Bảo Vệ Tự Do và Vai Trò Của Đối Kháng
Sau khi trở về Miến Điện vào năm 1988 Aung San Suu Kyi lãnh đạo Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ (National League for Democracy, NLD) để đấu tranh chống chế độ quân phiệt. NLD thắng lớn trong cuộc tuyển cử năm 1990 nhưng bị các tướng lãnh phủ nhận kết quả. Từ đó, bà bị quản thúc tại gia, sống cách biệt với gia đình tại Anh. Năm 1991 bà được giải Nobel Hoà Bình nhưng không thể đi nhận giải, vì sợ sẽ bị cấm trở lại Miến để tiếp tục đấu tranh. Hiện nay, nhờ Miến cải cách sâu rộng nên bà được tự do vào năm 2010 sau 15 năm bị quản thúc. Tháng 3 năm 2013 bà được tái đắc cử vào chức vụ Chủ tịch NLD. Triển vọng NLD nắm quyền và thay đổi chế độ quân phiệt vào cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 trở thành hiện thực. Bà là biểu tượng cho khát vọng tự do của người dân Miến và trở thành ngọn đuốc hy vọng chung cho các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới.
Trong thời kỳ bị quản thúc bà lý giải về bản chất và tầm quan trọng về cuộc đấu tranh của NLD cho nền dân chủ Miến. Bà mô tả tình trạng mất tự do của dân Miến, thảo luận về phương cách bảo vệ tự do, nêu cao vai trò đối kháng bất bạo động của NLD và so sánh với những phong trào đấu tranh hiện nay tại các nước Trung Đông. Bà xem nỗ lực đấu tranh của mình và các đảng viên NLD là một sự đam mê có chọn lựa trong tự do, kể cả chiụ đựng. Bà kêu gọi người dám đối kháng hãy sống trong sự thật, can đảm hành động không sợ hãi, sống tự do trong một đất nước không tự do và giữ vững niềm tin để có ngày ước mơ biến thành sư thật. Tài liệu này được thu thanh bí mật tại nhà, sau đó chuyển lén cho BBC Luân Đôn và trở thành hai bài thuyết giảng trong chương trình The Reith Lectures của BBC Radio 4 năm 2011.
Bản dịch sau đây giới thiệu hai tài liệu này và không dịch thơ của Kipling và phần thảo luận của bà với thính giả, nhưng hình ảnh, âm thanh và toàn văn xin truy cập tại đây. Người dịch cám ơn anh Lê Cao Bằng, Calgary, Canada đã hiệu đính bản dịch. (Lời người dịch)
Bảo vệ tự do
Được nói chuyện với các bạn hôm nay qua làn sóng đài BBC có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt dành cho tôi. Một lần nữa ý nghĩa của nó là tôi là người có tự do một cách chính thức. Khi tôi là người đang mất tự do một cách chính thức – tôi muốn nói là tôi đang bị quản thúc tại nhà, thì BBC nói chuyện với tôi và tôi nghe. Nhưng việc nghe đài đem lại cho tôi một loại tự do: tự do vươn tới tâm hồn người khác. Dĩ nhiên, đó không giống như một cuộc trao đổỉ riêng tư, nhưng là hình thức của một cuộc tiếp xúc với con người. Tự do được tiếp xúc với người khác mà bạn muốn chia sẻ ý nghĩ, hy vọng, nụ cười và kể cả lúc bạn tức giận và căm phẩn, đó là một quyền mà không bao giờ được vi phạm. Dù tôi không được trực tiếp đến với các bạn ngày hôm nay, nhưng tôi rất biết ơn vì có cơ hội thực hiện được quyền tiếp xúc của mình để chia sẻ với các bạn về suy nghĩ của tôi về tự do, nó có ý nghĩa gì đối với tôi và với người khác khắp nơi thế giới, những người đang ở trong một tình trạng tệ hại mà tôi muốn gọi là mất tự do.
Một cuốn tiểu sử tự thuật mà tôi may mắn được đọc và có vẻ tiên tri, hoặc có thể là cả hai, là cuốn Seven Years Solitary của một phụ nữ người Hung. Tác giả theo một nhóm người trong cuộc nổi dậy của Đảng Cộng Sản trong những năm đầu tiên của thập niên 1950. Lúc mới 13 tuổi tôi đã say mê sự quyết tâm và khả năng thông minh giải quyết vấn đề của một người đàn bà đơn độc nhưng giữ được tinh thần sắc bén không hề bị lung lạc qua thời gian, khi sự tiếp xúc của bà chỉ với con người mà mối bận tâm hằng ngày của họ là cố tìm cách làm lay chuyển bà.
Một trong những nhu cầu cơ bản nhất mà những người đối kháng quyết định can thiệp và kiên trì với công việc của mình là phải chuẩn bị một cuộc sống không có nhu cầu khác. Thực ra, sống không nhu cầu là một phần quan trọng của cuộc đời người đối kháng.
Loại người nào mà họ đắn đo tự chọn con đường chịu sự tước đoạt này? Max Weber xác định ba đặc tính quan trọng của người làm chính trị là đam mê, tinh thần trách nhiệm và tinh thần tương đối. Ông giải thích đặc điểm đầu tiên là đam mê, đó là sự dâng hiến cho chính nghĩa. Sự đam mê như thế có tầm quan trọng cho những người dấn thân trước một loại nguy hiểm nhất trong chính trị: đối kháng chính trị. Loại đam mê như thế phải là cốt yếu của từng người và mỗi người quyết định, dù họ có tuyên bố hay không, là chịu sống trong một thế giới cách biệt với đồng bào của mình, một thế giới bất trắc và không có luật lệ thành văn. Đó là thế giới của đối kháng.
Không có những dấu hiệu bên ngoài cho thấy là có những cư dân xa lạ của thế gian đối kháng này có thể được biết đến. Bạn hãy đến trong bất cứ ngày làm việc nào trong tuần trong trụ sở chính của NLD, một địa điểm khiêm tốn có dáng vẻ đổ nát của một nơi ẩn trú dành cho một nhóm người nhiều chiụ đựng. Hơn thế, đôi khi NLD được mô tả như một chuồng bò. Vì những nhận xét này luôn mang nhiều nụ cười thiện cảm và thường là thán phục, chúng tôi không hề bị khó chiụ. Rốt cuộc, có đúng không khi nói có một trong những phong trào gây ảnh hưởng nhất trên thế giới đã bắt đầu từ trong một chuồng bò?
Trong văn phòng xoàng xĩnh và chen chúc của chúng tôi, bạn tìm thấy những con người nhìn rất bình dị. Một người luống tuổi với mái tóc không chải chuốt nhưng có vẻ nghệ sĩ là một nhà báo lão luyện. Ông cũng là một nhà đối kháng cấp cao. Khi được phóng thích sau 20 năm tù ông ta khởi công viết ngay một cuốn sách về những kinh nghiệm thương đau có tựa là Is This A Human Hell?Ông ta luôn mặc áo tù ngắn màu xanh để luôn ý thức rằng mình vẫn còn có hàng ngàn tù nhân lương tâm ở Miến. Một người phụ nữ đeo kính, có vẻ ngăn nắp gọn gàng với khuôn mặt không còn lo âu hay thất vọng là một bác sĩ đã sống 9 năm tù. Từ ngày được thả cách đây 3 năm, bà tất bật với những đề án về xã hội và nhân đạo của Đảng chúng tôi. Chúng tôi cũng có những cụ bà dịu dàng ở lứa tuổi 80. Họ đến làm việc thường trực trong văn phòng chúng tôi từ năm 1997. Đó là một trong những năm giông bão như „sóng thần Tsunami“, khi làn sóng đàn áp bắt đi nhiều thành viên hoạt động cho dân chủ phải vào tù.
Tại một trong các buổi họp của Đảng, tôi kêu gọi các bà, giới trẻ và các bậc phụ huynh của người bị bắt đoàn kết với chính nghĩa của chúng tôi để cùng chứng tỏ cho giới quân phiệt thấy chúng ta sẽ không bao giờ bị đánh bại; những người còn đang tự do sẽ tiếp tục theo đuổi đường lối của những người mà tự do của họ đã bị tướt đoạt. Những cụ bà đáng mến là những người can đảm tiếp tục theo con đường này. Họ vẫn còn giữ vững đường lối với lòng kiên trì.
Bạn cũng sẽ thấy trong văn phòng NLD chúng tôi có đủ nam và nữ giới mà người Miến gọi là ở vào lứa tuối tốt đẹp nhất, điều này có nghĩa là họ ở vào lưá tuổi trên 40. Khi họ gia nhập vào Phong Trào Dân Chủ, họ ở vào lưá tuổi trên hai mươi hay trẻ hơn, khuôn mặt tinh anh và mắt sáng lóng lánh, say mê cho chính nghĩa. Bây giờ thì họ trầm tĩnh, chín chắn, nhiều cương quyết hơn, đam mê của họ được tôi luyện qua nhiều thử thách mà họ trải nghiệm. Bạn không nên hỏi họ nếu họ có từng vào tù chưa, mà phải hỏi họ đã bị vào bao nhiêu lần.
