Ngày 13/12/1981, đúng hơn vào đêm 13/12/1981 (đêm thứ Bảy qua Chủ nhật).tại Ba Lan, Tướng W. Jaruzielski (với hình ảnh quen thuộc với quần chúng thế giới và anh em chúng ta như viên ttướng với cặp mắt kiếng đen), lãnh tụ đảng và nhà nước cộng sản Ba Lan, Chủ tịch Hội Đồng Quân Sự Cứu Nguy Dân Tộc Ba Lan, công bố Thiết quân Luật nghĩa là Quân Luật đặc biệt cho một quốc gia rrong tình trạng chiến tranh. Thiết quân Luật, là từ nay Dân luật bị bãi bỏ, chỉ có Quân Luật, có nghĩa là từ nay truất mọi quyền công dân như tự do đi lại, tự do ngôn luận. Thiết quân Luật, là ban đêm giới nghiêm, cấm đi lại, Thiết quân Luật là, tạo những khu vực cấm đi lại, cấm hôi họp, tụ họp ngoài đường, vì chế độ quân đội thay thế chế độ cảnh sát, được quyền nổ súng bất cứ lúc nào, bắn, bỏ tù, đưa đi đày không cần xét xử.
Thiết quân Luật là huy động 70 ngàn binh sĩ quân đội, hàng chục ngàn lính dự bị, 30 ngàn viên chức cảnh sát công an nội vụ, 1.750 xe tăng và 1.400 xe bọc thép, 500 chiến xa, 9.000 xe hơi cơ giới, phi đội máy bay trực thăng và máy bay vận tải được sẳn sàng phục vụ các đợt đàn áp. Điện thoại vô hiệu hóa, giới nghiêm từ 19 giờ đến 6 giờ sáng, cấm công dân thay đổi nơi cư trú, ngưng phát hành báo chí (trừ báo của đảng và quân đội), phá sóng radio nước ngoài phát vào Ba Lan, đình chỉ công dân xuất cảnh, tạm thời đóng cửa các trường học…
Thiết quân Luật ở Ba Lan lúc bấy giờ, cũng để tái lập lại hệ thống phân phối hàng hoá bằng tem phiếu cho nhiều mặt hàng thiết yếu như thịt, bơ, chất béo, bột, gạo, sữa cho trẻ sơ sinh, v.v., kiểm soát nguồn cung cấp cho các cửa hàng và đe dọa an ninh quần chúng bằng kiểm soát phân phối năng lượng cho mùa đông sắp tới. Thực sự mà nói, dùng Thiết quân Luật như vậy, nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan lúc bấy giờ, thực hiện với món vũ khí chế độ tem phiếu, (và cũng như tất cả nhà cầm quyền các quốc gia độc tài và cộng sản trên thế gìới) kiểm soát toàn bộ dân chúng mình qua bao tử và sự sanh hoạt sống còn hằng ngày của người dân.
Lý do chính thức được nêu ra là vì tình hình trong nước Ba Lan lúc bấy giờ mất an ninh do sự chống đối của Phong trào Đoàn Kết-Solidarnosc, và nền kinh tế xấu do khủng hoảng. Nhưng mặc dù có tăng thêm sự kềm kẹp, mặc dù có tăng thêm sự đàn áp cũng vẫn không dấu nổi sự sợ hãi của nhà nước cộng sản Ba Lan lúc bấy giờ.
