Ngày 26/03/2004 CSVN đã ban hành và công bố Nghị quyết 36 của Bộ chính trị về công tác đối với nguời Việt nam ở nước ngoài, được Đảng và Nhà cầm quyền CSVN gọi một cách rất thân thương là núm ruột ngàn dặm và là một thành phần không thể tách rời của dân tộc Việt nam .
Họ là những ai?
A/ Đó là những nguời hoặc thân nhân của những nguời đã bị CSVN tịch thu hết tài sản, có những nguời quá uất ức đến nỗi tự tử trong những đợt cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh
B/ Đó là những nguời mà trong các văn bản của Đảng và nhà cầm quyền suốt thời gian trước năm 1990, gọi là tàn dư đế quốc Mỹ, là những kẻ trốn chạy làm tay sai cho địch, hoặc sĩ quan, cảnh sát chế độ miền Nam là “Đống rác cũ” trong sách truyện sau ngày 30/4/1975
C/ Đó là những ngươì đã bị mất cả tương lai tươi đẹp, hoặc đã bị bỏ xác trong các trại tù chính trị, gọi là tù cải tạo, nhà cửa bị CSVN chiếm đoạt bằng hệ thống luật rừng khiến vợ con trở nên bơ vơ, không nhà không cửa, dẫn đến thảm cảnh gia đình tan nát, con mất cha, mất mẹ, vợ mất chồng, mất con, …
Sau khi ra tù, gia đình họ lại bị phân biệt đối xử, không đuợc hội nhập vào xã hội mới, bị đuổi đi vùng rừng rú hoang sơ, khỉ ho cò gáy với cái tên gọi mỹ miều là “Vùng kinh tế mới” chỉ vì cái tội đã có liên hệ với chính quyền của chế độ cũ tại miền Nam truớc ngày 30/4/1975.
Sau khi Nghị quyết 36 được ban hành, nhiều người có thắc mắc rằng :
Người Việt nam đã định cư tại các quốc gia trên thế giới từ trước năm 1975, nhưng không nhiều, họ chỉ ồ ạt chạy ra nước ngoài tìm tự do sau tháng 04/1975 để trốn chạy Cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam từ phương Bắc, tổng cộng trên 2 triệu người, nhưng trong suốt thời gian dài từ 1975 đến trước ngày 26/3/2004 là ngày CSVN ban hành Nghị quyết 36, CSVN không bao giờ thể hiện sự quan tâm đến “kiều bào”, những ngươì Việt nam đang làm ăn, sinh sống tại hải ngoại, mặc dù hai nước Việt Mỹ đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao từ năm 1995, như bổn phận và trách nhiệm bình thường của các Đại sứ quán, Lãnh sự quán các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ Tự do hay Cộng sản. Tại sao lại xảy ra tình trạng này và lại kéo dài trong suốt một thời gian dài gần 30 năm như vậy ?
Khi đặt câu hỏi như vậy, không có nghiã là ngươì Việt hải ngoại mong chờ một cái Nghị quyết 36 giống như ước mơ của trẻ con về những món quà mà ông già Noel sẽ đem đến trong đêm Chúa giáng sinh, vì sau khi đọc và suy xét mọi khía cạnh, cái Nghị quyết 36 cũng chẳng có gì ích lợi và tốt đẹp cho ngươì Việt hải ngoại.
Khi đặt câu hỏi như vậy, chúng tôi chỉ muốn xác định rằng CSVN đã trốn bỏ bổn phận và trách nhiệm đối với người Việt hải ngoại, vì họ suy nghĩ rằng người Việt hải ngoại chỉ là một lũ người xa quê hương, vô tổ quốc, bị giống nòi khinh, là tàn dư của Mỹ Ngụy và tay sai Đế quốc Mỹ, và cũng vì họ không thể sử dụng cũng như lợi dụng gì được từ “Việt kiều” trong suốt thời gian đó.
