Trong lễ tưởng niệm ca nhạc sĩ đấu tranh Việt Dzũng ngày 28-12-2013 tại Nam California, việc nên hay không nên phủ quốc kỳ VNCH trên quan tài của anh Việt Dzũng đã tạo ra một cuộc tranh cải.
Nhóm ủng hộ việc phủ quốc kỳ VNCH trên quan tài của anh Việt Dũng cho rằng là đây là điều làm theo ý nguyện của người quá cố , để tôn vinh và ghi nhớ những gì mà anh Việt Dzũng đã đóng góp cho cộng đồng qua những cuộc đấu tranh cho nhân quyền, tự do cho Việt Nam trong suốt cuộc đời của anh.
Nhóm phản đối việc phủ quốc kỳ VNCH cho anh Việt Dzũng cho rằng việc phủ quốc kỳ là chỉ dành cho các quân nhân tử trận, hy sinh vì tổ quốc. Anh Việt Dzũng không là quân nhân của QLVNCH thì không xứng đáng được phủ quốc kỳ VNCH.
Chính vì có cuộc tranh luận trên đã khiến cho thân mẫu của anh Việt Dzũng là giáo sư Nguyễn Thị Nhung đã đưa đến quyết định là không phủ quốc kỳ VNCH trong tang lễ của con mình.Lý do của giáo sư Nhung qua lời trình bày của ca nhạc sĩ Nam Lộc đưa ra: Luật phủ cờ có sự khác biệt giữa quốc gia Hoa Kỳ và VNCH. Chính phủ Hoa Kỳ cho phép bất cứ một cá nhân nào dù quân nhân hay dân sự, nếu có công trạng với đất nước, thì khi người đó nằm xuống người đó sẽ nhận được vinh dự “phủ cờ” . Nhưng đối với chính thể VNCH thì luật lệ được ghi rõ ràng: “ Lễ nghi quân cách” nầy chỉ dành cho quân đội mà thôi, đồng thời chỉ có những người hy sinh vì tổ quốc mới nhận được vinh dự đó. Bà cho biết thêm, mặc dù con trai của bà, nhạc sĩ Việt Dzũng là một nhạc sĩ chống Cộng, luôn luôn đi tiên phong trong những cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ cũng như bảo vệ chính nghĩa quốc gia cùng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Tuy nhiên, Việt Dzũng không ở trong quân đội, cho nên để giữ đúng nguyên tắc và tôn trọng luật lệ, vì thế bà và gia đình đưa ra quyết định nói trên và đó là lý do duy nhất mà gia đình xin phép được miễn nghi thức “Phủ Cờ.”.
Bài viết nầy chúng tôi hy vọng với những sự kiện đã xảy ra cũng như qua sự tham khảo về nghi lễ phủ quốc kỳ của Hoa Kỳ, của VNCH trước đây và hoàn cảnh hiện nay của cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản, mọi người sẽ có một cái nhìn đứng đắn và sáng suốt hơn về việc phủ quốc kỳ VNCH trên quan tài của người quá cố.
Như tất cả mọi người đều biết, quốc kỳ là một biểu tượng cao quí của quốc gia và dân tộc. Dân tộc của mỗi quốc gia bao gồm mọi giới Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh. Việc bảo vệ và xây dựng quốc gia không đơn thuần trông cậy vào một thành phần nào trong xã hội mà phải trông cậy vào tòan thể mọi giới, mọi người dân. Vì thế, việc phủ quốc kỳ trên quan tài của người quá cố là một hành động để ghi công về những việc làm, những đóng góp của người quá cố đối với quốc gia.
Theo nghi lễ của Hoa Kỳ, việc phủ quốc kỳ trên quan tài là một hành vi danh dự được dành cho các quân nhân tử trận, hy sinh vì công vụ, cho các cựu quân nhân, các nhà ái quốc và cho các viên chức cao cấp tại cấp tiểu bang và liên bang của Hoa Kỳ.