Phải, đúng vậy, nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan đang hoang mang và hoảng sợ, thấy rõ đối thủ chánh trị của họ là phong trào Công đoàn Đoàn Kết chính là nguyên nhân của tình trạng khó khăn từ chánh trị đến kinh tế lúc bấy giờ, do phản kháng, do đấu tranh toàn bộ của dân chúng Ba Lan. Mặc dù sử dụng gần như độc quyền các phương tiện truyền thông đại chúng (của) nhà nước (đài phát thanh, truyền hình, báo chí) tất cả chú trọng vào tuyên truyền và phá hoại Công đoàn Đoàn kết, tìm mọi cách hạ bớt uy tín của Công đoàn trong ảnh hưởng xã hội. Thế nhưng mặc dù với các phương tiện truyền thông đại chúng ấy để chống lại phe đối lập với phương tiện nhỏ hơn nhiều, đối lập vẫn và đã tạo được một thế đứng vững chải, nhờ phổ biến những tư tưởng đã bị cấm đoán bởi chủ nghĩa Cộng sản, như Dân chủ, Nhơn quyền, Tự do ngôn luận …, và rộng rãi hơn nữa đã đề nghị một mô hình xã hội và chánh trị hấp dẫn, buộc nhà nước cộng sản phải đặt một “nền cai trị mới” từ nay biến thành một cuộc ”chiến tranh chống nhân dân”. Thiết quân Luật là một bắt buộc !
Thực sự mà nói, Thiết quân Luật phải bắt buộc được đưa ra thôi , không làm sao hơn được. Sau 16 tháng, sau hàng loạt cuộc đình công trong những năm 1980 dẫn đến việc thành lập Công đoàn Đoàn Kết và làm tan vỡ nền tảng cộng sản của nền chánh trị ở Ba Lan.
Kết quả hãi hùng
Mười ngàn công an, an ninh, mật vụ tham gia chiến dịch “Cây thông” bắt giữ những người được cho là nguy hiểm đối với an ninh quốc gia, đưa họ tới các nhà tù và những trung tâm giam giữ đã được chuẩn bị trước. Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của thiết quân luật, trong các nhà tù và trại giam đã có khoảng 5 ngàn người. Trong giai đoạn Thiết quân luật, có khoảng 10 ngàn người bị bắt giữ trong 49 trại giam trên cả nước, đa số gồm các nhà lãnh đạo của Công đoàn Đoàn Kết, trí thức liên kết với họ và nhà các hoạt động đối lập dân chủ. Bốn ngàn người trong số này đã bị buộc tội và có án tù, hàng ngàn công nhân bị sa thải, gần 2.900 người tự tử trong năm 1981, hàng trăm ngàn người dưới 35 tuổi đã bỏ chạy khỏi Ba Lan sang các nước phương Tây.
Hơn 44 năm dưới ách cai trị của chế độ cộng sản, ngày 13/12/1981 là một ngày được đánh dấu là một ngày đặc biệt trong lịch sử cận đại Ba Lan.
Trong một bài nhận định của nhà bình luận Lê Diễn Đức đăng trong RFA việt ngữ ngày hôm qua 12/12/3013, nhà bình luận đã nêu những lý do thầm kín và thực sự sau đây:
« Lý do thực sự là nỗi sợ hãi bị mất quyền lực của chế độ cộng sản, tức là mất kiểm soát đối với phong trào công đoàn độc lập và các phe phái khác nhau trong Đảng Cộng sản không đi đến thỏa thuận về hình thức và phạm vi cải cách hệ thống chính trị và kinh tế, trong khi sụt giảm mạnh sự hỗ trợ công chúng cho chính sách của nhà cầm quyền. Theo một cuộc thăm dò xã hội vào thàng 6/1981, chỉ có 24% số người được hỏi tin tưởng vào chính phủ, còn tới 62% ủng hộ Công đoàn Đoàn kết.
Lý do quan trọng hơn là mối đe dọa can thiệp quân sự của các nước trong khối Hiệp ước Warszawa. Tuy nhiên, trong ngày 13/12/1981, sau khi ban hành thiết quân luật, không thấy có sự di chuyển nào của quân đội Xô Viết. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã ban hành một tuyên bố trong đó nói rằng “không thấy dấu hiệu di chuyển của quân đội Liên Xô.»
