dùi đục giộng vào họng cho chúng câm đi. Cộng lại những cá nhân mang BỤNG ĐÓI này thì có tới 40% dân chúng
=> Thứ hai : Khi bụng mình đói mà hàng ngày chứng kiến thiểu số những người cầm quyền cướp bóc trên đầu mình và biển thủ tài sản chung làm của riêng giầu nứt khố, thì tự nhiên lòng HẬN THÙ lớn dần. Người ta gọi đây là HẬN THÙ xã hội. Bụng một cá nhân đói, thì không chuyển sang cho người khác biết được, nhưng lòng HẬN THÙ có thể truyền thông cho nhau. Vì vậy gọi là HẬN THÙ xã hội
Cái BỤNG ĐÓI cá nhân làm cho mỗi người tự động đứng lên. Cái HẬN THÙ xã hội làm cho cả xã hội quy mũi dùi vào nhóm người đã gây ra nguyên cớ của HẬN THÙ
Mang hai động lực chính yếu nổi dậy như vậy, thì đòi hỏi của Cách Mạng là phải thỏa mãn hai cái động lực trên đây, nghĩa là DẠ DẦY cá nhân có đồ ăn và những kẻ tạo ra HẬN THÙ xã hội phải biến đi cho khuất mắt. Chính vì vậy mà dân chúng Tunisie, mặc dầu Ben ALI đã biến đi, lòng HẬN THÙ xã hộiï vẫn đòi hỏi đồng bọn Ben ALI không được lảng vảng vào Chính quyền trước mặt dân. Tại Ai Cập, vì lòng HẬN THÙ xã hội, mà dân chúng nhất thiết đòi Hosni MUBARAK phải từ chức không được trì hõa. Họ không tin tưởng vào Phó Tổng thống, đồ đệ trung thành của Mubarak. Quyền hành lúc này trong tay Quân đội, nhưng sự hiện diện của lớp Sĩ quan già có thể sẽ gây những chướng ngại cho Cách Mạng.
Nếu chúng ta quên đi hai động lực cụ thể này, mà chỉ gọi đây là cuộc đòi hỏi Tự do Dân chủ một cách trừu tượng, thì cuộc Cách Mạng dễ đi « chệch hướng « . Mà dường như Hội đồng Quân lực Tối cao vô tình hay hữu ý mà chỉ nói đến « Chuyển tiếp Chính trị trong trật tự« sang những phạm trù trừu tượng Tự do Dân chủ. Chương trình chuyển tiếp của Hội đồng Quân lực là Bãi bỏ Quốc Hội hiện hành, Sửa đổi Hiến pháp, Tổ chức Bầu cử Tự do. Những việc làm này không trực tiếp thỏa mãn đòi hỏi cụ thể và căn bản của Cách Mạng là chuyển cái Bụng ĐÓI của dân nghèo thành Bụng NO. Dân nghèo đói bụng có lẽ không quan tâm đến việc bải bỏ Quốc Hội hay Bầu cử Tổng thống bởi vì họ có bao giờ hy vọng ra để tranh cử Nghị viên Quốc Hội hay Tổng thống đâu. Đó là việc làm chuyển tiếp cho tầng lớp làm Chính trị với Bụng đã NO đủ.
Tự do Dân chủ thực sự
Nếu quên đi cái động lực căn bản là DẠ DẦY để chỉ nhắc tới Tự do Dân chủ, thì cũng phải định rõ cái Tự do Dân chủ thực sự chứ đừng lấy những phạm trù trừu tượng để phủ mêng mang lên đầu dân mà chính dân không cảm thấy Tự do Dân chủ nằm đích thực ở chỗ nào.
Chúng tôi thường nói rằng muốn thấy mình có Tự do thực sự thì mình phải có điều kiện độc lập để quyết làm hay không làm một điều gì. Nói đến điều kiện độc lập, trước tiên phải nói đến điều kiện Kinh tế. Bàn về điểm này, chúng tôi thường lấy tỉ dụ một Công ty Kinh tế. Một Công ty Kinh tế luôn luôn phải đặt nặng vấn đề tạo TỰ LẬP TÀI CHÁNH (Autonomie financìere). Khi không có tự lập tài chánh, thì Công ty không có độc lập để quyết định Mục đích và những Chương trình hoạt động. Khi Công ty chứa đầy những Tín dụng Ngân Hàng, thì khó lòng quyết định độc lập cách sinh hoạt được.
