1. Chống Liên Âu
Hơn 25% người Ý bỏ phiếu bầu cho Beppe Grillo. Phong trào 5 sao của ông bổng chốc biến thành một Đảng chánh trị quan trọng tại nước Ý đại Lợi. Tay nghệ sĩ hài kịch nầy, chẳng chốc nay đã biến thành một nhà chánh trị hàng đầu. Ông đả phá Liên Âu, ông đòi một mức lương bổng và công ăn việc làm tối thiểu là 20 giờ cho tất cả mọi người, và đòi Ý phải rút ra khỏi công đồng Âu châu (Liên Âu). Ông thành công vì đường lối chánh trị của ông là đường lối chống «Hệ Thống» chống «Bộ Máy»- System Liên Âu, và người dân Ý ngày nay chống Liên Âu, chống đồng Euro.
Tháng 5 năm 2012, Syriza, phong trào Liên hiệp các đảng phái tả Hy Lạp, cũng đuổi chánh phủ đảng Xã hội, mặc dù là một đảng phe tả, mặc dù là đang cầm quyền, xuống chỉ vì chánh phủ đương quyền thiên về Bô Máy, thiên về system Liên Âu.
Từ đầu tháng ba nầy, tại Bulgaria, một phong trào chống Liên Âu đã và đang âm ỉ sôi sục. và chánh phủ của Thủ tướng thiên Liên Âu Boïko Borissov sẽ không tồn tại qua nổi hai con trăng tới ( bầu cử vào ngày 12 tháng 5 2013).
«Tất cả những chánh phủ nào theo hướng Bộ Máy Liên Âu, khi bầu cử lại sẽ thất cử» Nhận xét nhà nghiên cứu chánh trị kinh tế Âu châu Pierre Verluise. Việc đó thể hiện qua việc ông cựu Thủ tướng Ý Mario Monti thất cử vừa qua. Ông Mario Monti bị dân Ý gọi là «người ứng cử của Bruxelles». Đó để chứng minh rằng ngày nay dân chúng toàn Âu liên đang chống Bộ Máy Âu châu. Vì khủng hoảng, hay đúng hơn để chống việc khủng hoảng, để chống con đường kinh tế Âu châu, là con đường của sự gó bó thắt lưng buộc bụng. Tinh thần Âu châu, từ sau Thế chiến 2 là tinh thần của chung sống Hòa bình, tinh thần của tương thân tương ái, của quốc tế hữu nghị. Tinh thần ấy, nay không còn nữa, toàn cầu hóa đã hòa đồng tất cả mọi dị biệt, đi lại tự do, xóa bỏ hận thù, thì việc gì phải nói đến hòa bình, chỉ có cạnh tranh, chỉ đi lại tự do để trao đổi hàng hóa, và buôn bán tự do là mạnh ai nấy sống. Nên Liên Âu không còn cần thiết khi Liên Âu bó buộc cuộc chơi, bó buộc bằng những luật chơi. Ý định bỏ Liên Âu, ý định bỏ đồng tiền Euro đang càng ngày càng lan rộng khắp châu Âu.
2. Tấm Gương Thụy Sĩ
Thomas Minder chủ một hảng nhỏ, vệ tinh, làm việc cho công ty hàng không Thụy Sĩ Swissair suýt bị tiêu tùng sập tiệm chết theo khi Swissair vỡ nợ. Trong khi Swissair thiếu nợ anh 500,000 tiền Thụy Sĩ không trả nổi, thì anh biết được, một anh chủ mới được Swissair thuê để quản trị và sẽ cứu hảng hàng không (chỉ là một lời hứa) được nhận một khoảng tiền thưởng đãi ngộ khổng lồ là trên 12 triệu tiền Thụy Sĩ. Cho rằng đây là một sự bất công, anh Thomas Minder bèn xông vào một cuộc chiến vân động chống lại việc ấy ! Và, tuần qua đã đạt được chiến thắng là tạo được một cuộc bầu cử trưng cầu dân ý Thụy Sĩ (votation suisse ) bầu được một đạo luật gọi là đạo luật do sáng kiến Minder : từ nay sẽ kiểm soát, hạn chế xem xét rõ ràng những thù lao, đãi ngộ hay tăng thưởng một cách thái quá các nhơn vật được mời lãnh đạo quản trị các xí nghiệp. Từ nay các quản trị xí nghiệp sẽ do Hội đồng quản trị qua bầu phiếu, tặng thưởng hay quyết định trả lương bổng. Đạo luật nầy đang làm xáo trôn tập tục lương bổng các quan chức lãnh đạo xí nghiệp, cả ở Thụy Sĩ cả lẫn thế giới. Những câu hỏi được đặt ra là : thế nào là một mức lương đúng đắn ? Nghề làm lãnh đạo ngày nay có khó hơn lúc xưa không ? Thế nào, và bao nhiêu sẽ là mức cách biệt giữa một lãnh đạo và một nhơn viên, công nhơn bình thường ? Làm sao lượng gíá đo lường được phẩm chất của một lãnh đạo, trong khi công việc ngày nay thường là kết quả của một đội, một nhóm, một tập thể ?
