Tham vọng bá chủ xuất hiện cùng lúc với sự có mặt của loài người trên trái đất. Kể từ thời gian các lục địa bắt đầu ảnh hưởng lẫn nhau về chính trị cách đây khoảng năm trăm năm, tính từ ngày đế quốc Liên Xô sụp đổ trở về trước, lục địa Âu Á (Eurasia) bao giờ cũng giữ vị thế trung tâm quyền lực của thế giới. Trong suốt thời kỳ này ngôi vị bá chủ dường như lúc nào cũng do một trong những quốc gia của lục địa này nắm giữ.
Vậy mà trong những năm cuối cùng của thế kỷ vừa qua, chúng ta lại được chứng kiến sự di chuyển của trung tâm quyền lực sang Tây Bán Cầu. Đây là một hiện tượng hi hữu, xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử loài người.
Hoa Kỳ, từ tình trạng một quốc gia cô lập ngoài lục địa Âu Á, đã đột nhiên trỗi dậy thành cường quốc “số một” của cộng đồng quôc tế, với tầm ảnh hưởng tỏa rộng khắp năm châu chỉ trong vòng một thế kỷ. Kể từ khi loài người có mặt trên trái đất chưa có môt quốc gia nào lên nhanh như vậy, và cũng chưa có một quốc gia nào thực sự có tầm vóc như nước Mỹ hiện nay.
Hiện tượng hi hữu này đáng được chúng ta nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân của sự lớn mạnh nhanh chóng của Hoa Kỳ, vì những bài học rút tỉa được sẽ rất cần thiết cho tương lai của đất nước chúng ta sau này, một khi đảng cộng sản Việt Nam bị đẩy lui vào bóng tối.
Người viết sẽ cùng độc giả duyệt lại đặc tính của những quốc gia bá chủ trong dĩ vãng để có căn bản so sánh với Hoa Kỳ là quốc gia bá chù hiện nay. Từ so sánh này sẽ nảy ra một số ý kiến có lợi cho công cuộc đấu tranh dân chủ mà cộng đồng hải ngoại đang tiến hành cho dân tộc.
Đặc tính của những quốc gia bá chủ trong dĩ vãng
Nếu phải liệt kê danh sách những quốc gia bá chủ trong dĩ vãng thì đế quốc La Mã đứng hàng đầu. Sau đó là đế quốc Trung Hoa và sau nữa là đế quốc Mông Cổ. Đó là những đế quốc lẫy lừng từ thời xa xưa. Gần đây chúng ta có các đế quốc Anh, Pháp, Hòa Lan, Tây Ban Nha, với một mức độ bành trướng khiêm tốn hơn.
Đế Quốc La Mả đạt tới đỉnh cao của sự thịnh vượng và quyền lực vào khoảng năm 221 trước Công Nguyên. Xuất phát từ Roma, (thủ đô của nước Ý hiện nay), bằng sức mạnh quân sự, đế quốc La Mã thoạt tiên chinh phạt các quốc gia lân cận phía Bắc. Tiếp theo họ bành trướng sang phía Tây, rồi Đông Nam, để sau cùng kiểm soát cả vùng biển Địa Trung Hải.
Về mặt chính trị, đế quốc La Mã đã xuất hiện như một tập thể chính trị rất tập trung, có kinh tế tự túc. Vào thời bất giờ, các tiêu chuẩn chính trị và kinh tế này được coi như mẫu hình tiên tiến nhất, cần học hỏi để noi theo. Nhãn hiệu Civis Romanus Sum (tôi là người La Mã) là một cái gì cao qúy, là niềm hãnh diện cho người mang nó, và là một sự thèm muốn đối với những người chưa mang nó. Ngoài xứ Carthage, (Tunisia bây giờ), và một vài nước nhỏ thuộc vùng Parthia, (Iran bây giờ), tất cả các nước khác đều là mọi rợ. Do đó đế quốc La Mã không có đối thủ về mọi mặt và đương nhiên trở thành bá chủ toàn vùng.