Nhưng nay thì hoàn cảnh đã đổi khác, sau một thời gian dài sống tại xứ người, thời gian là liều thuốc chữa vết thương lòng, có thể lòng hận thù Cộng sản đã nguôi ngoai, lớp người hận thù Cộng sản ở thế hệ thứ nhất, có thể đã tiêu diêu miền lạc cảnh khá nhiều, nhưng họ đã để lại các “Việt kiều con” còn trẻ, là thế hệ thứ hai, không hiểu biết gì nhiều về con người và chủ trương của Cộng sản chủ nghiã, không hiểu biết gì về những tội ác dã man diệt chủng mà Đảng và nhà cầm quyền CSVN đã thực hiện tại Huế năm 1968, không biết gì về tội ác dã man mà CSVN đã bỏ tù trên dưới một triệu quân dân cán chính miền Nam trong một thời gian dài, tạo nên một căn bệnh trầm kha gọi là “Hội chứng Việt nam” trong tâm khảm những ngươì tù, được gọi là tù cải tạo và ngay cả cho thân nhân ruột thịt của họ cũng bị ảnh hưởng.
Nhưng cái mục đích lâu dài mà Nghị quyết 36 nhắm tới, không phải là Việt kiều ở thế hệ thứ 1 hoặc thứ 2, mà là những người Việt hải ngoại ở thế hệ thứ 3, tức là đời cháu, đời chắt của những người Việt di tản ra hải ngoại trong những năm 1975, và kế tiếp mà CSVN gọi là thế hệ cần thực hiện câu châm ngôn “chăm rễ, bền gốc”.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin lần lượt góp ý để tìm hiểu, vì sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên chắc chắn còn nhiều sơ suất, rất mong được quí cao nhân chỉ bảo :
Phần I: Tại sao CSVN không nghĩ đến việc ban hành một Nghị quyết tương tự như Nghị quyết 36 từ nhiều năm về trước? Trong thập niên 80 hoặc 90? mà phải đợi mãi đến 29 năm sau, họ mới ban hành cái Nghị quyết 36 bày tỏ sự quan tâm của Đảng đến ngươì Việt hải ngoại ?
Phần II: Nghị quyết 36 này có những điều đặc biệt như thế nào? CSVN sẽ thực hiện bằng những phương cách nào? hoặc kế hoạch như thế nào?
Phần III: Đảng và nhà cầm quyền CSVN có thể thực hiện thành công Nghị quyết 36 không?
Phần IV: Ngươì Việt hải ngoại chúng ta cần phải làm gì? Cần phải có những phương cách nào để có thể đối phó hữu hiệu?
PHẦN I: TẠI SAO CSVN BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT 36 VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI?
Để trả lời thắc mắc rằng trong suốt thời gian từ sau ngày 30/4/1975 đến tháng 02/2004, vì lý do nào mà CSVN không thể hiện quan tâm đến kiều bào trong suốt một thời gian dài, như bổn phận và trách nhiệm bình thường của các quốc gia trên thế giới, mà phải chờ đợi mãi 30 năm sau, họ mới có cái Nghị quyết 36 này?
Theo thiển ý của chúng tôi, có thể vì 7 lý do sau :
Lý do 1.
Vì trước năm 1990, quan điểm của CSVN cho rằng những người đi ra nước ngoài định cư, dù với bất cứ lý do nào, vượt biên hoặc được bảo lãnh theo chương trình đoàn tụ gia đình ODP, hoặc theo chương trình HO, chương trình ROV, cũng đều là những kẻ không trung thành và đối đầu với tổ quốc Xã hội chủ nghiã, dựa trên cơ sở quan điểm này, người Việt hải ngoại không phải là núm ruột ngàn dặm, không phải là một phần của dân tộc Việt Nam, họ chỉ là những tàn dư của Mỹ Ngụy, là những kẻ trốn chạy theo địch, tóm lại là thành phần phản động, nên Đảng và nhà cầm quyền CSVN không có một sự quan tâm nào đối với sinh hoạt của ngươì Việt đang định cư tại các quốc gia tự do.
