PHẦN II CSVN SẼ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 36 NHƯ THẾ NÀO ?
Từ khi có Nghị quyết 36, người trong các Cộng đồng ngươì Việt quốc gia hải ngoại có hai vấn đề cầm tìm hiểu :
A/ Đảng và nhà cầm quyền CSVN sẽ chú trọng vào những trọng tâm gì khi thực hiện Nghị quyết 36?
B/ Nguồn tiền ở đâu sẽ chi trả cho những hoạt động của các cơ quan hữu trách CSVN để thi hành Nghị quyết 36?
Chẳng hạn như chi tiền cho Việt kiều là Cộng sản nằm vùng hoạt động, trả tiền lương hàng tháng cho bọn Cộng sản nằm vùng để bọn chúng chỉ chú tâm vào việc thi hành kế hoạch của CSVN thông qua kế hoạch, chỉ đạo, mệnh lệnh từ các Đại sứ quán, Lãnh sự quán CSVN hải ngoại và bọn Công an ngoại tuyến, tức là lực lượng Công an hoạt động ở ngoại quốc….
Ngày 31/03/2004, thứ trưởng ngoại giao CSVN Nguyễn phú Bình , Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt nam ở nước ngoài, đã trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ cho biết rằng Nghị quyết 36 chú trọng vào 5 công tác :
Vấn đề 1. Trọng dụng nhân tài.
Chúng ta biết rằng cộng đồng người Việt nam ở nước ngoài tuy vào khoảng 2,7 triệu ngươì, tiềm lực kinh tế của cộng đồng chưa phải là lớn, bù lại, tiềm năng chất xám lại vô cùng phong phú. Nhiều Việt kiều trẻ tuổi, nhiều trí thức kiều bào có nguyện vọng được về nước làm việc. Vấn đề 2/ Thu hút Việt kiều về đầu tư và làm trung gian giới thiệu doanh nhân bản xứ về Việt nam đầu tư
Cải thiện môi trường pháp lý nhằm thu hút bà con Việt kiều về đầu tư kinh doanh trong nước. Bên cạnh việc coi trọng ngươì Việt nam ở nước ngoài như những nhà đầu tư, một khiá cạnh vô cùng quan trọng là chính Việt kiều có thể hướng dẫn, chắp nối cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam.
Chính vì vậy mà Nghị quyết nêu rõ phải phát huy khả năng của ngươì Việt nam ở nước ngoài trong việc làm dịch vụ, thiết lập và mở rộng kênh tiêu thụ hàng hoá Việt nam.
Vấn đề 3.
Phổ biến, tuyên truyền chính sách và giao lưu văn hoá, vận động vận động viên Việt kiều thi đấu quốc tế dươí danh nghiã vận động viên của nhà nước Cộng sản Việt nam
Chú trọng nhu cầu thông tin cho bà con, báo diện tử Quê Hương sẽ được cải tiến toàn diện nhằm cập nhật liên tục các thông tin phục vụ Việt kiều
Tích cực đáp ứng nhu cầu của Việt kiều trong việc giao lưu, học tiếng Việt, đi tham quan, tìm hiểu văn hoá truyền thống. Thủ tướng CSVN đã phê duyệt chương trình dạy tiếng Việt cho ngươì Việt nam ở nước ngoài.
Bên cạnh việc các nghệ sĩ ngươì Việt nam ở nước ngoài được tạo điều kiện về nước biểu diễn thường xuyên, chúng tôi sẽ mời các nghệ sĩ hoặc các vận động viên gốc Việt tham gia các cuộc thi quốc tế dưới màu cờ sắc áo của Việt nam .
Vấn đề 4.
Xây dựng lòng tin của ngươì Việt nam hải ngoại vào Đảng và nhà nước CSVN bằng cách giúp họ hiểu đúng tình hình đất nước
Bà con sẽ được tạo điều kiện tối đa để về thăm quê, thờ cúng tổ tiên. Công tác ngươì Việt quốc gia ở nước ngoài chú trọng bảo đảm nhu cầu thông tin để phục vụ bà con.Để thi hành Nghị quyết 36, CSVN đã tổ chức “Hội nghị Việt kiều” lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 21 đến 23-11, ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia – Hà Nội, có 900 Việt kiều tham dự, với chủ đề chung “Vì một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước”, tại hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến xung quanh 03 vấn đề chính, như:
1/ Xây dựng cộng đồng Việt kiều đoàn kết vững mạnh, thành đạt và hướng về đất nước
2/ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc trong cộng đồng Việt kiều;
3/ Chuyên gia, trí thức, doanh nhân Việt kiều góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước…
Và mỗi năm, CSVN sẽ tổ chức những hội nghị Việt kiều tương tự để củng cố niềm tin yêu vào Đảng, vào chủ nghiã Xã hội của thành phần Việt kiều này.