Nhưng cũng có những giới trẻ, nhưng không quá trẻ để trở thành người xa lạ với những cuộc tra tấn và tù tội. Khuôn mặt của họ bừng sáng với niềm hy vọng, nhưng chín chắn, thoát khỏi mọi ảo ảnh. Họ biết rõ là họ phải mình can thiệp vào việc gì. Họ thách thức tương lai với ánh mắt sáng ngời. Vũ khí của họ là niềm tin; áo giáp của họ là niềm đam mê , đó cũng là đam mê của chúng tôi. Nỗi đam mê này là gi? Nguyên nhân nào khiến chúng tôi dâng hiến khi từ bỏ những tiện nghi của cuộc sống thông thường? Tôi dựa vào định nghĩa của Vaclav Havel khi nói về công việc chủ yếu của người đối kháng: chúng ta dâng hiến để bảo vệ quyền của các cá nhân được sống đời tự do và chân thực. Nói cách khác, đam mê của chúng tôi là tự do.
Đam mê còn có nghĩa là chịu đựng và tôi muốn khẳng định điều này trong khung cảnh chính trị cũng như trong tôn giáo, nó bao hàm chịu đựng do chọn lựa: một quyết định có đắn đo thích nắm lấy cơ hội hơn là để nó qua đi. Đó không phải là một quyết định dễ dàng, vì chúng ta không hưởng thú đau thương, không phải là hạng người hưởng thụ do thích bị hành xác. Bởi vì đó là giá trị cao cả mà chúng ta đặt ra trong mục tiêu đam mê, chúng ta có thể chọn lưạ chiụ đựng, đôi khi là do chính mình.
Tháng năm 2003 một đoàn xe của các đảng viên và cảm tình viên của NLD hộ tống tôi trong một chuyến đi vận động tranh cử tại Dabayin, một tỉnh nhỏ Bắc Miến, chúng tôi bị bao vây và tấn công bởi những kẻ vô danh mà được suy đoán là dưới sự điều động của nhóm quân phiệt. Đến ngày nay không ai nghe tin gì về số phận của người tấn công, nhưng chúng tôi, những nạn nhân đều bị bắt. Tôi bị giam trong tù(nhà tù nỗi tiếng Insein và được (bị) giữ riêng, nhưng tôi phải thú nhận là được giữ chặt chẽ(được đối xử tốt) trong một nhà nhỏ cách biệt với khu của các tù nhân khác.
Một buổi sáng khi tôi tập thể dục, để giữ cơ thể khỏe mạnh như có thể giữ được, theo ý kiến của tôi, đó là một trong những bổn phận đầu tiên của một tù nhân chính trị. Tôi tự nghĩ rằng mình không phải là mình. Tôi không còn có thể giữ mình trầm tĩnh như thế này nữa. Tôi nằm cong người trên giường một cách yếu đuối, lo nghĩ trong đầu về hoàn cảnh của những người cùng cảnh ngộ với tôi tại Dabayin. Bao nhiêu người trong nhóm người này bị đánh đập tàn nhẫn? Bao nhiêu người trong nhóm bị dẫn đi đến những nơi mà tôi không biết đi đâu? Bao nhiêu người đã chết? Và những gì đã xãy ra đối với các thành viên khác của NLD? Tôi nằm dài người với nỗi lo âu và bất trắc. Tôi không còn thấy là mình đang ở đây nữa khi đang tập luyện nghiêm túc để giữ cơ thể khoẻ mạnh.
Lúc ấy, tôi không có nhớ lời thơ của Akhmatova: “Không, đó không phải là tôi. Đó là một người nào khác chịu đựng. Tôi không bao giờ có thể đối đầu với điều này và tất cả những gì xãy diễn.” Thời gian rất lâu sau đó khi tôi trở về nhà riêng, nhưng chịu sự quản thúc, những lời tưởng niệm này lại đến với tôi. Trong phút giây hồi tưởng tôi cảm thấy hầu như sức mạnh cơ thể làm nối kết mạnh mẽ chúng tôi, những người chỉ có nội lực dồn lại khi chúng tôi chỉ đang cần sức mạnh và chịu đựng là hơn cả.
Thi ca là một kết hợp tuyệt vời mà không cần biết đến giới hạn của không gian hay thời gian. U Win Tin, người mang chiếc áo tù, hướng về thi phẩm Invictus của Henly để làm sống lại thời kỳ bị tra khảo mà ông chịu đựng. Thi phẩm này tạo cảm hứng cho ba tôi và các người bạn đồng thời với ông trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, thi ca dường như cũng đã gây hứng khởi cho những chiến sĩ chiến đấu cho tự do trong những nơi khác vào những thời điểm khác. Đấu tranh và chịu đựng, đầu dù đẩm máu nhưng không khuất phục và kể cả hy sinh tính mạng, tất cả vì để giữ lấy tự do.
Tự do là gì mà nó lại là nổi đam mê của chúng tôi? Những người đối kháng nồng nhiệt nhất của chúng tôi không hề quan tâm đến các lý thuyết hàn lâm về tự do.
Nếu khi bị gạn hỏi tự do có ý nghĩa gì đối với họ, thì hầu hết họ chỉ nhanh nhẩu đáp về một danh sách các quan tâm thiết thân nhất với họ, thí dụ như là không còn tù nhân chính trị nữa hoặc là sẽ có tự do ngôn luận, thông tin và hội họp, hoặc là chúng tôi có thểchọn loại chính phủ nào mà chúng tôi muốn, hoặc đơn giản hơn, một cách bao quát, chúng tôi muốn làm những gì mà chúng tôi muốn.
Việc này xem như có vẻ ngây thơ, có lẽ ngây thơ một cách nguy hiểm, nhưng những tuyên bố như thế phản ánh ý nghĩa tự do như là một cái gì đó cụ thể phải đạt được qua công việc thực tế, không phải là khái niệm chỉ nắm bắt được bằng lập luận triết lý.
Cứ mỗi thời kỳ quản thúc kéo dài kết thúc tôi được hỏi có cảm nghĩ gì về tự do, tôi trả lời là không có gì là khác biệt bởi vì tinh thần của tôi luôn có tự do. Tôi thường nói rõ là tự do nội tại là bắt nguồn từ một tiến trình hoà hợp với lương tâm của con người. Isaiah Berlin cảnh báo chống lại những nguy hiểm của về sự giam hãm của tự do.
Ông nói: “Tự do tâm linh giống như chiến thắng tinh thần, nó phải được phân biệt từ trong một ý nghĩa nền tảng hơn của tự do và thông thường hơn của chiến thắng. Mặt khác, sẽ có nguy hiểm nhầm lẩn trong lý thuyết và biện luận về đàn áp trong thực tế khi nhân danh cho tự do.“
Chắc chắn một điều là có nguy hiểm khi chấp nhận tự do tâm linh thay thế thoả mãn hoàn toàn cho tất cả mọi tự do khác thì có thể đưa tới thụ động và cam chịu. Nhưng ý nghĩa nội tại của tự do có thể đẩy mạnh tạo ra động lực thiết thực cho những tự do nền tảng hơn trong hình thức của nhân quyền và uy lực pháp quyền. Phật giáo dạy rằng giải thoát tối hậu là buông bỏ tất cả mọi ham muốn. Vì thế mà có thể lập luận là giáo lý của Đức Phật làm cản trở những phong trào dựa trên những mơ ước về tự do trong hình thức của nhân quyền và cải cách chính trị. Tuy nhiên, khi những vị sư tăng tuần hành vào năm 2007 trong tinh thần yêu chuộng điều thiện, họ phản đối việc tăng giá nhiên liệu đắt đỏ gây tác haị làm tăng giá thực phẩm. Họ sử dụng uy lực tinh thần làm thay đổi quyền căn bản con người về những loại giá thực phẩm mà người ta có thể mua được.
Niềm tin về tự do tinh thần không phải có nghĩa là vô cảm với những nhu cầu thiết thực về những quyền căn bản và tự do, mà nói chung nó được xem là cần thiết cho con người được sống như con người.
Nhân quyền căn bản mà tôi xem trọng là thoát khỏi sợ hãi. Ngay từ khởi thuỷ của phong trào dân chủ tại Miến chúng tôi phải khằng định với ý nghĩa bạc nhược nỗi sợ hãi đang thâm nhập toàn xã hội. Du khách thăm Miến nhận ra ngay người Miến nhiệt tình và hiếu khách. Đáng buồn hơn, họ nói thêm, nói chung, người Miến sợ thảo luận các đề tài chính trị.
Sợ hãi là kẻ thù đầu tiên mà chúng ta phải vượt qua khi chúng ta đề ra cuộc đấu tranh cho tự do và thường sợ hãi còn lại cho đến chung cuộc. Nhưng thoát khỏi sợ hãi không thể nào kết thúc. Nó chỉ đủ để giúp cho chúng ta có thể được tiếp tục, và tiếp tục mặc dù sợ hãi đòi hỏi can đảm tột bực.
„Không, tôi không sợ. Sau nhiều năm hít thở trong những đêm tù ngục, tôi muốn trốn thoát vào trong sự buồn thảm mà không có tên gọi. Điều này không đúng. Tôi sợ, bạn thân yêu, nhưng bạn hãy nhìn nó dù bạn không nhận ra.“
Lòng dũng cảm thể hiện qua những vần thơ của Ratushinshaya là cách sống hằng ngày của người đối kháng. Họ ra vẻ không sợ khi làm nhiệm vụ và không thấy các chiến hữu của mình cũng lộ vẻ như thế. Đó không phải là đạo đức giả mà là can đảm được lập đi lập lại trong hằng ngày và trong từng thời điểm có ý thức. Đó là cách tự do phải được chiến đấu cho đến khi nào chúng ta có quyền thoát khỏi sợ hãi do tàn bạo và bất công áp đặt.