Lý do 2.
Những ngươì còn ở lại Việt nam trong những năm đầu của thập niên 90 hẳn còn nhớ vào khoảng giữa năm 1990, Báo Saigon Giải phóng, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN tại Saigon đăng một bài xã luận với tựa đề Nạn chảy máu chất xám đã thừa nhận những thành phần trí thức tại miền Nam đã từ từ rời bỏ quê hương, trốn ra nuớc ngoài, trong đó có Bác sĩ Trần Đông A, vị bác sĩ đã giải phẫu thành công một ca mổ song sinh dính liền, được các phóng viên quốc tế đến Việt nam quay phim trong lúc phẫu thuật tách rời hai trẻ em, đã vượt biên tổng cộng 3 lần, nhưng cả 3 lần bị bắt về tội trốn ra nuớc ngoài, ông đều đã được Giám đốc bệnh viện nhi đồng Saigon bảo lãnh về để làm việc trở lại cho bệnh viện, nghiã là Đảng và Nhà nước CSVN, đến lúc đó, mới chịu công khai thừa nhận sự cần thiết của các trí thức miền Nam trong việc xây dựng đất nuớc, nhưng đã quá trễ, trí thức miền Nam đã ra đi quá nhiều, mang theo tất cả các kiến thức và kinh nghiệm thu thập được trong bao năm được đào tạo và làm việc trong hệ thống tư bản chủ nghiã. Sự bỏ trốn đất nước ra đi tìm tự do của các trí thức miền Nam Việt Nam được Đảng Cộng sản và nhà cầm quyền gọi là Nạn chảy máu chất xám.
Trí thức được hiểu một cách tổng quát là những ngươì đã tốt nghiệp đại học hoặc có kiến thức chuyên môn về một vấn đề nào đó do công trình nghiên cứu.
Tại Việt nam, cũng có rất nhiều người trí thức, nhưng những bằng cấp được cấp trong chế độ CSVN là một nghi vấn giữa thật và giả, vàng thau lẫn lộn, có bằng cấp nhưng không có kiến thức, và thực tế đã cho thấy rất nhiều nhà trí thức không thể sử dụng vì kiến thức chuyên môn không đủ hoặc tay nghề non kém, hoặc vì thiếu tư cách đạo đức.
Có lần báo Saigon Giải phóng tại Saigon đã đăng tải trình độ học vấn của các Thẩm phán xử án và Kiểm sát viên (Biện lý) hầu hết là chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, thậm chí có Thẩm phán chỉ mới học hết lớp 3. Sau đó, CSVN khuyến khích những cán bộ có chức có quyền ghi danh đi học các lớp bậc Trung học, gọi là học tại chức và được tạo điều kiện dễ dàng để chóng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Để tỏ lòng tôn trọng giới trí thức miền Nam và cầm chân họ ở lại xây dựng quê hương, CSVN đã ban hành Chỉ thị số 08/CT ngày 5/3/1979 để thi hành chính sách đối với trí thức đào tạo theo hệ thống tư bản chủ nghiã, nhưng không thành công, vì :
a/ Sau chiến tranh, CSVN bắt đầu làm kinh tế, nhưng không đủ cán bộ, họ phải điều động các sĩ quan cấp Tá đến tuổi về hưu giữ chức vụ Giám đốc các công ty, hãng xưởng hoặc các chức vụ tại các Ủy ban nhân dân và cấp ủy các cấp, khả năng cũng như kiến thức không có nhưng lại muốn chứng tỏ uy quyền, không chịu học hỏi nên trí thức miền Nam không thể làm việc chung.
b/ Bộ Chính trị CSVN còn giữ tinh thần bảo thủ đối với hệ thống XHCN, nên không đổi mới tư duy để sẵn sàng áp dụng và đón nhận những ý kiến, tư tưởng tiến bộ của trí thức miền Nam.
Lý do 3.
