Bà Trần Thị Nga (phải) bế con và cầm biểu ngữ phản đối Trung Quốc trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 8/7/2012
Vào những ngày tháng cuối của năm 2017, có hai án phúc thẩm đáng lưu ý tại Việt Nam. Án thứ nhất là 10 năm tù được tuyên bố vào ngày 30 tháng 11 năm 2017 và dành cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 38 tuổi.
Mẹ Nấm, như thấy được trong hình sau, chính là người đàn bà lưng thẳng với vừng trán cao vời vợi và tóc dài đen nhánh cột đuôi gà tiến bước về phía trước với một nụ cười trên môi. Bất chấp cả một rừng công an nam có nử có trong đồng phục màu xanh lá mạ với dùi cui đen ngòm trong tay đang bao vây quanh bà.
Án thứ nhì là 9 năm tù giam và 5 năm quản chế được tuyên bố vào ngày 22 tháng 12 năm 2017 và dành cho chị Trần Thị Nga, 40 tuổi. Chị là người đàn bà với nét mặt cương quyết, nghiêm nghị, thanh tú và không mảy may sợ hãi đang đứng trước vành móng ngựa trong hình bên.
Cả hai chị Mẹ Nấm và Trần Thị Nga đều bị xét xử và kết án dựa trên các điểm a, b, c khoản 1, điều 88 của Bộ luật hình sự, như sau:
1) Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cọng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị phạt tù từ ba đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cọng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Như các luật sư bào chữa cho hai chị đã chứng minh, các tuyên bố và hành động của hai chị chỉ hoàn toàn thể hiện các quyền tự do ngôn luận hiến định và dựa trên những sự kiện khách quan mà ai cũng có thể thấy được. Một số các sự kiện này là: hàng chục triệu cá nằm chết vì ô nhiễm môi sinh trên bờ biển Khánh Hòa, Dự Án Bô Xít ở Tây Nguyên, Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, dân oan đang bị các nhóm lợi ích cấu kết vói nhà nước toàn trị cưỡng chiếm tước đoạt đất đai, nhà của, ruộng vườn, các phương tiện và cơ hội làm ăn sinh sống của người dân, các quyền lợi tối thiểu của người lao.
Một nhà nước công chính của dân và vì dân, khi phải đối đầu với các vụ việc trên, sẽ biết quý trọng và rất quan tâm đến các ưu tư của hai chị Mẹ Nấm và Trần Thị Nga. Một nhà nước như thế sẽ biết cách làm việc cùng hai chị để giải quyết các ưu tư đó. Một nhà nước như thế sẽ không bao giờ để các nhóm lợi ích khống chế và dùng bùa phép “cả vú lấp miệng em” để quy chụp một cách ngu xuẩn và hồ đồ hai chị Mẹ Nấm và Trần Thị Nga – và bất cứ ai dám nói đến các ưu tư đó – như là những người có ý đồ “phỉ báng chính quyền nhân dân”, “gây hoang mang trong nhân dân” hay “chống Nhà nước Cọng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Trong một nước Việt dưới chế độ toàn trị của một đảng cọng sản, cần đánh giá hai chị Mẹ Nấm và Trần Thị Nga trong sự lịch sử Việt Nam và thế giới như thế nào?
Người viết tin rằng hai chị Mẹ Nấm và Trần Thị Nga chính là những người thừa kế đích thật của các Bà Trưng, bà Triệu và bà Bùi Thị Xuân của lịch sử Việt. Sử sách ghi chép hai chị em Bà Trưng đã khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Hán trong thời khoản 39-40 tức gần 2000 năm về trước; bà Triệu đã nổi dậy chống nhà Hán vào năm 248; và bà Bùi Thị Xuân đã góp phần lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống áp bức phong kiến và đánh bại nhà Thanh của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và cuối thế kỷ thứ 18. Mẹ Nấm và chị Trần Thị Nga, khi bất chấp nhục hình (Chị Trần Thị Nga đã từng bị công an đánh gãy chân) và tù tội, đã can cường đứng dậy tranh đấu bảo vệ môi sinh trường Việt Nam, chống lại Trung Quốc đang cưỡng chiếm biển đảo của Việt Nam, chống lại các nhóm lợi ích núp sau nhà nước toàn trị cọng sản để tước đoạt đất đai, nhà của, ruộng vườn, các phương tiện và cơ hội làm ăn sinh sống của người dân, các quyền lợi tối thiểu của người lao động – nói gọn là tước đoạt quyền sống và các quyền làm người của người dân Việt Nam. Qua lời nói và việc làm, họ là những người trong khuôn mẫu của các Bà Trưng, bà Triệu, bà Bùi Thị Xuân của lịch sử Việt.
Thật ra, chúng ta còn có thể nhìn xa hơn, và so sánh những gì hai chị đã làm trong vòng trên dưới 15 năm qua và những gì 16 người phụ nữ đã dành được giải Nobel Hòa Bình đã làm từ khi có giải này.
Hai bảng sau trình bày một số chi tiết về 16 phụ nữ đó.
Từ các số liệu trong bảng trên, có thể rút tỉa một số kết luận:
Một là về đối tượng tranh đấu. Tranh đấu cho nhân quyền (trong đó có nữ quyền, quyền của các dân tộc thiểu số, các quyền của thiếu nhi, công bằng xã hội), và sau đó là cho hòa bình (chống chiến tranh, vũ khí chiến tranh, mìn sát thương) là hai lãnh vực được Ủy Ban Nobel chú ý đền nhiều nhất.
