Những dòng chữ nầy được viết ra vào cuối tháng 10,2003, nghĩa là hơn một năm ba tháng nhà máy xử lý nước rỉ của bãi rác Đông thạnh đi vào hoạt động với công suất 1250 m3/ngày, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường ở chung quanh bãi rác vẫn hoàn toàn không được cải thiện, mà trái lại càng về sau càng trầm trọng.
Vấn đề được đặt ra là: có phải vì công nghệ áp dụng cho thiết kế nhà máy quá lạc hậu, hay vì thiếu ngân sách xây cất và vận hành, hoặc do cung cách quản lý yếu kém gây ra tình trạng không lối thoát.
Về kỷ thuật xây cất nhà máy, trên mặt lý thuyết các cán bộ chuyên môn của Việt Nam đã từng học hỏi, tham khảo, tham quan nhiều bãi rác trên thế giới, cộng thêm sự giúp sức của các cố vấn Thụy Điển, Hòa Lan về kỷ thuật và tài chính. Do đó không thể nói được rằng vì ấu trỉ hay thiếu hiểu biết để không thể nào bảo quản sự vận hành điều hòa của nhà máy.
Về ngân sách, chi phí thiết lập nhà máy xử lý nước rỉ khoãng 32 triệu Mỹ kim, một ngân sách rất lớn cho một bãi rác như Đông Thạnh, với 6 triệu tấn rác thải và ước tính trên 200.000 m 3 nước rỉ độc hại tồn độïng kinh niên (vietnamnet 17/10/2003). Để có một khái niệm so sánh, bãi rác BK, Los Angeles là một bãi rác lớn chứa hơn 80 triệu tấn rác nhưng chi phí xây dựng cho nhà máy xử lý gần nhu tự động chỉ tốn có 5 triệu và đang tiếp tục hoạt động liên tục (24/24) từ hơn 15 năm nay.
Như vậy, nếu căn cứ trên diện tích rác được xử lý, và so sánh với chi phí tiêu tốn cho nhà máy xử lý Đông Thạnh, nhà máy xử lý BKK phải cần một chi phí là .. . 32 triệu x 13,3 (lần số lượng rác cần xử lý nhiều hơn) = 426 triệu Mỹ kim (!). Hay ngược lại nếu tính theo chi phí xây dựng cho nhà máy BKK, thì với chi phí xây dựng nhà máy Đông Thạnh, chúng ta có thể xây cất hơn 6 nhà máy xử lý tự động tương tự cho Việt Nam.
Các số liệu so sánh trên cho chúng ta có khái niệm và nhận định chắc chắn rằng, chi phí xây dựng cho một nhà máy xử lý nước thải ở Việt Nam quá cao và quá dư thừa và mức dư thừa đó vượt qua tất cả mọi dự tính trong việc soạn thảo kế hoạch tài chính và thiết kế của bất cứ nhà kế hoạch tài ba nào trên thế giới.
Có thừa khả năng hiểu biết về công nghệ tiên tiến, có thừa ngân sách xây cất gấp nhiều cần hơn so với việc xây cất một nhà máy điển hình ở Hoa kỳ, mà sao nhà máy xử lý nước rỉ tại Đông Thạnh lại chết non? Câu hỏi nầy chỉ có một cách lý giải logic nhất là quy trách vào yếu tố thứ ba trong ba vấn đề được nêu ra ở phần trên: đó là cung cách quản lý thiếu hiệu quả nếu không nói là tệ hại.
