Giới trí thức Việt Nam, qua nhiều chế độ, suốt dòng lịch sử bất hạnh tới nay, vẫn chỉ là những con chim Việt Điểu gẫy cánh, đầy thương tích, đầy mặc cảm [tự ti, tự tôn lẫn lộn], nên đã trở thành một loại nhân-sinh-vật hiếm hoi, dần dà tuyệt diệt[1] chăng?
Loại nhân-sinh-vật này tự nó cũng đủ thú đau thương, đủ tàn lực tự hủy,[2] nếu thả lỏng, nếu không còn gì làm hơn là an phận, ngồi xé lịch đợi ngày qua.
Nên chế độ quen dùng bạo lực cũng chả cần thêm gậy gộc, cung nỏ, súng đạn. Chả cần thêm hận thù, đày ải. Vô ích. Với cái đà ù lì, bất di bất dịch trong nước, người Việt trí thức sẽ tự dưng biến mất khỏi môi trường phi nhân, phi nghĩa. Như những dòng sông khô lòng, không bao giờ thấy biển cả.
Người trí thức Việt Nam ngày hôm nay nếu ý thức được như vậy, chắc không để tự cứu lấy mình, vì quá muộn, quá yếu kém trước bạo quyền.
Dù sao họ vẫn còn ly do để tồn tại, để trở thành hữu ích: họ chỉ cần dồn lực trao trả lại các thế hệ sau những sự thật lịch sử của một dân tộc bị nạn tập thể, hơn 70 năm qua; họ chỉ cần chia sẻ những thử thách, những thách đố của người đi trước trong cuộc hành trình tìm lại dân tộc, qua những cuộc giao tranh ý thức hệ hao mòn, diệt chủng. Lịch sử mà họ dấn thân tách mảnh sẽ giúp thế hệ hậu duệ thấy rõ hơn, hiểu biết nhiều hơn về thực trạng khai mở, thiếu sót của một quá khứ cần hoàn chỉnh. Họ sẽ phanh phui với thế hệ trẻ những kinh nghiệm máu mủ, những lầm lẫn mà họ đã mắc phải. Họ sẽ nhắn nhủ con cháu họ về trách nhiệm bảo trọng lấy mình và tha nhân. Họ sẽ căn dặn giới trẻ tránh xa những thủ đoạn lừa lọc, bất nhân, bất nghĩa để chọn lấy một con đường sống nhân bản, tự trọng, tự quyết.
Và như một phép lạ, bầy Việt Điểu Trẻ của các thế hệ nhập cuộc ngày hôm nay sẽ mọc cánh trở lại, trên toàn không gian Việt.
Suốt 42 năm qua, đa số người Việt tự do tại hải ngoại luôn luôn đùm bọc, hỗ trợ người trong nước. Vì liên hệ máu mủ, vì những tình cảm linh thiêng, vì thiện chí tự nguyện, họ đã đem lại kinh nghiệm và hy vọng chính đáng giúp đồng bào, đồng hương sớm thoát khỏi cảnh tù đầy quốc nội.
Song song, tư tưởng dân chủ chân chính phải là những cánh cửa mở rộng tiếp đón kiến thức và tâm thức, khi tự nguyện soi sáng, biết mình, biết người, biết đời để sống còn. Như vậy, người dân trong nước phải tự nguyện dấn thân vào cuộc hành trình của chính mình, không ai ép buộc, không ai quyết định hộ.
Kiến thức và tâm thức trong cuộc sống tự phát hữu hiệu còn là một ý niệm kết sinh vẹn toàn: “lương tri” và “lương tâm” cần đi song song, rồi hội nhập. Cái “biết” dù cao siêu tới mấy, nhưng nếu bất nhân, bất nghĩa, nếu khinh mạn phẩm giá con người, nếu miệt thị công lý nhân đạo, chỉ là thứ diễn biến phá hoại, bất tất, bất hạnh, nên vô nghĩa.
Bất cứ ở môi trường nào, tri thức không lương tâm chỉ là tinh thần tự hủy — “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Rabelais).[3]
Bất cứ ở xã hội nào, kẻ ác tâm sẽ tự hủy vì dùng mưu trí và tà lực để chà đạp, phá phách, phương hại xã hội và nhân loại. Họ chỉ là những hung thần tăm tối, những pho tượng làm bằng đất mót từ bùn, không nung đủ lửa sạch khí phách, nên dễ vỡ, dễ đổ.
Ngược lại, người trí thức chân chính sẽ dùng sức mọn để lọc nhơ bẩn ra tinh khiết, loại bỏ hà tì, nguy nan để hướng về lẽ sống trân trọng con người. Và tuy chỉ là những dấu ấn có thể bị xoá bỏ bất kỳ lúc nào, người trí thức chân chính vẫn có thể cùng lúc soi sáng những mục tiêu, những lộ trình cởi mở, thân thiện, hữu ích. Vì quyết tâm sống còn. Vì quyền lợi chung, vì tương lai chung của một dân tộc.
Người trí thức năm xưa, dù ngày nay là những con chim Việt Điểu gẫy cánh, nếu còn ý thức lột xác, gạt bỏ sai lầm, tháo gỡ mặc cảm phù phiếm, sẽ đủ cơ hội truyền hơi tiếp sức thân thiện tới tấm lòng non nớt, trong sáng của các thế hệ đến sau. Như thế cũng đã hoàn tất sứ mạng tự trọng khi vượt thắng lấy chính mình.
Không may, vẫn còn những ngoại lệ như trường hợp sinh viên du học nào sắp hoàn tất bằng tiến sĩ ngành wireless technology tại University of Southern California (USC) lại thổ lộ: “Cháu chỉ có 5 năm thật trong sạch khi về nước, sau đó vào trong guồng máy thì ai sao tôi vậy khi có gánh nặng gia đình”.