Nền bá chủ La Mã, dựa trên trình độ văn hóa cao và tàì tổ chức vượt trội hơn các nước lân bang, đã kéo dàn gần ba thế kỷ. Nhưng rồi đế quốc đó cũnh sụp đổ vìmột số nguyên nhân được ghi nhận như sau. Nguyên nhân thứ nhất là đế quốc La Mã đã trở thành quá rộng lớn để có thể cai trị một cách hữu hiệu từ một trung tâm quyền lực độc nhất. Nguyên nhân thứ hai là tính ngạo mạn phát sinh từ quyền lực đã đẻ ra chủ nghĩa khái lạc làm hư hỏng tầng lớp chính trị gia ưu tú. Nguyên nhân thứ ba là tình trạng lạm phát kéo đã làm suy yếu chế độ và gây nên những vấn đề xã hội không có cách nào giải quyết
Cả ba nguyên nhân nói trên đều có dáng dấp tương tự như những gì đang xảy ra trên đất nước Việt Nam hiện nay. Nhận định này giúp chúng ta có thêm tin tưởng và chuẩn bị cho chúng ta tư thế sẵn sàng để nắm bắt những cơ hội sắp tới.
Tḥật ra đế quốc La Mã chỉ là bá quyền khu vực chứ chưa phài là bá chủ toàn cầu., nhưng vào thời đó, vì các châu lục hãy còn hoàn toàn biệt lập nên đế quốc La Mã tự nó đã là một thế giới riêng biệt rồi. Càng về sau các đế quốc càng nới rộng nhiều hơn tầm ảnh hưởng của mình đễ lan tỏa tối đa uy quyền trên trái đất.
Xuất hiện cùng thời gia với đế quốc La Mã ở vùng Địa Trung Hải là đế quốc Trung Hoa. Điểm cần ghi nhận ở đây là, vào thời kỳ đó, hai đế quốc này hoàn toàn không biết tới nhau. Năm 221 trước Công Nguyên (thời gian của cuộc chiến tranh giữa La Mã và Carthage), tại tiểu lục địa Trung Hoa, Tần thủy Hoàng gồm thâu lục quốc và lên ngội thiên tử.
Tần Thủy Hoàng sau khi thắng trận đã nối liền sáu bức thành của các nước bại trận thành Vạn Lý Trường Thành để xác lập quyền uy thống nhất và đồng thời ngăn chặn sự quấy phá của các rợ phương Bắc.
Khi ngôi bá chủ chuyển sang triều đại nhà Hán vào năm 140 trước Công Nguyên thì đất đai còn bành trướng thêm nhiều nữa vì ôm luôn cả Cao Ly, Mông Cổ, và tất cả những quốc gia miền duyên hải phía Đông.
Triều Mãn Thanh vào thế kỷ 18 là đỉnh cao phát triển của đế quốc Trung Hoa vì lãnh thổ bao gồm cả một phần đất rộng lớn của Nga La Tư đi sâu vào miền Tây Bá Lợi Á tiếp giáp với hồ Baikal về phía Tây; về phía Nam bao gồm luôn cả Miến Điện, Thái Lan, Nepal và ba nước Đông Dương. Lúc bấy giờ hoàng đế Mãn Thanh có dưới trướng khoảng 800 triệu thần dân.
Các hoàng đế Trung Hoa sở dĩ đã cai trị được một số đông dân tộc như vậy là nhờ có văn hóa cao và tư tưởng “trung quân ái quốc” do đạo Khổng truyền bá. Tuy nhiên những ưu điểm này cũng không làm cho vị thế độc tôn của Trung Quốc kéo dài vĩnh viễn và đế quốc đã sụp đổ vì những lý do tương tự như trường hợp của La Mã bên Âu Châu. So với La Mã, đế quốc Trung Hoa vào thời nhà Mãn Thanh, tuy to lớn hơn nhiều, nhưng cũng vẫn chỉ là một quốc gia bá quyền khu vực.
Tình trạng bá quyền khu vực cũng là tình trạng của đế quốc Mông Cổ. Mông Cổ là một nước nhỏ, nằm trên phía Bắc Trung Quốc, có dân cư sinh sống bằng nghề du mục, săn bắn và đánh cá. Vì là du mục nên người Mông Cổ có biệt tài cưỡi ngựa không mệt mỏi. Biệt tài này đã gíúp các đoàn quân Mông Cổ có khả năng di động cao khiến họ trở thành bách chiến bách thắng trong các cuộc chinh phạt để mở rộng đất đai.