Vì nhà cầm quyền Ba Lan lúc bấy giờ vẫn ngó về Mạc tư Khoa, vẫn chờ ý kiến quyết định của Thiên triều Xô Viết và …và …vẫn không quên hai biến cố : Budapest 1956, và gần hơn Praha 1968. Xin nhắc lại hai biến cố ấy để chúng ta người Việt Nam ngày nay cảnh giác và không quên (đối với chánh sách ngoại Việt-Hoa ngày nay):
1956: Cuộc nổi dậy tại Budapest, thủ đô Hungaria:
Ngày 23/10/1956, nhơn dân thành phố Budapest xuống đường biểu tình chống nhà nước cộng sản Hung. Biểu tình biến thành nổi loạn. Nổi khao khát tự do, nổi khao khát cởi mở được ấp ủ từ ngày Staline qua đời.
Tám tháng trước, vào tháng 2 năm 1956, Nikita Khrouchtchev, Đệ nhứt Bí thư của Đảng Cộng sản Xô Viết, đả phá hạ bệ chỉ trích người tiền nhiệm mình là Xì ta Lin trong một bản báo cáo mật tại Đại hội thứ XX của Đảng Cộng sản Xô Viết tại Mạc tư Khoa.
Ngày 28/06/1956, tại Poznan, Ba Lan, một cuộc đình công công nhơn được biến thành một cuộc nổi dậy đòi dân chủ. Mạc tư Khoa lo lắng và buộc Đảng cộng sản Ba Lan đặt nhà cải cách ( vẫn cón là đảng viên Đảng Cộng sản Ba Lan) Wladyslaw Gomulka, một cựu tù nhơn bất đồng chánh kiến với Staline từ những năm trước, lên cầm quyền nhà nước Ba Lan.
Tại Hungaria, ngày 23/10, dân chúng Hung cũng đòi Imre Nagỵ (đọc Nog), một đảng viên ôn hòa của Đảng Cộng sản Hung đang bị thất sủng từ tháng Tư 1955, trở lại cầm quyền. Đảng Cộng sản và Nhà nước Hung chấp nhận, mời Nagy trở lại nắm chánh phủ nhưng thiết lập ngay Thiết quân Luật và kêu gọi quân đội Xô Viết đang đóng quân chung quanh thủ đô Budapest, đem quân đội vào nhập vào thủ đô mình, giúp mình xây dựng lại an ninh và trật tự. Thoạt đầu quân Xô Viết cũng vào làm trật tự, nhưng nhẹ nhàng không đụng chạm mạnh và rút đi ngày 27/10.
Thế nhưng, dân chúng Hung tưởng bở, nghĩ rằng thời cơ đã đến rồi, Hungaria nay đã giải phóng dành lại Độc lập rồi. Đất nước đang sống lại, sôi sục, nổi bùng. Dân chúng xuống đường rầm rộ ngày 30/10 và tại Budapest chiếm trụ sở Đảng Cộng sản Hung, hành hung, giết hại nhơn viên kể cả những người không liên hệ chi với chế độ đáng ghét ấy.
Thủ tướng Imre Nagy cũng say cơn chiến thắng, Ông tuyên bố từ nay sẽ đi vào con đường Dân chủ và Đa nguyên. Ngay ngày 1 tháng 11, thành lập một chánh phủ liên hiệp, và tuyên bố từ nay Hungaria sẽ ra khỏi Khối Warszava.
Thật là quá quắc ! Liên Xô không chấp nhận ! Chúa Nhựt, 4 tháng 11, Hồng quân Liên Xô tràn ngập Budapest, 8 sư đoàn, hàng trăm chiến xa T 54, thứ tối tân nhứt của Liên Xô thời bấy giờ (vẫn có mặt trên chiến trường Việt Nam 20 năm sau). Phe nổi dậy gồm, công nhơn, thợ thuyền sanh viên trí thức, gậy đá, súng trường súng lục anh hùng tử thù nhưng cuối cùng thua. Kết quả cuộc đàn áp : 200 ngàn tử vong, 160 ngàn tỵ nạn chánh trị tại các quốc gia Tây Âu. Imre Nagy bị xử tử, bị treo cổ vài tháng sau.