Vấn đề 5/ Giúp đỡ những ngươì Việt nam đang sinh sống ở nước ngoài không có giấy tờ hợp pháp bằng những hiệp ước tư pháp với quốc gia sở tại
Người Việt nam ra sinh sống ở nước ngoài từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, do vậy, cũng còn một số lượng người thiếu các giấy tờ hợp pháp. Chủ trương của CSVN sẽ tiến hành thương thảo với từng địa bàn để bảo vệ lợi ích chính đáng của bà con.
Nhóm từ ngữ “bảo vệ lợi ích chính đáng của bà con” là những “bà con không có giấy tờ.hợp pháp” là thành phần những người làm việc cho công ty Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam, chẳng hạn công ty bảo hiểm) được cho sang Hoa Kỳ tham quan, tu nghiệp 03 tháng, sau đó, họ không chịu trở về nước, hoặc du học sinh tốt nghiêp chương trình học vấn cũng không chịu trở về nước, hoặc khách du lịch, thăm thân nhân chữa bệnh, tại Hoa Kỳ không chịu trở về nước …luật di trú Hoa kỳ gọi họ là “Undocumented aliens” là “ngoại kiều chưa điều chỉnh tình trạng cư trú” khác với “di dân bất hợp pháp (Illegal aliens) là những người đã bị Cảnh sát di trú bắt giữ, Toà án đã có lệnh trục xuất, và đã bị trục xuất về nước nhưng lại lén lút quay trở lại Hoa Kỳ.
Chúng ta cũng không thể quên Nghị quyết 36 có nêu vấn đề đe dọa sẽ áp dụng biện pháp đối với những thành phần ngươì Việt nam ở nước ngoài không quay đầu hỗ trợ việc thực hiện Nghị quyết 36 thành hiện thực, mà vẫn tiếp tục chống đối Đảng và Nhà nước CSVN dưới mọi hình thức, nguyên văn như sau : có biện pháp đấu tranh với những biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích dân tộc, hoặc gây chia rẽ trong cộng đồng Việt Nam ở nước sở tại . Đây có phải là sự đe dọa vu vơ không ? và dựa vào cơ sở nào mà nhà cầm quyền CSVN đe dọa như vậy ?
Kính thưa qúi độc giả, đây là sự thật, một sự thật đắng cay và cươì ra nước mắt. CSVN đã dựa vào Luật quốc tịch do họ qui định và dựa vào câo nói êm ái Ngươì Việt hải ngoại là một phần của dân tộc Việt Nam, không thể tách rời và là núm ruột ngàn dặm.
Chúng tôi xin giải thích :
Ngày 28/11/2008 quốc hội CSVN đã thông qua Luật quốc tịch mới, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 để thay thế cho Luật quốc tịch cũ được ban hành ngày 20/05/1998.
Theo luật quốc tịch này, mọi ngươì sinh đẻ tại Việt Nam đều đương nhiên có quốc tịch Việt Nam, và vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam mặc dù đã định cư tại nước ngoài từ trước hoặc sau ngày 30/04/1975.
Vì lẽ này, mặc dù sinh sống tại hải ngoại, nhưng những ngươì Việt Nam vẫn là công dân của nước CHXHCNVN.Chương I Điều 4: Nguyên tắc quốc tịchNhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác
Điều này có nghiã là CSVN chưa chấp nhận nguyên tắc song tịch, là trường hợp ngươì Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, chưa làm đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc chưa có quyết định của nhà cầm quyền Việt Nam cho thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng lại được nhập quốc tịch của quốc gia bản xứ , ngoại trừ có một hiệp định Tư pháp ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài thoả thuận khác.
Điều 12. Giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài 1. Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế.
2. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ ký kết hoặc đề xuất việc ký kết, quyết định gia nhập điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài.
