Vào ngày thứ Năm, 23 tháng 6, nước Anh đối mặt với một quyết định quan trọng: có tách khỏi Liên hiệp Châu Âu EU, liên minh chính trị và kinh tế đã kết hợp các nước Châu Âu từ bốn thập niên qua?
Không chỉ dân Anh mà cả thế giới đang theo dõi sự chia tay thường được quen gọi là ‘Brexit’ này, Britain exit.
Chính phủ của Thủ tướng Camereon có thể ra đi sau kết quả trưng cầu dân ý. Giữa Anh và Mỹ có những vụ giao dịch đầu tư và thương mại khoảng 1.000 tỉ đô la. Trung Quốc cũng bồn chồn.
Trong những ngày dẫn đến cuộc trưng cầu dân ý 23 tháng 6, các nhà bình luận thời cuộc người thì nói kết quả sẽ tách, người thì nói không. Các kết quả thăm dò dư luận cũng không dứt khoát. Các lời bàn tán xôn xao đã khiến thị trường chứng khoán thế giới chao đảo, lên xuống bất thường.
Mỹ là nước đầu tư lớn nhất tại Anh. Tính chung, các công ty Mỹ sử dụng hơn một triệu người tại Anh. Nhiều công ty Mỹ xem Anh là cửa ngỏ để buôn bán tự do với 28 nước EU. Brexit sẽ làm các công ty này hạn chế tiếp cận với các thị trường, giảm lợi nhuận, và buộc một số công ty phải chuyển hoạt động tại Châu Âu đi nơi khác.
Chính vì lý do đó mà nhiều công ty Mỹ đi đầu trong chiến dịch “tuyên truyền” để giữ Anh ở lại, kể cả việc tài trợ cho chiến dịch.
Angel Gurría, Tổng thư ký của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận xét rằng Brexit là điều “xấu cho Vương quốc Anh, xấu cho Châu Âu, xấu cho thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Thế giới ngày nay đang chứng kiến nhiều chuyện bất an rồi, chúng ta không cần có thêm.”
Thứ Sáu tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra dự báo bi quan, cho rằng Brexit sẽ mang lại tác động “tiêu cực và đáng kể.” IMF còn cho rằng trong trường hợp tệ hại nhất, tăng trưởng kinh tế của Anh có thể giảm đến 5,6% trong ba năm sau Brexit, nguyên nhân bắt nguồn từ đồng Bảng anh bị mất giá, giao dịch thương mại gặp xáo trộn nghiêm trọng vì Anh phải điều đình lại với từng nước trong EU trong tư thế yếu kém, sẽ phải chấp nhận nhượng bộ, thiệt thòi.
Ngân hàng Anh quốc gọi cuộc trưng cầu dân ý là “rủi ro trước mắt lớn nhất đe dọa các thị trường tài chính nước Anh và có thể đe dọa các thị trường tài chính toàn cầu.”
Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào lúc kinh tế Châu Âu chưa hồi phục sau các cuộc khủng hoảng tài chính của nhiều nước, như Hy Lạp và Ý. Làn sóng người tị nạn từ Trung Đông đe dọa bất ổn kinh tế, chính trị và văn hóa.
Năm ngoái, Hoa Kỳ xuất khẩu sang Anh 56 tỉ đô la, đầu tư 588 tỉ trong nhiều lĩnh vực, từ ngân hàng, sản xuất thành phẩm cho đến bất động sản. Tương tự, Anh cũng đầu tư khoảng 500 tỉ đô la tại Mỹ.
Đại công ty Caterpillar là ví dụ điển hình về thế khó xử của các công ty Mỹ tại Anh. Caterpillar chuyên sản xuất máy móc cơ khí hạng nặng, trụ sở chính ở thành phố Peoria, tiểu bang Illinois.