1968, Mùa Xuân Praha, thủ đô Tiệp Khắc
Với Alexander Dubček, được bầu chọn đứng đầu Đảng Cộng sản Tiệp Khắc vào tháng Giêng 1968, Tiệp Khác đang đi vào con đường cải tổ quan trọng với mục tiệu tạo một « con đường Xã hội Chủ Nghĩa Nhơn bản », sẽ xóa bỏ chế độ kiểm duyệt, sẽ phục hồi quyền lợi và chức vụ các viên chức đảng viên đã bị tù tội cách chức, cho về vườn qua những cuộc thanh trừng đầy màu sắc Xì ta Lin của những năm 1950. Sẽ chuyển nền kinh tế do Nhà nước lãnh đạo và chỉ định thành một nên kinh tế tự do, phóng khoáng (thời gian ấy chưa có từ ngữ và quan niệm kinh tế thị trường, vi từ ngữ tư bản đối kỵ nên chỉ dùng từ libéral-tự do thôi !), nền ngoại giao và chánh sách ngoại giao cũng sẽ được cải tổ, sẽ mở rộng ra khỏi khối Xã hội Chủ nghia anh em, sẽ có tự do tôn giáo …vân…vân …. Mặc dù chương trình cải tổ không đụng chạm đến nền tảng và vai trò của Đảng và chủ thuyết Cộng sản như Hungarie năm 1956, những tư tưởng và đề nghị cải tổ cũng đem đến một ảnh hưởng rất lớn cho xã hội Tiệp lúc bấy giờ. Trong một quốc gia mà cái thế địa lý rát chiến lược như Tiệp Khác lúc bấy giờ là một nguy hiểm đối với Liên Xô và khối Warszawa. Thất vậy Tiệp Khắc, là đầu tàu, là riếng mối. Tiệp Khắc nằm làm biên giới giữa hai khối của cuộc chiến tranh lạnh : Mỹ/Nga. NATO/Warsawa ! Tiệp khắc xé rào là một nguy hiểm cho Liên Xô và …Đông Âu và khối Warsawa ! (cũng như ngày nay, Ukraina đối với Liên Bang Nga vậy). Vì vậy phải tung đòn trừng phạt, để chận đứng mọi âm mưu. Lực lượng quân đội và xe tăng khối Warsawa (trừ Roumanie) tràn xâm chiếm Praha trong hai ngày 18 và 20 tháng 8 (Radio Hà Nội vổ tay chào mưng ngày Giải Phóng Praha). Mặc dù sự hổ trợ, ủng hộ của Đảng Cộng sản Tiệp khắc, họp Đại Hội bất thường ngày 22/8, mặc dù dư luận thế giới la ó, phản đối, …các nhà lãnh đạo của nhà nước Tiếp đều bị bắt giải đi Mặc tư Khoa để xét xử, một nhóm lãnh đạo khác được Liên Xô đặt lên thay thế…
Mùa Xuân Praha thất bại, thế nhưng Mùa Xuân Praha cũng để một dấu ấn vĩnh viễn trong trí nhớ của nhơn loại. «Năm 1968 – Tổng Thống và anh hùng Tiệp Khắc Vaclav Havel nói trong bài diễn văn kỷ niệm 30 năm Mùa Xuân 68 – là năm của của quyền công dân được sống lại, là năm của nhơn phẩm được xây dựng trở lại và cũng là năm sự mà mọi con người lấy lại đức tin là có thể thay đổi được xã hội – L’année ’68 fut avant tout celle du renouveau de la citoyenneté, de la reconstruction de la dignité humaine et de la croyance des citoyens dans la possibilité de changer la société ».