Đến đầu thế kỷ thứ 13 (1206) vua Mông Cổ tên Thiết Mộc Chân, tự xưng là Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan). Sau khi lên ngôi Đại Hãn, Thiết Mộc Chân đem binh xuống phương Nam cướp miền Bắc Hoàng Hà của nước Kim (một phần đất của Trung Quốc bây giờ), rồi quay sang phương Tây bình định miền Trung Á. Ít lâu sau Mộc Chân lại đánh sang Nga La Tư tại Âu Châu và đến khi tuổi già thì hành quân qua phương Đông diệt nước Tây Hạ (cũng thuộc Trung Quốc ngày nay).
Thành Cát Tư Hãn chết, con là Oa Khoát Đài chia binh thành hai quân đoàn, một tiến theo ngả Hung Gia Lợi, một tiến theo ngả Ba Lan, làm cỏ Âu Châu. Oa Khoát Đài chết, con là Mông Kha lên nối ngôi, đã cùng em là Khúc Liệt Ngột cử binh đánh chiếm Tây Bộ Á Châu. Sau đó lại cùng người em khác là Hốt Tất Liệt đem binh đi đánh Nam Tống. Mông Kha chết, Hốt Tất Liệt lên ngôi Đại Hãn, đổi quốc hiệu là Nguyên. Nguyên Thế Tổ, một mặt thu phục nước Cao Ly, mặt khác diệt nhà Tống và chiếm toàn bộ Trung Quốc. Bấy giờ giang sơn Mông Cổ là một đế quốc bao la cưỡi ngang Châu Á và Châu Âu.
Trong thế kỷ 13, những cuộc chinh phạt của Nguyên Mông chỉ gặp hai địch thủ ghê gớm nhất là Nhật Bản và Việt Nam. Năm 128, Hốt Tất Liệt sai hạm đội chở 10 vạn quân sang đánh Nhật. Đến đảo Đối Mã hạm đội gặp bão, liền bị quân Nhật đổ ra giết gần hết. Năm 1282 con của Hốt Tất LIệt là Thoát Hoan mang quân đánh Việt Nam bị thua phải chui vào ống đồng mới chạy thoát về Tầu. Năm 1287 Thoát Hoan lại sang đánh lần thứ hai và lần này cũng bi thua to. Hốt Tất Liệt đích thân cử binh sang đán báo thù, nhưng chưa kịp xuất binh thì chết. Quân Nguyên từ đó không dám dòm ngó nước ta nữa.
Vì không có văn hóa cao như các đế quốc La Mã và Trung Hoa nên quyền lực của đế quốc Mông Cổ chỉ được xây dựng trên sức mạnh quân sự. Chính vì lý do này mà dòng dõi nhà Nguyên dần dần bị văn hóa Trung Quốc và văn hóa Trung Đông chinh phục. Sự đồng hóa này đã khiến đế quốc Mông Cổ biến dạng không để lại di tích nào đáng kể sau hai thế kỷ làm mưa làm gió dưới vòm trời Âu Á (1206-1405).
Cùng với thời kỳ suy bại của nhà Mã Thanh bên Trung Quốc, một số quốc gia Tây Âu đã trỗi dậy. Họ tiến dần đến vị thế đế quốc nhờ thám hiểm hàng hải và giao thông quốc tế. Vào thế kỷ 17 Tây Ban Nha là một cường quốc có hạng ở Âu Châu. Nhờ hải lực hùng mạnh và sự truyền giáo, quốc gia này đã đô hộ được nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại rộng lớn. Bồ Đào Nha cũng không chịu thua kém và cũng thi đua lấn chiếm nhiều vùng đất khác của thế giới qua giao thông và truyền giáo.
Trong khi hai nước nói trên thi nhau xâm chiếm các lãnh thổ hải ngoại thì vào đầu thế kỷ 19 Nã Phá Luân chinh phục Âu Châu. Nước Pháp với binh lực hùng hậu và thiện chiến đã làm chủ gần như toàn bộ vùng này. Nếu không có sự thảm bại ở Waterloo thì mộng bá chủ toàn cầu của nước Pháp đã có thể biến thành sự thực.