Akhmatova và Ratushinskaya là người Liên Xô. Henley là người Anh. Nhưng đấu tranh để sinh tồn dưới đàn áp và đam mê làm chủ đưọc vận mệnh và tự lèo lái cho tâm hồn là điểm chung cho mọi chủng tộc.
Khát vọng chung của con người được tự do làm chúng tôi hiểu rõ hơn với những biến chuyển sôi động tại Trung Đông.
Cũng như các dân tộc ở các nơi khác, người Miến cũng háo hức bởi những biến động này. Mối quan tâm của chúng tôi càng đặc biệt sâu xa hơn vì có tương đồng đáng kể giữa cách mạng tháng 12 năm 2010 tại Tunisia và cuộc nỗi dậy của chúng tôi vào năm 1988. Cả hai cùng khởi đầu vào thời điểm dường như có những biến động nhỏ không quan trọng.
Một người bán trái cây tại một tỉnh của Tunisia, vô danh trong một thế giới rộng lớn, đã tạo ra một cuộc chống đối không thể nào quên được về tầm quan trọng của quyền căn bản con người. Một người bình dị chứng tỏ cho thế giới thấy đối với ông ta quyền có nhân phẩm còn quan trọng hơn là mạng sống. Điều này làm bộc phát một cuộc các mạng toàn diện. Tại Miến, tranh cải trong một tiệm trà tại Rangoon giữa những sinh viên và người địa phương được cảnh sát xử lý mà những sinh viên coi chuyện này là bất công. Điều này đưa đến nhiều biểu tình mà kết cuộc là sinh viên Phone Maw thiệt mạng. Nó làm ngọn lửa cho các cuộc biểu tình bùng lên mà cả nước chống lại chế độ độc tài của Đảng Chương Trình XHCN Miến.
Một người bạn nói rằng đây là tình trạng giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước. Việc thể hiện này cho thấy gánh nặng đến mức độ không còn chiụ đựng được và sự sụp đổ thực ra là vì không ai còn tiếp tục chịu đàn áp.
Ở Tunis và Miến cái chết của hai người trẻ là một tấm gương cho người ta thấy gánh nặng về bất công và đàn áp mà họ không thể chịu đựng được nữa. Một chuyện tự nhiên là giới trẻ khao khát tự do. Mơ ước mở rộng đôi cánh vừa mới trưởng thành càng mạnh càng tốt, đó thuộc về bản năng. Điều này không làm cho chúng tôi ngạc nhiên khi tại Miến giới trẻ là đạo quân tiền phong ủng hộcách mạng Tunisia. Cũng không thể ngạc nhiên khi giới trẻ hát nhạc Rap bình dân là nổi bật trong số những người đòi hỏi được phép quyết định về cuộc đời mình.
Tại Miến ngày nay giới trẻ chơi nhạc Rap là thành phần cốt cán của phong trào Thởi Đại Đợt Sóng Mới, một tổ chức không chính thức nhưng lại cống hiến nhiệt tình cho dân chủ và nhân quyền. Một số người trong bọn họ đã bị cầm tù trong cuộc cách mạng của các sư tăng. Hiện nay còn khoảng 15 người trong nhóm này vẫn còn bị giam giử. Chính quyền Miến, giống như chính quyền Tunisia đã bị hạ bệ, không được giới trẻ sống cuồng nhiệt và bình dị yêu chuộng.
Họ nhìn giới trẻ này như là mối đe doạ cho trật tự mà họ muốn áp đặt trên đất nước. Đối với người tin vào tự do, giới trẻ chơi nhạc Rap này biểu hiện cho một tương lai không ràng buộc vào định kiến, luật lệ độc tài, áp chế và bất công.
Những điểm tương đồng giữa Tunisia và Miến là họ nối kết được người dân trên toàn thế giới khao khát cho tự do. Họ cũng có những điểm dị biệt vì là kết quả của hai cuộc cách mạng khác nhau. Điểm dị biệt đầu tiên là trong khi quân đội Tunisia không bắn vào dân chúng thì quân đội Miến lại làm. Điểm thứ nhì là trong trường kỳ và có lẽ quan trọng hơn là cách mạng Tunisia tận dụng được những lợi thế của cách mạng truyền thông.
Đó không phải vì truyền thông chỉ đem lại khả năng cho dân Tunisia tổ chức và phối hợp phong trào tốt hơn. Nó làm cho sự quan tâm của thế giới về họ mạnh mẽ hơn. Không phải chỉ một thiệt mạng mà cứ mỗi một tổn thương nào cũng được thế giới biết đến chỉ trong một vài phút. Ngày nay tại Libya, Syria và Yemen những cuộc cách mạng thông báo cho thế giới biết được những tàn bạo của những kẻ đương quyền. Hình ảnh của một đứa trẻ 13 tuổi bị tra tấn cho đến chết tại Syria gây công phẩn mà các nhà lãnh đạo thế giới phải lên tiếng kết án. Truyền thông có nghĩa là tiếp xúc và trong bối cảnh các cuộc cách mạng Trung Đông nó có nghĩa là tiếp xúc tự do.
Chúng tôi có ganh tị với người dân ở Tunisa hay Ai Cập không? Có, chúng tôi ganh tị vì họ có những cuộc chuyển hoá nhanh chóng và an hoà. Nhưng ngoài sự ganh tị này là tinh thần đoàn kết và kết ước mới mẻ cho chính nghĩa chúng ta, chính nghiã của mọi người nam nữ cùng đề cao giá trị nhân phẩm con người và tự do trong tìm kiếm tự do, chúng ta học thế nào để được tự do. Đó là điều mà Vaclav Havel nói tới trong tác phẩm Living in Truth. Chúng tôi khởi đầu bổn phận của mình thoát thai từ ý muốn tự do của chính chúng tôi, mặc dù những nguy hiểm cố hữu trong cố gắng sống như một người tự do trong một đất nước không tự do. Chúng tôi hành sử tự do chọn lựa bằng cách chọn lựa hành động những gì mà chúng tôi coi là đúng đắn, ngay cả khi việc chọn lựa này làm bớt đi các tự do khác, vì chúng tôi tin rằng tự do sinh ra nhiều tự do khác.
Các cụ bà và giới trẻ đến làm việc không lương tại văn phòng chính của NLD đang hành sử quyền chọn lựa con đường gian truân cho tự do.
Khi tôi nói chuyện với các bạn, tôi đang hành sử quyền tự do thông đạt và thực ra tôi đang hành sử quyền làm cho tôi cảm thấy mình là một người có tự do nhiều hơn.
Đối kháng là thiên chức phù hợp với quan điểm của Weber khi ông coi chính trị như là thiên chức. Chúng tôi dấn thân cho đối kháng vì nhân danh tự do và chúng tôi chuẩn bị thử nghiệm liên tục với đam mê, trong tinh thần trách nhiệm và ý nghĩa tương đối nhằm đạt tới những gì mà một số người cho là điều bất khả. Chúng tôi đang tiếp tục chiến đấu với đôi mắt rộng mở để biến giấc mơ của chúng tôi về tự do thành hiện thực.
Tôi xin được kết thúc bài nói chuyện này với những vần thơ của Kipling mà tôi yêu thích. Tôi xin cám ơn Tim Garton Ash đã trích dẫn đoạn này cho tôi. “I´d not give room for an Emperor. I’ d hold my road for a King. To the Triple Crown. I’d not bow down – but this is a different thing. I’ ll not fight with the Powers of Air – sentry, pass him through! Drawbridge let fall – He is the lord of us all – The Dreamer whose dream came true.”
Trước Đế Vương tôi nào đâu nhường bước
Nhưng sẳn lòng để mở lối cho Quân Vương
Đời lắm lợi danh: tôi luôn mãi xem thường
Nhưng đến lúc thế thời đã khác
Tôi không chống với quyền năng của quỷ
Khi cửa thành lính gác đã làm ngơ
Chiếc cầu treo đã buông xuống tự bao giờ
“Với tất cả đây là ngôi của Chúa
Là hiện hình thật sự của giấc mơ”
(Lê Cao Bằng & Đỗ Kim Thêm dịch
Rudyard Kipling: “The Fairies’ Siege” — Giấc Mơ Ám Ảnh)
Vai Trò Của Đối Kháng
Khi đồng ý tham dự vào chương trình thuyết giảng The Reith tôi có nhiều lo âu, điều này dựa trên mơ ước đơn thuần là muốn khám phá xem chúng tôi là ai. Khi tôi nói „chúng tôi“, tôi muốn đề cập tới NLD cũng như những nhóm và cá nhân khác đang dấn thân tranh đấu cho dân chủ tại Miến.
Chúng tôi đã dấn thân tranh đấu cho dân chủ từ hơn 20 năm qua. Các bạn có thể nghĩ chúng tôi phải biết chúng tôi là ai. Vâng, chúng tôi biết chúng tôi là ai, nhưng chỉ đến một vài điểm nào đó thội. Điều này cũng đủ để nói là chúng tôi là những thành viên của một đảng đặc biệt như NLD hoặc là tổ chức, nhưng đi xa hơn thế nữa thì có những điều không rõ rang.
