Thưa Quý Vị truyền thông,
Thưa Bà Sandy Close,
Hôm nay tôi được hân hạnh lên tận trụ sở New America MEDIA tại San Francisco để trình bày một vài khía cạnh về tình trạng khai thác Bauxite tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam nhân thãm nạn một bức tường chắn của một hồ chứa bùn đỏ tại Hungary bị bể vào ngày 4/10 vừa qua. Sự kiện nầy có thể cho phép chúng ta tiên liệu và phỏng đoán tai nạn trên có nhiều xác suất có thể xảy ra cho Việt Nam nếu dự án khai thác tại địa điểm kể trên tiếp tục tiến hành.
Chúng tôi xin lần lượt trình bày một số ý kiến và quan điểm cá nhân quanh hai câu chuyện trên đầu tựa bài.
Quan niệm về phát triển kinh tế ở thế kỷ 21
Đứng trước tiến trình toàn cầu hóa, trong đó, việc bảo vệ môi trường và việc giảm thiểu sự phát thải khí carbonic, nguyên tố chính trong sự hâm nóng toàn cầu, là ưu tiên hàng đầu trong mọi kế hoạch phát triển quốc gia. Chính vì vậy mà quan điểm mới của các quốc gia trên thế giới nhằm cổ súy việc khai thác “trên mặt đất” (above ground) thay vì khai thác “dưới mặt đất” (underground).
Giá thành của một sản phẩm không những chỉ tính bằng chi phí nguyên liệu, nhà máy, năng lượng xử dụng v.v…mà còn phải tính thêm chi phí cho việc giải quyết những những vấn nạn môi trường trong quá trình sản xuất ảnh hưởng lên không khí, nguồn đất và nước như khí thải, phế thải lỏng và rắn.
Vì vậy, tính trung bình một sản phẩm có giá thành là 1 Mỹ kim ở phần sản xuất cần phải tính thêm 0.50 Mỹ kim cho phần giải quyết các vấn nạn môi trường nữa. Ở các quốc gia đang phát triển như Trung Cộng hay Việt Nam, chính vì phần bảo vệ mội trường không được lưu tâm đến và giá nhân công rẽ cho nên sản phẩm được tung ra thị trường trên thế giới với giá rẽ mạt làm đão lộn cả thị trường trao đổi toàn cầu.
Do đó, tại các quốc gia đã phát triển, các khoáng chất nào gây nên nhiều phế thải và phí tổn cao cho việc bảo vệ môi trường không được các quốc gia trên chú ý đến mặc dù có trữ lượng cao. Một thí dự điển hình trên thế giới cách đây vài tuần là cuộc khủng hoảng “đất hiếm” trên thị trường thế giới. Hoa Kỳ có trữ lượng đất hiếm khoảng 30% so với trữ lượng toàn cầu mà chỉ khai thác và sản xuất 10% nhu cầu trong nước và nhập cảng 90% đất nầy qua các guốc gia sản xuất như Trung Cộng với giá rẽ mạt. Ngược lại TC chỉ có trữ lượng khoảng 15%, nhưng sản xuất 95% đất hiếm cho thế giới. Điều nầy đã làm cho Thủ tướng TC tự mãn, huênh hoang trong một Hội nghị quốc tế là “Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn…thế giới về mặt đất hiếm”.
Thỏa mãn tự ái dân tộc cực đoan nhưng đã để lại một tình trạng môi trường độc hại cho các thế hệ về sau cho cả nước trong tương lai, có phải là một hành động sáng suốt của một vị lãnh đạo quốc gia hay không? Mỗi chúng ta trong hội trường hôm nay sẽ có câu trả lời cho chính mình.
Thưa Quý vị,
Vấn đề an toàn lao động và bảo vệ môi trường là ưu tiên hàng đầu cho nhân loại ở thế kỷ 21 nầy.