Cũng vậy, một cá nhân nghèo khổ, BỤNG ĐÓI veo, thì khó lòng có độc lập, Tự do nói thẳng thắn trước một người giầu mà mình muốn cậy nhờ họ giúp đỡ. Câu nói “Cái khó bó cái Khôn “là trong ý nghĩa mất Tự do và Độc lập khi phải phát biểu ra trung thực với cái Khôn mà mình thấy tỏ tường.
Tại Geneva, tôi có gặp một ít người Việt làm tại Liên Hiệp Quốc. Trước một số vấn đề trái khoáy liên hệ đến CSVN, tôi đề nghị họ lên tiếng, nhưng họ không dám làm vì sợ động chạm đến việc làm tại Liên Hiệp quốc. Họ mất độc lập và mất Tự do luôn.
Chúng tôi cũng có thể trưng dẫn chứng cớ Lịch sử Tự do, Dân chủ và Độc lập khi mà điều kiện Kinh tế để thực hiện chưa được sửa soạn cho đủ. Phong trào các Thuộc địa đứng lên dành Độc Lập như đồng loạt xẩy ra tại Á châu, Phi châu và Nam Mỹ. Những cuộc nổi dậy này được hướng dẫn bởi những nhà Trí thức đã được hấp thụ những phạm trù cao đẹp Tự do, Dân chủ, Độc lập từ những Đại Học nổi danh ở Mẫu quốc như Sorbonne, Oxford, Cambridge. Sau khi du học, họ trở về Thuộc địa và hướng dẫn cuộc nổi dậy dành Độc Lập. Dành lại Độc Lập rồi, một Chính quyền DÂN SỰ được thiết lập và chuyển đạt cho dân chúng Lý tưởng Tự do, Dân chủ và Độc Lập như họ đã được hấp thụ tại những Đại Học long danh Tây phương. Các nhà Sử học quan sát thấy sau một thời gian trung bình chừng 5 năm, những cuộc Đảo chính do Quân đội đứng lên lật đổ Chính quyền Dân sự để thiết lập Chính quyền Quân sự và nối lại liên hệ với Mẫu quốc đã dành Độc Lập cho Thuộc địa trước đây. Lý do của thay đổi đồng loạt này là những phạm trù Tự do, Dân chủ và Độc lập được mang về mà chưa sửa soạn điều kiện Kinh tế khả dĩ cho phép thực hiện.
Vì vậy vấn đề Tự do Dân chủ thực sự phải có điều kiện độc lập về Kinh tế. Chính vì vậy, nếu chỉ nói Tự do Dân chủ trừu tượng mà không lo trước hết về cái BỤNG ĐÓI của người dân để họ có độc lập về cuộc sống, thì chính họ cũng khó lòng thực hiện Tự do Dân chủ thực sự.
Nếu thực tình muốn cho người dân có được Tự do Dân chủ thực sự, thì phải làm cho họ có điều kiện tương đối độc lập về cuộc sống vật chất. Quan tâm đến điều này trước tiên, chúng ta mới đi đúng nguyện vọng của Cách Mạng, nghĩa là không sử dung những phạm trù Tự do Dân chủ trừu tượng mà làm “chệch hướng “ Cách Mạng.