Sau khi bãi rác Đông Thạnh đóng cửa, thành phố HCM đã xây dựng khu xử lý rác Gò Cát (Bình Chánh). Đây là một bãi rác có diện tích 17,7 hecta tại xả Bình Hưng Hòa, có khả năng tiếp nhận 2.000 tấn rác/ngày Theo báo cáo, nhà máy xử lý nước rỉ nầy được xây dựng theo một công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại…với kinh phí xây cầt khoãng độ 20 triệu Mỹ kim do chính phủ Hòa Lan viện trợ cả chuyên viên lẫn tài chính. Tuy nhiên công trình đã bắt đầu từ cuối năm 2001, và cho đến nay (10,2003) hệ thống xử lý nước rỉ vẫn chưa thể hoạt động được. Và tình trạng ứ động nước rỉ ở bãi rác Đông Thạnh lại tái diễn nơi đây và hậu quả về môi trường vẫn không ngăn ngừa được và nạn nhân vẫn là những cư dân sống trong vùng. Để chữa cháy thành phố đã thuê công ty quản lý môi trường Centema để xử lý tạm.. . với công suất vận hành ì ạch vài chục m3/ngày.
Bãi rác thứ ba của thành phố là khu xử lý Tam Tân (xả Hiệp Phước, Củ Chi) với tổng diện tích 500 hecta cũng thiếu chuẩn bị về quy trình xử lý nước rỉ. Trong khi chưa hoàn tất giai đoạn một, thành phố đã cho phép nhận rác và sự cố vỡ bờ như trường hợp ở Đông Thạnh mới vừa xảy ra nơi đây, khiến cho hoa màu chung quanh bị thiệt hại nghiêm trọng (10/2003)
Trên bình diện của cả nước, hầu như bất cứ một thành phố lớn nào ở Việt Nam cũng có những vấn đề tương tự như bãi rác Đông Thạnh. Như nhà máy xử lý bãi rác chính của thành phố Biên Hòa mất 5 năm xây dựng với chi phí ~ 7 triệu Mỹ kim chỉ hoạt động có đúng .. . 7 ngày. Và từ đó đến nay, nơi đây lại biến thành một bãi rác ngày càng vĩ đại hơn.
Tương tự, bãi rác Tràng Cát nằm cách khu dân cư của hai phường Tràng Cát và Nam Hải (Hải An, Hải Phòng) khoãng 1 Km. Nhìn từ xa đó là một ngọn đồn cao 17,8 m rộng 5 hecta chứa hành ngàn m3 rác của thành phố Hải Phòng từ 1998 đến 2003. Bãi rác cũng có nhà máy xử lý nước rỉ, nhưng các ao hồ nuôi tôm cá trong vùng điều bị ô nhiễm, nhiều khi bị mất trắng vì nước rỉ đã thoát ra ngoài phạm vi bãi rác. Ngoài ra, người dân còn phải sống chung với chuột và ruồi nhặn cả ngày lẫn đêm và phập phòng lo sợ hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào do rác tự bốc cháy do lượng khí methane quá cao (Báo Lao Động ngày 14/10/2003). Dù chưa giải quyết thỏa đáng bãi rác số 1 Tràng Cát, thành phố Hải Phòng đã quyết định cho xử dụng bãi rác số 2 từ tháng 4/2003 cách bãi rác trước chưa đầy 1 Km. Bãi nầy rộng 11 hecta dự kiến chứa rác từ 2003 đến 2005 và vẫn không có dự án thiết lập nhà máy xử lý. Và ngay tiếp theo sau đó, bãi rác thứ ba với diện tích 33 hecta cũng được quy hoạch kề cận. Hải Phòng với tệ nạn ô nhiễm do nhà máy xi măng cổ xưa từ hơn 100 năm nay, nay lại phải hứng chịu thêm thảm nạn do các bãi rác gây ra tạo nên một thế trận ô nhiễm liên hoàn mà người dân sống trong vùng phải chịu đựng: bầu khí quyển dơ bẩn vì khói xi măng, nguồn nước sinh hoạt và mãnh đất dùng để nuôi sống người dân trong bao đời bị ô nhiễm vì rác…
Trên đây là những trường hợp điển hình nói lên toàn cảnh của vấn đề giải quyết chất thải sinh hoạt của người dân ở Việt Nam. Đây là một thảm nạn lớn cho đất nước. Từ việc truy tìm nguyên nhân và hậu quả cho vấn đề trên, chúng ta nhìn thấy một cách chắc chắn rằng đây là kết quả đương nhiên của một chính sách quản lý tồi tệ, và nếu không thay đổi tư duy đất nước Việt Nam sẽ đi vào ngõ cụt vô phương cứu chữa.. (Nơi đây không nói đến tệ nạn tham nhũng và tê nạn nầy đã trở thành“quốc nạn mà phạm vi bài viết thấy không nhất thiết phải nêu ra.)
