Tại Nhà Thiếu nhi Huế, tình cờ bắt gặp trong chồng tranh về phong cảnh Huế có một số bức vẽ cầu Trường Tiền do các em trong độ tuổi mẫu giáo sáng tác. Mỗi em mỗi vẻ, không ai giống ai khi các em hồn nhiên, vô tư phóng bút về một chiếc cầu thân quen của tuổi thơ Huế. Xin mời thân hữu bốn phương cùng các tuổi thơ Huế qua mấy nhịp cầu thơ…
Võ Quế
Võ Thị Mỹ Châu 6 tuổi
Trần Ngọc Diễm Quỳnh 6 tuổi
Trần Ngọc Cát Tường 6 tuổi
Hưng Khang 6 tuổi
Nguyễn Hoàng Phương 5 tuổi
Hồ Nguyễn Thanh Minh 7 tuổi
Nguyễn Phương Bảo Ngọc 6 tuổi
Nguyễn Quốc Khánh 6 tuổi
CẦU TRƯỜNG TIỀN
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp,
Anh qua không kịp, tội lắm em ơi!
Bấy lâu ni mang tiếng chịu lời,
Dẫu có xa nhau đi nữa cũng tại ông trời mà xa!
Theo nhiều sử sách cho biết, cầu được xây dựng từ năm 1897 đến năm 1899 thì hoàn tất. Công việc kiến trúc do hãng Eiffel (Pháp) thi công, và ngay lúc ấy cầu được xây dựng thành 6 vài 12 nhịp, chiều dài cầu 401m.10, bề ngang lòng cầu 6m.20, mặt cầu lúc đó chỉ mới lát bằng ván gỗ lim (1).
– Năm 1904 Cầu Trường Tiền bị bão làm hư hỏng nặng, sau 2 năm cầu được tu sửa lại. Lần này cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.
– Năm 1946 cầu bị đặt mìn giựt sập hai phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để đi lại.
– 1914-1918, Chính quyền Pháp đổi tên thành cầu Clémenceau là tên của Thủ tướng Pháp lúc bấy giờ.
– năm 1945 chính quyền địa phương đổi tên Tây ấy thành cầu Nguyễn Hoàng, vì Nguyễn Hoàng đã có công khai phá, mở mang vùng đất Thuận Hoá giữa thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII.
Ba cái tên trên người dân Huế không quen dùng, mà chỉ gọi cái tên tục của nó là cầu Trường Tiền mà thôi, vì xưa kia hai bên tả ngạn đối diện cầu, Triều đình Huế có thành lập một cái công trường đúc tiền gọi tắt là Trường Tiền.
Khác với các cầu được xây dựng trên toàn quốc, cầu Trường Tiền có dáng dấp mềm mại, uyển chuyển, thông thoáng, nhẹ nhàng rất thích hợp với tâm hồn trầm lắng, cuộc sống ung dung, thanh thản, tế nhị, dịu dàng của người dân xứ Huế. Cầu được bắc qua khúc sông thơ mộng nhất của cố đô. Ðây là một tác phẩm kiến trúc đặc sắc của thành phố văn hoá du lịch.
Sau này kinh phí dự trù lúc đầu, với tổng mức đầu tư là 3 tỷ nay lên 54 tỷ. Vốn trong nước: 40.102.781.356. Vốn ngoại tệ: 7.200.000 francs. Ðơn vị chủ đầu tư: Sở giao thông vận tải TT Huế. Ðơn vị thi công: Công ty Cầu 1 Thăng Long. Riêng vài 4, tập đoàn Baudin-Chanteauneuf và hãng sơn Présiozo (Pháp) cung cấp sắt thép.
Về chất lượng xây dựng tốt hơn xưa. Mặt đường lòng cầu và hai hành lang đi bộ được rải bê tông át phan và đúc bê tông xi măng, có lắp đặt hệ thống chiếu sáng mới hiện đại. Tuy nhiên đứng về góc độ văn hoá, lịch sử, thẩm mỹ, khoa học thì còn nhiều điều phải bàn.
– Về màu cầu, cầu Trường Tiền qua bao lần tu sửa vẫn giữ được màu sơn dụ bạc. Chiếc cầu là một hình tượng nghệ thuật trắng xoá giữa dòng sông xanh, nên có người ví cầu như chiếc lược ngà cài trên mái tóc thề tiểu thư đài các. Với màu sơn hiện nay, cầu không không còn lấp lánh ánh mặt trời, dưới hắt sáng của mây mà thành một màu xám âm u giữa trưa và chiều tối. Những người có trách nhiệm cho biết, sở dĩ phải sơn màu xám, vì nước Pháp hiện nay không sản xuất màu sơn dụ bạc. Có lý chăng?
– Hành lang của hai bên cầu ngày trước có hai đường dành cho người đi bộ và xe đạp, nay thu hẹp chỉ dành cho người đi bộ. Mất mát lớn nhất là các ô hành lang nới rộng rất đẹp đã bị cắt bỏ, nơi để du khách dừng chân ngắm cảnh, là những trạm nghỉ chân “lý tưởng” cho khách bộ hành khi cuộc đi vừa thấm mệt.
– Bề ngang cầu vốn đã chật chội 6m20, nay lại thu hẹp thêm bởi mỗi bên thiết kế hai đường ống lan can lấn mất 0m80, khổ cầu chỉ còn 5m40, các loại xe du lịch trở xuống mới qua lại cầu được. Lề đường đi bộ mỗi bên cũng mất 0m25 với 2 đường ống. Những người thiết kế không tiên liệu trước, nên đã tạo cho người đi bộ dừng chân ngồi chơi thoải mái, làm mất trật tự, rất trở ngại cho việc đi lại trên cầu.
– Hai đầu cầu gắn bảng đồng: Cầu Tràng Tiền khôi phục 1991-1995. Tại sao không gọi làTrường Tiền cái tên quen thuộc đã đi vào dân gian, sử sách. Nhiều nhà nhiếp ảnh, chờ đợi gần 30 năm để mong chụp lại được tấm ảnh chiếc cầu hoàn chỉnh với dáng xưa, giờ cảm thấy thất vọng.
Những kỹ sư thi công cầu và các vị có trách nhiệm ở sở GTVT (bên A) cho biết: Chúng tôi chỉ nghĩ sao cho có phương tiện đi lại là tốt rồi, chứ không quan tâm đây là một di sản văn hoá Huế, nó được in đậm vào lòng người như là một biểu tượng của cố đô. Cầu Trường Tiền là một công trình kiến thúc, gắn với lịch sử văn hoá Huế. Vì vậy công việc KPSC phải tôn trọng hình dạng kết cấu cũ, không một lý do gì thay đổi bộ mặt của cầu dù chỉ là một chi tiết nhỏ.