Những năm qua, người Việt định cư ở nước ngoài còn phải lo làm lại cuộc đời ở xứ người, bắt đầu từ con số không, với hai bàn tay trắng, vật lộn với cuộc sống còn nhiều khó khăn, cuộc sống có thể nói là chưa ổn định, vì vậy, số lượng kiều hối do Việt kiều gửi về nước giúp đỡ thân nhân chưa đáng kể, và số lượng Việt kiều về thăm quê hương cũng chưa nhiều, những thanh thiếu niên trẻ còn đang lo học hành để tiếp thu kiến thức cao khả dĩ tạo được một tương lai tốt đẹp trong tương lai, nên vào thời điềm đó, trong hoàn cảnh này, Đảng và nhà nước CSVN chưa thể lợi dụng và khai thác gì được ở Việt kiều, thậm chí, đã xảy ra những trường hợp trả thù Việt kiều, chẳng hạn có những ngươì về nước thăm gia đình bị bắt giữ vì tội bỏ trốn ra nước ngoài xưa kia.
Lý do 4.
Kể từ sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào năm 1988, những năm đầu, chưa có các công ty lớn của các quốc gia Âu Mỹ đến Việt Nam, chỉ có một số doanh nhân từ Hong kong, Singapore, Trung Hoa, Nhật bản sang Việt nam đầu tư với tính cách thăm dò, dưới hình thức gọi là thử nghiệm theo kiểu đánh nhanh rút nhanh, đa số trong lãnh vực thủy hải sản, gỗ, chuyên chở hàng hải, nghiã là dùng phương tiện vận tải của nước ngoài, hoặc bỏ một số tiền nhỏ hoạt động đầu tư, nếu nhà nước Việt nam dở trò thay đổi luật pháp hoặc bắt bớ, họ chỉ bỏ chạy lấy thân, mà không bị thiệt hại gì đến tài sản.
Chỉ riêng có Việt kiều là có ý định hoạt động thương mại và đầu tư lâu dài trong mọi lãnh vực, từ hoạt động kiều hối , đại diện cho các công ty sản xuất xe hơi, đầu tư về canh nông, khách sạn, du lịch, gia cư, xây dựng…
Do sinh hoạt hàng ngày, Việt kiều thường có một ngươì vợ hoặc chồng không chính thức chung sống để cầm chân Việt kiều, đã mang lại lợi ích thiết thực và đáng kể, cho thấy ngươì Việt hải ngoại có đầu óc tinh tế và áp dụng những khoa học kỹ thuật tân tiến trong những lãnh vực đầu tư, là môi trường tốt để cho các doanh nhân cùng cá nhân trong nước học tập.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, một số những người hoạt động đầu tư, kinh doanh thành công tại Việt Nam đã bị bắt, bị bỏ tù với các tội danh mơ hồ, vì họ không hiểu rõ chủ trương của CSVN, tất cả chỉ là tạm thời, tạm thời đổi mới thì mới kêu gọi đầu tư được, công an CSVN ngấm ngầm theo dõi để thực hiện kế hoạch “Vỗ béo để ăn thịt”. Doanh nhân Việt kiều nghĩ rằng mình không làm gì nên tội cả, không có gì phải sợ.
Họ đâu biết rằng khi muốn bỏ tù ai, CSVN sẽ thực hiện kế hoạch từng bước là gài người vào công ty, hãng xưởng để tìm cho ra một cái sơ hở nhỏ, một cái lỗi không đáng kể, để rồi biến lỗi nhỏ thành lỗi lớn, không có tội trở thành có tội, mục đích cũng chỉ là chiếm đoạt tài sản của doanh nhân Việt kiều thành công tại Việt Nam.
Ngoài ra, Việt kiều cũng là những người quảng cáo viên không công cho chế độ trong việc môi giới những nhà đầu tư nước ngoài đến hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt nam, là đầu mối của những móc nối với các chính phủ nước ngoài, các trường đại học ngoại quốc… để cho các chuyên gia, sinh viên Việt nam có các hoạt động cố vấn, tu nghiệp… tại nước ngoài.