Nhìn chung, vấn nạn ô nhiễm đã thể hiện khắp nơi trên mãnh đất hình chữ S thân yêu của chúng ta, bao trùm từ Bắc chí Nam. Đâu đâu cũng rền vang tiếng kêu than của người dân thấp cổ bé miệng về tình trạng ô nhiễm do phế thải sinh hoạt của các hộ gia cư khắp nơi.
Sông Tô lịch không còn là một di tích lịch sử chống ngoại xâm ngày xưa mà là một trung tâm chứa rác! Tại Quảng Ngãi, tôm cá chết trắng hàng loạt vì nước thải của nhà máy đường. Rồi sông Vàm Cỏ Đông, oai hùng trong cuộc chiến trở thành câu chuyện đầu ngày do sự tắc trách của nhà máy đường Hiệp Hòa. Sông La Ngà (Biên Hòa), kinh Nhiêu Lộc … .. và hàng ngàn sông, rạch, ao hồ khác là những bãi rác thiên nhiên và lộ thiên cho người dân xử dụng (theo ước tính của một tham luận trong Hội thảo khoa học bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngày 28/10/2003 tại Hà Nội do Ban Khoa giáo trung ương tổ chức thì hàng ngày có 1.200 m3 rác thải sinh hoạt thả vào các khu ven hồ và kinh rạch nội thành).
Nghịch lý thay, trước thảm nạn trên, những người cầm vận mạng đất nước vẫn tiếp tục rao giảng và hô hào qua tuyên ngôn, hội thảo về sự thành công của chính sách phát triển cho Việt Nam. Gần đây nhất, hội thảo Vì sự phát triển bền vững của Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội ngày 2-3/10/2003 do Uûy ban Khoa học, Công nghệ, và Môi trường tổ chức phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đạt được kết quả là “nêu bật lên ý nghĩa của việc phát triển bền vững Việt Nam trên lý thuyết. Và trong Hội thảo ngày 28/10 kễ ở phần trên, PTT Nguyễn tấn Dũng lại chỉ đạo và đề ra những giải pháp cho việc bảo vệ môi trường, bao gồm: bảo vệ nguồn nước, thực hiện việc trồng rừng 5 triệu hecta/năm, và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm. .. Thực ra, hiện trạng phát triển vô kế hoạch, vô tổ chức, và nhất là thiếu hoặc không nghiên cứu tác động môi trường trên bất cứ đề án phát triển nào của Việt Nam mới đích thị là nguyên nhân căn bản của tình trạng môi trường xuống cấp ở Việt Nam.
Làm sao giải quyết và chấp hành được chỉ đạo của Phó Thủ tướng khi mà Tp HCM chỉ có 24/142 cơ sở y tế (bịnh viện) có hệ thống xử lý nước thải bịnh viện, và 3.000/28.573 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, gần 900.000 hecta rừng biến mất trong khỏang thời gian từ 1978 đến 2002, và hàng năm lại có thêm 60.000 hecta rừng tiếp tục bị xóa sổ? (trích từ các số liệu trong Hội thảo 28/10 tại Hà Nội).
Căn cứ theo số liệu của Ngân hàng thế giới, muốn giải quyết hậu quả của vấn nạn môi trường, Việt Nam cần phải có một ngân sách là 100 triệu Mỹ kim hàng năm cho chi phí nầy (Báo SGGP 3/10/2003). Trên thực tế, ngân sách quốc gia dành cho việc chi tiêu trên chỉ vào khoãng 9 triệu Mỹ kim cho cả nước!
Để kết luận, người viết hy vọng sẽ không còn viết loạt bài Bãi Rác Đông Thạnh V trong những ngày sắp tới nữa.
Mai Thanh Truyết
West Covina, 10/2003