Tôi nhận thức sâu sắc về điều này từ khi tôi được trả tự do từ sau lần quản thúc thứ ba vào tháng 11 rồi. Có lẽ tôi phải giải thích. Đủ chuyện xãy ra trong khi tôi bị quản thúc, bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. Hai biến cố đáng kể nhất, tôi cố nói đây là chuyện không may – chuyện xãy ra tại Miến là trưng cầu dân ý vào năm 2008, theo sau là cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 vừa rồi. Trưng cầu dân ý chỉ nên xem như là trò để trình diễn – hay ít nhất giới quân phiệt Miến hy vọng trình diễn như vậy – là hơn 90 phần trăm cử tri ủng hộ cho một hiến pháp mới; một hiến pháp tạo cho quân đội có quyền nắm tất cả mọi quyền lực của chính phủ bất cứ lúc nào mà họ thấy cần thiết để đem lại điều tốt đẹp cho đất nước. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau gần 20 năm có nghĩa là làm những gì phù hợp với mà những tuớng lãnh gọi một cách phi lý là một „lộ trình cho một nền dân chủ có kỷ luật“ cuả họ
Vần đề xãy ra khi lộ trình khởi diễn phức tạp hơn. Muốn tham gia những cuộc bầu cử này, các đảng chính trị mới phải đăng ký với Uỷ Ban Bầu Cử cùng với những đảng khác mà trước đó đã đăng ký kể từ năm 1988. Những đảng này phải bảo vệ hiến pháp đã được soạn thảo hai năm trước đó. Đảng phải loại trừ các đảng viên còn ở trong tù, kể cả những người đang kháng án. Việc này họ kể cả luôn tôi, tôi sẽ bị loại ra khỏi Đảng nếu NLD muốn đăng ký. Thay vì thế, Đảng chọn lựa tiếp tục giữ quyền duy trì như là một đảng chính trị theo luật tòa án, mặc dù chúng tôi ý thức sâu xa là không có một nền tư pháp độc lập tại Miến.
Khi tôi không còn bị quản thúc năm vừa qua, chỉ vài ngày sau bầu cử, tôi phải đối diện với hàng loạt các vấn đề. Hai vấn đề xãy đến thường xuyên nhất, đầu tiên là NLD có trở thành một tổ chức vi phạm pháp luật không? Thứ hai tôi thấy như thế nào về vai trò của Đảng hiện nay, Đảng có đối kháng công khai khi mà không có kể đến chúng tôi. Thay vào đó, có một số Đảng mà các đại biểunày chiếm ít hơn 15 phần trăm số ghế trong Quốc Hội Miến.
Câu hỏi đầu tiên rất dễ trả lời, chúng tôi không phải là một tổ chức vi phạm luật pháp vì chúng tôi không phạm vào những điều khoản về luật tổ chức phạm pháp. Thứ hai, nếu nhìn về vai trò của Đảng, thì có nhiều khó khăn hơn, vị thế của NLD khá mơ hồ từcuộc bầu cử 1990 khi chúng tôi thắng 4/5 số phiếu và gây chấn động cho Hội Đồng Phục Hồi Trật Tự và Luật Pháp Quốc Gia (The State Law and Order Restoration Council), một tên gọi chính thức cho chế độ quân phiệt Miến. Thời gian sống trong chế độ quân phiệt tạo ra nhiều thuật ngữ theo kiểu gọi của Orwell.
Có nhiều nước mà các cuộc bầu cử gian lận hoặc kết quả gây tranh cải hay phủ nhận, nhưng ở Miến là một nơi chỉ có một chuyện là kết quả bầu cử được công khai công nhận trong công báo và sau đó không tạo ra một cái gì hết. Không có gì xãy ra đem lại vai trò thực sư cho đảng thắng cử hay các đaị biểu được tuyển cử mặc dù có các hứa hẹn trước đó của lãnh đạo quân phiệt là trách nhiệm của chính phủ sẽ giao cho người thắng cử khi bầu cử kết thúc và quân đội sẽ âm thầm trở về doanh trại.
Kết quả nổi bật nhất của những cuộc bầu cử vào năm 1990 là đàn áp có hệ thống tất cả các đảng và tổ chức, chính thức hay không chính thức, cũng như những cá nhân kiên gan đòi hỏi cho dân tộc Miến được thực thi ước muốn một nền cai trị dân chủ.
Chúng tôi đã thắng, nhưng cuộc bầu cử năm 1990 báo trước sự khởi đầu của những năm khó khăn của NLD. Đảng nỗ lực kiên quyết để mình tự sống còn, và nhất là không bị đánh bại. Đối với giới quan sát, Đảng bắt đầu hấp hối chỉ đúng vào năm trước khi chủ tịch Đảng U Tin Oo và những nhân vật chủ chốt của Phong Trào Dân Chủ bị cầm tù và tôi bị quản thúc tại gia.
Khi U Tin Oo và tôi được trả tự do 6 năm sau, chúng tôi thấy một vài trong số những nhà hoạt đông có hiệu năng nhất của chúng tôi vẫn còn bị giam, đi tị nạn hay chết. Một số khác sức khoẻ bị suy sụp do kết quả của những năm khắc nghiệt nơi lao tù mà họ không được trợ cấp thuốc men tối thiểu. Phần lớn các văn phòng của chúng tôi bị buộc phải đóng cửa. Mọi sinh hoạt của chúng tôi bị cắt giảm trầm trọng bởi đủ loại luật lệ, và mọi chuyển động của chúng tôi đều bị Công An khắp nơi giám sát chặt chẻ.
Công An có thể kéo bất cứ ai của chúng tôi đi bất cứ lúc nào – họ thích làm lúc đêm khuya thanh vắng hơn – với bất cứ cáo giác nào mà họ thích. Giữa những khủng bố liên tục chúng tôi vẫn là một đảng chính trị chính thức, không giống như ngày nay, và chúng tôi được xem như một đảng đối kháng. Chúng tôi ở vị thế đối kháng, nhưng không phải đối kháng chính thức. Chúng tôi có nên chấp nhận mình là đối kháng không? Rốt cuộc, thì chúng tôi chống chính phủ, bất kể chính phủ có chính thống hay không.
Năm 1997, Hội Đồng Phục Hồi Trật Tự và Luật Pháp Quốc Gia (the State Law and Order Restoration Council, SLORC), đổi tên thành Hội Đồng Phát Triển và Hoà Bình Quốc Gia, (the State Peace and Development Council, SPDC). Nhưng có phải vì các thầy bói toán khuyên nên đổi tên như thế là cần thiết để tránh khả năng thay đổi chế độ hoặc vì giới quân phiệt quá mệt mỏi với những chuyện đàm tiếu do cụm từ thu ngắn của SLORC thoáng mùi không thoải mái cũng như một tổ chức giả tạo của SMASH hay không thì chúng tôi không hề biết. Lời giải thích chính thức là tên mới chỉ rõ là đã đến lúc giới quân phiệt nên thay đổi cho nhiều chuyện lớn lao và tốt đẹp hơn khi họ thành công trong ý định công khai thiết lập luật pháp và trật tự. Nên nhận ra rằng khi người Miến nói về luật pháp và trật tự một cách văn vẻ thì nên hiểu đó là bất động, luồn cúi, bị đè bẹp và đánh bại, điều này không xa sự thật.
Khi chế độ nói về luật pháp và trật tự đó là tình trạng mà chúng tôi chống đối triệt để: một đất nước của người dân thụ động, luồn cúi, bị đè bẹp và đánh bại, đó là những phản đề những gì mà chúng tôi đang cố gắng vượt qua. Đường lối của NLD bắt đầu thể hiện rõ hơn khi chúng tôi đối đầu những thách thức của cuộc đấu tranh sống còn như là một thực thể chính trị dưới độc tài quân sự.
Chúng tôi tìm những ý tưởng và cảm hứng từ trong văn hoá và lịch sử của chúng tôi, trong những cuộc đấu tranh cho những thay đổi cách mạng nơi những quốc gia khác, trong những tư tưởng của các triết gia và những ý kiến của giới quan sát và giới trí thức, lời lẽ của giới phê bình, lời khuyên của những người hổ trợ và những người bạn. Chúng tôi phải tìm đuờng lối và phương tiện hoạt động một cách hữu hiệu có thể được trong phạm vi mà giới quân phiệt đặt ra cho chúng tôi, trong khi đồng thời chúng tôi cũng tìm cách mở rộng khả năng. Chắc chắn một điều là chúng tôi không thể thực hiện những chức năng mà người ta có thể kỳ vọng nơi một đảng đối lập trong điều kiện thông thường.
Khi đàn áp càng gia tăng, những người của chúng tôi thuộc NLD cảm thấy bản chất chủ yếu của chúng tôi càng ngày càng xa rờivới bản chất đối kháng theo truyền thống. Chúng tôi công nhận rằng khi một đảng chính trị có được hậu thuẩn mạnh mẽ nhất, trong nước và hải ngoại, cùng với sự công nhận như thế chúng tôi mang thêm gánh nặng trách nhiệm. Nhưng chúng tôi không hưởng một đặc quyền nào dành riêng cho đảng khi dân chủ và quyền căn bản của một tổ chức chính trị chính thống đang được hoạt động. Chúng tôi đồng ý ít nhiều vào thế đối kháng.