Phải chăng hệ luỵ gia đình và guồng máy xả hội-chính trị tại Việt Nam ngày nay vẫn là những khối nặng cục mịch đè nén đến độ nghiến nát nhân cách con người, dù có cơ hội “trau dồi kiến thức…trong sạch”? Chỉ tiếc là để tái diễn cái nghiệp truyền kiếp “ai sao tôi vậy” thì cần gì phải dấn thân ra nước ngoài tu luyện khổ nhọc bằng này, cấp nọ. Trường hợp tương tự “ai sao tôi vậy”, tụ nghiệp ngay trong nước đôi khi còn hữu hiệu, nhanh chóng hơn nhiều.
Thật ra, đổ lỗi cho hoàn cảnh gia đình khốn đốn, hay vin cớ xã hội suy thoái, guồng máy tệ đoan, chỉ là những cái cớ để người trí thức chân chính trốn tránh trách nhiệm với chính bản thân. Vì gia đình hay xã hội, và cả guồng máy công quyền cũng do con người tạo ra, tốt hay sấu. Và chính con người — thành viên gia đình, xã hội, chính trị, tôn giáo, trí thức — cố tình hay mặc nhiên, trực tiếp hay a tòng huỷ hoại từng giá trị căn bản.
Đã tới kỳ hạn giới trí thức ngưng đổ lỗi này-nọ và nhận lấy trách nhiệm của chính mình.
Được như vậy, chả mấy lúc bầy Việt Điểu Trẻ sẽ mọc cánh trở lại…
Michigan State University
www.vietthuc.org
[2] self-destructive
[3] François Rabelais est un prêtre catholique évangélique, médecin et écrivain humaniste français de la Renaissance, né à La Devinière à Seuilly, près de Chinon (dans l’ancienne province de Touraine), à une date indéterminée entre 1483 et 1495, et mort à Paris le 9 avril 1553. Ses œuvres, comme Pantagruel (1532) et Gargantua (1534), qui tiennent à la fois du conte avec leurs personnages de géants, de la parodie héroï-comique de l’épopée et du roman de chevalerie mais qui préfigurent aussi le roman réaliste et satirique, sont considérées comme une des premières formes du roman moderne.
Video
http://www.youtube.com/watch?v=J65MycJKwgw
Rebirth of an Eagle
4 min – 11-9, 2013
XEM VIDEO: MỜI QUÝ VỊ BẤM VÀO HÌNH TRÊN
4 Comments
Phạm Vũ
Kính cảm ơn Tiến sĩ đã gửi một bài viết ý nghĩa.
Chúng tôi xin phép được phổ biến lại ở địa chỉ:
http://vidan.info/tldd/58-58/3146-3146
Kính chúc sức khỏe.
Phạm Vũ
VPLL/ĐVDVN
Vĩnh Định NVD
Anh LND thân quí,
Tâm đắc và hoan nghênh bài viết này. Ý kiến xác đáng và cao xa.
Bầy Chim Việt của đêm đã qua và ngày sẽ đến là hai sư kiện (facts) không nhìn thấy nhưng hiện hữu. Những motions ẩn tàng này mới chính là động cơ làm thay đổi nhân sinh quan và vũ trụ quan Việt Nam tương lai.
Không ai sẽ để uổng phí đời mình khi hiểu chân lý về các lời phát biểu này của TS & LS LNĐ. Kiếp sống của con người khó qua một trăm năm nhưng lịch sử của một dân tộc là những thiên niên kỷ… Hãy tiến châm và vững chắc. Đàn Chim trí tuệ VN rồi sẽ vượt đại dương xây dưng lại tổ quốc của mình. Nên góp gió để đưa những cánh chim về với quê hương không còn bóng công sản để kiến tạo lại nền văn minh Viêt Nam nhân hậu, đạo đức, tiến bộ, tự do và người biết tôn trọng người…
Bravo Anh LND.
VND
Vĩnh Định NVD
Huỳnh ngọc Tuấn
Kính Tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt.
Cám ơn anh về bài viết này.
Xin phép anh được phổ biến trên FB để cho người Việt trong nước đọc.
Huỳnh ngọc Tuấn
Đỗ Anh
Ý kiến của tác già chắc chắn có một tỷ lệ thuận cao. Tuy nhiên, từ lời nói tới việc làm là cả một khoảng cách không gian và thời gian rộng lớn. Lại nữa, để dẩn tới thực thi những ước vọng này còn tuỳ thuộc rất nhiều vào những bậc cha chú. Liệu những vị này, hoặc đã quá tin vào lý tưởng CS, hoặc đã nhận định lẫn lộn giữa lòng ái quốc với ý thức giai cấp đấu tranh đã và đang sảy ra , có đủ can đảm nói với đám hậu sinh là thế hệ của chúng tôi đã lầm đường để khuyến khích họ hy sinh bước vào một cuộc đấu tranh cam go vả đòi hỏi một tinh thần hy sinh cao độ.
Một vấn đề khác phãi được đặt ra là có đươc bao nhiêu thanh thiếu niên dám từ bỏ những thoả mãn vật chất mà nhà đương quyền VN cố tình thả lỏng để họ quên đi những lý tưởng cao quý của thanh niên. Một nhận xét thông thường cho thấy đất cằn khó sinh trái ngọt, vậy mà ở VN chỉ tạo nên một môi trường nhiễm độc cho những mầm non của dân tộc thì hy vọng rằng đoàn Việt Điểu đang cất cánh không là một vọng tưởng!!