Điều đó cho chúng ta thấy rõ, việc phủ quốc kỳ Hoa Kỳ không phải là việc làm đơn thuần dành riêng cho các quân nhân tử trận hoăc hy sinh vì công vụ. Đại tướng Mc Arthur dù một cựu quân nhân, không hy sinh tại mặt trận, nhưng khi ông qua đời đã được hưởng nghi thức phủ cờ để ghi ơn những chiến công hiển hách của ông trong thời đệ nhị thế chiến chống Nhật và trận chiến Triều Tiên chống lại Cộng sản Bắc Hàn và Trung Cộng. Các vị tổng thống , nghị sĩ, dân biểu tên tuổi của Hoa Kỳ, dù không là quân nhân, nhưng trong tang lễ của các vị nầy đều có nghi thức phủ cờ. Tiến sĩ Luther King, nhà tranh đấu cho quyền lợi người Da Đen, dù không là quân nhân, nhưng lúc qua đời, quan tài của ông đã được làm lễ phủ quốc kỳ một cách trang trọng.
Tại miền Nam VN trước đây trong cuộc chiến tranh khốc liệt với quân Cộng Sản Bắc Việt, nhiều quân nhân đã hy sinh. Hình ảnh phủ cờ cho các quân nhận tử trận tại các nghĩa trang quân đội đã là hình ảnh quá quen thuộc đối với mọi người dân. Chính vì thế, nhiều người đã lầm tưởng rằng, việc phủ quốc kỳ VNCH chỉ dành riêng cho các quân nhân tử trận. Thật ra, chính phủ VNCH không có quyết định hạn hẹp như thế. Nhiều cựu quân nhận hay nhiều viên chức hành chánh cũng đã được hưởng lễ phủ cờ .Đặc biệt , trong biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, Cộng Sản Bắc Việt đã dã man giết và chôn tập thể gần 5000 người dân vô tội tại cố đô Huế. Sau khi tìm ra được thi hài các nạn nhận, chính tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho phủ quốc kỳ VNCH trên tất cả các quan tài của các nạn nhân không phân biệt quân, dân, cán, chính, đàn ông, đàn bà hay trẻ em.Việc làm nầy chính là hành động để xác định căn cước hàng ngàn nạn nhận là công dân của chế độ VNCH, đồng thời cũng nói lên hành vi dã man của chế độ bạo tàn Cộng Sản Hà Nội.
Sau ngày quốc hận 30-4-1975, hàng triệu người Việt Quốc Gia đã liều mình bỏ nước ra đi tỵ nạn cộng sản để tìm đời sống tự do tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cộng đồng người Việt hiện nay tại hải ngọai đã lên đến gần 3 triệu người.
Trong hoàn cảnh sống tỵ nạn hiện nay của người Việt Quốc Gia, quê hương yêu dấu của chúng ta đã bị bọn CSVN, tay sai của Trung Cộng cưỡng chiếm, chúng ta đã không còn chính phủ để điều hành, không còn quốc hội để làm luật và không còn một cơ cấu tư pháp để phân xử ai. Nhưng chúng ta chỉ còn lại hai biểu tượng thiêng liêng là Quốc Kỳ VNCH và bài Tiếng Gọi Công Dân làm Quốc Ca cùng một tấm lòng yêu quê hương tha thiết và một ý chí kiên trì đấu tranh cho một nước Việt Nam được vẹn toàn lãnh thổ, tòan dân được hạnh phúc, ấm no dưới một chế độ , dân chủ, tự do tôn trọng nhân quyền.
Vũ khí đấu tranh hiện nay của cộng đồng người Việt Quốc Gia tại hải ngọai, biện pháp dùng quân sự khó thực hiện. Chính vì thế, phương cách đấu tranh hữu hiệu chính là bao gồm trên mọi lãnh vực. chính trị, vận động ngọai giao, truyền thông, văn hóa, kinh tế, tôn giáo,tài chánh v.v..Mọi mũi dùi tấn công bọn độc tài CSVN đều đáng được ca ngợi và vinh danh.
