Cả hai nhà văn gối đầu giường của tôi, Kafka và Nabokov, đều không và sẽ không bao giờ lọt tầm ngắm của Giải Nobel Văn chương nữa. Những nhà văn mà tôi khâm phục cũng thế: James Joyce, Robert Musil, Jorge Luis Borges, Thomas Bernhard, Roberto Bolaños. Chưa kể những bậc thầy kinh điển: Lỗ Tấn, Lev Tolstoy, Marcel Proust. Lấy tôn chỉ ấn định trong di chúc của Alfred Nobel năm 1895 ra xét thì hai tác giả văn học duy nhất – trong đó một người đã tự vẫn – tôi đọc trong năm vừa rồi, David Foster Wallace với Infinite Jest và Mark Z. Danielewski với Only Revolutions đều đại diện cho văn học ngoài hành tinh, cách Viện Hàn lâm Thụy Điển vài năm ánh sáng. Liệt kê dài dòng như vậy và với ưu thế của một người biết chắc mình không bao giờ thắng xổ số, tôi có thể thoải mái tuyên bố rằng Nobel Văn chương rơi vào đầu ai thì người đó phải chịu, chẳng liên quan gì đến tôi; không thay đổi vận mệnh văn chương nhân loại đã đành, lại càng không ảnh hưởng đến tình yêu văn chương của từng cá nhân. Miễn không phải là một ông Hoàng Quang Thuận nào đó, còn lại mọi lựa chọn đều xứng đáng như nhau. Có thể bạn ưu tiên Bob Dylan, tôi ưu ái Thomas Pynchon, nhưng tôi không có gì bất mãn khi cuối cùng Mạc Ngôn thay vì Ngũgĩ wa Thiong’o hay Murakami Haruki được chọn. Thế giới này có nhiều nhà văn đáng đọc hơn một đời đọc của chúng ta có thể kham nổi.
Loại thứ nhất hiếm hoi, là những người không thể thay thế, mất một ai trong số họ là cơ thể văn chương nhân loại tàn phế một bộ phận trọng yếu. James Joyce, nói theo lời đồng nghiệp Đức Tucholsky của ông, vô cùng khó nhằn, nhưng chẻ ra thật nhỏ thì mỗi viên cũng nấu được một nồi súp đầy chất lượng. Kafka là mẫu mực. Nabokov là trường đào tạo. Borges là kho tàng văn hóa. Thomas Berndhard là vòi phun cảm hứng… Người không thể thay thế trong văn học Việt Nam theo tôi là Nguyễn Du, nhà hậu cần ngôn ngữ.
Loại thứ hai đông hơn và là đối tượng chính của các nhà điểm sách, phê bình và nghiên cứu văn học. Đánh giá về tài năng và tầm cỡ của họ là việc phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu và môi trường văn hóa. Từ Balzac, Dostoevsky, Sartre, George Orwell đến Günter Grass, Paul Auster, Dư Hoa, Murakami…, tất cả đều chung số phận được công chúng này ngưỡng mộ, bị công chúng kia chê bai. Mạc Ngôn là nhà văn của công chúng, một công chúng về số lượng thậm chí có thể vượt qua cộng đồng độc giả của cả Harry Potter lẫn Fifty Shades of Grey gộp lại. Sau khi trúng giải, riêng độc giả Trung Quốc của ông đã có thể chấp thêm cả cộng đồng Chạng vạng (Twilight) vào đó. Gu văn chương của tôi không thật hạp với những bàn tiệc ú hụ mà tác giả Phong nhũ phì đồn thường dọn, đầy ắp đến bội thực hình ảnh, hình tượng, phúng dụ, ngoa dụ, không từ cả những món đẫm “nước chảy thành mương” đầy khêu gợi, hay những đặc sản sởn gai ốc như nguyên một chú bé nướng ròn bày trên khay bạc. Nhưng các món mà ông chế biến tài ba không chỉ khoái khẩu với giới bình dân. Người đọc khe khắt hơn cũng được ông phục vụ tận tình. Ông là một nhà kể chuyện xuất sắc. Thành tựu của ông, theo Ủy ban Nobel, một “hiện thực huyễn giác pha trộn cả cổ tích, lịch sử và hiện tại“, tôi thừa nhận không bàn cãi, chỉ xin thay Faulkner bằng Gabriel García Márquez, Rabelais bằng Tây du kí trong “kết hợp của Faulkner, Dickens và Rabelais” được nhắc đến. Giải Nobel Văn chương năm nay không hề làm văn chương xuống giá. Văn học Trung Quốc đương đại hoàn toàn có quyền tự hào với Mạc Ngôn. Về những gì đáng bàn ngoài vòng hiện thực huyễn giác của ông, xin đề cập trong một dịp khác.