Một thời gian ngắn sau, Nguyễn ngọc Hà, trưởng ban Việt kiều trung ương xuất bản quyển sách nhan đề “Về ngươì Việt định cư tại nước ngoài”, nhưng chỉ là một số gợi ý, không được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật như Quyết định hoặc Nghị quyết để thi hành, mãi đến ngày 27/10/1999, Thủ tướng CSVN Phan văn Khải lần đầu tiên ký ban hành Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg về Chính sách đối với ngươì Việt nam ở nước ngoài, và ngày 31/7/2001, lại ký Quyết định số 114/2001/QĐ-TTg để sửa đổi và bổ sung Quyết Định số 210/1999/QĐ-TTg, được hướng dẫn thi hành do Thông tư ngày 26/10/2001.
Nói chung, những chính sách được ban hành chỉ là những chủ trương riêng rẽ nhằm thi hành chính sách kiều vận – dụ dỗ Việt kiều phục vụ Đảng và Nhà nước dươí mọi hình thức -, chẳng hạn đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh cho Việt kiều, áp dụng chính sách một giá cho Việt kiều, cho phép Việt kiều được mua nhà tại Việt nam, Việt kiều chuyển tiền về nước không phải đóng thuế, kêu gọi Việt kiều về nước đầu tư, kinh doanh, mà chưa có một chính sách toàn diện về ngươì Việt hải ngoại như được qui định trong Nghị quyết 36 này.
Lý do 5.
Để có thể kiểm soát được kiều bào, họ phải nâng cao vai trò của Ủy ban kiều vận để vận dụng tất cả mọi phương tiện nhằm thuyết phục, lôi kéo kiều bào làm theo ý họ muốn, hợp tác với họ để được làm tròn nhiệm vụ của một cơ quan đại diện quốc gia ở hải ngoại, không còn bị mất uy tín với quốc tế. Nhằm tiếp tay cho Ủy ban kiều vận để thực hiện kế hoạch vận động kiều bào vào luồng ảnh hưởng của nhà nước CSVN thông qua Bộ ngoại giao là cơ quan chủ quản của các Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Phó thủ tướng CSVN Vũ Khoan đã ký Quyết định số 990/QĐ ngày 30/10/2002 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng Việt nam ở nước ngoài do Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm sử dụng qũy được cấp từ ngân sách nhà nước và đóng góp của người Việt hải ngoại, nguồn tiền sơ khởi được cấp là 7 tỷ đồng.
Đầu tháng 6/2003, ông Nguyễn đình Bin, Thứ trưởng Ngoại giao CSVN kiêm Chủ nhiệm Ủy ban về ngươì Việt Nam ở nước ngoài đã cầm đầu một phái đoàn liên ngành gồm Bộ Ngoại giao, ban Dân vận trung ương, Mặt trận tổ quốc, Ủy ban nhân dân thành phố Saigon đi một vòng các quốc gia có đông người Việt cư ngụ như Hoa kỳ, Úc, Canada nhằm mục đích thăm dò dư luận và nghiên cứu tình hình thực tế , đã tiếp xúc với một số ngươì Việt hải ngoại, tuyên bố rằng từ cơ chủ trương của Đảng và nhà nước là thì hành chính sách đại đoàn kết dân tộc, lấy mục tiêu vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bình, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng giữa hai bên : một bên là Đảng cùng nhà nước Việt nam và một bên là Cộng đồng ngươì Việt hải ngoại để kêu gọi Việt kiều xoá bỏ mặc cảm, định kiến kiến phân biệt đối xử trong quá khứ, từ cơ sở đó, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, với khẩu hiệu hoà hợp dân tộc, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai,
Chuyến đi nghiên cứu tình hình thực tế về ngươì Việt hải ngoại của phái đoàn liên ngành CSVN đã gặp rất ít phản kháng của các cộng đồng ngươì Việt quốc gia, Nguyễn đình Bin đã báo cáo trước Bộ chính trị về chuyến đi đạt kết quả tốt, thành phần phản kháng chế độ chỉ là một số nhỏ, không đáng kể, có thể tiến hành chính sách nhằm thu phục ngươì Việt hải ngoại về làm một mối, bắt đầu từ đây, chúng ta mới nghe nói đến câu nói ngọt ngào Người Việt hải ngoại là núm ruột ngàn dặm, là một thành phần không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, chuẩn bị tâm lý cho Nghị quyết 36.
