Hiện tại tình trạng môi trường ở Việt Nam ngày càng xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân chính trong việc ô nhiễm môi trường là do công cuộc phát triển công nông nghiệp của đất nước không đồng bộ với việc bảo vệ môi trường… Do đó, việc phát triển đã để lại nhiều hệ lụy đến môi trường như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước qua nước thải kỹ nghệ và ô nhiễm do phế thải rắn trong sản xuất công nghệ.
Trước hết, chúng ta cần phân biệt các loại chất thải rắn. Có tất cả 3 loại: chất thải rắn từ sinh hoạt gia cư gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế, và chất thải công nghiệp. Vào ngày 24/11/2004, trong một báo cáo về diễn biến môi trường năm 2004, ông Mai Ái Trực, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường đã tuyên bố chất thải rắn đang là một vấn để nổi cộm ở Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh và dự báo rằng số lượng nầy tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong thập kỷ sắp đến. Quá trình đô thị hóa và sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, hiện đại hóa các cơ sở y tế sẽ làm tăng đáng kể lượng chất thải độc hại phát sinh. Và nếu không xử lý một cách phù hợp sẽ có khả năng gây ra ảnh hưởng quan trọng dến sức khỏe con người và môi trường.
Theo thống kê mới nhất qua Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất thải rắn hàng năm trên 49 ngàn tấn chia ra theo tỷ lệ sau: Chất thải gia cư 44%, chất thải y tế 1%, và chất thải công nghiệp chiếm 55%.
Hỏi 3: Chúng tôi được biết chất thải gia cư hay chất thải sinh hoạt được chuyển thẳng đến các bãi rác như Đông Thạnh, Gò Cát v.v…ở Tp HCM, còn các chất thải y tế và công nghiệp thì được đưa đi đâu, thưa TS?
ĐÁp 3: Thưa anh, chất thải y tế trên nguyên tắc phải được đốt ở các lò đốt trong bịnh viện, nhưng thực tế thì không được như thế. Thí dụ ở Hà Nội có 36 bịnh viện mà chỉ có một bịnh viện có lò đốt mà thôi. Và chất thải nầy dĩ nhiên cũng được đổ vào các bãi rác sinh hoạt gia cư. Vì tính cách quan trọng của vấn đề, chúng tôi sẽ có một bài thảo luận riêng về chất thải y tế. Còn phế thải rắn công nghiệp, chúng tôi thực sự không biết một khối lượng quan trọng như thế đã đi về đâu? Về các thông tin liên quan đến vấn đề nầy, chúng tôi hoàn toàn không thấy đăng tải trên báo chí hay trên mạng. Chúng tôi nghĩ chúng cũng giống như tình trạng của chất thải y tế là đi vào các bãi rác sinh hoạt mà thôi. Theo báo cáo của Bộ KH, CN& MT thì trên cả nước có 465 cơ sở gây ô nhiễm quan trọng cần phải xử lý tức khắc. Chúng tôi xin đan cử ra đây vài con số vế chất thải công nghiệp để thính giả có thêm khái niệm về tình trạng nầy ở Việt Nam. Hiện tại, cty ciment Hà Tiên ở Thủ Đức chứa trên 30 tấn PCBs, một hóa chất dioxin tương đương, mà không biết xử lý như thế nào? Số lượng chất thải rắn trung bình được thải ra hàng năm ở TpHCM trên 45 ngàn tấn, tỉnh Đồng Nai, gần 35 ngàn tấn, Tp Hà Nội 18 ngàn tấn…
Hỏi 4: Theo như TS vừa trình bày thì lượng khổng lồ phế thải độc hại đã đi vế đâu? và nhà nước có biện pháp xử lý như thế nào không?
Đáp 4: Trên nguyên tắc tất cả các thể loại chất thải độc hại rắn trên cần phải được xử lý và hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ sở nào có hệ thống xử lý chất thải rắn cũng như không có một nhà máy chuyên ngành về xử lý hóa chất độc hại như công việc chúng tôi đang làm ở Hoa Kỳ. Để trả lời câu hỏi của anh, chúng tôi nghĩ các phế thải trên cũng phải chịu chung số phận như tình trạng phế thải y tế nghĩa là phải đi vào các bãi rác gia cư mà thôi.
Còn biện pháp xử lý của nhà nước, chúng tôi không thấy những giải quyết cụ thể, ngoài việc tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề như “Hội nghị xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam”, “Hội thảo về thống kê phát thải dioxin va furan”; đồng thời với việc chính phủ ban hành “Quy chế quản lý chất thải, và Phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN vào năm 2020”. Bộ Tài nguyên & Môi trường đang soạn thảo kế hoạch quôc gia kiểm soát ô nhiễm năm 2010.