Một trong các bài diễn văn công khai của tôi soạn trong năm 1988, tôi có đề nghị là chúng ta khởi động một cuộc đấu tranh lần thứ hai cho độc lập. Lần thứ nhất giữa thế kỷ trước, đã mang lại độc lập cho chúng tôi từ cai trị của thuộc điạ. Lần thứ hai, chúng ta hy vọng sẽ mang lại tự do từ độc tài quân phiệt.
Những sinh viên đóng vai trò chủ chốt khi họ nỗi dậy trong các cuộc biểu tình năm 1988 gợi lại những hình ảnh lan rộng cả nước cùng những cuộc biểu tình cho độc lập trong những năm của thập niên 1930. Một số trong những sinh viên trong thời quá khứ đã trở thành những biểu tượng hàng đầu quốc gia và phục vụ như những thành viên của chính phủ trong thời kỳ hậu độc lập hoặc là những nhà lãnh đạo đảng cho đến khi họ bị buộc phải rời khỏi chính trường sau chính biến quân sự năm 1962. Một vài chiến sĩ trong thời kỳ dành độc lập đã nhanh chóng tham gia phong trào dân chủ kết hợp cuộc đấu tranh mới với cuộc đấu tranh trước kia.
Có nhiều khác biệt giữa hai cuộc đấu tranh mà hiển nhiên nhất là trong khi các bậc cha mẹ của chúng tôi đấu tranh chống ngoại xâm, còn chúng tôi dấn thân chống những người đối nghịch mình mà họ cùng có cùng đất nước, chủng tộc, màu da và tôn giáo. Sự khác biệt rất chủ yếu cho dù ít được công nhận như vậy, đó là trong khi chính phủ thuộc điạ là độc tài, nhưng đáng nói nhất là lại ít độc tài hơn chính quyền quân phiệt từ khi họ nắm quyền vào năm 1988.
Một nhà văn nổi danh từng tham gia vào phong trào đấu tranh giành độc lập khi còn là sinh viên trẻ và dấn thân đấu tranh bí mật kháng chiến trong thời Nhật chiếm đóng, nói với tôi vào năm 1989 là bà nghĩ rằng những thách thức mà chúng ta đối đầu khó khăn hơn những gì mà bà và các bạn đồng thời đã đấu tranh trước đây. Trước và sau Đệ Nhị Thế chiến uy lực pháp quyền đã bảo vệ cho những phong trào đấu tranh độc lập thoát khỏi những biện pháp hà khắc của chính quyền Anh. Khi chiến tranh và quân Nhật xâm chiếm đất nước, sự hiện diện của quân đội Miến mới được thành lập do ba tôi chỉ huy, hành sử như trái độn giữa kháng chiến và những phần tử xâú xa nhất của các lực lượng chiếm đóng. Chúng tôi có thể tìm những nguồn cảm hứng từ trong chiến thắng của các bậc tiền nhân của chúng tôi, nhưng không thể tự giới hạn mình trong lịch sử riêng của chúng tôi, trong việc tìm kiếm những ý tưởng và chiến thuật có thể giúp cho cuộc đấu tranh của chúng tôi. Chúng tôi phải vượt qua giới hạn kinh nghiệm thời thuộc điạ.
Trong khi chế độ thích còn ràng buộc vào quá khứ, cáo buộc chủ nghĩa thực dân về tất cả mọi xấu xa của đất nước và làm ô danh chúng tôi khi cho rằng NLD và các cảm tình viên là người theo chủ nghĩa thực dân mới. Tìm trong thế giới để bắt chước ý tưởng và cảm hứng, một điều tự nhiên là chúng ta phải quan tâm hướng về người bạn láng giềng Ấn Độ. Chúng ta tìm xem chiến thuật và chiến lựợc của Phong Trào Độc Lập Ấn Độ và các tư tưởng và các triết lý của các nhà lãnh đạo, để tìm kiến những gì liên quan và hữu ích.
Giáo huấn của Gandhi về đấu tranh dân sự bất bạo đông và phương cách đưa lý thuyết của ông vào thực tế đã trở thành cẩm nang hành động cho những ai muốn thay đổi chế độ độc tài qua những phương tiện hiếu hoà. Tôi bị cuốn hút bởi đường lối bất bạo động không phải vì lý do đạo đức như một vài người tin tưởng, mà chỉ tin vào những lý do chính trị thực tiển.
Hai vấn đề không hoàn toàn giống nhau khi những phương cách mơ hồ hay thực dụng hoặc tổng hợp bất bạo đông đã được gán cho là lý tưởng chính trị của Gandhi hay nhân quyền của Martin Luther King. Việc này chỉ đơn giản dựa vào niềm tin của tôi là chúng ta chấm dứt truyền thống thay đổi chế độ bằng bạo lực, một truyền thống đã trở thành nghiêm trọng của chính trị Miến.
Khi quân đội đè bep những cuộc nổi dây vào năm 1988 bằng cách bắn vào các người biểu tình không vũ trang mà không phân biệt hay hạn chế, hàng trăm sinh viên và các nhà hoạt đông khác chạy qua bên kia biên giới Thái Lan. Một số tin rằng người sống bằng súng đạn phải bị đánh bại bằng súng đạn, họ quyết định thành lập vũ trang cho sinh viên để đấu tranh cho dân chủ.
Tôi không bao giờ kết án và sẽ không bao giờ kết án đường lối mà họ chọn lựa bởi vì có đủ nguyên nhân cho họ kết luận con đường duy nhất để thoát khỏi chế độ đàn áp là con đường đấu tranh vũ trang. Tuy nhiên cá nhân tôi từ bỏ con đường này bởi vì tôi không tin lối đấu tranh này sẽ dẫn đất nước đến nơi mà tôi mơ ước.
Những người cầm súng để tự giải phóng mình thoát khỏi đàn áp bất công thấy rằng mình là chiến sĩ cho tự do. Họ có thể tiếp tục chiến đấu cho cả nước hay toàn dân tộc, nhân danh lòng ái quốc hay ý thức hệ hoặc cho một đoàn thể tôn giáo, sắc tộc hay chủng tộc đặc biệt nhân danh công bình và nhân quyền. Họ đang chiến đấu cho tự do.
Khi không cần vũ khí thì các nhà đấu tranh dường như đã trở thành một tên chung để ám chỉ cho những người đang chiến đấu cho một chính nghĩa chính trị: những nhà đấu tranh cho dân quyền, những nhà đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, những nhà đấu tranh cho nhân quyền, những nhà đấu tranh cho dân chủ. Có phải chúng ta thuộc về hai hình thức phân loại chót không, vì chúng ta kiên trì cổ vũ cho nhân quyền và dân chủ? Khi nói rằng những người trong chúng ta tại Miến đang tham gia vào phong trào dân chủ là những người đấu tranh cho dân chủ, điều này có thể chính xác, nhưng đây là một lối mô tả quá hạn hẹp để phản ánh đầy đủ bản chất chủ yếu cuộc đấu tranh của chúng ta.
Một học gỉả khi so sánh Indonesia dưới thời Tổng Thống Suharto với Miến Điện dưới thời quân phiệt đã viết rằng nói chung trường hợp quân đội Miến đã khuynh đảo chống lại chính trị dân sự. Trong chiều hướng quan sát đầy sáng suốt này, có thể suy luận rằng sứ mệnh của NLD không chỉ đơn thuần dấn thân cho các hoạt đông chính trị nhưng còn phục hồi toàn bộ cấu trúc xã hội chúng tôi để toàn thể người dân được bảo vệ có môi trường sống hợp pháp.
Chúng tôi không chỉ làm một việc đơn thuần thay chính phủ này bằng một chính phủ khác mà xem nó như công việc chủ yếu của một đảng đối kháng. Chúng tôi không chỉ đơn thuần khuấy động cho những sự thay đổi đặc biệt trong một hệ thống mà người ta có thể kỳ vọng nơi các nhà đấu tranh. Chúng tôi làm việc và sống cho chính nghiã mà nó là tổng hợp những khát vọng của chúng tôi cho dân tộc. Chung cục thì khát vọng này không hoàn toàn khác biệt với các khát vọng của các dân tộc khác.
Dù có những nỗ lực quá ngặt nghèo của chế độ quân phiệt nhằm cách ly chúng tôi với thế giới, chúng tôi không hề cảm thấy cô độc trong cuộc chiến tranh của chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ cảm thấy cô độc vì cuộc đấu tranh chống chế độ (độc) tài và đàn áp lan rộng trong toàn thể thế giới con người, vượt qua mọi biên giới chính trị và văn hoá.