Lý do 6.
Vào thời điểm năm 2004, 29 năm sau kể từ ngày CSVN chiếm được miền Nam, những trẻ em được sinh ra vào năm 1975 và kế tiếp, không hiểu biết gì về Cộng sản, không hiểu biết gì những tội ác dã man của CSVN đối với nhân dân hai miền Nam – Bắc, mà đặc biệt là nhân dân miền Nam trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam 1960 – 1975 và sự trả thù của CSVN đối với các quân dân cán chính thuộc chính phủ quốc gia miền Nam trong những năm sau cái ngày được gọi là giải phóng, bằng cách bắt bỏ tù hơn 1 triệu ngươì, trong những đợt cải tạo trí thức, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh như câu thơ mai mỉa Bắc Nam xum họp, xuân nào vui hơn, nay các em bé được sinh sau năm 1975 đó đã lớn khôn, đã học thành tài tại xứ ngươì, đã có kiến thức cao về kinh tế, về công nghệ, về khoa học kỹ thuật, những bậc cha mẹ các em bị gọi là trốn theo đế quốc đã có một cuộc sống ổn định, đã có một kiến thức tốt về các mặt của sinh hoạt xã hội trong một quốc gia tiền tiến, số lượng Việt kiều về nước chỉ khoảng 8,000 người trong thập niên 80 thì nay đã tăng lên trên 300,000 ngươì và số lượng kiều hối gửi về cũng trên 2.6 tỷ Mỹ kim một năm, tương đương với khoảng 1/3 ngân sách hàng năm của CSVN.
Với những mối lợi béo bở đó, có thể so sánh như mâm cỗ đã dọn sẵn, những kẻ chực ăn ra sức dụ dỗ để được cho ăn, sau bao công sức, của cải của ngươì Việt hải ngoại đã tốn phí bao năm qua để có một có một kết quả tốt đẹp như ngày nay, đây là thời điểm chín mùi để ngư ông hưởng lợi, Đảng và Nhà nước CSVN ra sức bóc lột, khai thác, lợi dụng ngươì Việt hải ngoại, bằng một Nghị quyết 36 của Bộ chính trị, nhấn mạnh đến nghiã vụ của hai bên: Một bên là Đảng và nhà nước CSVN có nghiã vụ bảo vệ quyền lợi của kiều bào hải ngoại tại quốc gia sở tại và một bên là Việt kiều có nghiã vụ đóng góp công sức, vật lực, tài lực, trí tuệ trong việc xây dựng tổ quốc Cộng sản Việt nam giàu mạnh như lời xác nhận của Thứ trưởng ngoại giao CSVN Nguyễn phú Bình “Thời điểm hiện tại rất khác so với thời điểm ban hành những chính sách trước đây. Nếu như năm 1986 – 1987, số bà con Việt kiều về thăm quê chỉ khoảng 8,000 ngươì thì nay đã tăng lên 360,000 lượt ngươì / năm. Lượng kiều hối chuyển về cũng đạt mức kỷ lục là 2.6 Tỷ Mỹ kim/năm”.
Với những lý do trên, Đảng và nhà cầm quyền CSVN ban hành Nghị quyết 36 không phải vì lòng thương quí ngươì Việt hải ngoại, không phải vì tình ruột thịt nghiã đồng bào đối với núm ruột ngàn dặm, mà chỉ vì thời cơ đã chín mùi để có thể lợi dụng được khả năng mọi mặt của ngươì Việt hải ngoại, về kiến thức, về tài lực và vật lực như Nghị quyết 36 đã xác nhận Cộng đồng người Việt nam ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc tế, có khả năng tìm kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước. Nhiều trí thức có trỉnh độ học vấn và chuyên môn cao, một số người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu đào tạo, các công ty và tổ chức quốc tế, có khả năng tạo dụng quan hệ với các cơ sở kinh tế, khoa học nước sở tại. Bóc lột chất sám, tài sản và sức lao động của nhân dân, từ xưa đến nay, vẫn là bản chất của Đảng và nhà cầm quyền CSVN. Bản chất này không hề thay đổi.