Câu chuyện bể bờ chắn bùn đỏ ở Hungary, không phải là một tai nạn đầu tiên trên thế giới, mà tai nạn tương tư đã xảy ra cho một xứ “hậu” Liên Sô khác là Ukraina từ năm 2005. Tai nạn xảy ra giống như ở Hungary là một hồ chứa bùn đỏ bị vỡ và bùn đỏ cũng đả xâm nhập vào một con sông chính của Ukraina, khiến cho Tổng thống Ukraina lúc bầy giờ là Yuschenko (người đã bị một ứng cử viên cộng sản khác đầu độc bằng một ly sữa chứa hóa chất Dioxin 100% “mà không chết”) ra lịnh thiết quân luật và huy động quân đội phải tẩy rửa những nơi bùn đỏ đi qua…
Việc xử lý bùn đỏ
Ở các quốc gia như Hoa Kỳ, việc xử lý bùn đỏ được tiến hành như sau:
– Bùn đỏ sau khi ly trích quặng bauxite để tách alumina (oxit nhôm) được bơm qua một hồ chứa;
– Sau khi lớp bùn (sludge) được lắng đọng, phần xút ở phía trên được bơm trở lại vào nhà máy để ly trích mẻ bauxite khác.
Do đó, phương pháp ly trích nầy được gọi là phương pháp Bayer “khô”. Bùn đỏ nói trên sau đó được sấy khô hoặc dùng để làm gạch lót các đường rầy xe lửa hoặc trộn với hắc ín để làm nhựa trải đường.
Qua dự án bauxite của Việt Nam, thì cần phải ly trích bauxite hai lần vì nồng độ Silica modulus thấp trong bauxite (từ 3,5 đến 7,8 mà thôi). Lần đầu để đạt được độ tinh khiết của Alumina là khoảng 80%, và lần thứ hai để đạt được khoàng 99% tinh khiết. Và xút caustic không được xử dụng lại, do đó phương pháp nầy được gọi là phương pháp Bayer “ướt”. Và cũng chính vì đó mà số lượng bùn đỏ phế thải sẽ gấp nhiều lần hơn so với việc khai thác “khô”.
Thảm nạn bùn đỏ ở Hungary
“Vào hồi 12 giờ 10 phút ngày thứ Hai 04/10/2010, ở làng Kolontár (tỉnh Veszprém, cách Budapest chừng 164km về phía Tây Nam), một trong 10 bể chứa bùn đỏ khổng lồ của
nhà máy sản xuất Alumin TP Ajka (trực thuộc Tập đoàn Nhôm Hungary – MAL Zrt.) đã đột ngột bị vỡ, khiến hơn 1triệu m3 bùn đỏ tràn ra ngoài. Biển bùn này tạo nên những đợt sóng rất mạnh, có chỗ cao tới 2m, cuốn trôi cả nhà cửa, cầu cống, xe cộ, gia súc… Theo các số liệu cho đến sáng 06/10, đã có 4 người chết (trong đó có hai trẻ em), 6 người đứng tuổi mất tích và chừng 120 người bị thương, trong đó có 8 người bị thương nặng. Các làng xã,thị trấn lân cận (Devecser, Somlóvásárhely, Tăskevár, Apácatorna và Kisberzseny) cũng bị ngập trong bùn đỏ, chừng 400 người phải sơ tán từ khoảng 300 ngôi nhà tới các trường học, nhà văn hóa và các cơ sở hỗ trợ gia đình ở địa phương. Bùn ngập đường ray xe lửa khiến giao thông hỏa xa bị đình trệ tại một tuyến đường: Hãng Đường sắt Quốc gia Hungary phải triệu xe buýt liên tỉnh đến thay thế. Tình trạng này được đánh giá là sẽ kéo dài nhiều tuần… hay hơn nữa…
Đây chỉ là một trong 10 hồ chứa bùn đỏ ở Hungary trong kỹ nghệ khai thác nhôm từ năm 1945 trở đi (xem video clip).
Theo những tin tức phân tích mới nhứt, bùn đỏ ở phân tích khi tràn đến Kolontar, Hungary chứa Oxid Sắt (III) 40 – 45%, Alumina còn sót lại 10 – 15%, Silica (SiO2) 10 -15%, Calcium oxid 6 – 10%, Titan oxid 4 – 5% và Oxid natri 5 – 6%. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của một số kim loại độc hại như: Chromium với nồng độ 600 mg/Kg (không có trong nước uống), Arsenic (thạch tín) 110 mg/Kg (110 ngàn lần hơn mức arsenic cho phép hiện diện trong nước uống) và Thủy ngân 1,2 mg/Kg (không có trong nước uống).
