Trong suốt cuộc đời chữ nghĩa của tôi, nếu có lần nào tôi cảm thấy viết khó khăn nhất, ngập ngừng nhất thì đó là lần tôi phải viết những dòng vĩnh biệt gửi tới người bạn thân nhất của tôi khi anh bất thần ngã bệnh và đang thoi thóp chờ ngày từ giã cõi đời. Lúc đó anh đang ở Mỹ, còn tôi thì đang ở Việt Nam lo xếp đặt cho cuộc du ngoạn xuyên Việt của hai chúng tôi đã dự trù từ trước.
Vì biết không trở về Mỹ kịp dự đám tang anh nên tôi quyết định viết tay gửi express cho anh đôi dòng chữ, vừa coi như kỷ niệm chót giữa chúng tôi, vừa là lời cầu chúc anh lên đường bình an may mắn . Tôi không gửi email vì nghĩ rằng chữ viết tay bạn tôi đọc sẽ ấm áp hơn, nhất là vào lúc tận cùng này.
Nhưng biết viết gì đây? – Tôi cảm thấy quá khó khăn !
–Nhắc lại kỷ niệm 60 năm cùng nhau vui chơi cuộc đời à? — Không thích hợp.
– Còn cầu chúc thì cầu chúc gì khi anh bạn tôi, một con chiên của Chúa mà không bao giờ đi nhà thờ xưng tội cả …
Lớn lên trong một gia đình công giáo gốc Phát Diệm, đi chơi với tôi dọc theo suốt thời niên thiếu, rồi tới tuổi trung niên, rồi cao niên, bạn tôi không bao giờ nói tới chuyện nhà thờ…
Cuối cùng, sau suốt một đêm suy nghĩ, tôi đặt bút viết:” Tao biết chúng mình sắp phải xa nhau..Rất tiếc tao không trở về thăm mày được. Vào tuổi 70 như bọn mình thì chỉ còn là chuyện kẻ trước người sau thôi…Mày đi trước.Tao đi sau…Vậy thôi. Nhưng với một người sống tử tế và rộng lượng như mày, tao tin chắc nơi mày sắp tới phải là một nơi ấm áp… Và tại sao mình không nghĩ là: Có khi nơi mày sắp đến, sẽ ấm áp hơn nơi chúng mình đang sống?…”
Cái chết bất ngờ của người bạn thân đã làm tôi suy ngẫm rất nhiều về cách sống và cách chết của một con người.. Vào lúc hoàng hôn của chu kỳ sinh, lão bệnh, tử của thế hệ chúng tôi, hầu như mỗi tháng, tôi đều phải tiễn đưa một hay hai người…Đồng thời tôi cũng được chứng kiến nhiều cảnh cải đạo vội vã của nhiều bạn bè từ Phật Giáo sang Công Giáo trước khi nằm xuống…
Thường ra, cho một người theo những tôn giáo không dựa vào Đấng Cứu Rỗi như Đạo Phật, thì chuyện xẩy như sau: Vào gần lúc hấp hối, khi cả tinh thần lẫn thân xác đều trên đà tàn tạ, người sắp ra đi chỉ còn biết nghe theo bất cứ điều gì người nhà khuyến dụ. Nếu vào lúc yếu duối đó, người ra đi được khuyên và chấp nhận để một linh mục thực hiện nghi lễ rửa tội và rước Mình Đức Chúa Giésu Kito trước khi nằm xuống thì mọi người đều muốn tin rằng người ra đi chắc chắn sẽ được về Nhà Chúa.
Dù sao đây cũng là cách tốt đẹp nhất giúp thân nhân vơi được phần nào nỗi đau buồn mất mát và nỗi lo âu sợ hãi trước cuộc hành trình xa lạ của người thân vẫn còn như vô định.
Nhưng điều đáng ghi nhận ở đây là rất nhiều bạn bè của tôi cải đạo vào trước lúc lâm chung lại là những nhà trí thức nổi tiếng. Có người là bác sĩ, nghị sĩ và lãnh tụ một đảng chính trị lớn, có người là một thi sĩ lớn kiêm giáo sư triết, có người đã từng làm tới chủ tịch một cơ quan cấp quốc gia v.v.
Chính quyết định đổi đạo của nhiều bạn bè trí thức đã làm tôi bối rối tự hỏi không biết đến lần mình rồi sẽ ra sao? Và khi linh hồn tôi sắp lìa khỏi xác , liệu tôi có sẽ hối hả cải đạo như các bạn tôi không?
Chẳng nhẽ việc đổi đạo có thể diễn ra vội vã như vậy để đáp ứng một nhu cầu cấp thời thôi sao?
Giáo luật có chủ trương chấp nhận cho một người gia nhập Đạo Chúa vào lúc người đó không còn đủ tinh tường không?
Thẩm quyền nào quyết định mức độ sáng suốt của người sắp mất??
