MALIBU, California (NV) – Phòng thí nghiệm HRL Laboratories của Boeing ở Malibu loan báo đã chế tạo được kim loại nhẹ nhất từ xưa đến nay, chỉ bằng 99.99% không khí.
Microlattice, vật liệu nhẹ nhất từ xưa đến nay. (Hình: Boeing Co.)
Sử dụng vật liệu nhẹ là một yếu tố quan trọng trong ngành kỹ nghệ hàng không vì máy bay càng nhẹ càng tiêu thụ ít nhiên liệu.
Boeing 787 Dreamliner là một khai thông trong loại máy bay phản lực thương mại, sử dụng vật liệu tổng hợp với sợi carbon nhẹ hơn nhôm.
Kim loại mới, theo mô tả của Boeing, là một “open cellular polymer structure”có kết cấu như mạng lưới giống bọt biển hay chất xốp, nhưng rất cứng và dẻo dễ uốn. Vách và sườn máy bay thương mại sử dụng vật liệu này sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.
Kim loại mới ấy được phát triển bởi phòng thí nghiệm HRL Laboratories, tên cũ là Hughes Research Laboratories, liên doanh của Boeing và GM (General Motors) với sự hợp tác của các đại học Cal Tech và UC Irvine. Mạng lưới (microlattice) này chỉ nặng bằng 1/10 sợi carbon và toàn bộ kết cấu nhẹ hơn không khí.
Vật liệu này dự trù sẽ được dùng đầu tiên cho các hỏa tiễn không gian mà Boeing sẽ chế tạo trong vòng 5 năm tới. Sau đó chừng 5 năm nữa sẽ ứng dụng cho các máy bay hàng không thương mại. Chừng nào giá thành chế tạo hạ xuống nữa sẽ khả thi về mặt kinh tế để dùng cho xe hơi. (HC)
Biến Dổi Nước Biển Thành Nhiên Liệu Cho Tàu Thủy
Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã tìm được cách làm thế nào cách ly carbon dioxide và khí hydrogen từ nước biển, rồi dùng dụng cụ chuyển hóa tối tân biến chúng thành xăng dầu. Họ còn hy vọng loại xăng dầu mới chẳng những giúp tàu bè chạy được động cơ mà còn giúp luôn cho động cơ phi cơ nữa.
Hải Quân Hoa Kỳ tin là cuối cùng các nhà khoa học của họ cũng tìm ra được cách giải quyết một vấn nạn đã ám ảnh họ suốt nhiều thập niên qua: Làm cách nào biến nước biển thành xăng dầu?
Diễn tiến của việc chế tạo hydrocarbon dạng lỏng thành nhiên liệu được chào đón như là ‘bước ngoặc làm thay đổi cục diện’ vì như thế sẽ rút ngắn rất nhiều quá trình tiếp nhiên liệu cho các hạm đội, nhất là trong thời chiến.
Hải Quân Hoa Kỳ chỉ có 15 tàu chở nhiên liệu loại lớn và chỉ có những hàng không mẫu hạm và tàu ngâm nào chạy bằng động cơ nguyên tử mới không cần tiếp nhiên liệu.
Tiến sĩ Heather Willauer cắt nghĩa cách mà các nhà khoa học tại Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Hải Quân Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn có thể biến nước biển thành nhiên liệu. Photo courtesy: AFP Photo/Mc3 Gregory Pickett
Phó Đề Đốc Philip Cullom lên tiếng chào mừng tin này như sau: “Đây là cột mốc vĩ đại đối với chúng tôi, chúng tôi đã phải cố gắng tìm tòi vấn đề tiếp tế nhiên liệu, nguồn nhiên liệu mới là rẻ và vô tận rồi”.
Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã tìm được cách làm thế nào cách ly carbon dioxide và khí hydrogen từ nước biển, rồi dùng dụng cụ chuyển hóa tối tân biến chúng thành xăng dầu. Họ còn hy vọng loại xăng dầu mới chẳng những giúp tàu bè chạy được động cơ mà còn giúp luôn cho động cơ phi cơ nữa.