Trong những năm tôi bị quản thúc tại nhà đài phát thanh là một sự nối kết của tôi với thế giới bên ngoài, tạo cho tôi dễ tiếp cận tới thế giới xa xăm cũng như tạo danh tiếng cho con đường tranh đấu của tôi. Chính nhờ có đài phát thanh mà tôi nghe được những hoạt động của NLD trong các vùng phụ cận của tôi, chính nhờ đài mà tôi biết được sự sụp đổ của bức tường Bá Linh, khối Liên Xô, những phong trào thay đổi hiến pháp tại Chí Lợi, những tiến bộ về dân chủ hoá tại Nam Hàn, sự hủy bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi. Những cuốn sách mà tôi liên tục nhận từ gia đình tôi có cả những tác phẩm của Vaclav Havel, hồi ký của Zakharov, tiểu sử của Nelson và Winnie Mandela, sáng tác của Timony Garton Ash. Châu Âu, Nam Phi, Nam Mỹ, châu Á bất cứ nơi nào mà các dân tộc nào kêu gọi công lý và tự do, ở đó có thân hữu và đồng minh của chúng tôi.
Khi tôi hết bị quản thúc tại nhà, tôi tận dụng mọi cơ hội để nói cho đồng bào tôi nghe về can đảm và chịu đựng của người dân đen Nam Phi, về sống trong chân lý, về quyền lực của những người cô thế, về những bài học mà chúng ta có thể học được từ những con người mà đấu tranh của họ là cuộc đời của họ và cuộc đời của họ là đấu tranh.
Có lẽ bởi vì tôi thường nói về phong trào đấu tranh dân chủ của Đông Âu, tôi bắt đầu tự mô tả mình như là một nhà đối kháng. Thoạt đầu, Vaclav Havel dường như có vẻ không có thiện cảm với từ “đối kháng”, vì nó do các nhà báo phương Tây áp đặt cho ông và những phong trào đấu tranh nhân quyền tại Czechoslovakia. Ông phải tiếp tục giải thích cặn kẽ những ý nghĩa đặt cho người đối kháng và phong trào đối kháng trong một bối cảnh của những gì đang xảy ra trên đất nước của ông. Ông kiên quyết rằng công việc chính của phong trào đối kháng là phục vụ chân lý – đó chính là phục vụ mục tiêu đích thực của cuộc đời – và những nỗ lực này phải phát triển để bảo vệ cá nhân và các quyền luật đinh về một cuộc đời tự do và chân thật. Đó chính là bảo vệ nhân quyền và đấu tranh để thấy được các quyền này được tôn trọng.
Việc này dường như mô tả đầy đủ những gì mà NLD đã làm trong những năm qua và chúng tôi rất hạnh phúc khi chấp nhận rằng chúng tôi là những nhà đối kháng. Việc nhà cầm quyền cứu xét quy chế chính thức của đảng chúng tôi là vấn đề nhỏ, bởi vỉ công việc chủ yếu của chúng tôi như là những nhà đối kháng và mục tiêu đối kháng của chúng tôi vẫn còn tồn tại qua thời gian.
TS. Đỗ Kim Thêm dịch
AUNG SAN SUU KYI:
To be speaking to you now, through the BBC, has a very special meaning for me. It means that, once again, I am officially a free person. When I was officially un-free – that is to say when I was under house arrest – it was the BBC that spoke to me. I listened. But that listening also gave me a kind of freedom: the freedom of reaching out to other minds. Of course it was not the same as a personal exchange, but it was a form of human contact. The freedom to make contact with other human beings with whom you may wish to share your thoughts, your hopes, your laughter, and at times even your anger and indignation is a right that should never be violated. Even though I cannot be with you in person today, I am so grateful for this opportunity to exercise my right to human contact by sharing with you my thoughts on what freedom means to me and to others across the world who are still in the sad state of what I would call un-freedom.
The first autobiography I ever read was providentially, or prophetically, or perhaps both, In Seven Years Solitary, by a Hungarian woman who had been in the wrong faction during the Communist Party purges of the early 1950s. At 13 years old, I was fascinated by the determination and ingenuity with which one woman alone was able to keep her mind sharp and her spirit unbroken through the years when her only human contact was with men whose everyday preoccupation was to try to break her.
It is one of the most basic needs that those who decide to go into, and to persevere in, the business of dissent have to be prepared to live without. In fact living without is a huge part of the existence of dissidents.
What kind of people deliberately choose to walk the path of deprivation? Max Weber identifies three qualities of decisive importance for politicians as passion, a sense of responsibility, and a sense of proportion. The first – passion – he interprets as the passionate dedication to a cause. Such a passion is of crucial importance for those who engage in the most dangerous kind of politics: the politics of dissent. Such a passion has to be at the core of each and every person who makes the decision, declared or undeclared, to live in a world apart from the rest of their fellow citizens; a precarious world with its own unwritten rules and regulations. The world of dissidence.
There are no external signs by which the strange denizens of this world can be recognised. Come any week day to the headquarters of the NLD, a modest place with a ramshackle rough-hewn air of a shelter intended for hardy folk. More than once it has been described as the NLD “cowshed”. Since this remark is usually made with a sympathetic and often admiring smile, we do not take offence. After all, didn’t one of the most influential movements in the world begin in a cowshed?
In our shabby, overcrowded office, you will find very ordinary looking people. That elderly man with poetically unstylish hair is a veteran journalist. He is also a dissident supreme, and when he was released after 20 years in prison immediately set about writing a book about his harrowing experiences entitled Is This A Human Hell? He always wears a prison blue shirt to keep alive the awareness that there are still thousands of prisoners of conscience in Burma. This neat, bespectacled woman with a face free from lines of worry or despair is a doctor who spent 9 years in prison. Since her release 3 years ago, she has been busily involved in the social and humanitarian projects of our party. There are some sweet old ladies in their eighties.
They have been coming regularly to our office since 1997. That was one of our “Tsunami” years when a big wave of repression swept away large members of our democracy activists into jail.
At one of our party meetings, I called on the wives and small children and old parents of those who had been taken away to rally to our cause to show the Junta that we will not be defeated; that those of us who remained free would take up the standard of those whose freedom had been curtailed. The sweet old ladies were among the brave who picked up the standard. They are still holding onto it with great tenacity.
You will also see in our NLD office women and men whom the Burmese would say were of “good age”. That means they’re in their forties. When they joined the Movement for Democracy, they were in their twenties or even still in their late teens, fresh faced and flashing eyed, passionate for the cause. Now they are quieter, more mature, and more determined, their passion refined by the trials they have undergone. You do not ask them if they have ever been to prison. You ask them how many times they have been to jail.
Then there are young people, but not too young to be strangers to interrogation and incarceration. Their faces are bright with hope, but sober, free from the flush of illusion. They know what they have let themselves in for. They threw down the gauntlet to the future with clear eyes. Their weapons are their faith; their armour is their passion – our passion.
What is this passion? What is the cause to which we are so passionately dedicated as to forego the comforts of a conventional existence? Going back to Vaclav Havel’s definition of the basic job of dissidents, we are dedicated to the defence of the right of individuals to free and truthful life. In other words, our passion is liberty.
Passion translates as suffering and I would contend that in the political context, as in the religious one, it implies suffering by choice: a deliberate decision to grasp the cup that we would rather let pass. It is not a decision made lightly – we do not enjoy suffering; we are not masochists. It is because of the high value we put on the object of our passion that we are able, sometimes in spite of ourselves, to choose suffering.
In May 2003 a motorcade of NLD members and supporters accompanying me on a campaign trip to Dabayin, a small town in North Burma, was surrounded and attacked by unknown assailants thought to be operating under the orders of the Junta. Nothing has been heard to this day of the fate of the attackers, but we, their victims, were placed under arrest. I was taken to the notorious Insein jail and kept alone, but, I have to admit, kept rather well in a small bungalow built apart from the quarters of other prisoners.
One morning, while going through my daily set of physical exercises – keeping fit, as fit as possible was, in my opinion, one of the first duties of a political prisoner – I found myself thinking this is not me. I would not have been capable of carrying on calmly like this. I would have been curled up weakly in my bed, worrying my head out over the fate of those who had been at Dabayin with me. How many of them had been severely beaten up? How many of them had been dragged away to I did not know where? How many of them had died? And what was happening to the rest of the NLD? I would have been laid low by anxiety and uncertainty. This was not me here, working out as conscientiously as any keep fit fanatic.
At that time, I had no recollection of Akhmatova’s lines: “No, this is not me. This is somebody else that suffers. I could never face that and all that happened.” It was only much later, back in my own house but still under arrest, that these words of requiem came back to me. At the moment of remembrance, I felt almost as a physical force the strong bond that linked those of us who had only our inner resources to fall back on when we were most in need of strength and endurance.
Poetry is a great unifier that knows no frontiers of space or time. U Win Tin, he of the prison blue shirt, turned to Henley’s Invictus to sustain him through the interrogation sessions he had to undergo. This poem had inspired my father and his contemporaries during the independent struggle, as it also seemed to have inspired freedom fighters in other places at other times. Struggle and suffering, the bloody unbowed head, and even death, all for the sake of freedom.
What is this freedom that is our passion? Our most passionate dissidents are not overly concerned with academic theories of freedom.
If pressed to explain what the word means to them, they would most likely reel off a list of the concerns nearest to their hearts such as there won’t be any more political prisoners, or there will be freedom of speech and information and association, or we can choose the kind of government we want, or simply, and sweepingly, we will be able to do what we want to do.
This may all sound naïve, perhaps dangerously naïve, but such statements reflect the sense of freedom as something concrete that has to be gained through practical work, not just as a concept to be captured through philosophical argument.