Hãy trở lại với Ba Lan
Quy mô đàn áp của nhà cầm quyền Ba Lan lớn và tàn bạo như vậy nhưng không dập tắt được phong trào đấu tranh. Ngay trong thời gian Thiết quân luật, các cuộc biểu tình vẫn nổ ra. Trong ngày quốc tế Lao động 1/5/1982 hàng chục ngàn người đã xuống đường phản đối tình trạng thiết quân luật với biểu ngữ “Thiết quân luật là bất hợp pháp”. Ngày 31/8/1982, người Ba Lan đồng loạt xuống đường biểu tình tại 34 tỉnh thành, kỷ niệm 2 năm này ngày ký “Thoả thuận Tháng Tám”, là thoả thuận mà trong đó nhà nước cộng sản cho phép Công đoàn Đoàn kết hoạt động hợp pháp. Hơn 5.000 người đã bị bắt giữ, 3.000 người bị tòa án buộc các tội khác nhau, một số tờ báo bị đóng cửa và 800 nhà báo bị sa thải. Thế giới lên án mạnh mẽ và cô lập Ba Lan. Mỹ và nhiều nước phương Tây tuyên bố bao vây kinh tế Ba Lan, nhưng đồng thời viện trợ tiền bạc, vật chất cho Công đoàn Đoàn Kết.Ngày 22/07/1983 nhà cầm quyền cộng sản buộc phải tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh, (nhưng vẫn không bãi bỏ Thiết quân Luật), và giải thể Hội Đồng Quân Sự Cứu Nguy Dân Tộc. Cuộc tranh đấu với chế độ cộng sản vẫn tiếp diễn quyết liệt và tới tháng 6/1989, tức 6 năm sau khi tình trạng Thiết quân Luật được bãi bỏ, những người cộng sản mới chấp nhận ngồi vào bàn tròn đàm phán. Ngày 4/09/1989 cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong các nước cộng sản được tiến hành, khởi đầu cho sự sụp đổ toàn bộ hệ thống cộng sản tại châu Âu.
2. Việt Nam 2013
Năm 2013 sắp tàn, nhơn ngày 13 tháng 12 của Ba Lan, chúng ta thử so sánh với tình hình ngày nay ở Việt Nam. Tình hình đấu tranh dân chủ trong nước nay đã chín mùi. Chưa bao giờ cái hoảng cái sợ đã thay đổi chủ như lúc nầy. Trong nước, người dân đã hết sợ nhà cầm quyền rồi, mặc dù Công An vẫn đàn áp, vẫn dùi cui, vẫn quấy nhiểu đời sống dân lành.
Vì sợ Nhà nước cộng sản Việt Nam đã đuổi không cho cháu Nguyễn Phương Uyên đi học. Vì sợ đã dùng Công An người đánh các bloggers Hoàng Dũng, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu), Trần Hoàng Hận, Nguyễn Tiền Tuyến…. Vì sợ đã đánh các bloggers Facebook Trung Hiếu Hiếu, Fb Hoàng Bùi. Vì sợ đã dùng ngoại giao nhờ cảnh sát Thái bắt giữ Đặng Chí Hùng, Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang.
Vì không còn sợ nữa nên ngày nay, càng ngày càng nhiều bloggers ra mặt, mặc tù tội, mặc bị đánh đập, hành hung, mặc bị bắt mặc ở tù. Vì không còn sợ nữa nên Hội Phụ Nữ Nhân quyền Việt Nam đã được thành lập và công khai ra mắt. Vi không còn sợ nữa nên Mạng bloggers ở Việt Nam ra mắt chào mừng ngày Nhân quyền quốc tế 10 tháng 12 năm 2013 nầy.