Nguy hơn nữa, là nguồn phóng xạ tìm tìm thấy trong bùn đỏ trên là U238 gấp 3 lần cao hơn mức phóng xạ trung bình của hóa chất nầy hiện diện trên võ trái đất, và chất phóng xạ đồng vị Thorium232 cao hơn 4 lần.
Nếu thảm nạn nầy xảy ra ở Cao nguyên Trung Phần Việt Nam sau khi khai thác Bauxite, chuyện gì sẽ đến, một khi đã được Hội đồng Năng Lượng Thế giới (World Energy Council) ước tính là nơi nầy có chứa khoảng 200 ngàn tấn quặng Uranium với trũ lượng U3O8 là 0.06%?
Năng lượng khai thác
Nhu cầu năng lượng để khai thác Bauxite như điện và nước rất lớn. Để có thể so sánh với dự án Nhân Cơ và Tân Rai (600.000 tấn.năm), nhu cầu năng lượng của nhà máy ở Rockdale của hãng Alcoa, Hoa Kỳ là:
Năng lượng: Phải đốt 16.329 tấn than/ngày. Một năm đốt hết 1,4 triệu tấn than để chạy nhà máy có công suất 500MW.
Nhu cầu nước: 8,3 triệu m3/năm
Ô nhiễm môi trường: Tạo ra 3,7 triệu tấn Carbon dioxide (CO2), 500 tấn hạt bụi lơ lững, 10.000 tấn sulfur dioxide (SO2), 220 tấn hợp chất hữu cơ, 720 tấn carbon monoxide (CO), 125.000 tấn tro (ash), 193.000 tấn bùn (khô), 77 Kg thuỷ ngân, 102 kg arsenic, 51,7 Kg chì và 1,8 kg cadmium. Các khí kểv trên đã được hạn chế phát thải vài không khí qua những màng lọc của công ty. Còn tất cả phế thải rắn và lỏng đã được xử lý theo quy định của EPA Hoa Kỳ.
Chất thải của lò luyện kim (lò luyện phải nóng đến 900oC và dưới một điện cực 150.000 Amper): Cứ mỗi 1000 tấn nhôm ròng được sản xuất, phát thải ra 20 tấn phế thải độc hại do lớp cathode bị hao mòn. Phế thải gồm các hợp chất chứa ffuorr và cyanide. Đây là hai hoá chất, theo cơ quan WHO ảnh hưởng lên hệ sinh thái là huỷ diệt hoàn toàn thực động vầt trong vùng. Còn con người hấp thụ qua đường tiêu hoá hay hô hấp sẽ làm cho xương bị biến dạng (dị hình dị dạng) và hệ thần kinh bị hư hại. Các hiễm họa nầy sẽ không xảy ra cho Việt Nam, vì Việt Nam mặc dù trong dự án nói đến chỉ tiêu sản xuất là 1,2 triệu tấn nhôm ròng, nhưng trên thực tế chỉ dừng ở giai đoạn đầu là khai thác alumina (oxid nhôm) và chuyển tải về đàn anh nước lớn là TC để tiếp tục luyện nhôm.
Nguyên tắc căn bản để khai thác nhôm có hiệu quả kinh tế
Muốn khai thác quặng mõ Bauxite, điều cần thiết là vùng khai thác cần phải ứng hợp với những điều kiện địa chất, môi trường và xã hội như sau:
– Chỉ số Silica phải trên 10 đơn vị để có thể khai thác có hiệu quả kinh tế;
– Vùng khai thác phải là vùng phi nông nghiệp hay công nghiệp;
– Vùng khai thác phải là vùng không có dân cư;
– Vùng khai thác cần phải tiện lợi cho giao thông, cho chuyên chở.
Việc khai thác bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam hoàn toàn không thỏa mãn bất cứ điều kiện nào trong 4 điều nói trên. (Xem video Khai thác Bauxite ở Nhân Cơ và Tân Rai).