Bọn CSVN ngày nay không còn sợ phương cách đấu tranh bằng quân sự do cộng đồng người Việt Quốc Gia khởi xướng, vì chúng biết việc làm nầy chúng ta không thực hiện được. Nhưng chúng lo ngại cuộc đấu tranh của người Việt Quốc Gia trên các lãnh vực chính trị, kinh tế, tài chánh ,văn hóa và truyền thông . Chúng ra sức chia rẽ mọi đòan thể, mọi đảng phái, mọi tôn giáo để làm suy yếu sức mạnh đoàn kết của tập thể người Việt Quốc Gia.Nhất là chúng tìm mọi cách để triệt hạ Quốc Kỳ VNCH cùng Quốc Ca là hai biểu tượng cao quí nhất của tập thể người Việt Quốc Gia .
Chính vì thế, nếu với quan niệm việc phủ Quốc Kỳ chỉ dành cho các quân nhận QLVNCH tử trận, thì chúng tôi e rằng việc nầy rất khó xảy ra trong tình trạng chúng ta sinh sống tại hải ngọai hiện nay.Và từ đó, việc phủ quốc kỳ VNCH sẽ bị chấm dứt và lá quốc kỳ VNCH mãi sẽ không còn nhìn thấy trong các tang lễ của người Việt tỵ nạn.
Chúng tôi tin rằng, hàng triệu quân nhân QLVNCH yêu nước và sáng suốt phải nhận thức rằng, trong cuộc đấu tranh chống Cộng Sản Bắc Việt, quân đội không là lực lượng đấu tranh duy nhất của miền Nam VN. Các quân nhận QLVNCH cần có một hậu phương yểm trợ vững mạnh do nhiều người đóng góp. Con em của các quân nhân cần có trường sở, thầy giáo dạy dỗ. Cha mẹ, vợ con của các quân nhân cần được sống trong một xã hội an bình với một nền kinh tế vững mạnh do những viên chức hành chánh tài năng quản trị v.v.
Chính vì thế, trong gần 39 năm sống lưu vong tỵ nạn cộng sản, việc duy trì hai biểu tưởng Quốc Kỳ VNCH và Quốc Ca là việc làm cần thiết nếu không muốn nói là để tránh bị tiêu diệt . Cuộc đấu tranh của tập thể người Việt Quốc Gia cho một cộng đồng VN vững mạnh và cho quê hương VN được tự do, dân chủ là công việc chung cho mọi người .Chúng ta phải bỏ đi mọi ý nghĩ tỵ hiềm cá nhân nông nổi, quan niệm chật hẹp lỗi thời làm nãn chí mọi người Việt QG và nhất là giới trẻ yêu nước muốn dấn thân đấu tranh.
Chúng tôi vững tin sự hy sinh của anh Trần Văn Bá từ Pháp về nước đấu tranh với cộng sản. Việc cả đời đấu tranh cho đất nước của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là những việc làm yêu nước đáng ngưỡng mộ và quan tài của họ đáng được hưởng lễ phủ quốc kỳ VNCH.
Việc chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng, tư lệnh binh chủng Nhảy Dù, đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng QLVNCH khi từ trần đã không có lễ phủ cờ là do ý tưởng trách nhiệm đối với đất nước của hai vị tướng nầy nghĩ rằng họ đã không làm tròn được phận sự giữ được miển Nam VN.
Do đó, trừ đi ý nguyện của người quá cố , trừ những người phản bội lại chính nghĩa Quốc Gia, can tâm làm tay sai của tập đòan lãnh đạo CSVN, những kẻ chủ trương hòa hợp với CSVN thiết nghĩ việc phủ quốc kỳ VNCH cho các quân, dân, cán chính, những thanh niên trẻ yêu nước đấu tranh cho cộng đồng, cho quê hương là một việc đáng làm và để chống lại âm mưu của bọn Cộng Sản Bắc Việt nhằm tiêu diệt quốc kỳ VNCH thân yêu của chúng ta vậy.