Lý do 7.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân mà thiết tưởng chúng ta không thể quên, đó là việc Đảng và nhà cầm quyền CSVN cố gắng thực hiện nhiệm vụ và công tác của một nhà nước theo luật quốc tế công pháp mà bao năm qua, họ vẫn không hề làm được.
Người dân của một quốc gia này làm ăn, sinh sống tại quốc gia khác được gọi là kiều bào. Theo nguyên tắc quốc tế, chính phủ mỗi quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của kiều dân nước mình đang làm ăn, sinh sống tại nước ngoài, thông qua Toà đại sứ hoặc Lãnh sự quán của mỗi quốc gia, ví dụ chúng ta thấy ông Tổng thống Mễ tây cơ trong mấy năm qua đã cố gắng tranh đấu cho quyền lợi của những ngươì Mễ đang cư trú không giấy tờ tại Hoa kỳ, những người Mễ đang cư trú tại ngoại quốc vẫn có quyền bầu cử tại Mễ.
Theo kết quả kiểm tra dân số tại Hoa kỳ năm 2000 thì tổng số ngươì Việt nam tại Hoa kỳ là 1,224,004 người, và thật đáng tiếc cho Đảng và nhà cầm quyền CSVN, đã 29 năm qua, họ vẫn không thể kiểm soát được Việt kiều, ngoài việc cấp chiếu khán cho những ngươì muốn về Việt nam vì việc riêng, chỉ vì một sự thật rất dễ hiểu và rất dễ nhận ra, đó là vì họ không chấp nhận chế độ CS nên đương nhiên họ không chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng tại hải ngoại, vì biểu tượng của họ là lá cờ vàng ba sọc đỏ thể hiện tự do và tinh thần chống Cộng, do đó, không chấp nhận sự kiểm soát của đại diện Đảng và nhà nước CSVN tại hải ngoại thông qua Toà đại sứ hoặc Lãnh sự quán hoặc Hội Việt kiều yêu nước.
Quốc gia nào cũng kiểm soát được kiều dân của mình đang sinh sống ở nước ngoài, vào các ngày lễ lớn, ngày Tết, kiều bào thường tụ họp về Đại sứ quán để tưởng nhớ quê cha đất tổ, đó là sự việc rất bình thường, riêng chỉ có CSVN là khác biệt, CSVN chỉ kiểm soát được kiều bào tại các quốc gia Cộng sản như Trung hoa, Bắc hàn…. riêng người Việt hải ngoại tại các quốc gia tự do chống đối việc treo lá cờ đỏ sao vàng tại các trường học, cơ quan chính quyền, đại diện CSVN ra hải ngoại công tác, đi tới đâu đều bị kiều bào ném cà chua, trứng thối tới đó và kiều bào không gặp gỡ, thăm hỏi đại diện chính phủ tại các Toà đại sứ CSVN vào các dịp lễ Tết .
Điều này chứng tỏ nhà cầm quyền CSVN không kiểm soát được Việt kiều hải ngoại tại các quốc gia tự do, và họ mong mỏi Nghị quyết 36 này sẽ lũng đoạn được các cộng đồng người Việt hải ngoại, thay đổi được phần nào tình hình hiện tại và sẽ hoàn toàn phá tan được được tinh thần đoàn kết chống Cộng, kiểm soát được kiều bào hải ngoại trong các quốc gia khối tự do ở các thế hệ con hoặc cháu của chúng ta.
Phúc Linh
(Xin xem tiếp các bài sau)