Ngoài việc ban hành nhiều quy định như thế, mà ngay cả quyết định buộc 1.300 cơ sở gây ô nhiễm phải di dời cấp bách khỏi TpHCM từ nhiều năm qua mà cũng vẫn không giải quyết được. Nên nhớ, tại TpHCM có trện 30.000 cở sở sản xuất cần phải di dời. Trên bình diện cả nước, đã có ghi nhận là trên 4.300 cở sở cần phải được xử lý triệt để mà mãi cho đến nay sự việc vẫn như cũ.
Hỏi 5: Xử lý triệt để là như thế nào xin TS giải thích cho.
Đáp 5: Ngày 22/4/2004 qua Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhằm tăng cường công tác bảo bệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa”. Trong quyết định trên gồm 4 Điều, mà mục tiêu trước mắt là cho đến năm 2007 phải tập trung xử lý 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên tổng số 4.300 cơ sở đã được kiểm kê từ năm 2002. Và đến năm 2012 là phải xử lý tất cả cơ sở còn lại. Về nguyên tắc xử lý triệt để được thực hiện trên căn bản bảo đãm sự phát triển bền vững. Còn về giải pháp cơ bản trong Quyết định có thể được trích lược sau đây:
– Nghiên cứu, xây dựng, ban hành mới hoặc bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm luật;
– Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch;
– Chính sách giảm thuế cho các chủ cơ sở có hệ thống xử lý;
– Khuyến khích đổi mới và nâng cấp các quy trình công nghệ, áp dụng công nghệ sạch;
– Tăng cường năng lực quản lý nhà nước;
– Đẩy mạnh công tác giáo dục và truyền thông đến đại chúng;
– Tăng cường công tác quốc tế;
– Thực hiện các biện pháp cưởng chế hành chính các cơ sở vi phạm.
Nhìn chung, quyết định nầy cũng như bao quyết định khác về môi trường chỉ có giá trị hình thức trên giấy tờ, và khó áp dụng được trong điều kiện tình hình công nghệ ở Việt Nam.
Hỏi 6: Tại sao TS có những nhận định khá tiêu cực về Quyết định vừa kể trên, vì lý do nào mà TS đã đi đến kết luận như vậy?
Đáp 6: Từ độ 10 năm qua, Việt Nam đã ban hành rất nhiều Nghị quyết, Quyết định từ trung ương đến địa phương về việc bảo vệ môi trường, từ việc dề nghị đóng cửa công ty bột ngọt Vedan ở Biên Hòa của Sở KH&MT TpHCM từ năm 1997, đến việc xử lý các vi phạm của hệ thống nhà máy dệt nằm dọc theo kinh Tham Lương từ hơn hai năm nay. Nhưng tất cả các cơ sở đan cử trên vẫn tiếp tục sinh hoạt bình thường cho đến nay. Điều nầy nói lên được tính cách quản lý môi trường của Việt Nam chưa được hữu hiệu. Thêm nữa, thiết nghĩ các cơ sở sản xuất công nghệ riêng rẽ không thể nào thiết lập được hệ thống xử lý vì sự khiếm khuyết tài chánh và khả năng kỹ thuật. Điều nầy cần phải có sự đầu tư quốc gia. Nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng các cơ sở xử lý ở các trung tâm lớn hay các đô thị có nhiều công nghiệp. Các cơ sở chỉ phải mang chất thải rắn cần xử lý cho một nhà máy xư lý trung ương và chi phí được chiết tính tùy theo tiêu chuẩn về mức độ độc hại của từng loại phế thải từ những công nghệ khác nhau.
Hỏi 7: Xin TS cho biết tại sao nhà nước phải trực tiếp tham gia vào công cuộc xử lý nầy mà không phải là tư nhân?
Đáp 7: Như đã nói ở phần trên, tư nhân Việt Nam chưa đủ khả năng tài chính và kỷ năng để thiết lập một nhà máy xử lý hoàn chỉnh, do đó cần phải có sự trợ lực của nhà nước hay đầu tư của ngoại quốc vì đây là một vấn nạn lớn có tầm vóc quốc gia cần phải có vốn đầu tư quan trọng và công nghệ cao cấp.
Trước hết Việt Nam cần phải phân lọai theo tiêu chuẩn độc hại các phất thải rắn để từ đó cán bộ quản lý và chủ các cơ sở có văn bản rõ ràng để thực thi luật lệ.
Một khi Việt Nam thiết lập những nhà máy xử lý phế thải rắn và hoàn chỉnh bộ luật về sự phân loại mức độc hại của phế thải. Thiết nghĩ công cuộc giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường ở Việt Nam không còn là một vấn đề nan giải nữa.
Mai Thanh Tuyết