Tính toán Chính trị quốc tế dễ làm “chệc hướng “ thêm
Người dân Ai Cập đứng lên làm Cách Mạng là tự họ và cho, không bị xúi giục bởi hay phục vụ cho một quyền lợi nào ngoại quốc. Nhưng Ai Cập lại nằm ở một vị trí đặc biệt căng thẳng giữa của Trung đông và va chạm Hồi giáo với Tây phương. Giới Chính trị quốc tế tính toán quyền lới cho nước mình hay cho khối của mình. Họ tìm giải quyết những vấn đề khác với những động lực chính làm quần chúng Ai Cập nổi dậy. Thậm chí những vấn đề này còn phải bắt dân Ai Cập phải hy sinh cực khổ nữa. Thực vậy, Hoa kỳ và Liên Âu quên đi động lực chính nổi dậy của quần chúng Ai Cập, mà chỉ quan tâm chính yếu đến những việc bảo vệ cho chính mình như sau :
* Lo sợ những thay đổi thất lợi chuyên chở qua Kênh Suez
* Lo sợ thay đổi chính sách của Ai Cập đối với Do Thái mà mình bảo vệ
* Lo sợ một Chính quyền theo Hồi giáo kiểu Iran tại Ai Cập
Chính vì những lo sợ này mà Hoa kỳ và Liên Âu không tích cực đi vào những giải quyết căn bản cho cuộc Cách Mạng Dạ Dầy của quần chúng Ai Cập. Thậm chí Liên Âu và Hoa kỳ có thể vẫn duy trì những chế độ độc tài để giữ « Trật Tự « , nghĩa là kềm kẹp dân chúng, nhất là Hồi Giáo, không chống lại mình.
Chủ trương ích kỷ này của Liên Âu và Hoa kỳ tất nhiên không giải quyết động lực chính yếu và chính đáng của quần chúng nổi dậy là DẠ DẦY và HẬN THÙ đối với kẻ bóc lột. Khi động lực chính yếu hiện nay của dân chúng không được giải quyết cụ thể, mà chỉ dùng những mỹ từ trừu tượng để bao che chủ trương ích kỷ của mình, thì cái « Trật Tự « chỉ là tạm thời.
Những tính toán quyền lợi cho Chính trị quốc tế dễ khiến cuộc Cách Mạng đi “chệch hướng “, nghĩa là dân chúng Ai Cập phải cực nhọc nữa trên đường tiến đúng theo Mục đích mà động lực Cách Mạng đã thúc đẩy họ đứng lên trong đổ máu.
Con đường còn dài và
những chướng ngại sẵn có
Hội đồng Quân lực Tối cao của Ai Cập giữ nhiệm vụ “Chuyển tiếp Chính trị trong trật tự“ để gọi là Thể chế Tự do Dân chủ, có thể đẩy mau chóng từ nay đến tháng 9. Nhưng đó là Tự do Dân chủ với những phạm trù trừu tượng mà quần chúng đói nghèo khó được hưởng cụ thể.
Con đường thực hiện Tự do Dân chủ thực sự còn dài bởi lẽ những điều kiện để thực hiện Tự do Dân chủ thực sự thuộc phạm vi Kinh tế không thể một sớm một chiều mà tạo ra được. Tuy dài, nhưng phải bắt đầu ngay để, với kiên nhẫn, mà dân tuần tự đi tới. Điều mà chúng tôi thấy lo ngại cho con đường dài này của Ai Cập, đó là những chướng ngại phải vượt qua không dễ dàng. Những chướng ngại này thuộc lãnh vực Kinh tế.
=> Chướng ngại thứ nhất: Đó là nền Kinh tế Ai Cập trải qua một thời kỳ dài mà tài sản quy tụ vào một thiểu số giầu nứt khố. Tài sản quy tụ vào Gia đình Mubarak, lớp Tướng tá già thân cận và những người thuộc đảng của Mubarak. Còn dân chúng, 40%, sống bên dưới mức nghèo khổ. Làm thế nào việc phân phối tài sản dân dần bớt hố sâu giầu nghèo từ hai thái cực.
=> Chướng ngại thứ hai: Lãnh đạo quyền lực Quốc gia hiện giờ là trong tây Quân lực mà lớp Sĩ quan lớn tuổi nắm những lãnh vực sinh hoạt Kinh tế chính như Tờ The Guardian của Anh viết:
« Báo Anh cho rằng giới quân nhân Ai Cập kiểm soát 15 phần trăm nền kinh tế trị giá 270 tỷ đô la của nước này.
Ngoài các lãnh địa riêng chỉ có các sĩ quan cao cấp hưởng thụ, các thương vụ của giới quân nhân trải rộng từ xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch và nhất là hàng không.
Hãng hàng không quốc gia Ai Cập AirEgypt được cho là “bến đỗ an toàn” của các cựu tướng lĩnh sau khi thôi binh nghiệp. »
Các Lãnh đạo quân đội có thể vì bảo vệ quyền lợi Kinh tế của mình mà xen lấn giữ luôn quyền lực Chính trị, không tạo điều kiện cho dân thực hiện cụ thể Tự do Dân chủ.