Bước sang thế kỷ 20 Anh quốc trở thành trung tâm thương mại của thế giới và có một hải lực lớn mạnh nhất hoàn cầu. Hai đặc tính này đã khiến Anh quốc chinh phục được một lãnh thổ hải ngoại rộng lớn đến độ “mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”. Vào năm 1914, nhờ có văn hóa cao và giao thông mở rộng, Anh quốc đã có thể khống chế một lãnh thổ 11 triệu dặm vuông với 400 triệu dân mà chỉ cần tới vài ngàn binh sĩ.
Mặc dầu phát triển lẫy lừng như vậy nhưng lúc nào Anh quốc cũng cần một Âu Châu ổn định để có thể tiếp tục hành xử uy quyền với thế giới bên ngoài. Tới khi Âu Châu lục đục và đi tới đến chỗ tự hủy hoại thì quả nhiên tình trạng bá quyền của Anh quốc cũng tiêu vong.
Đặc tính của quốc gia bá chủ trong thời hiện đại
Như ta đã thấy, tất cả những đế quốc lược xét trong đoạn viết trên đều chỉ là những quốc gia bá quyền khu vực. Ngày nay nếu nhìn vào thực trạng chính trị của thế giới thì không ai có thể phủ nhận là Hoa Kỳ đã đích thực trở thành bá chủ toàn cầu. Thực trạng này rất dễ minh chứng qua một số nhận xét sau đây.
Không những hải lực của Hoa Kỳ kiểm soát toàn bộ các đại dương và các vùng biển nhỏ mà binh lực của Hoa Kỳ, với khả năng khoa học kỹ thuật ưu việt, còn đang ngày đêm trấn giữ tại mọi địa điểm chiến lược quan yếu của thế giới
Khả năng kinh tế dồi dào cung cấp cho Hoa Kỳ dư thừa phương tiện cần thiết để hành xử chức năng lãnh đạo của mình một cách dễ dàng và thoải mái. Sau Thế Chiến I, tổng sản lượng của Hoa Kỳ chiếm 60% tổng sản lượng toàn cầu. Ngày nay tuy tỷ lệ đó đã tụt xuống còn khoảng 30% nhưng Hoa Kỳ vẫn còn là quốc gia giàu có chưa có quốc gia nào qua mặt.
Ưu thế của Hoa Kỳ so với thế giới bên ngoài còn là những ưu thế liên quan đến kỹ thuật tin học và liên quan đến việc áp dụng thành công vkhoa học kỹ thuật cao trong lãnh vực quân sự. Những ưu thế này, mặc dầu bị cạnh tranh rất gay gắt bởi Tây Âu và Nhật Bản, vẫn không hề suy giảm qua thời gian, cũng như sẽ không thể nào suy xuyển trong tương lai.
Về mặt võ khí nguyên tử, Hoa Kỳ cho đến nay vẫn dẫn đầu về số lượng. Nga và Trung Quốc có thể gây chiến tranh nguyên tử với Hoa Kỳ bất cứ lúc nào nhưng chắc chắn họ sẽ không thể nào thắng nổi.
Tóm lại, sau khi đế quốc Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất hội đủ bốn điều kiện để trở thành bá chủ toàn cầu và vào lúc này Hoa Kỳ không có ai là đối thủ.
Điều kiện thứ nhất là Hoa Kỳ có một khả năng quân sự trên đất cũng như trên biển bao trùm thế giới và lan tỏa khắp năm châu.
Điều kiện thứ hai là Hoa Kỳ có một trình độ khoa học kỹ thuật không ai bì kịp.
Điều kiện thứ ba là Hoa Kỳ có một nền văn hóa được giới trẻ thế giới ưa chuộng nhiều hơn cả.
Điều kiện thứ tư là Hoa kỳ hiện đang nắm vị thế đầu tầu để thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển
Sự phối hợp của bốn điồu kiện đó làm cho vị thế bá chủ của Hoa Kỳ trở thành một sự kiện đương nhiên, một thực trạng chính trị không cần bàn cãi.
