Chu Việt Giới thiệu Nhạc Đại Hòa Tấu:
Bản Giao Hưởng số 5 cung Do thứ (C Minor) của Ludwig van Beethoven
Quý bạn độc/thính giả đã thưởng thức những đoản khúc nhạc cổ điển Tây phương mà Việt Thức đã chọn lựa từ nhũng tác phẩm của Chopin, Beethoven, Debussy, v.v. Những đoản khúc đó có âm điệu nhẹ nhàng, êm ái, dễ nghe. Đó là một phần nhỏ của những nhạc khúc sáng tác cho dương cầm hay vĩ cầm đơn tấu được đa số ưa thích và nối tiếng. Đó là sự giáo đầu dẫn quý bạn đến với dòng chính của nhạc cố điển Tây phương là những bản nhạc đại hòa tấu (grand concert) sáng tác cho những dàn nhạc lớn (orchestra) có khoảng 100 nhạc cụ.
Nhạc đại hòa tấu gồm hai nhạc thể chính yếu là giao hưởng (symphony) và giao tấu (concerto). Cà hai đều có cấu trúc dựa trên nguyên lý và hình thức sonata, gổm bốn hay ba nhạc đoạn (movement).
Nói về nhạc giao hưởng do các đại nhạc sĩ biên soạn như Beethoven, Mozart, Brahms, v.v. đa số thính giả đều công nhận: có ảnh hưởng lớn và lâu nhất là Bản Giao Hưởng số 5 (5th Symphony) của Beethoven. Cái đặc thù của nhạc bản này là bốn nốt nhạc khai từ (ba ngắn một dài như tín hiệu Morse – – – — [chữ V, tính tính tính tang] được lập đi lập lại suốt bài trong những cung bậc âm giai khác nhau như một nhạc ý (motif) dai dẳng, không nguôi, tạo một sự nối kết cho tòan bài. Và đem lại một danh tiếng đặc thù cho bản nhạc.
Trong bản dịch tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều (Complaints of an Odalisque), Học giả Nguyễn Ngọc Bích, vốn là một người thẩm âm, đã so sánh cấu trúc và ý thơ với bản giao hưởng số 5 của Beethoven. Đó là một khám phá mới lạ, một ý tưởng “thi nhạc giao duyên” táo bạo, có phần “đạt”, nhưng cũng có phần không dễ hiểu. Ta thấy Ngâm Khúc có đoạn cô cung nữ khoe tài, khoe sắc, nhưng hầu hết là cô than van cho số phận hẩm hiu. Ta không dễ gì so sánh ý thơ với ý nhạc và phân đoạn rành rẽ như những nhạc đoạn phân minh đã đặt định trước.
Một cách sơ lược, bản Giao Hưởng số 5 khởi đầu một cách thúc bách “tiếng nghe sầm sập như trời đổ mưa” nhưng kết thúc oai hùng bằng sự lập lại hai lần nhạc ý “từng từng từng tưng” dường như ăn mừng một chiến thắng. Do đó, người Anh thường gọi bài giao hưởng này là “Chiến Thắng” (V for Victory) vì khi London bị Đức dội bom trong Thế Chiến II, đài phát thanh thường cho nghe bài này. Nhưng có người lại đặt để cho nó cái tên “Định Mệnh” (Fate) vì nghe đồn Beethoven đã nói “Thus Fate knocks at the door”
Bản Giao Hưởng số 5 cung Do thứ của Beethoven có cấu trúc và nhịp điệu như sau:
1. Nhạc đoạn 1: Allegro con brio (Nhanh, hùng mạnh)
2. Nhạc đoạn 2: Andante con moto (chậm rãi, đều)
3. Nhạc đoạn 3: Scherzo. Allegro (Vui vẻ, Nhanh)
4. Nhạc đoạn 4: Allegro (Nhanh)
Video
Herbert von Karajan
Beethoven Symphony No.5
CD: Deutsche Grammophon – Herbert von Karajan, Berliner Philharmoniker – Toàn bộ 4 CD, tất thẩy 9 bài Symphonies của Beethoven.
Video: Herbert von Karajan điều khiển dàn nhạc Giao Hưởng Berlin, 2006 – Bốn nhạc đoạn dài 30 phút.
http://video.google.com/videoplay?docid=-2219310962212012112#