Nhưng cho đến nay, Việt Nam chưa ký với một quốc gia tự do nào một hiệp ườc Tư pháp liên quan đến quốc tịch.
Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân 1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật
Từ cơ sở này, Nhà nước CHXHCNVN không dẫn độ công dân Việt Nam cho nước khác, khi Việt kiều đã nhập quốc tịch Hoa Kỳ, Cabada, Úc…vi phạm luật Hình sự tại Việt Nam và bị Toà CSVN tuyên án tử hình.
Các cơ quan Ngoại giao và Tư pháp Việt Nam không thèm quan tâm đến sự can thiệp của các Sứ quán ngoại quốc đến liên lạc với họ để bảo vệ kiều dân của mình là ngươì Việt Nam đang gặp nạn tại Việt Nam.
Theo quan điểm pháp lý của Việt Nam, can phạm này chỉ có một quốc tịch Việt Nam, can phạm này chưa xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam, nên vấn là công dân Việt Nam, mặc dù có quốc tịch nước ngoài nhưng không được Việt Nam thừa nhận, nên bị coi như không có quốc tịch nào khác ngoài quốc tịch Việt Nam, và nhà cầm quyền Việt Nam chỉ cho dẫn độ ngươì nước ngoài, mắt xanh mũi lõ, phạm pháp tại Việt Nam.
Nếu can phạm là người Việt Nam dù có quốc tịch nước ngoài, thì cũng không cho dẫn độ, vì nếu cho dẫn độ, có thể những ngươì Việt Nam chống Cộng sẽ không bị trừng trị khi trả về các quốc gia trong khối tự do.
Chúng tôi xin được giải thích từ ngữ dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác can phạm có hành vi phạm tội hoặc ngươì bị kết án hình sự đã có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình, để nước tiếp nhận người phạm tội truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc thi hành hình phạt đối với người đó. Tại Điều 5 Luật quốc tịch qui định “Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật”
(3). Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước.
(4). Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Có nghiã là công dân Việt Nam ở nước ngoài vẫn được CSVN ưu ái tạo điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghiã vụ công dân của mình phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước, nói khác đi, công dân Việt Nam, dù sống ở trong nước hay ngoài nước, cũng đều phải chấp hành luật pháp Việt Nam, trong đó, Bộ Luật Hình sự có qui định các tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN….thì nếu Việt kiều có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị trừng trị, chẳng hạn, như kẻ viết bài tham luận để phê bình, chỉ trích Nghị quyết 36 là hành vi phạm pháp, chắc chắn là tội không thể tha, dựa trên cơ sở của Điều 5 này.
Nếu xem xét kỹ Luật quốc tịch Việt Nam tại Chương III, chúng ta sẽ thấy :
Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam 1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 32. Trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
thì nếu so sánh với những hành vi phê bình, chỉ trích Đảng và nhà cầm quyền CSVN của các nhà tranh đấu chống Cộng nổi tiếng tại Houston như các ông Trương Như Phùng, Trương Văn Túc, Nguyễn Gia Bảo, bà Chu Mỹ Dung, mà cho đến nay, họ vẫn không hề bị tước quốc tịch, nghiã là những hành vi tham gia biểu tình chống Cộng, hô hào, kêu gọi, kích động người Việt hải ngoại chống Cộng không hề bị coi là có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, hoặc đến uy tín của nước CHXHCNVN, thì việc viết bài phê bình, chỉ trích Nghị quyết 36 kiểu này cũng chỉ là gãi ngứa mà thôi, chẳng thấm vào đâu.
Và ngày 22/07/2004, CSVN đã ban hành một văn bản chỉ đạo phương thức thi hành Nghị quyết 36
“ Chính phủ thông qua Chương trình hành động này nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết nêu trên của Bộ Chính trị góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng ngươì Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống và phát triển, giữ gìn bản sắc dân tộc Việt nam, hướng về tổ quốc, góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt nam, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Văn bản này bao gồm 11 công tác thi hành trong các lãnh vực thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Nghị quyết 36, thực hiện chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều gắn bó với quê hương đất nước, ….