Cách nay hơn 55 năm, Caterpillar khai trương cơ sở đầu tiên tại Anh, và bây giờ họ có 16 nhà máy tại đó, sử dụng 9.000 nhân viên, sản xuất nhiều loại máy, trong đó có máy xúc đất và máy cào đất chạy bằng thủy lực.
Các máy của Caterpillar phần lớn xuất khẩu sang các nước Châu Âu, làm ăn thuận lợi nhờ thị trường tự do và các hiệp định thương mại đứng vững. Brexit sẽ đe dọa Caterpillar vì hiện nay, 25% số bán của công ty đến từ EU.
“Nước Anh cần phải ở lại.” Đó là tuyên bố không gây ngạc nhiên của Doug Oberhelman, CEO của Caterpillar tại cuộc hội thảo bàn tròn doanh nghiệp Mỹ hồi tuần trước.
Tuy nhiên, những người ủng hộ Brexit nói rằng EU có quá nhiều quy định, luật lệ cản trở sáng tạo và cạnh tranh. Tháng trước, một nhóm 250 lãnh đạo doanh nghiệp ký lá thư ngỏ ủng hộ việc tách ra.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số dân Anh muốn tách ra là những công nhân cổ xanh, lớn tuổi và bảo thủ.
Tại sao nói Trung Quốc bồn chồn theo dõi Anh có tách khỏi EU hay không?
Trong chuyến thăm chính thức Anh tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã vượt thông lệ từ trước tới giờ là Bắc Kinh không can thiệp vào công chuyện nội bộ của nước khác, bằng cách đưa ra thông cáo nói rằng “Trung Quốc hy vọng thấy một Châu Âu phồn vinh và một EU đoàn kết.”
Nhà nghiên cứu Ivan Lidarev của trường King’s College ở London cho rằng có ba lý do khiến Trung Quốc muốn Anh ở lại EU.
Thứ nhất, quan trọng nhất, Bắc Kinh muốn có quan hệ gần gũi với Anh để gây ảnh hưởng lên chính sách của EU đối với Trung Quốc. Trong lúc đang bị áp lực kinh tế của Hoa Kỳ và Nhật Bản tại châu Á, Bắc Kinh muốn quay sang Châu Âu để tìm cơ hội kinh tế vào lúc ông Tập Cận Bình muốn xây dựng Con Đường Tơ Lụa trên bộ và trên biển. Trung Quốc đánh giá nước Anh là đối tác chính cho chính sách này, và theo hướng này, các quan chức Trung Quốc đang tìm cách kết thân với Bộ trưởng Tài chính George Osborne, người có thể lên thay Thủ tướng David Cameron. Nước Anh tách khỏi EU là bước lùi nghiêm trọng cho kế hoạch của Bắc Kinh muốn gây ảnh hưởng lên EU thông qua Anh.
Thứ hai, nước Anh giúp Trung Quốc tiếp cận EU, một thị trường có 500 triệu người tiêu dùng rất khó xâm nhập. Nhiều công ty Trung Quốc đã đầu tư vào nền kinh tế tương đối thoáng của Anh với hy vọng dùng đó làm bàn đạp để xâm nhập thị trường EU có nhiều luật lệ. Nhu cầu này càng lớn vì các công ty Trung Quốc gặp các hạn chế tại Mỹ khi muốn đầu tư vào các sản phẩm có liên quan đến an ninh hoặc chuyển giao công nghệ.
Thứ ba, London nằm ở vị trí chiến lược trong chính sách của Trung Quốc muốn quốc tế hóa đồng Nguyên, hay Nhân dân tệ, hay Tệ. Là một trung tâm tài chính lớn của thế giới, London nằm trong lòng EU, có múi giờ thuận tiện cho các thị trường chứng khoán bao phủ Đông Á, Châu Âu và bắc Mỹ, và trở thành bệ phóng cho đồng Nguyên ra bên ngoài châu Á. Một khi đã quốc tế hóa được đồng Nguyên, mọi người trao đổi đồng Nguyên giống như trao đổi đô la Mỹ bây giờ, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những nước có quyền định hướng tình hình tài chính toàn cầu, Trung Quốc trở thành một nước lớn thực sự, tự ái dân tộc được vuốt ve. Giống như Robert Mundell, nhà kinh tế đoạt Nobel từng nói: “Nước lớn có đồng tiền lớn.”
