Hôm nay quan chức các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đã nhất trí về một loạt hướng dẫn thực thi một tuyên bố chung có từ cách đây hơn 9 năm, nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên vùng biển tranh chấp này. Thỏa thuận đạt được trước khi các bộ trưởng ngoại giao của các bên nhóm họp tại Bali, Indonesia ngày mai, trong khuôn khổ một loạt các hội nghị của ASEAN.
Biển Đông là vùng biển chứa các tuyến hàng hải quan trọng nối Đông – Tây và có trữ lượng dầu khí lớn. Tranh chấp chủ quyền các vùng nước và đảo trong khu vực diễn ra nhiều năm qua giữa một số nước là thành viên ASEAN và Trung Quốc. ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử Biển Đông/Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC-Xem phía dưới) năm 2002.
Trưởng đoàn Việt Nam Phạm Quang Vinh (phải) và trưởng đoàn Trung Quốc Lưu Chấn Dân sau cuộc họp sáng nay. Việt Nam đóng vai trò điều phối cuộc họp cùng nước chủ nhà Indonesia trong phiên họp của các quan chức cấp cao (SOM). Ảnh: AFP.
“Thông qua thảo luận và đối thoại có tính xây dựng và hiệu quả, chúng tôi đã có thể – ở cấp độ của chúng tôi (quan chức cấp cao) – đi tới thỏa thuận về dự thảo các biện pháp hướng dẫn”, ông Phạm Quang Vinh, trưởng đoàn quan chức cấp cao của Việt Nam cho biết.
“Đây là bước khởi đầu quan trọng và tốt đẹp để chúng ta làm việc cùng nhau trong việc tiếp tục đối thoại và hợp tác, vì ổn định và tin tưởng trong khu vực”, AFP dẫn lời ông Vinh nói với các phóng viên sau buổi họp sáng nay.
Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho biết các quan chức cấp cao sẽ trình thỏa thuận đạt được lên cấp bộ trưởng trong cuộc họp ngày mai, để các bộ trưởng thông qua.
“Đây là một tài liệu có tính quan trọng bước ngoặt trong việc hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN”, AFP dẫn lời ông Lưu nói.
Ông Vinh và ông Lưu cho biết thêm rằng cuộc họp quan chức cấp cao tới đây của hai bên ASEAN và Trung Quốc sẽ diễn ra ở Trung Quốc.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị bộ trưởng ASEAN hôm qua, Tổng thống Indonesia – nước chủ nhà và là chủ tịch hiệp hội – nói rằng cần đẩy nhanh việc soạn thảo văn bản hướng dẫn, và rằng việc này đã “chậm chạp” trong suốt thời gian qua.
Văn bản hướng dẫn, ra đời gần 10 năm sau khi DOC được đưa ra, quy định các cách thức để thực hiện DOC nhằm điều chỉnh các hoạt động trên Biển Đông.
Theo các quan chức Indonesia, các bản dự thảo của văn bản hướng dẫn này đưa ra các quy tắc về bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, an toàn hàng hải và truyền thông, tìm kiếm và cứu hộ, và đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Tuy nhiên, theo Reuters, văn bản này không đề cập vấn đề khoan dầu khí. Hiện nội dung cụ thể của văn bản vẫn chưa được công bố, nó sẽ được trình cho các bộ trưởng vào ngày mai.
Mục tiêu xa hơn nữa của các bên là tiến tới một Bộ Quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý – thường được đề cập với tên COC.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông dự kiến sẽ là chủ đề quan trọng trong Diễn đàn an ninh khu vực ARF diễn ra cuối tuần này. ARF quy tụ đại diện của nhiều cường quốc trong châu Á Thái Bình Dương. Năm ngoái, tại AFR ở Hà Nội, bà Clinton khiến thế giới chú ý khi tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.
Thanh Mai
Terms of Reference of the ASEAN-China Joint Working Group on the Implementation of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea
Background:
1. The Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) is the first political document jointly issued by ASEAN member countries and China on the South China Sea issue. The document reflects the consensus reached by all Parties on seeking peaceful solutions to disputes and conducting maritime cooperation in order to maintain regional stability in the South China Sea under the principles of the Charter of the United Nations, the 1982 UN Convention on the Law of the Sea, the Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia, the Five Principles of Peaceful Coexistence, and other universally recognized principles of international law.
2. All the Parties reaffirm their commitment to sincerely and faithfully implement the DOC in order to contribute to regional peace and stability in the South China Sea.
3. The ASEAN-China Senior Officials’ Meeting on the implementation of the DOC convened in Kuala Lumpur on 07 December 2004 decided to establish the ASEAN-China Joint Working Group on the Implementation of the DOC (ASEAN-China JWG).
Objectives:
4. The main task of the ASEAN-China JWG is to study and recommend measures to translate the provisions of the DOC into concrete cooperative activities that will enhance mutual understanding and trust.
5. The ASEAN-China JWG shall, in accordance with the obligations and commitment to the DOC, recommend for SOM’s consideration, policy and direction, including identifying type of activities the parties should take in order not to complicate or escalate disputes.
6. The work of the ASEAN-China JWG shall be guided by the principles of mutual understanding, consensus, consultation, and cooperation.
7. The ASEAN-China JWG is tasked to formulate recommendations on:
a) guidelines and the action plan for the implementation of the DOC;
b) specific cooperative activities in the South China Sea, particularly in the following areas:
– marine environmental protection;
– marine scientific research;
– safety of navigation and communication at sea;
– search and rescue operation; and
– combating transnational crime.
c) a register of experts and eminent persons who may provide technical inputs, non-binding and professional views or policy recommendations to the ASEAN-China JWG; and,
d) the convening of workshops, as the need arises.
Composition and Organization:
8. The ASEAN-China JWG shall comprise representatives of all Parties to the DOC. The ASEAN Secretariat shall also be present.
9. Meetings of the ASEAN-China JWG shall be co-chaired by representatives of ASEAN Country-coordinator and China.
10. The ASEAN-China JWG shall meet regularly at least twice a year and submit a report and recommendations to the ASEAN-China SOM at the end of each meeting.