About the author

Related Articles

2 Comments

  1. 1

    Trần Tư Bình

    Cảm ơn tác giả NVT đã viết một đề tài thú vị, đặc biệt đi đến kết quả khá lạ là “mỗi người chúng ta hy vọng có 94,23 phần trăm khả năng nói đúng từ 7 câu trở lên, trong 20 câu hỏi” nếu chỉ trả lời ĐẠI (trả lời không cần suy nghĩ).
    Xem kỹ cách tính toán, lập luận thì không có gì sai. Nhưng tôi xin thô thiển nêu 1 thắc mắc như sau:

    Vì giá trị Đúng và Sai đều ngang nhau nên nay nếu tôi đặt vấn đề ngược lại, thay thế chữ “Đúng” thay bằng chữ “Sai” thì ta cũng sẽ có xác xuất nói Sai từ 7 câu trở lên (7 hay 8 hay 9, …, hay 20 câu nói sai) là : 94,23%

    Không nói sai câu nào trong 20 câu hỏi (0 câu sai) : 20C0 = 1 cách.
    Nói sai chỉ 1 câu trong 20 câu hỏi : 20C1 = 20 cách.
    Nói sai 2 câu trong 20 câu hỏi : 20C2 = 190 cách.
    Nói sai 3 câu trong 20 câu hỏi : 20C3 = 1 140 cách.
    Nói sai 4 câu trong 20 câu hỏi : 20C4 = 4 845 càch.
    Nói sai 5 câu trong 20 câu hỏi : 20C5 = 15 504 cách.
    Nói sai 6 câu trong 20 câu hỏi : 20C6 = 38 760 cách.
    Tổng số : 60 460 cách.

    Vậy nói sai từ 7 câu trở lên, trong 20 câu hỏi là : 1 048 576 – 60 460 = 988 116 cách.
    Và xác xuất nói sai từ 7 câu trở lên (7 hay 8 hay 9, …, hay 20 câu nói sai) là :
    988 116 : 1 048 576 = 0,942 340 851
    hay là 94,23 %
    ( : là ký hiệu của phép chia.).
    Như thế nếu chúng ta cứ trả lời ĐẠI (trả lời không cần suy nghĩ), Đúng hay Sai, trong 20 câu hỏi, thì mỗi người chúng ta có 94,23 phần trăm khả năng nói sai từ 7 câu trở lên, trong 20 câu hỏi.

    Giả sử cách đặt vấn đề ngược lại của tôi như trên là hữu lý thì làm sao tôi dám “thử nghiệm với bạn bè, xem có như ý không ?” như lời gợi ý cuối bài của tác giả? Mong tác giả góp ý cho.

    Trân trọng và đa tạ.
    Trần Tư Bình

  2. 2

    Nguyễn Vĩnh-Tráng

    Anh Bình cùng quý độc giả kính,

    Cám ơn anh Bình nhiều đã cho ý kiến. Điều nầy chứng tỏ anh Bình, và một số độc giả đã đọc và quan tâm tới bài viết của tôi.

    Ý kiến phản hồi của anh Bình rất chí lý.

    Để góp ý, tôi xin trình bày như sau :

    1) Tôi cũng biết chuyện « Đúng », « Sai », trong phạm vi bài viết của tôi, đều cùng có trị số xác suất giống nhau.

    Thất thế, trong Luật Nhị Thức B(n, p), nếu p rất gần với 0,5 (cho đi 0,45) và n khá lớn (khoảng trên 20, trong trường hợp nầy), thì ta có thể xem như Luật Nhị Thức có tính Đối Xứng. Nhưng nếu p = 0,5 (như bài viết của tôi), thì Luật Nhị Thứ hoàn toàn Đối Xứng, mặc cho n lớn hay nhỏ.

    Cũng vì thế xác suất « Đúng từ 7 câu trở lên, trong 20 câu hỏi » bằng xác suất « Sai từ 7 câu trở lên, trong 20 câu hỏi ».

    Một chuyện khác là theo Toán Học, tính xác suất chỉ nói đến chuyện tỷ lệ « hy vọng » đạt được hay không, chứ không đưa đến sự « chắc chắn » (ngoài ra nếu xác suất bằng 1). Lấy thí dụ : Dội lên 20 đồng xu và nếu có được cả 20 mặt ngủa hết, thì theo xác suất ta chỉ có 1 : 1 048 576 = 0,000 000 954, nghĩa là ta chỉ có một phần triệu hy vọng có được sự kiện trên. Mặc dù hy vọng rất ít, nhưng nếu ta dội 20 đồng xu, ta cũng có thể được ngay tức khắc 20 mặt ngửa. Người ta nói đó là « hên, xui ».

    2) a) Bài của tôi nói về « Bói Toán ».Trong bài, câu hỏi hay còn gọi là giả thuyết (hypothèse/hypothesis), « Nếu nói « Đại » Đúng được từ 7 câu trở lên, trong 20 câu hỏi » thì xác suất là bao nhiêu ? Và trả lời hay còn gọi là kết luận (conclusion/conclusion), là 0,942. Cho nên tôi chỉ trả lời câu hỏi, và không nói đến kết quả của chuyện « nói Sai », vì chuyện nầy không nằm trong giả thuyết hay câu hỏi.

    b) Cũng vì chuyện cân bằng về trị số xác suất « Đúng », « Sai », như đã nói trên, nên tôi đã thận trọng « lót » ở phần kết luận, một câu « nếu chúng ta khéo léo một chút ». « Khéo léo » đây, là bắt chước « khéo léo » của Thầy Bói, nghĩa là khai thác những tâm lý đại chúng như các « hiệu ứng Barnum »…, cùng những câu nịnh bợ thân chủ, để chuyện « nói Đúng » có chiều hướng được thực hiện hơn chuyện « nói Sai », và đã đề nghị độc giả thử nghiệm xem.

    c) Tuy là chuyện « Bói Toán », chuyện « Thầy Bói Giỏi », nhưng anh Bình, cùng độc giả nêu lên chuyện « nói Sai » cũng là chuyện hay.

    Vậy vài hàng xin góp ý.

    Kính chúc anh Bình cùng độc giả mọi sư an lành.

    Kính,
    Nguyễn Vĩnh-Tráng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.