Nguồn: Đàn Chim Việt
BREXIT: UK Referendum Results
Total results
(CNN) While The British People Voted Convincingly To Leave The European Union, A Deeply Polarized Country Has Emerged.
More than 30 million people from England, Scotland, Wales, Northern Ireland — and even tiny Gibraltar — went to the polls, with 51.89% of them deciding that Britain would become the first country to withdraw from the 28-member bloc.
Yet 48% of voters disagreed with that decision, leaving a remarkably clear picture geographically. London, Scotland and Northern Ireland wanted to remain, while voters in Wales and every English region outside of the capital backed the campaign to leave.
The decision has already led to the resignation of Prime Minister David Cameron.
Barely a year after he led his party to a parliamentary majority, many of the traditional Conservative heartlands across the country appeared to turn against their leader following a passionate — sometimes bitter — campaign that focused on the economy and immigration.
Britain’s ‘Black Friday’ is here. Now what?
George Soros warned of “Black Friday” if the U.K. voted to leave the European Union. The pound is crashing and stocks are tanking. So far, so right. But what happens next and why does it matter?
The result of the U.K. referendum is unprecedented: No country has ever left the 28-nation EU. The vote could have enormous economic and political consequences around Europe, and further afield.
It will take at least two years for a British exit (Brexit) to be negotiated. But the fallout will be immediate, beyond the financial market turmoil.
Economic downturn, more market chaos
The European Union is the U.K.’s biggest trading partner. Now a vote to divorce it could tip the U.K. economy into recession or stagnation.
“The U.K. economy enters a period of huge uncertainty — and weakness as a result … there is a grave danger of further weakness in the weeks ahead,” said Kit Juckes, strategist at Societe Generale.
The U.K. is the world’s fifth biggest economy and any slowdown will hurt anemic global growth. Concern about a broad economic impact was immediately apparent: Oil prices fell 5%.
After the U.K., Europe will feel the pain most acutely. The region is still struggling to recover from its debt crisis.
Job losses
Brexit could put thousands of jobs at risk. Recession would push up unemployment, and some big companies and banks may also relocate staff to Germany or France to avoid disruption to their EU business.
Many American and global banks and companies have invested heavily in the U.K. as a gateway to Europe.
Companies such as Rolls Royce (RYCEY) and JPMorgan (JPM) warned before Thursday’s vote that leaving the EU would put investments and jobs in the U.K. at risk.
Uncertainty over how U.K.-based firms will trade with Europe in future could be very damaging.
“Business will want to see a detailed plan to support the economy … as confidence, investment, hiring and growth would all be deeply affected by a prolonged period of uncertainty,” the British Chambers of Commerce said.
Disunited Kingdom
British Prime Minister David Cameron, who campaigned hard to stay in the EU, said Friday he would resign — a new leader will have to handle the Brexit negotiations.
That means it will be at least three months before formal talks on the future relationship with the EU can begin.
The referendum leaves Britain deeply divided. Scotland voted by a big margin to remain in the EU, and it may seek a second vote on independence. Scottish leader Nicola Sturgeon will make a statement later.
New crisis for Europe
Europe is still struggling with a weak economy, high unemployment and the impact of the biggest refugee crisis since World War II.
Beyond delivering a shock to growth, the vote for Brexit could encourage political parties elsewhere in Europe who want to dump the euro currency or leave the EU. Italy’s Five Star movement and France’s National Front have called for votes on the EU.
“What we had seen as the most significant risk to the political and economic outlook for the U.K., and to a lesser extent, for the European Union as a whole, seems to be materializing,” said Holger Schmieding at Berenberg bank.