Tình trạng tại Tân Rai và Nhân Cơ là:
– Chỉ số Silica của quặng ở hai nơi nầy thấp;
– Hai nơi nầy là nơi đang trồng cao su, trà, và cà phê và đang xử dụng hàng trăm ngày lao động;
– Đây là hai khu dân cư sống tập trung chung quan các đồn điền;
– Hoàn toàn không có đủ điện năng và nước cho cư dân, làm gì có đủ sức cung ứng cho 2 nhà máy?
– Hoàn toàn không có phương tiện chuyển vận từ Nhân Cơ ra Ninh Thuận. (Những điều ghi ra trong dự án, như xây dựng nhà máy thủy điện và hồ chứa nước cũng như làm đường xe lửa Nhân Cơ – Ninh Thuận….chỉ là những chiếc bánh vẽ?
Nếu xây dựng và khai thác đúng như trong dự án chắc chắn dự án sẽ đưa đến một sự thất bại về tài chính, và kết quả như bao nhiêu nhà khoa học khác trên thế giới tiên liệu là dự án sẽ để lại cho các thế hệ sau một gia tài “vĩ đại” là một quả bom bùn đỏ treo lũng lẳng trên độ cao 3.000 thước, ngày đêm đe dọa vùng miền Đông Nam Việt Nam trong đó có cà thành phố Sài Gòn, ảnh hưởng lên 25 triệu con dân Việt!
Kết luận
Thưa Quý vị,
Qua tai nạn bùn đỏ ở Hungary, cả thế giới hầu như đồng cảm với những lời phát biểu, bài viết phản biện, cùng nguyện vọng tâm tư của những nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước trong quyết định cho khai thác bauxite ở cao nguyên Trung phần Việt Nam của Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam.
Trên bình diện thế giới, phản ứng đối với thảm nạn trên được ghi nhận như sau, là vào cuối tháng 10, Úc và Ấn Độ đã cho ngừng dự án khai thác bauxite lớn ở hai quốc gia nầy vì vi phạm luật bảo về môi trường. Giới phân tích quốc tế còn tiên đoán rằng sẽ còn nhiều quốc gia khác tiếp tục lấy quyết định như Ấn và Úc châu. (Dự án của Úc ở Queenland có chi phí trên 1,2 tỷ Mỹ kim và dự án ở tiểu bang Orissa, Ấn, do cộng ty Vedanta Resources, Anh có chi phí dự trù là 8,5 tỷ Mỹ kim).
Hiện tại, qua hơn 2 năm xây dựng, qua video quay tại Nông Cơ (9/2010) và Tân Rai (10/2010) cho thấy:
– Tại Nhân Cơ, trung tâm xây dựng nhà máy chỉ là một mặt bằng mênh mông…, chung quanh được xây lên những khu nhà ở cho “công nhân?” rãi rác trên một đường bán kính (so với khu trung tâm) độ 5Km. Trong toàn vùng trên, không thấy bóng dáng một đồng bào thiểu số nào ngoài những nhà hoang, bỏ trống cùng các hàng cao su, hay cà phê còn thẳng hàng…chưa được thu hoạch.
– Tại Tân Rai, một nhà máy trung tâm (?) được xây lên cùng những khu nhà ở chung quanh. Cũng không thấy một bóng dáng máy móc, thiết bị nào dùng cho việc đào xới, chuyển vận bauxite thô vào nhà máy, cùng những bồn chứa nguyên vật liệu và hóa chất?)
Như vậy, sau hơn hai năm khai triển dự án, phải chăng hai địa danh trên chỉ là nơi dung chứa các nhân công, hay những ai khác có quốc tịch Trung Cộng? Con số ước lượng có thể trên dưới 10 ngàn người ở Nhân Cơ và 5.000 ở Tân Rai.
Chuyện gì đang xảy ra cho Cao nguyên Trung phần Việt Nam hiện tại?
Những người cầm quyền đương thời phải có trách nhiệm trả lời cho dân tộc Việt Nam và thế giới biết.
Việt Nam cho khai thác Bauxite nhằm mục đích gì?
Mai Thanh Truyết
San Francisco 31/10/2010
Tóm lược Bài nói chuyện tại New America MEDIA, San Francisco ngày 31/12/2010