Những người chống đạo luật nầy liền lên tiếng rằng khi đạo luật nầy khi ra đời sẽ có nhiều lãnh đạo, giới chức có chất xám sẽ bỏ Thụy Sĩ để ra đi tìm một chơn trời mới, thoải mái hơn dễ ăn tiền hơn. Lý luận nầy có thể đúng thế nhưng, ngày nay đã có rồi một ngọn gió đang thổi qua các quốc gia âu châu, trước để Thụy Sĩ không bị cô đơn trong quyết định nầy, sau cũng có thể tất cả các quốc gia khác đều phải có một ý tưởng, một suy nghĩ, là phải có một quyết định gì, một hành động gì, một cái gì, một loại đạo đức mới, lương bổng các viên chức cũng phải vừa phải thôi, vừa dung hòa hơn, đạo đức ? hơn và ngày ấy cũng phải đến thôi ! Cũng vì khủng hoảng từ 2008 đến nay, nên cũng đến lúc phải phá vỡ một vài thành kiến quá đà !. Và cũng đến lúc, phải có một trật tự, một công bằng nào đó cũng phải được lập ra để có một xã hội tương đối ổn định bền vững!
3. Dân Đức chán chi tiền cho Âu Châu
Dân Đức vẫn thuận ủng hộ Liên Âu nhưng chán phải chi tiền cho Liên Âu. Cuối tháng 2, Tổng Thống Joachim Gauck của nước Đức đọc một bảng văn dài về Âu Châu: 50 phút cho 200 người nghe về cái hệ trọng phải giữ vững Liên Âu. Tại sao phải hiệu triệu vậy ? Vì dân chúng Đức cũng bắt đầu chán ngấy Âu châu, một bảng thống kê vào tháng 9 năm 2012 cho biết ràng 65% dân Đức mong ra khỏi Châu Âu và trở về với tiền tệ cũ là Đức Mã. Cũng vì dân Đức cho mình, và cũng cảm nhận mình là con bò sữa của toàn Âu Châu… Bắt đầu từ khủng hoảng Hy Lạp… tiếp theo những khủng hoảng của Ái nhỉ Lan, và những khủng hoảng của cả Ý, Tây Ba Nha … Thật vậy Công hòa liên bang Đức cung cấp gần 20% các tài khoản Âu Châu, đứng hàng thứ hai là Pháp với 16,4%. Nhưng người ta, đặc biệt dư luận Đức, quên vai trò anh Pháp đi, chỉ nghĩ đến Đức Và ngày nay với chuyện nợ nần của Chypre lại càng làm dân Đức chán ngán Liên Âu nữa.
Đó là chuyện Âu châu từ đầu năm 2013 nay. Riêng về Đông Nam Á ta, tình hình mỗi lúc mỗi căng thẳng giữa bộ ba Nhựt Tàu Triều tiên (Bắc Hàn). Cả ba anh đều dùng chủ nghĩa dân tộc để nửa xưng hùng, nửa kêu đau. Xưng hùng, ta nay chẳng sợ ai, kêu đau là ta bị ăn hiếp. Mèo nào ngán miểu nào. Nhưng đến đây chỉ mới có hù nhau. Chừng nào dám đánh nhau đây? Nhưng đánh nhau thì chưa thấy chứ chưa chi Tàu vẩn tiếp tục ăn hiếp láng giềng phương Nam. Hù dọa chưa đủ, vì tay đàn em quá hè kém, khôn nhà dại chô, chỉ được dùng Công an «dùi cui» dân nhà, chớ thằng tàu nó bắn tàu đánh cá ta thì chỉ biết «phản đối» !