Nghi lễ cải đạo cho một người hấp hối có nên được thực hiện dễ dãi hơn trường hợp thông thường không?
Thiên đường có nên dành cho một kẻ gian ác nhưng mới hoàn tất nghi lễ cải đạo được một ngày hay một giờ?
Lòng thương sót của Chúa đối với một con chiên đạo hạnh, cả đời thờ phụng Chúa có khác gì so với một kẻ gian ác mới vô đạo qua môt nghi lễ ngắn ngủi?
Những câu hỏi trên đây chỉ giới hạn bàn về việc cải đạo trước lúc lâm chung để tìm về nơi một Đấng Cứu Rỗi trong Đạo Công Giáo. Trong thực tế việc chuyển từ đạo này sang đạo kia vẫn thường xẩy ra trong tất cả các đạo.
Mới đây, Báo Mạng Việt Thức, số ra ngày thứ ba 31/5/2011 có trích dịch đăng lại cuộc phỏng vấn Đức Dalai Lama ngày22/1/2007 trên Tuần Báo Le Point trong đó có đoạn Ngài trả lời câu hỏi về hiện tượng có cả triệu người Pháp đã cải sang theo Đạo Phật. Ngài cho biết:”Tôi không tán thành phong trào (cải đạo ở Pháp). Mỗi người cần suy nghĩ thật cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng.”
Câu trả lời của Ngài Lama chỉ có tính tổng quát và thật khó áp dụng vào trường hợp một người hấp hối. Tuy nhiên ít ra quan niệm tổng quát của Ngài về việc đổi đạo cũng nên được các vị lãnh đạo tôn giáo khác quan tâm tới.
Riêng tôi thì vào giờ phút này tôi vẫn nghĩ là, dù thiên đường/lạc cảnh có hay không thì một con người sống tử tế và rộng lượng, như anh bạn tôi, cũng đã kiếm được một nơi về ấm áp khi anh nằm xuống cách đây ba năm…Xin mừng anh thêm một lần nữa.
Trần văn Ân
2 Comments
Hoang Thien
Tất cả cảnh “cải đạo vội vã” này đều là bịp bợm, như chúng tôi đã từng thấy. Và chính ra đây là mánh khoé dơ dáy của các tín đồ Ki-Tô Giáọ. Họ luôn bịa đặt với gia đình người quá cố rằng đương sự đã “bằng lòng rửa tội” vào giờ phút chót (sic)!
Nhiều người bệnh nằm một mình suốt ngày trong bệnh viện, con cái hay người thân, hay bạn bè, thường thường chỉ có thể vào thăm buổi tối hay cuối tuần. Trong khi đó, bọn Ma Giáo (tức CG và TL) hay vào ban ngày. Nếu thấy mình có người thăm thì họ tránh mặt! Mà bọn Ma Giáo này đã được huấn luyện để nói năng dẻo dai như kẹo kéo, cho nên đôi khi “bịp” được gia đình một số bệnh nhân đang lâm vào cảnh “tang gia bối rối”.
Điều quan trọng đối với Phật tử chúng ta là tu tập sao cho thoát khỏi 6 nẻo luân hồi. Trong khi đó thì bọn Ma Giáo CG và TL lại đến để tìm cách biến chúng ta thành “con chiên” hay “con chó”, tức là muốn kéo chúng ta xuống hàng súc sinh. Nếu đã ý thức được như thế thì ngay khi registration, chúng ta phải dặn nhân viên bệnh viện rằng “I do not want ANY pastoral services. I do not want visits by any Christian people!” Và phải luôn luôn căn dặn người trong gia đình rằng: “Dù có mệnh hệ nào thì mình cũng vẫn luôn luôn là Phật tử, và người nhà phải làm nghi lễ cầu siêu theo Tịnh Độ Tông, gia đình không được tin theo bất cứ ai nói rằng “mình đã đồng ý rửa tội vào phút chót!” (điều này có thể ghi rõ trong di chúc, có chữ ký và thị thực).
Vì các đám Ma Giáo này ngày thường hay mặc thường phục, cho nên khi họ muốn vào thăm, đôi khi họ đánh lừa được nhân viên nhà thương, để vào được phòng chúng ta nằm. Nhưng mà dù sao, khi chúng ta phát giác ra họ, chúng ta cần cương quyết và dứt khoát bấm chuông gọi nurse và security đến đuổi cổ chúng ra!
Do đó, chúng ta phải nhìn rõ vấn đề, và bàn nhau làm sao đối phó với thủ đoạn Ma Giáo đê hèn này! Nhất là luôn luôn đề cao cảnh giác khi bị đau ốm nặng đến độ phải nằm bệnh viện!
Kính,
Hoàng Thiên
cao tram luan
đang đọc bài của Trần-văn-Ân viết,thấy mở mang trí tụê lạ
đến chừng xem xuống bài của đại ca Hoàng-Thiên tôi thấy tá
hỏa luôn,muốn hiểu mà sao thấy nặng nề qúa …..