Ngày 23/07/2004, Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Dy Niên đã trả lời phỏng vấn của báo chí trong nước về nội dung thi hành Nghị quyết 36 được trích đăng dưới đây :
“Trích”
Chương trình hành động của chính phủ gồm 11 nội dung :
* Công tác triển khai, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng về Nghị quyết.
* Các biện pháp, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, hội nhập vào đời sống nước sở tại.
* Tạo điều kiện thuận lợi cho ngươì Việt Nam ở nước ngoài gắn bó hơn nữa với quê hương, đất nước.
* Phát huy tiềm năng trí thức của ngươì Việt Nam ở nước ngoài.
* Phát huy tiềm năng của ngươì Việt Nam ở nước ngoài trong hợp tác kinh tế, đầu tư, kinh doanh.
* Về việc dạy và học tiếng Việt cho thế hệ trẻ ngươì Việt Nam ở nước ngoài.
* Tăng cường các hoạt động giao lưu giữa ngươì Việt Nam ở trong và ngoài nước.
* Tiếp tục đổi mới phương thức vận động ngươì Việt Nam ở nước ngoài.
Trong đó tập trung vào các vấn đề sau :
Thứ nhất : Xác định trách nhiệm, nhiệm vụ Bộ, ngành các địa phương. Yêu cầu các Bộ, ngành chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, có những bước đi và biện pháp cụ thể, nhanh chóng đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.
Thứ hai : tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cấp, các ngành, từ trung ương tới địa phương, trong nước và ngoài nước, giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đoàn thể quần chúng, khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ trong xây dựng chính sách, thiếu thông thoáng trong qui định, thủ tục hành chính, tình trạng một số chính sách không được quán triệt và thực hiện đầy đủ ở một số ngành và địa phương… tác động tới tâm tư, tình cảm cũng như lợi ích chính đáng của bà con.
Thứ ba : kiện toàn bộ máy, cơ quan chuyên trách, cơ quan ngoại giao và các cơ quan có liên quan trực tiếp tới công tác đối với kiều bào, đặc biệt các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cần tăng cường mạnh mẽ tiếp xúc, vận động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới bà con, đẩy mạnh công tác bảo hộ công dân và bảo vệ những quyền lợi chính đáng của ngươì Việt Nam ở nước ngoài, kiện toàn bộ phận làm công tác với cộng đồng tạo thuận lợi giải quyết nhanh chóng các yêu cầu chính đáng và hợp pháp của bà con.“Hết trích “
Thứ tư : yêu cầu các cơ quan rà soát các chính sách hiện có và đề ra các chính sách, biện pháp mới hữu hiệu nhằm thể chế hoá những ưu đãi đối với kiều bào, từng bước đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của ba con, mong muốn được đối xử bình đẳng như ngươì Việt Nam ở trong nước.
Trước mắt cần có những bước đi và biện pháp cụ thể thực hiện đúng chủ trương hoà hợp, hoà giải dân tộc, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, khuyến khích và tạo điều kiện để duy trì mối giao lưu, liên hệ với trong nước, như về nước thăm thân nhân, đi du lịch, đầu tư, kinh doanh, hợp tác nghiên cứu khoa học, thực hiện các hoạt động nhân đạo, từ thiện.. giải quyết nhanh các yêu cầu của bà con về xuất nhập cảnh, hồi hương, cấp phát hộ chiếu, giữ quốc tịch Việt Nam, được mua nhà đề nghỉ ngơi, dưỡng già tại quê hương… qua đó, khích lệ bà con, đặc biệt thế hệ con cháu sinh ra ở ngoài nước hướng về cội nguồn, giữ gìn bản sắc văn hoá, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước.
Các tổ chức cộng đồng của ngươì Việt quốc gia, các đảng phái chính trị, tổ chức đấu tranh chống Cộng – về nguyên tắc và lý thuyết – vẫn luôn là những chướng ngại vật cản trở việc xâm nhập công khai các hoạt động của CSVN vào cộng đồng người Việt hải ngoại.
Vì vậy, theo chỉ đạo của Đảng CSVN, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cần tăng cường mạnh mẽ chủ động mở rộng tiếp xúc với cộng đồng ngươì Việt Nam ở nước ngoài, kể cả những ngươì còn có định kiến, mặc cảm với nhà nước và chế độ CSVN, tiếp xúc, vận động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới bà con, công tác của các Toà Đại sứ và Lãnh sự quán CSVN tại hải ngoại là phải làm bằng mọi phương cách để lũng đoạn được các tổ chức cộng đồng, nghiã là phải phá vỡ được sự đoàn kết chống Cộng của các cộng đồng ngươì Việt quốc gia tại khắp nơi.