=> Chướng ngại thứ ba: những nhà đầu tư nước ngoài rất thích làm việc với những chế độ độc tài nhận tham nhũng. Chỉ cần cho tham nhũng đỡ tốn kém, tư bản ngoại lai sử dụng độc tài để bịt miệng và khai thách nhân lực cũng như tài nguyên của quốc gia. Theo Đài Euro News mà chúng tôi đã viết tuần trước, thì Mubarak đã thu vào cho mình tới 20% lợi nhuận đối với những nhà đầu tư nước ngoài vào khai thác tại Ai Cập, nhất là về ngành du lịch. Nếu có Tự do Dân chủ thực sự cho dân, việc tư bản ngoại lai vào đầu tư có thể giảm dần.
Những chướng ngại trên đây là những cản trở lớn nhất làm kéo dài thời gian thực hiện Tự do Dân chủ thực sự tại Ai Cập với 40% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Các Đài Truyền Hình hôm nay nói nhiều về những vấn đề Xã hội hơn là Chính trị.
Kết luận:
áp dụng bài học cho Việt Nam
Trước Đại Hội đảng kỳ XI vừa rồi, chúng tôi đã quyết định không thèm đọc về những dàn xếp nhân sự trong giới Lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN nữa bởi vì nhóm kẻ cướp này vẫn cố thủ giữ lấy chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Đó là một cái Cơ chế mà chúng tôi ví như một đống phân để giòi Tham Nhũng Lãng Phí sinh ra và hoành hành. Con giòi nào cũng giống con giòi nào, thì khỏi cần phải mất giờ xem con giòi này làm Tổng bí thư, con kia làm Chủ tịch hay Thủ tướng.
Một cái Cơ chế cho độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế là một tuyên bố công khai trơ trẽn rằng đảng CSVN là “quân ăn cướp ngày” không còn một chút liêm xỉ xấu hổ gì cả. Chúng sẽ tiếp tục bóc lột dân chúng cho đến nghèo kiết xác, tiếp tục ăn cướp tài sản quốc gia làm của riêng giầu nứt khố. Dân chúng mang DẠ DẦY rỗng với lòng HẬN THÙ đã tích lũy tại Việt Nam còn lâu hơn Ai Cập. Bài học cương quyết đi tới cùng của dân Tunisie và dân Ai Cập cho chúng ta phải có thái độ dứt khoát với đảng CSVN:
=> Không có Hòa Hợp Hòa Giải như một số người làm chính trị xôi thịt tại Hải ngoại hô hào để mong hớp được chút bánh rơi rụng do CSVN thẩy xuống.
=> Không có “đối thoại“ như một số Lãnh đạo Tôn giáo giả hình ngụy biện để tòng phạm với tội ác CSVN
=> Thâu hồi lại cho dân những tài sản, đất đai, nhà cửa mà đảng đã ăn cướp bẩn thỉu
=> Săn nùng những tài sản mà chúng chuyển ra nước ngoài cất giữ để phục hồi lại cho Việt Nam.
=> Không để chúng đứng chung trong tiến trình xây dựng Tự do Dân chủ thực sự cho dân bởi vì lịch sử đảo điên tráo trở phản bội của chúng đã có từ thời Hồ Chính Minh.
=> Dân Việt đứng lên làm Cách Mạng DỨT BỎ Cơ chế CSVN hiện hành phải cứng rắn gạt bỏ những tính toán Chính trị quốc tế. Việt Nam cũng đứng ở vị trí tính toán Chính trị quốc tế như Ai cập. Mỹ tính toán quyền lợi cho dân họ. Tầu tính toán quyền lợi cho dân Tầu. Không ai thương sót số phận của Dân mình bằng chính mình thương mình. Tự tin ở mình và tự mình đấu tranh cho chính mình, đừng để tính toán Chính trị quốc tế làm “chệch hướng“ cuộc Cách Mạng của Dân tộc Việt Nam.
Những điểm cương quyết như trên có nghĩa là phải quét sạch ngay từ lúc đầu những chướng ngại trên con đường dân tộc xây dựng Tự do và Dân chủ thực sự.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 17.02.2011