Loại thứ ba đông hơn cả, nhưng chỉ đáng quan tâm ở khía cạnh họ là những kẻ làm ngôn ngữ xói mòn nhanh nhất, ngốn nhiều giấy mực và byte nhất, và là thủ phạm chính khiến văn chương bị xóa thành công khỏi danh sách nhu yếu phẩm tinh thần của con người. Trong khi nhà văn loại thứ nhất có khi cần đến 10 năm, 20 năm để bỏ dở một tác phẩm thì nhà văn loại thứ ba mỗi ngày đều đẻ nóng vài ba đứa con tinh thần rồi đem máu thịt của mình đi rải trong thiên hạ, với phương châm thà bị tống vào thùng rác còn hơn không tồn tại. Tác phẩm của ông Hoàng Quang Thuận thuộc loại thứ ba này. Đề cử một tác giả như vậy vào Giải Nobel Văn chương không khác việc đoàn Việt Nam đăng kí mức xà nhảy cao 1m70, là mức Thế vận hội không biết đến. Thơ ngẩn ngơ nhập đồng đến từ Việt Nam cũng là thứ mà Giải Nobel Văn chương trong 111 năm lịch sử của mình không lường đến. Câu chuyện Hoàng Quang Thuận cho thấy nhà văn loại thứ ba ở Việt Nam đã đạt đủ thành tựu để văn chương ở đất nước này trở thành một tồn tại thứ yếu, không còn đáng đếm xỉa ngay cả cho các nhà kiểm duyệt.
Tôi tự thấy mình may mắn đã ra mắt ở một thời điểm mà văn chương còn quan yếu, có lẽ quan yếu hơn vai trò thật của nó. Trong bối cảnh hiện thời, kẻ thù đáng sợ nhất của nhà văn Việt Nam không phải là chế độ kiểm duyệt – tuy vẫn tùy tiện và ngu xuẩn như bao giờ, nhưng đã chểnh mảng và lỏng tay hơn xưa nhiều – mà là sự thờ ơ chính đáng của xã hội dành cho cái được coi là văn chương quốc gia.
One Comment
Wendy Nicole NN Duong
Toi khong dong y voi su phan loai cua chi Hoai. Loai thu nhat va loai thu hai cua chi hoan toan co tinh cach chu quan. Di nhien, moi chung ta, nguoi cam viet cung nhu nguoi cam sach (de doc), deu co the phan loai va minh chung su phan loai cua minh. Tuy nhien toi rat mung la chi Hoai da thot len cau “Nabokov la truong dao tao…”
Nhu~ng thi du ma chi neu ra cho loai thu nhat va loai thu hai: toi hy vong chi? mang tinh cach tieu bieu, chu khong mang tinh cach dinh nghia (xin cho toi noi bang tieng Anh diem nay cho doc gia o My, de khoi phai dien giai them nhieu: “the names mentioned by Ms. Hoai should be representative of her view, but not definitional…”).
Dieu quan trong nhat lam toi khong dong y la loai thu ba cua chi Hoai: loai nay co xung dang goi la “NHA VAN” hay khong de minh dem ra phan loai bang cach goi ho la NHA VAN LOAI THU BA? Mot cong dong, quoc gia, goi nhung “loai” nay la NHA VAN tuc la da noi len dieu gi cho cong dong, quoc gia ay? Chi Hoai co ve nghieng ve van de quoc gia…Rieng toi, toi con chu trong den van de cong dong. Cung chang can co dip cua giai Nobel de noi len no^~i uu tu. Vi co biet bao nhieu nhan tai, thien tai ve van chuong, nghe thuat nam trong bong toi, khong co giai nao, noi chi den Nobel?
Theo toi, dieu dang buon la o cong dong nguoi Viet hai ngoai, vi tieu chuan van chuong khong co, hay it nhat la khong ro ret, da sinh ra hien tuong sau day: loai khong can phan loai nay xuat hien vo so. Mot trong nhung hien tuong lien quan la van de cac “NHA PHE BINH GIA” hai ngoai tu phong minh la phe binh gia…roi noi nhang noi cuoi nhu nguoi dien, tat ca nham muc dich chui rua, ma ly, beu xau, hay khoe khoang chu nghia va kien thuc van hoa ve Viet Nam! Ai cung tro thanh nha phe binh va nha van hoa het. Vi the, noi uu tu cua toi, hy vong cung la noi uu tu cua dien dan Viet Thuc, luon luon O dieu sau day: co mot nen van hoc hai ngoai that su hay khong? Van de nay da duoc neu ra cho cong dong luu vong Nga o Au Chau, sau cach mang 1917…
The gioi van chuong cho den nay chi co mot Nabokov, mot di dan tu Nga. Chang co giai van chuong gi ca, va chung ta biet den ten ong ngay hom nay qua hai nguong cua — 1) nha van da phai di qua nguong cua cua nha xuat ban sach khieu dam o Au Chau, 2) roi sau do quay tro ve My de di qua nguong cua cua Hollywood….
Ngay hom nay, Lolita duoc xem la mot trong nhung cuon tieu thuyet hay nhat the gioi. Gia tri “dao duc truong cuu” cua van chuong qua Lolita hay chu dich cua Nabokov khi viet Lolita? Cho den ngay hom nay, chua ai dam noi mot cach chac chan, rang gia tri hay chu dich ay nam o dau.
Tim cach phan loai Nabokov hay Lolita tro thanh vo nghia. Neu chung ta muon phe binh, nhan xet, hay phan tich, thi di thang vao van de thay vi phan loai.
Toi van quy su suy nghi cua chi Hoai, cho du rang toi khong dong y.
Dương Như Nguyện