Chúng tôi có một tài liệu ghi rằng
Căn cứ vào lá thư trong nước ngày 24 tháng 12 năm 1998 với tưạ đề “Vai trò của Nguyễn xuân Phong” thì từ năm 1998, CSVN đã tung ra chiến dịch CSĐ. Chiến dịch CSĐ chính thức không có tên, chỉ gồm đúng 3 chữ viết tắt C.S.Đ. do Cục phản gián Hà Nội thực hiện, gồm nhiều giai đoạn được đặt tên CSĐ1, CSĐ2 .. Địa bàn hoạt đông chủ yếu của CSĐ là ở Hoa kỳ, Úc, Pháp và Gia nã Đại là những quốc gia có đông đảo người Việt nam sinh sống. Tại Hoa kỳ, chiến dịch CSĐ do Tổng lãnh sự CSVN là Nguyễn xuân Phong chỉ đạo.
Mục tiêu của CSĐ1 đang thực hiện thể hiện dưới nhiều hình thức :
a/ Dùng ngân qũy dồi dào của nhà cầm quyền CSVN để lung lạc, mua chuộc, lôi cuốn một số ngưới trong cộng đồng Việt nam hải ngoại để họ tự chia rẽ nhau, gọi là chương trình cấy điệp, cài bao. Chương trình này nhằm tạo chia rẽ từng cá nhân, từng đoàn thể, chủ yếu nhắm vào thành phần các cá nhân lãnh đạo chính trị, tôn giáo, đồng thời tạo nghi ngờ lẫn nhau giưã những người Việt trong cộng đồng Việt nam hải ngoại.
b/ Sử dụng những Việt kiều đã từng bị bắt giữ tại Việt Nam, nhưng trong quá trình điều tra tội phạm, đã thể hiện tinh thần hợp tác với CSVN về phương diện nào đó, có thể tạm thời tin tưởng để lợi dụng trong hoạt động ở hải ngoại trong việc triệt tiêu những lực lượng chống đối CSVN ở ngoại quốc
Những Việt kiều thuộc loại này, trong quá khứ, thường lợi dụng vào sự nhẹ dạ của đồng hương, lợi dụng các quyền tự do của công dân, núp dưới chiêu bài tự do-dân chủ, để kêu gọi bạch hoá các tổ chức đấu tranh, đoàn thể chống Cộng, nghiã là họ buộc các tổ chức đấu tranh chống Cộng phải phơi bày trước công chúng toàn bộ hồ sơ của tổ chức về nhân sự, về tài chánh, về các hoạt động trong và ngoài nước
Người Việt ta có câu “Khôn mà không ngoan”, họ quên mất rằng việc đấu tranh đòi bạch hoá các tổ chức chống Cộng đó đã tự tố cáo họ, và không có cách nào để tự biện minh, họ là những kẻ gián tiếp tiếp tay cho hoạt động phá hoại, lũng đoạn cộng đồng hải ngoại, phá hoại và chỉ điểm cho CSVN các tổ chức đấu tranh, đoàn thể chống Cộng.
Ngoài thành phần trên, chúng ta cũng không thể không quan tâm đến một thành phần trí thức CSVN trẻ đang hiện hữu đông đảo tại hải ngoại, đó là các du học sinh, sẽ là chất xúc tác tốt để tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, chuyển hoá tâm tư, tình cảm của ngươì Việt hải ngoại, và phá vỡ những kế hoạch làm vô hiệu hoá việc thực hiện Nghị quyết 36 của các tổ chức cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, cụ thể là chúng ta không thể quên việc bọn du học sinh CSVN đã tranh đấu được treo cờ đỏ sao vàng của CSVN tại các trường Trung và Đại học.