ĐIểm khác biệt căn bản giữa vị thế bá chủ của Hoa Kỳ ngày nay và ví thế bá quyền khu vực của các đế quốc thời xưa nằm trong cung cách và thái độ nành xử quyền lực đối với thế giới bên ngoài. Thái độ của Hoa Kỳ là thái độ dân chủ tôn trọng tính đa nguyên của nhân lọai, một thái độ mà các chính khách và công dân Hoa Kỳ vẫn thường có từ ngày lập quốc.
Xưa kia các đế quốc bá quyền khu vực thường xây dựng quyền uy đối với chính dân tộc mình và đối với các quốc gia chư hầu bằng lề lối cai trị độc tài. Những lý do mà họ thường nêu lên để biện hộ cho sự thiếu chính danh là “nhiệm vụ khai hóa” (mission civilisatrice) hoặc “trách nhiệm khai phóng của người da trắng” (the white man´s burden”). Cả hai lý do này đều không mang lại lợi ích thiết thực nào cho người dân các nước bị trị, chưa kể là tự ái dân tộc của họ đã bị xúc phạm nặng nề. Những lý do đó, mặt khác, cũng không thuyết phục nổi chính người dân của các nước đế quốc.
Hoa Kỳ vì là một xã hội dân chủ nên không thể có thái độ độc tài, trước hết, đối với người dân trong nước. Ngày nay, với sự tan vỡ của khối cộng sản quốc tế, Hoa Kỳ đương nhiên nắm vị thế cường quốc “số một” của thế giới, nhưng dân chúng Hoa Kỳ không vì thế mà có thái độ khiêu căng tự mãn. Những cuộc thăm dò ý kiến cho thấy là người dân Hoa Kỳ muốn quốc gia họ chia sẻ gánh nặng điều hành công việc của thế giới với các cường quốc khác hơn là nắm giữ lấy một mình. Tinh thần và thái độ dân chủ của người Mỹ, khi chuyển vị từ lãnh vực quốc nội sang địa bàn quốc tế, đang thúc đẩy chính quyền của xứ này xây dựng một trật tự thế giới mới đặt căn bản trên sự tự nguyện hợp tác hơn là ép buộc.
Để điều hành sinh hoạt của cộng đồng quốc tế hôm nay, Hoa Kỳ đã thiết lập cả một hệ thống định chế, liên minh quân sự và liên kết kinh tế, trải rộng khắp mặt địa cầu. NATO và APEC là hai thí dụ điển hình của các lọai liên minh và liên kết vừa nói. Các định chế tài chính quan yếu như Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), càng ngày càng có những đóng góp thiết yếu cho sự thịnh vượng chung của nhân loại.
Mặc dầu là trung tâm quyền lực của thế giới nhưng lúc nào Hoa Kỳ cũng hành xử quyền lực này qua thương lượng, đối thoại và thông cảm để đi đến một sự thoả thuận rộng rãi trong các quyết định liên quan đến số phận chung của mọi qquốc gia. Chưa bao giờ và cũng chưa có một nơi nào trên thế giới, tinh thần dân chủ lại được phát huy cao độ đến như vậy.
Lý tưởng và tập quán dân chủ của Hoa Kỳ ngày nay đã trở thành những tiêu chuẩn quốc tế cho toàn thể thế giới noi theo. Nhân quyền, bầu cử, pháp trị, xã hội dân sự, và các thứ tự do căn bản của con người…đang là những bài học dân chủ được phổ biến rộng rãi khắp hoàn cầu.
Những nguyên tắc về tự do mậu dịch và cạnh tranh không hạn chế đã được giới doanh gia quốc tế đánh giá như những chìa khóa của một sự phát triển kinh tế liên tục và lâu dài. Bài học dân chủ của Hoa Kỳ đã giúp một số lớn quốc gia đang phát triển hiểu được rằng chân lý của thời đại là : quốc gia chỉ có thể giàu mạnh nếu cá nhân được tự do mưu cầu hạnh phúc cho chính mình.
Chân lý này đã triệt để bác bỏ những tạp thuyết viển vông của cộng sản về “thiên đường xã hội chủ nghĩa” và về cái quái thai “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 6 năm 2015