4. Và Việt Nam
Việt Nam vẫn như cũ. Vẫn khôn nhà dại chợ.
Khôn Nhà thì chuyên chơi trò ma giáo: Nào là mở một cuộc thăm dò dư luận cải tổ Hiến Pháp, tưởng rằng thằng dân sẽ mắc mưu trong không khí nghẹt thở của khủng hoảng kinh tế, vật giá xăng dầu đang lên, vàng dollars đang bị kềm chế không cho đổi chác tự do, đất đai nhà cửa khó khăn xoay sở, cho một bài «vấn đáp dỏm» hỏi kế dân về Hiến Pháp, hy vọng rằng dân sẽ đưa ra những đề nghị loại «chung chung, ba phải» kiếm sống làm ăn, loại cải tổ tài chánh kinh tế. Nhà nước ta và đảng ta sẽ «lộng giả thành chân» tạo một không khí sôi động «cởi mở bàn tán», một không khí dân chủ giả, và sau đó, hy vọng dân sẽ yên lòng. Và đảng ta cứ tà tà cầm quyền, theo kiểu bổn cũ soạn lại. Nhưng nào ai học được chữ ngờ? đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay hết linh rồi, dân hết sợ rồi, và xui một cái là dân Việt Nam, ngàyn nay, hết ngu, hay không còn ngu lắm, nên tuy «xếp» biểu làm giả, nhè đâu dân chơi thiệt, sau khi 72 ông già «dâng sớ dự thảo cải tổ Hiến Pháp» một cách đường hoàng, nghĩa là theo đường đảng, nay lại đòi «chỉnh», nghĩa là đòi «bỏ» cái điều 4 của Hiến Pháp, cái điều ngon nhứ, cái điều duy nhứt, cái sáng tạo hay nhứt của đảng Cộng sản để lường gạt toàn dân và toàn dư luận thế giới của cái Hiến Pháp Việt Nam do đảng Cộng sản Việt Nam dựng lên. Cái Hiến Pháp mà mấy chục năm nay, mấy đời lãnh đạo đảng Công sản núp gió, trông nhờ, đó là nhờ vào cái Điều 4 bảo vệ giữ ghế cầm quyền của đảng. Thế mà, mấy ông già nầy « thày lay » đề nghị bỏ.
Mà có phải mấy cha già xa lạ gì với đảng đâu ? Chẳng những mấy lão già, nầy đã có một thời, có kể đã, suốt cả đời, được ăn, được bổng, được lộc của đảng, suốt cả đời ăn cơm đảng nay lại «xí mứn», lúc về hưu, khi về vườn lại thờ ma …chống đảng «diển biến hòa bình». Lại thêm, có ai đó đã dám mở cái nắp của «cái hồ lô Pandore» làm cho một loạt dân chúng «nhào dzô ăn có». Thiệt là, ôi thời oanh liệt đảng nay còn đâu? Đến cả các lãnh đạo các tôn giáo, đến ngày nay vẫn im thinhn thích, vẫn nể nang đảng, nay cũng «dám» tắng hắng, làm bộ lên tiếng, tuyên bố vung vít, hùa theo.
Rồi đến phiên cậu bé làm báo Nguyễn Đắc Kiên ngứa miệng dám cải lại ông xếp, chỉ vì xếp lớn Phú Trọng, miệng ăn mắm ăn muối, thúi miệng dám chê những đề nghị các bô lão và toàn dân là suy thoái. Nhưng đáng lý, nên lờ thằng nhỏ đi, đàng nầy lại ra lịnh đuổi nó. Thế là dân nó được thế , nó làm nư, và thiên hạ nhào vô ký kiến nghị, lung tung cả lên. Thiệt là dậu đổ bìm leo ! Bây giờ làm sao đây ? tấn thối lưởng nan, phải dẹp bọn nầy chứ ! Ông Thủ tướng Tấn Dũng ta mới cuối năm ngoái, đã tưởng thưởng, cho một loạt các xếp Công an lên lon, tướng Công an, từ nay loạn (đông) lắm !.Mặc dù đông như vậy, nhưng lại không làm nên «cóc sự gì», chỉ biết «dùi cui dân» thôi, và dân cũng «cóc còn» sợ Công an nữa ! E rằng, nhưng cũng mong lắm, trong đám tướng Công an nầy, ngày nào, sẽ có những «loạn tướng» Công an đấy !