Nguyễn Vạn Bình
4 Comments
hoang dung
Bài viết chính xác và hay.Mong cộng đồng người Việt hải ngoại(và trong nước) lưu tâm.Xin cám ơn tác giả NVB
mimosa phuong vinh
Tôi rất tâm đắc với bài viết này, xin đa tạ tác giả Nguyễn Vạn Bình đã nói lên tâm tư, nguyện vọng của một số đông Người Việt Tị nạn Cộng Sản tại Hải Ngoại!
Mai Phú Hưng
Tôi hoàn toàn đồng ý với đoạn “..việc phủ quốc kỳ VNCH cho các quân, dân, cán chính, những thanh niên trẻ yêu nước đấu tranh cho cộng đồng, cho quê hương là một việc đáng làm..”, và xin thêm ý kiến:
Sau 30-04-1975, lá cờ vàng 3 sọc đỏ là biểu tượng không chỉ thuộc về quốc gia anh linh Việt Nam Cộng Hòa mà thôi, ngày hôm nay chính là biểu tượng của người Việt Nam hải ngoại yêu và đấu tranh vì tự do dân chủ nhân quyền cho quê nhà Việt Nam. Cá nhân tôi ngưỡng mộ các vị yêu và đấu tranh này như những vị anh hùng, anh thư. Chính nhờ máu đã đỗ xuống, công lao đã đóng góp của các vị anh hùng, anh thư trên tuyến đầu tự do này mà lá cờ vàng ba sọc đỏ tiếp tục bay phất phới tại hải ngoại và không mất đi trong lòng người dân trong nước.
Do đó việc phủ cờ vàng 3 sọc đỏ cho các vị Quân,Cán,Chính làm việc cho Việt Nam Cộng Hòa trước 30-04-1975 và các anh chị đã, đang đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam khi quý vị này mất đi là một việc nên làm để ghi nhận và khuyến khích những công lao đóng góp cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 hay cho nhân quyền Việt Nam sau 1975, và để xác định rõ ràng vị trí trên tuyến đầu tự do của người đã mất.
Cám ơn tác giả rất nhiều.
Thai Le
Đất nước không của riêng ai, bất cứ ai cớ công với đất nước đều được “Tổ Quốc ghi ơn”. Phủ cờ cho người quá cố có công với đất nước là nghi thức biểu tỏ sự ghi ơn đó.
Tất cả những quân nhân các cấp của QLVNCH hiện sinh sống tại hải ngoại không ai xứng đáng để được phủ cờ, chúng ta là những kẻ mang nợ với Tổ quốc, có tội với đồng bàơ vì đã không hoàn thành trách nhiệm được giao (mà lại đang hưỡng rất nhiều…. phước). Một quân nhân không hoàn thành trách nhiệm thì nên giử chút danh dự tối thiểu của một quân nhân như Tướng Lê Quang Lưỡng.
Rất nhiều, rất rất nhiều quân nhân QLVNCH đã từ lâu không còn là một người lính, họ vô trách nhiệm với mất còn của đất nước, điêu linh của giống nòi, sống vô danh, chết vô công nhưng cứ hè nhau phủ cờ. Họ không xứng để so sánh với Phương Uyên, Minh Hạnh… chứ đừng nói so với Việt Dzũng, Trần văn Bá. Cho nên những ai tung ra luận điệu “nghi thức phủ cờ chỉ dành cho quân đội” chính là những kẻ đang âm mưu, chính xác hơn là thực hiện âm mưu phân hoá cọng đồng và giết chết biểu tượng thiêng liêng, Có phải họ toan tính rằng khi những người lính chết hết thì Quốc kỳ, Quốc ca sẽ rơi vào quên lãng chăng ?. Đừng để Quốc kỳ trở thành tấm chăn cho những tên lính vô tích sự…
Xét bất cứ phương diện nào thì việc không phủ được cờ cho Việt Dzũng là một tắc trách đáng hổ thẹn của người Việt tị nạn đối với những đóng góp lớn lao của Việt Dzũng