Ngày nay, những Phạm Chí Dũng, những Lê Hiếu Đàng đăng công khai kêu gọi bỏ thẻ Đảng, xé thẻ Đảng và tuyên bố Đảng Cộng sản là thoái hóa, là tụt hậu, là ảo tưởng, là bịp bợm. Nhưng ngày nay vẫn còn chưa rầm rộ xôm tụ như Ba Lan ngày xưa. Mặc dù ngày nay các bloggers trong nước các nhà đấu tranh dân chủ, đấu tranh cho Nhơn quyuền đều được Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại ủng hộ, được bạn bè quốc tế ủng hộ.
Hôm Chúa Nhựt 8 tháng 12 vừa qua tại Paris, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cùng các đoàn thể Việt Nam Hải ngoại ở Paris và vùng phụ cận, cùng với các tổ chức quốc tế bạn ngoại quốc như hội Phóng Viên Không Biên Giới-Reporters Sans Frontières và Hội Luật sư Không Biên giới- Avocats sans Frontières, cả hai đều có trụ sở đặt tại Paris đã tổ chức vinh danh ba nhà đấu tranh cho Nhơn quyền và Dân chủ, Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Lê Quốc Quân và nhà đấu tranh bảo vệ công nhơn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Buổi lễ thành công với gần 200 người tham dự cả Việt lẫn Pháp.
hôm sau, thứ hai 9 tháng 12, tại Viện Đại học INSA (Institut National des Sciences Appliquées-Viện Khoa học Ứng dụng Quốc gia) của thành phố Rennes, nơi nhà đấu tranh dân chủ và blogger Nguyễn Tiến Trung đã học và tốt nghiệp, Hội Amnesty International-Ân Xá Quốc tế cùng các giáo sư trong Hội ủng hộ Nguyễn Tiến Trung đã tổ chức một buổi lễ ký tên, tố cáo và kêu gọi Nhà nước Việt Nam hãy thả Nguyễn Tiến Trung. Buổi họp báo vào 5 giờ chiều tại Hội trường Quốc tế thành phố với gần 50 người tham dự và buổi thảo luận cùng các sanh viên tại trường Đại học vào 19 giờ quy tụ những gương mặt chánh trị địa phương Pháp, các Thầy cũ của Trung, các Thầy của Trường, những sanh viên của Trường và anh em chúng tôi, một phái đoàn đến từ Paris.
Chúng tôi người viết được Amnesty International chiếu cố mời làm nhơn chứng vì chúng tôi người viết là người đã chịu ơn Hôi Ân Xá Quốc tế đã tranh đấu can thiệp vào những năm 1979/1980 để chúng tôi được thả ra khỏi tù Cộng sản và nhờ vậy “bị hay được” trục xuất khỏi Việt Nam.
Phong trào đấu tranh trong nước càng ngày càng cao, phong trào ủng hộ Hải ngoại càng ngày càng mạnh, phong trào bạn bè quốc tế càng ngày càng dâng cao. Nhớ lại những năm ’80 khi Phong Trào Công Đoàn Đoàn Kết Solidarnosc dân cao độ, chúng tôi lúc ấy ở Pháp, tất cả giới trí thức Pháp, tất cả giới thợ thuyền, công nhơn, trí thức đều mang trên ngực áo huy hiệu Solidarnosc.
Việt Nam ngày nay chưa tới tầm ấy. Lúc xưa thế giới trừng phạt Ba Lan và giúp đở Solidarnosc. Việt Nam ngày nay chưa được như vậy! Nhà bình luận Lê Diễn Đức không ngần ngại đánh giá:
“Ở Việt Nam, một cuộc biểu tình chỉ bao gồm mấy chục người, an ninh mật vụ với con số gấp hai ba lần, gom vào một chuyến xe buýt chở đi là chấm dứt, thật chẳng có nghĩa bao nhiêu. Thực chất đây chỉ là một cuộc tập họp nhỏ tự phát của những người yêu nước, thiếu hẳn sự vận động quần chúng,hoặc quần chúng là một bầy đang sống trong sợ hãi, thờ ơ với thời cuộc, ngu lâu không thể thuyết phục được. Con đường vì dân chủ, tự do của Việt Nam, vì thế, còn rất dài.”