Bãi bỏ, đấu tranh, phản biện, chống lại Bô Máy cầm quyền
Trong không khí toàn thế giới các quốc gia dân chủ, ngày nay vì khủng hoảng qua các đời cầm quyền khác nhau quản trị phung phí, nên một số lớn các quốc gia tiên tiến trên thế giới đều mang nợ. Huê Kỳ mắc nợ, một số lớn các quốc gia Liên Âu mang nợ. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh từ năm 2008 đến nay chưa có một giải pháp giải quyết rõ ràng. Thế nhưng như chúng ta cũng đã nhìn thấy, toàn Âu châu, dân chúng đang chống đối Bộ Máy –System Liên Âu. Thậm chí có những phong trào đòi bãi bỏ đồng Euro, đòi ra khỏi Thị trường chung. Phong trào tự quyết dân tộc , tự cưu mang, tự túc tự cường, càng ngày càng mạnh. Thí dụ như ỏ Pháp chúng tôi, phong trào « Hãy mua hàng Pháp, hãy tiêu thụ hàng Pháp». Có thể ráng lắm thì hãy dùng hàng Âu Châu. Ngày nay phong trào tẩy chay hàng Tàu càng ngày càng mạnh. Phong trào đang lên cao, nếu hàng tàu, thí dụ hàng may mặc nếu còn có mặt trên thị trường thì thà đi mua quần áo cũ về mặc. Phong trào đem quần áo cũ ra bày bán hay trao đổi trên mạng e Bay, đang nẩy nở rông. Mặc quần áo cũ không phải vì nghèo mà vì giữ linh hồn không mua bán với hàng Tàu. Chỉ còn người Việt của cộng đồng Việt của ta là vẫn còn tha thiết mua hàng Tàu thôi. Đáng buồn thay ! Pháp có gạo Camargue ăn ngon lắm, nhưng phe ta vẫn thích ăn gạo Tàu, vì thành kiến với Tây. Tây nó chiếm mình chỉ có 100 năm, Tàu nó chiếm mình 1000 năm mà mình vẫn chưởi Tây là thuộc địa không chưởi Tàu thuộc địa..
Nói như vậy không phải chúng ta kỳ thị hay dân tộc tánh quá khích! Chúng ta nên vinh danh và cám ơn tổ tiên chúng ta! Với 1000 năm đô hộ Tàu, dân ta vẫn giữ được Việt tánh, dân tộc tánh trước những đòn tấn công của những chiến dịch hán hóa ta từ tập tục, lễ nghĩa đến nền văn hóa Tàu, điển hình với Tích Quang –Xi Guang, Thái thú Giao Chỉ từ năm 1 SDL đến 25 chẳng hạn, đã có đường lối chánh trị là hán hóa dân Lạc Việt ta bằng cách khuyến khích đem dân từ bên Tàu qua : cho dân Tàu di dân bằng động viên dân tàu đi kiếm đất canh tác, đi buôn bán, chấp nhận cả dân phản loạn qua đất Việt trốn luật pháp tra lùng, chấp nhận dân Tàu bị đi đày, chấp nhận những tỵ nạn chánh trị hoặc kinh tế để dần dần hán hóa đất Lạc Việt. Riêng phần các quan chức Lạc, thuần hóa, sử dụng, mua chuộc, chỉ có tướng Lạc là Tây Vũ dám nổi dậy, nên đã bị giết chết. Tích Quang không nhìn nhận Wang Mang đã cướp ngôi nhà Hán, để trở thành vì Hoàng Đế đầu tiên dùng Khổng Giáo đề cai trị (9-23 SDL) nên Tích Quang mở cửa Giao Châu tiếp đón các quan chức và các văn hào, nhơn sĩ nhà Hán không phục Wang Mang tỵ nạn, mang văn hóa Tàu sang đất Việt. Tích Quang và sau đó Nhâm Diên –Ren Yan (29-33) cùng nhau Hán hóa đất Giao Châu, từ phong tục, lễ lạc ( buộc dân Việt làm lễ cưới theo phong tục Tàu ) cho đến canh tác cấy cày*
(*) Theo H. Maspero et E Malas Histoires et institutions de la Chine ancienne, Paris P.U.F 1967 page 68 ; H. Maspero «L’expédition de Ma Yuan» BEFEO XVIII n°3 page 11 ; Revue Annam VII 1a, Sainson p316, Cương Mục tiên biên II, 9a).
