Lời giới thiệu
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khôi xuất thân là một sinh viên quân y hiện dịch thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Bác sĩ đã may mắn thực hiện được hành trình tìm tự do (sic) đúng ngày 30.04.1975 và hiện đang hành nghề tại Hoa Kỳ. Cá nhân tôi, Trần Văn Tích, từng phục vụ tại Trường Quân Y Quân lực Việt Nam Cộng Hoà với tư cách Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Sinh viên Quân y cho nên bức thư của Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khôi mở đầu bằng cách xưng hô “Tiểu đoàn phó” (TĐP).
Bây giờ xin trân trọng mời độc giả cùng tìm hiểu tâm trạng của một sĩ quan quân y hiện dịch đối với đạo luật S-219.
BS.Trần Văn Tích
Cảm Nghĩ Của Sĩ Quan Quân Y Hiện Dịch Nguyễn Ngọc Khôi Đối Với Đạo Luật S-219
Kính thưa TĐP Trần VănTích,
Tôi nhận lỗi không nhìn thấy chữ day để cuối câu và lúc đó tôi cũng không có bản chính của luật này. Tôi xin rút lại lời bình này với tất cả khiêm nhượng.
Tuy nhiên tôi vẫn nhìn thấy sự khác biệt một trời một vực giữa chữ journey hay parcours dùng trong luật với kinh nghiệm thật sự người Việt trải qua. Dĩ nhiên khi ra đi, có người đi bằng tàu bay như đi du lịch.Lại có người khi Saigon thất thủ, làm một đường từ Paris xin sang đất mới khi họ mở cửa cho nạn nhân Việt Nam. Nhưng phần lớn là đi vượt biên với những chiếc thuyền tròng trành làm mồi cho cá mập, không như tổ tiên người Âu Châu, từ Anh Cát Lợi, Ái Nhĩ Lan, Ý Đại Lợi vì muốn đời sống khả quan hơn nên vượt Đại Tây Dương bằng thuyền lớn sang đất mới. Người vì lý do tôn giáo, người vì đói kém như người Ái Nhĩ Lan sau cơn đói khoai (potato famine). Không như người Việt phải sống chết bỏ ra đi vì mất nước, vì bị tước quyền tự do làm người, vì không chịu nổi chính thể kềm kẹp của Cộng Sản.
Khi tôi xuống thuyền Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà ra đi, lòng dạ tôi cũng khác với người di dân Âu Châu. Tôi không mang cái mộng đi lập đời mới. Tôi cúi đầu mang cái nhục mất nước. Nội đây cũng là cây thập tự tôi lết đi trong suốt 40 năm. Những người bị kẹt lại, như TĐP Trần Văn Tích, đi tù, suốt ngày nghe thằng cán bộ CS Bắc Kỳ mồm chuột chù, răng cải mả đêm ngày lải rải chửi rủa “quân Ngụy”. Đấy là chưa kể bị bỏ đói, đánh đập, tra tấn hay xử tử. Các anh mới là những người mang thập tự nặng hơn thập tự của tôi trăm ngàn lần. Còn bao người bị chìm xuống biển sâu, vợ con bị bọn cướp Thái Mã hãm hiếp, ai mang hộ họ cái thập tự đó? Họ có đi parcours, hành trình nào đâu? Hành trình địa ngục trần gian thì có.
Người da trắng họ khó thông cảm mình. Đi tìm tự do đối với kinh nghiệm dân Gia-Nã-Đại không đổ máu thảm thiết, không khổ nhục như kinh nghiệm dân Việt nên mới dùng những chữ journey, parcours, hành trình. Dùng từ ngữ như thế thể hiện một trình độ vô cảm nào đó.
Cho nên tôi không hứng khởi gì với mấy cái luật tượng trưng của mấy ông chính trị gia làm ra và ôm lấy vào người như một chiến thắng huy hoàng rồi mỗi năm phô trương cờ xí một lần rồi lại dẹp đi, đi đi về về thoả hiệp với VC, theo lệnh của chính quyền da trắng.
Tôi thích thú khi tìm thấy một lần lâu lắm anh Trần Mộng Lâm viết đúng y như ý tôi : là nước của chúng ta là nước Việt Nam Cộng Hoà trải từ sông Bến Hải đến Cà Mâu. Chấm hết, mặc dù tôi sinh đẻ ở Nam Định, cùng quê với thằng Việt Gian Lê Đức Thọ.
Tôi cũng đứng về phía TĐP, tuy xưa kia, người thượng cấp, kẻ sinh viên, không có thời giờ tìm hiểu nhau. Ngay khi ra ngoại quốc, cũng chưa có dịp gặp mặt nhau. Nhưng khi thấy TĐP tuổi đã cao, sang đất mới, không quên người ở lại chịu lầm than, vẫn tiếp tục vạch làn ranh Quốc-Cộng, tranh đấu liên tục, không nhượng bộ, không hoà giải và cũng chẳng nể gì Mỹ, tôi như tìm được một alter ego. Phản ứng tự nhiên là ai tấn công TĐP, tôi tấn công lại, ai chỉ trích TĐP, tôi chống đỡ lại. Phản xạ tự nhiên, ô tô ma tích.
Tôi không những chống đối luật Canada mà còn thấy nó chỉ là áo mão phường tuồng để người ta diễn tuồng hoà giải hoà hợp kế tiếp, do người da trắng thúc đẩy vì quyền lợi “Quốc Gia mới”. Lại bả vinh hoa!!! Phù du và mất tiết khí!
Đáng lẽ 30 tháng tư là ngày Quốc Hận khi người Việt còn có lòng với Tổ Quốc phải đội khăn tang trắng trên đầu, đi diễn hành trước nhà Đại Sứ Việt Nam Cộng Sản. Tôi e một ngày rất gần, đồng bào ly hương sẽ theo chiều gió, quên đi ngày tang vì bị ngoại quốc dụ khị, và dần dần đi tìm con đường xin xỏ CS cho hoà giải, hoà hợp.
Anh Vương có nói chuyện với tôi và hỏi tôi khi chọn calvaire, nếu anh Tích muốn dịch câu Journey to Freedom Day hay Journée du Parcours vers la Liberté làm sao, sáng nay tôi nghĩ ra cách dịch:
- Journey to Freedom Day: La Journée du Calvaire Vietnamien vers la Liberté. Calvaire đã chứa đựng ý hành trình trong đó rồi, Calvaire thay hẳn journey hay parcours.
- Còn tiếng Anh thì bỏ chữ Journey và thay vào bằng Calgary: Vietnamese Calgary to Freedom.
Chẳnh hành trình, parcours, journey gì hết.
Thân kính,
Nguyễn Ngọc Khôi, MD
One Comment
Pham Thi Thanh
Văn bản chính thức của Đạo luật S-219: xin đọc kỹ những lời dẫn nhập(preamble, préambule)
http://www.parl.gc.ca/HousePublications/Publication.aspx?Language=E&Mode=1&DocId=7934740&File=24#1