Whenever I was asked at the end of each stretch of house arrest how it felt to be free, I would answer that I felt no different because my mind had always been free. I have spoken out often of the inner freedom that comes out from following a course in harmony with one’s conscience. Isaiah Berlin warned against the dangers of the internalisation of freedom.
He said: “Spiritual freedom, like moral victory, must be distinguished from a more fundamental sense of freedom and a more ordinary sense of victory. Otherwise there will be a danger of confusion in theory and justification of oppression in practice in the name of liberty itself”.
There is certainly a danger that the acceptance of spiritual freedom as a satisfactory substitute for all other freedoms could lead to passivity and resignation. But an inner sense of freedom can reinforce a practical drive for the more fundamental freedoms in the form of human rights and rule of law. Buddhism teaches that the ultimate liberation is liberation from all desire. It could be argued, therefore, that the teachings of the Buddha are inimical to movements that are based on the desire for freedom in the form of human rights and political reform. However, when the Buddhist monks of Burma went on a Metta – that is loving kindness – march in 2007, they were protesting against the sudden steep rise in the price of fuel that had led to a devastating rise in food prices. They were using the spiritual authority to move for the basic right of the people to affordable food.
The belief in spiritual freedom does not have to mean an indifference to the practical need for the basic rights and freedoms that are generally seen as necessary that human beings may live like human beings.
A basic human right, which I value highly, is freedom from fear. Since the very beginning of the democracy movement in Burma, we have had to contend with the debilitating sense of fear that permeates our whole society. Visitors to Burma are quick to remark that the Burmese are warm and hospitable. They also add, sadly, that the Burmese are in general afraid to discuss political issues.
Fear is the first adversary we have to get past when we set out to battle for freedom, and often it is the one that remains until the very end. But freedom from fear does not have to be complete. It only has to be sufficient to enable us to carry on; and to carry on in spite of fear requires tremendous courage.
“No, I am not afraid. After a year of breathing these prison nights, I will escape into the sadness to name which is escape. It isn’t true. I am afraid, my darling, but make it look as though you haven’t noticed.”
The gallantry embodied in Ratushinskaya lines is everyday fare for dissidents. They pretend to be unafraid as they go about their duties and pretend not to see that their comrades are also pretending. This is not hypocrisy. This is courage that has to be renewed consciously from day to day and moment to moment. This is how the battle for freedom has to be fought until such time as we have the right to be free from the fear imposed by brutality and injustice.
Akhmatova and Ratushinskaya were Russians. Henley was English. But the struggle to survive under oppression and the passion to be the master of one’s own fate and the captain of one’s own soul is common to all races.
The universal human aspiration to be free has been brought home to us by the stirring developments in the Middle East.
The Burmese are as excited by these events as peoples elsewhere. Our interest is particularly keen because there are notable similarities between the December 2010 revolution in Tunisia and our own 1988 uprising. Both started with what at that time seemed small, unimportant events.
A fruit-seller in a Tunisian town, unknown to the world at large, gave an unforgettable demonstration of the importance of basic human rights. One humble man showed the world that his right to human dignity was more precious to him than life itself. This sparked off a whole revolution. In Burma, a quarrel in a Rangoon teashop between university students and local men was handled by the police in a way the students considered unjust. This led to demonstrations that resulted in the death of a student, Phone Maw. This was the spark that fired the nationwide demonstrations against the dictatorship of the Burmese Socialist Programme Party.
A friend once said she thought the straw that broke the camel’s back became intolerable because the animal had caught a glimpse of itself in a mirror. The realization dawned that the burden it was bearing was of unacceptable magnitude and its collapse was in fact a refusal to continue bearing so oppressive a load.
In Tunis and in Burma, the deaths of two young men were the mirrors that made the people see how unbearable were the burdens of injustice and oppression they had to endure. It is natural that the young should yearn for freedom. The desire to stretch newly matured wings is as strong as it is instinctive. It comes as no surprise to us in Burma that young people are at the vanguard of the Tunisian Revolution. It also comes as no surprise that a popular rapper was prominent among those who demanded that they be allowed to decide the shape of their own existence.
In Burma today, young rappers are at the core of Generation Wave, an informal organisation strongly committed to democracy and human rights. A number of them were imprisoned after the Saffron Revolution of the monks. About 15 of them still remain in jail today. The Burmese authorities, like the now ousted Tunisian government, are not fond of intense, unconventional young people.
They see them as a threat to the kind of order they wish to impose on our country. For those who believe in freedom, young rappers represent a future unbound by prejudice, by arbitrary rules and regulations, by oppression and injustice.
The similarities between Tunisia and Burma are the similarities that bind people all over the world who long for freedom. There are dissimilarities too and it is because of these dissimilarities that the outcome of the two revolutions has been so different. The first dissimilarity is that while the Tunisian Army did not fire on their people, the Burmese Army did.
The second, and in the long-run probably the more important one, is that the Tunisian Revolution enjoyed the benefits of the communications revolution. This not only enabled them to better organise and coordinate their movements. It kept the attention of the whole world firmly focused on them. Not just every single death – but even every single wounded – can be made known to the world within minutes. In Libya, in Syria, and in Yemen now, the revolutionaries keep the world informed of the atrocities of those in power. The picture of a 13 year old boy tortured to death in Syria aroused such anger and indignation that world leaders had to raise their voices in condemnation. Communications means contact and, in the context of the Middle Eastern revolutions, it was a freedom contact.
Do we envy the people of Tunisia and Egypt? Yes, we do envy them their quick and peaceful transitions. But more than envy is a sense of solidarity and of renewed commitment to our cause, which is the cause of all women and men who value human dignity and freedom. In our quest for freedom, we learn to be free. We have to act out our belief in freedom. This is Vaclav Havel’s Living in Truth. We go about our duties out of our own free will, in spite of the dangers that are inherent in trying to live like free people in an un-free nation. We exercise our freedom of choice by choosing to do what we consider to be right, even if that choice leads to the curtailment of other freedoms because we believe that freedom engenders more freedoms.
Those old women and those young people who come to their unpaid jobs at NLD headquarters are exercising their right to choose the hard road to freedom.
As I speak to you, I am exercising my right to the freedom of communications; and the very fact that I am exercising this right makes me feel a much freer person. Dissent is a vocation in accordance with Max Weber’s views on politics as a vocation. We engage in dissent for the sake of liberty and we are prepared to try again and again with passion, with a sense of responsibility and a sense of proportion to achieve what may seem impossible to some. We are struggling with open eyes to turn our dream of freedom into a reality.
I would like to end this lecture with my favourite lines from Kipling with many thanks to Tim Garton-Ash who tracked them down for me.
“I’d not give room for an Emperor – I’d hold my road for a King. To the Triple Crown I’d not bow down – but this is a different thing! I’ll not fight with the Powers of Air – sentry, pass him through! Drawbridge let fall – He’s the lord of us all – the Dreamer whose dream came true!”
AUNG SAN SUU KYI:
When I agreed, with great trepidation, to take on the Reith Lectures, it was based on the simple desire to discover what we are. By “we”, I mean the National League for Democracy, the NLD, as well as other groups and individuals who are engaged in the campaign for democracy in Burma.
We have been engaged in the struggle for democracy for more than 20 years, so, you might think, we should know what we are. Well yes, we do know what we are, but only up to a certain point. It is easy enough to say that we are members of a particular party like the NLD or organisation, but beyond that things start to get a bit fuzzy.
I was made acutely aware of this when I was released from my third stretch of house arrest last November. Perhaps I should explain. A lot happened while I was under house arrest, cut off from the world outside. Two of the most notable events – I was tempted to say mishaps – that happened in Burma were the referendum in 2008, followed by the general election last November. The referendum was supposed to show – or at least the Burmese military junta hoped it would show – that more than 90 per cent of voters were in favour of a new constitution; a constitution which would give the military the right to take over all powers of government whenever it was thought necessary for the good of the nation. The first general elections in nearly 20 years were meant to follow according to what the generals rather absurdly called their “road map to disciplined democracy”.
This is when it starts to get complicated. To take part in these elections, new political parties had to register with the Elections Commission along with all those parties which had previously registered back in 1988. They also had to undertake to protect and defend the constitution, drawn up two years earlier, and to expel any of their members who were in prison, including those who were appealing against their sentences. This included me as I would have to be expelled if the NLD wanted to register. Instead it chose to carry on its right to remain as a political party in the law courts, although we were fully aware of the lack of an independent judiciary in Burma.
So when I was released from house arrest last year, only days after the elections, I was faced with a barrage of questions. Two of the most frequent ones were, first, whether or not the National League for Democracy had become an unlawful organisation.
The second was how I saw the role of the party now that there was an official opposition which didn’t include us. It was instead the handful of parties whose representatives now occupy less than 15 per cent of the seats in the Burmese National Assembly.
The first question was easy enough to answer: we were not an unlawful organization because we had not infringed any of the terms of the unlawful organisations law.
The second, regarding the role of the party, was more difficult because the NLD’s position has been ambiguous ever since the elections held in 1990 when we won more than four-fifths of the vote and shocked what was then known as the State Law and Order Restoration Council, the official name of the Burmese military regime. The years of military rule have produced a very rich collection of Orwellian terms.