Dưới sự chỉ đạo của Đại sứ quán và Lãnh sự quán, các du học sinh CSVN không dại gì thò mặt ra, vỗ ngực xác nhận họ là đảng viên CS, là đoàn viên Đoàn thanh niên CS Hồ chí minh và công khai đấu tranh với các cộng đồng Việt nam hải ngoại, khi được hỏi quan điểm chính trị, họ luôn áp dụng bổn cũ soạn lại, giống như khi bọn du kích Cộng sản nằm vùng còn đang thi hành chính sách dân vận, lôi kéo ngươì dân về với chúng, trả lời một cách khôn ngoan, lễ độ rằng thưa các bác, các chú, các cha, các mẹ, xin hiểu cho chúng con qua đây chỉ để đi học, và không quan tâm đến các khuynh hướng và hoạt động chính trị, nhưng trong thực tế, họ tổ chức, phân công nhau đi vận động tại các trường Trung học, Đại học, nêu các lý do thuộc về công pháp quốc tế , về ngoại giao để đề nghị các tổ chức Cựu chiến binh Mỹ, các thư viện, các trường Trung và Đại học thoả mãn nguyện vọng chính đáng của họ, và phản đối các hoạt động của cộng đồng Việt nam hải ngoại có hoạt động chống Cộng. Cụ thể là tại nhiều nơi, các đại diện tổ chức cộng đồng ngươì Việt hải ngoại đã phải nhiều lần liên hệ với các trường, các thư viện…. để tháo bỏ cờ CSVN khắp nơi trên nước Mỹ.
Để xoá bỏ ác cảm của người dân đối với CSVN, họ ra lệnh cho Ban tuyên vận sáng tác những câu chuyện hư cấu có tác dụng đến người Việt hải ngoại để chuyển hoá tư duy Việt kiều có lợi cho việc thi hành Nghị quyết 36
Khi còn ở trong nước, có thể khởi đầu từ giữa năm 1990, trên báo Saigon Giải phóng, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN bắt đầu có những câu chuyện nói lên công lao của bộ đội lái xe tải đã cứu sống mọi ngươì trên một chiếc xe đò đang tuột dốc và tài xế bất chợt bị tai biến mạch máu não, bộ đội đã nhảy vào vị trí tài xế để điều khiển xe đò xuống dốc an toàn, hoặc bộ đội nhảy sông cứu em nhỏ sắp bị chết đuối, không phải là những bản tin có thực, mà chỉ là những câu chuyện được đăng trên báo có tính cách tâm lý chiến nhằm làm bớt đi lòng căm ghét bộ đội của người dân miền Nam.
Hiện nay, trên b áo chí CSVN hải ngoại xuất hiện những bài báo ca ngợi sự biến chuyển của đất nước, của Hải quan sân bay Tân sơn Nhất phục vụ ngươì dân…cũng nằm trong một mục tiêu chính trị nhằm biến đổi tư duy của người Việt hải ngoại để có cái nhìn thiện cảm hơn đối với Đảng và các viên chức nhà cầm quyền CSVN.
Để có nguồn tiền chi phí cho việc thực hiện thành công Nghị quyết 36, Đảng và nhà cầm quyền CSVN sẽ lấy kinh phí từ đâu ?
Thật là xấu hổ quí vị ơi!
Họ không lấy từ ngân sách nhà nước, mà lấy từ nguồn tiền đóng góp của ngươì Việt hải ngoại từ khắp nơi trên thế giới, đã ra nước ngoài vì lý do tỵ nạn chính trị hoặc vì lý do kinh tế để đối phó với người Việt hải ngoại
Thật vậy, sau nguồn tiền ứng trước 7 tỷ đồng, Qũy hỗ trợ, vận động cộng đồng Việt nam ở nước ngoài do Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm, sẽ sử dụng nguồn tiền thu được từ lệ phí do ngươì Việt hải ngoại đóng góp để xin các Đại sứ quán CSVN cấp hộ chiếu nhập cảnh Việt Nam khi về thăm quê hương, cứ mỗi đầu ngươì là 75 Mỹ kim, tính trung bình số Việt kiều về Việt Nam mỗi năm trong khoảng từ 300,000 người đến 360,000 người thì Bộ Ngoại giao CSVN sẽ thu được:
300.000 người x $75.00 = 22,500,000 Mỹ kim mỗi năm
360.000 người x $75.00 = 27 triệu Mỹ kim mỗi năm.
Khoản tiền từ 22,500,000 Mỹ kim cho đến 27,000,000 Mỹ kim một năm dư sức cho CSVN thi hành Nghị quyết 36.
Phúc Linh
(Xin xem tiếp bài 3)