Dại chợ : thì các độc giả biết rồi : mất đất mất biển, bị ăn hiếp không kêu ca, lúc nào cũng hữu nghị « núi liền núi sống liền sông ». Đó nói về Nhà nước do đảng Cộng sản Việt Nam lãng đạo. Cái Hèn của đảng Cộng sản Việt Nam đã rõ ràng không chối cải.
Thay lời kết: Nhưng còn người dân Việt Nam?
Tôi xin mượn vài lời của bài viết hôm qua của ông anh Bác sĩ Trần Văn Tích, ngụ ở Đức, với cái tựa Dân trí khả quan, dân khí thấp kém:
«…Thật vậy, trong khi tại các nước Ả rập những guồng máy chánh quyền xây dựng trên đàn áp, khủng bố đều nhất loạt dần dần tan rã»
Tình hình Việt Nam vẫn còn day dứt. Nhưng đó đây ở Việt Nam đã có những hoạt động lên tiếng phản kháng báo động…
«…dân trí ở trong nước hiện giờ đã khả quan. Người dân tỏ ra bắt đầu hiểu biết quyền lợi và trách nhiệm công dân nên về mặt tình cảm, họ giảm bớt sợ và bắt đầu giận. ….Hàng loạt trang web, hàng trăm bloggers đang hàng ngày thường xuyên lên tiếng. Chế độ không thể nào ngăn cản triệt để được. Chính sách ngu dân hoàn toàn thất bại và người dân không thiếu tin tức. Tuy nhiên khi đánh giá sức mạnh tinh thần của dân tộc chúng ta thể hiện trong đấu tranh thì phải thành thật nhận rằng dân khí còn thấp quá. Dân khí mạnh mẽ của những tháng ngày dân Ai cập chiếm đóng trường kỳ công trường trung ương thành phố, dân khí sôi sục của những cuộc xô xát dữ dội với lực lượng công an mật vụ tại thủ đô Le Caire là những hình ảnh xa lạ đối với chính trường Việt Nam. Đồng bào đa số chưa nhập cuộc. Công cuộc chiến đấu chống cộng kéo dài từ bấy lâu nay là một sự kiện trọng đại chi phối sinh hoạt của ít nhất một bộ phận dân tộc. Đã có đau buồn vì đổ vỡ, đã có xót xa khi thất bại, thậm chí có cả xé lòng vì tang tóc. Nhưng cũng không phải không có phấn khởi qua thành công. Những diễn biến đó dội vào lòng người, dù đui điếc mà còn có một tâm hồn thì cũng chẳng thể chẳng cảm ứng. Tuy nhiên khí phách hào hùng chưa đạt mức mong ước và niềm tin tưởng tất thắng thì còn rất mong manh. Nếu tình thế này kéo dài trong khi kẻ cầm quyền tàn bạo và đểu giả tiếp tục dùng mọi phương tiện để phá hoại, chia rẽ, đàn áp thì e rằng tới một ngày nào đó, dân tâm sẽ nhuốm màu bi quan, dân tình sẽ chuyển sang mất tin tưởng…»
Chừng nào toàn dân tộc Việt Nam ta nổi lên bãi bỏ Bộ Máy- System Cộng sản?
Mong thay!
Hồi Nhơn Sơn Lễ Phục Sanh 31/03/2013.
TS Phan Văn Song