Sự thật có thể như vậy nhưng nếu: Đừng sợ đàn áp, đừng sợ dùi cui. Tinh thần đấu tranh phải nở rộ trong mọi từng lớp, mọi giai cấp, mặc đàn áp, mặc dùi cui.
Bài viết nầy nhắc ngày 13 tháng 12 1981 tại Ba Lan là để nhắc đến sự đàn áp khủng khiếp của Đảng Cộng sản. Bất cứ Đảng Cộng sản nào. Đảng Cộng sản Tàu không ngần ngại cho xe tăng nghiến học sanh và sanh viên, nhuộm đỏ Quảng Trường Thiên An Môn. Thiết quân Luật Ba Lan chứng minh cho chúng ta thấy rằng, chẳng có bất kỳ chế độ độc tài cộng sản nào ôn hoà cả. Để giữ chế độ, nhà cầm quyền cộng sản nào cũng sẵn sàng dùng bạo lực với quy mô lớn, quân đội cũng được bổ sung vào lực lượng đàn áp. Càng gần đến ngày sụp đổ, nhà cầm quyền càng hung hăng và tàn bạo hơn.
Từ khi chế độ cộng sản sụp đố (năm 1889) hàng năm người Ba Lan vẫn kỷ niệm ngày 13/12 như là một biến cố lịch sử không thể nào quên. Còn rất nhiều người đang sống là nhân chứng của biến cố này.
Vào năm 2006, tại quốc hội Ba Lan, A. Kwasniewski, một cựu bộ trưởng thời cộng sản, Tổng thống Ba Lan dân chủ, đã chính thức xin lỗi nhân dân và xem ngày này là một tội ác cộng sản. Trong năm 2006, theo Viện Tưởng nhớ Quốc gia Ba Lan, một cơ quan được thành lập sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ, chuyên điều tra tội ác chống lại Ba Lan, số người chết do bị bắn hoặc bị đánh đập trong giai đoạn 1981-1989 khoảng 1000 người.
Ngày 16/3/2011 Toà án Hiến pháp của Ba Lan dân chủ đã phán quyết việc ban hành tình trạng chiến tranh đã vi phạm các nguyên tắc về tính hợp pháp của chính hiến pháp của nhà nước cộng sản bấy giờ.
Tuy nhiên, bạo lực đã không làm lùi bước ý chí tranh đấu. Người Ba Lan đã chịu dấn thân, hy sinh, tù đày. Trong hơn một năm rưỡi, số người bị bắt giam và có án tù lên tới 10 ngàn người, đã nói lên rằng, cái giá của tự do rất đắt và cuộc tranh đấu vì dân chủ đòi hỏi một tinh thần bền bỉ, kiên cường. Mong Việt Nam kiên cường như vậy, và mong ngày mai dân tộc Việt Nam ta sẽ thành công như dân Ba Lan. Mong lắm!
Hồi Nhơn Sơn ngày 13 tháng 12 năm 2013,
Vinh danh Ba Lan và Solidatnosc.
TS. Phan Văn Song
- Lê Diễn Đức Ngày 13 tháng 12, “Một biến cố đau thương” RFA việt ngữ, 12 tháng 12 2013
- Đặc biệt cám ơn Lê Diễn Đức đã không hẹn mà gặp, giúp đở chúng tôi trong việc tham khảo.
- Pologne. La loi martiale de 1981, un moindre mal. Courrier International Paris 12 janvier 2012
- Pologne la loi martiale de 1981, hors la loi. Presse européenne Paris, 17 mars 2011
- 12 décembre 1981, l’état de siège est proclamée en Pologne Le Monde du 16 dec 2011
- L’insurrection hongroise : Le Monde, Paris, 19 Octobre 2006 :
- Le Printemps de Prague . Document Bibliothèque Nationale française Paris 2013.