Hai là về khả năng lãnh đạo cuộc tranh đấu đến thành công. Chỉ dấu quan trọng nhất ở đây là đã thành lập và huy động được một tổ chức hay phong trào có khả năng lôi cuốn được nhiều người khác ở trong và ngoài nước. Trên 80% các phụ nữ đoạt giải đều là sáng lập viên một tổ chức như thế. Nếu có một chức vụ cao hay một vai trò quan trọng trong các định chế như nhà nước, truyền thông, giáo dục, việc thiết lập một tổ chức hay phong trào như trên sẽ dể dàng hơn.
Và ba là về yếu tố thời gian. Thời gian hoạt động tranh đấu trong lãnh vực được Ủy Ban Nobel vinh danh trung bình là 12.5 năm. Ngắn nhất là 1 năm và dài nhất là 42 năm (Jane Addams). Nếu bỏ 2 số liệu dài và ngắn nhất kể trên ra, thời gian hoạt động trung bình sẽ là 14.5 năm.
Hai Chị Mẹ Mấm và Trần Thị Nga có thừa những yếu tố cần thiết để được Ủy Ban Nobel Hòa Bình lưu ý đến. Họ đã kiên cường tranh đấu cho nhân quyền, nử quyền, công bằng xã hội từ thập niên đầu của thế kỷ thứ 21. Chị Trần Thi Nga là một trong những người đã thành lập và hoạt động tích cực nhất cho Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Ngoài ra, cả hai đều đã được quốc tế biết đến. Riêng Mẹ Nấm đã đoạt giải Hellman/Hammett của Human Right Watch (Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền) và năm 2010, giải Người Bảo Vệ Các Quyền Dân Sự của Civil Right Defenders (Tổ Chức Bảo Vệ Các Quyền Dân Sự) vào năm 2015, và giải thưởng Phụ Nử Quốc Tế Dũng Cảm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào năm 2017. Vào tháng 8 năm 2017, một tồ chức quốc tế bảo vể quyền tự do ngôn luận và báo chí, nhóm Điều 19 (Article 19.org) đã tuyên dương và đòi hỏi nhà nước Việ Nam phải phóng thích ngay Chị Trần Thị Nga. Ngoài ra, trong khi các phụ nữ đã đoạt giải Bobel Hòa Bìnhđã không hề bị ai sách nhiễu hay hãm hại (trừ trường hợp MalalaYousafzai bị bọn Taliban ám sát nhưng không chết tại Pakistan, cô bị trọng thương và được chữa trị tốt tại Anh Quốc), hai chị Mẹ Nấm và Trần Thị Nga đã từng bị công an bạo hành nhiều lần và nay đang ở vào tình trạng tù đầy lâu dài – từ 10 đên 14 năm tù kể cả quản chế.
Nhưng còn có một lý do nửa mà Ủy Ban Nobel Hòa Bình cần cân nhắc khi xem xét giải Nobel Hòa Bình vào các năm tới.
Vào năm 1973, Ủy Ban Nobel tại Stockholm đã trao giải Nobel Hòa Bình cho hai người: TS Henry Kissinger, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, và ông Lê Đức Thọ, một Ủy Viên Bộ Chính Trị của Đảng Lao Động Việt Nam đồng thời là cố vấn của phái đoàn Bắc Việt tại hòa đàm Paris nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Cho dù Ông Lê Đức Thọ đã từ chối giải Nobel Hòa Bình này theo lệnh của đảng muốn tiếp tục kéo dài chiến tranh, ông vẫn là người Việt Nam đầu tiên và cuối cùng tính cho đến ngày hôm nay đã được trao tặng bất cứ một giải Nobel nào.
Vào cuối năm 2017, có một điều ai ai cũng có thể thấy là các hệ lụy của hòa ước Paris 1973 và các giải Nobel Hòa Bình đó. Hàng trăm ngàn người Việt đã phải chết tức tưởi: làm mồi cho cá trong lòng Biển Đông, mất xác tại những trại tập trung cải tạo ác nghiệt đã mọc lên như nấm sau cơn mưa trên toàn cỏi đất nước, hay “nằm chết như mơ” tại những vùng kinh tế mới nơi mà đã có một thời con người phải “cạp đất mà ăn.” Và đó là chưa kể đến những oan kiên ngút trời, những kỳ thị áp bức phi lý dã man mà triệu triệu người miền Nam đã phải oằn lưng gánh chịu khi các người cọng sản phóng tay tước đoạt toàn bộ đất đai, nhà cửa, tài sản và nhất là, tất cả các quyền làm người của họ cho đến ngày hôm nay. Khi nhìn từ góc độ này, các việc các chị Mẹ Nấm vàTrẩn Thị Nga đã làm còn có một ý nghĩa sâu xa hơn: hai chị đang tìm cách hóa giải các mà oan khiên và bất hạnh mà một giải Nobel Hòa Bình vào năm 1973 dành cho ông Lê Đức Thọ đã mang lại cho Việt Nam hể từ đó cho đến ngày hôm nay.
Bước vào năm 2018, người Việt mong muốn Ủy Ban Nobel trả lại công lý cho Việt Nam!
Phải có một giải Nobel Hòa Bình cho hai chị Mẹ Nấm và Trần Thị Nga!
Chấn Minh
31 Tháng 12, 2017