There are countries where elections have been rigged or hijacked or where the results have been disputed or denied, but Burma is surely the only one where the results have been officially acknowledged in the state gazette, followed by nothing. Nothing was done to provide a real role for the winning party or elected representatives in spite of earlier promises by leaders of the Junta that the responsibility of the government would be handed over to the winners once the elections were over and the army would go back quietly to their barracks.
The most notable outcome of the elections in 1990 was the systematic repression of all parties and organisations, formal or informal, as well as individuals who persisted in demanding that the desire of the people of Burma for democratic governance be fulfilled.
We may have won, but the election in 1990 heralded the beginning of lean years for the NLD. The party made determined efforts to keep itself alive – alive but certainly not kicking. To casual observers, it began to look moribund. Only the year before the Chairman of the party, U Tin Oo, and other key members of the Movement for Democracy were imprisoned and I had been placed under house arrest.
When U Tin Oo and I were released 6 years later, we found that many of our most effective activists were still in prison, had gone into exile or had died – some of them while they were in custody. Others were in poor health as a result of harsh years spent in jails that did not even provide the bare minimum of medical care. Most of our offices had been forced to shut down. Our activities were severely curtailed by a slew of rules and regulations, and our every move watched closely by the ubiquitous military intelligence.
The M.I. or MI – as some refer to it with lugubrious familiarity – could drag any of us away at any time – they preferred the dead of night – on any charge that took their fancy. Yet in the midst of such unrelenting persecution, we had still remained an official political party, unlike today, and we began to be referred to as “the opposition”. So here we were in opposition, but not the official opposition. Should we accept that we were the opposition, after all, because we were in opposition to the government, whether or not that government is legitimate?
In 1997, the State Law and Order Restoration Council was renamed the State Peace and Development Council. Was it because astrologers had advised that such a move was necessary to ward off the possibility of regime change, or because the Junta was getting tired of jokes made at the expense of the acronym SLORC, which smacked uncomfortably of such artificial organisations as SMASH? We shall never know. The official explanation was that the new name indicated it was time for the Junta to move on to bigger and better things, as they had succeeded in their declared intention of establishing law and order. Considering that the Burmese expression for law and order translates literally as quiescent, cowering, crushed and flattened, perhaps we’re not far from the truth.
The regime’s version of law and order was a state of affairs to which we were thoroughly opposed: a nation of quiescent, cowering, crushed and flattened citizens was the very antithesis of what we were trying to achieve. The shape of the NLD began to take on a sharper contour as we faced up to the challenges of the struggle to survive as a political entity under military dictatorship.
We sought ideas and inspirations in our own culture and history, in the struggles for revolutionary change in other countries, in the thoughts of philosophers and the opinions of observers and academics, in the words of our critics, in the advice of our supporters and friends. We had to find ways and means of operating as effectively as possible within the parameters imposed on us by the Junta while striving at the same time to extend the frontiers of possibility. Certainly we could not carry out the functions that would normally be expected of an opposition party.
As repression intensified, those of us in the National League for Democracy felt our essential nature to be more and more distant from that of a conventional opposition. We were recognised as the political party with the strongest support, both at home and abroad, and we carried the burden of responsibility that goes with such recognition. But we had none of the privileges that would have been accorded to such a party in a working democracy and barely any of the basic rights of a legitimate political organisation. We were at once much more and much less than an opposition.
In one of the first public speeches I made in 1988, I suggested that we were launching out on our second struggle for independence. The first, in the middle of the last century, had brought us freedom from colonial rule. The second, we hope, would bring us freedom from military dictatorship.
The prominent role students played when they rose up in the demonstrations of 1988 evoked images of the students who had swept the country along with them in their demonstrations for independence in the 1930s. Some of these students of a past era had become prominent national figures and served as members of the post independence government or as party leaders until they were forcefully removed from the political arena after the military coup of 1962. Many of these veteran independence fighters were quick to join the movement for democracy and thus linked the new struggle to the old one.
Yet there were many differences between the two, of which the most obvious was that while our parents had fought against a foreign power, we were engaged in combat with antagonists who were of the same nation, the same race, the same colour, the same religion. Another difference, pivotal though seldom recognised as such, was that while the colonial government was authoritarian, it was significantly less totalitarian than the Junta that came into power in 1988.
A well-known writer who had plunged into the Independence Movement as a young student, and who had engaged in clandestine work for the resistance during the Japanese occupation, told me in 1989 that she thought the challenges we had to face were far tougher than the ones with which she and her contemporaries had had to contend. Before and after the Second World War rule of law protected the independence movement from extreme measures by the British administration.
When war and the Japanese Army came to the country, the presence of the newly created Burmese Army, commanded by my father, acted as a buffer between the resistance and the worst elements of the occupation forces. We could draw inspiration from the triumph of our forebears, but we could not confine ourselves to our own history in the quest for ideas and tactics that could aid our own struggle. We had to go beyond our own colonial experience.
The regime meanwhile preferred to remain shackled to the past, blaming colonialism for all the ills of the nation and branding the NLD and its supporters new colonialists.
Scanning the world for ideas and inspiration, it was natural that we should have turned to our close neighbour India. We sifted through the tactics and strategies of the Indian Independence Movement and the thoughts and philosophies of its leaders, looking for what might be relevant or useful.
Gandhi’s teachings on non-violent civil resistance and the way in which he had put his theories into practice have become part of the working manual of those who would change authoritarian administrations through peaceful means. I was attracted to the way of non-violence, but not on moral grounds, as some believe. Only on practical political grounds.
This is not quite the same as the ambiguous or pragmatic or mixed approaches to non-violence that have been attributed to Gandhi’s satyagraha or Martin Luther King’s civil rights. It is simply based on my conviction that we need to put an end to the tradition of regime change through violence, a tradition which has become the running sore of Burmese politics.
When the military crushed the uprisings of 1988 by shooting down unarmed demonstrators with a brutal lack of discrimination or restraint, hundreds of students and other activists fled across the border to Thailand. Many of them were convinced that those who lived by the gun could only be defeated by the gun, and decided to form student armies for democracy.
I have never condemned and shall never condemn the path they chose because there had been ample cause for them to conclude the only way out of repressive rule was that of armed resistance. However, I myself rejected that path because I do not believe that it would lead to where I would wish my nation to go.
Those who take up arms to free themselves from unjust domination are seen as freedom fighters. They may be fighting for a whole country or people in the name of patriotism or ideology, or for a particular racial or ethnic or religious group in the name of equality and human rights. They are all fighting for freedom.
When arms are not involved “activists” seem to have become the generic name for those who are fighting for a political cause: civil rights activists, anti-apartheid activists, human rights activists, democracy activists. So do we belong to the last two categories since we are constantly speaking out for human rights and democracy? To say that those of us in Burma who are involved in the movement for democracy are democracy activists would be accurate, but it is too narrow a description to reflect fully the essential nature of our struggle.
A scholar comparing Indonesia under President Suharto to Burma under army dictatorship wrote that in Burma’s case the military had “held a coup against civilian politics in general”.
In light of this insightful observation, it can be deduced that the mission of the NLD was not merely to engage in political activities but to restore the whole fabric of our society that civilians might be assured of their rightful space.
We were not in the business of merely replacing one government with another, which could be considered the job of an opposition party. Nor were we simply agitating for particular changes in the system as activists might be expected to do. We were working and living for a cause that was the sum of our aspirations for our people, which were not, after all, so very different from the aspirations of peoples elsewhere.
In spite of the stringent efforts of the military regime to isolate us from the rest of the world, we never felt alone in our struggle. We never felt alone because the struggle against authoritarianism and oppression spans the whole human world, crossing political and cultural frontiers.
During the years I spent under house arrest, the radio, which was my link to the great outside, took me as easily to the far reaches of the globe as to the top of my own street. It was from the radio that I heard about NLD activities in the immediate vicinity of my house, just as it was from the radio that I learned of the breaching of the Berlin wall, the collapse of the Soviet bloc, the moves towards constitutional change in Chile, the progress of democratisation in South Korea, the dismantling of apartheid in South Africa. The books I received intermittently from my family included the works of Vaclav Havel, the memoirs of Zakharov, biographies of Nelson and Winnie Mandela, the writings of Timothy Garton Ash. Europe, South Africa, South America, Asia – wherever there were peoples calling for justice and freedom, there were our friends and allies.
When I was released from house arrest, I took every opportunity to speak to our people about the courage and sufferings of black South Africans, about living in truth, about the power of the powerless, about the lessons we could learn from those for whom their struggle was their life, as our struggle is our life.
Perhaps because I spoke so often of the East European Movement for Democracy, I began to be described as a “dissident”. Originally Vaclav Havel did not seem to have been enthusiastic about the term “dissident” because it had been imposed by Western journalists on him and others in the human rights movement in Czechoslovakia. He then went on to explain in detail what meaning should be put on dissidents and the dissident movement in the context of what is happening in his country. He held that the basic job of a dissident movement was to serve the truth – that is to serve the real aims of life – and that this endeavour should develop into a defence of the individual and his or her right to a free and truthful life. That is a defence of human rights and a struggle to see the laws respected.
This seemed to describe very satisfactorily what the NLD had been doing over the years and I happily accepted that we were dissidents. The official status of our party as seen by the authorities matter little because our basic job as dissidents remains what it has been over the years, and the objectives of our dissent remains what it has been over the years.