Chút son trên miệng cá sấu
Nhân ngày bầu cử Quốc hội Việt Nam (22/5) sắp tới, nghĩ ngợi bâng quơ vài điều về chuyện bầu cử và dân chủ.
Có lẽ ai cũng biết, một trong những biểu hiện chính của dân chủ là bầu cử. Chỉ qua bầu cử, một chính phủ “của dân” và “do dân” mới thực sự được thành lập. Cũng nhờ các cuộc bầu cử thường xuyên, lý tưởng “vì dân” của các chính phủ ấy mới được thử thách và mới có hy vọng trở thành hiện thực. Không có bầu cử tự do và bình đẳng, những thứ gọi là “của dân”, “do dân” và “vì dân” chỉ là những khẩu hiện rỗng tuếch và láo khoét.
Nhưng bầu cử, tự nó, không đủ để bảo đảm cho dân chủ. Cứ nhìn vào một số nước như Miến Điện, Côte d’Ivoire hay Zimbabwe… mà xem. Cũng có bầu cử đấy chứ! Nhưng bầu cử xong thì thôi. Kẻ đang có sức mạnh vẫn cứ tiếp tục cầm quyền, bất chấp số lượng phiếu bầu của các cử tri.
Tuy nhiên, việc bất chấp kết quả bầu cử của các chính quyền quân phiệt tại Miến Điện, Côte d’Ivoire hay Zimbabwe không phải là tệ hại nhất. Tệ, nhưng không phải là tệ nhất. Ở không ít quốc gia khác, chính quyền không có những hành động trắng trợn và lộ liễu như thế: Họ chấp nhận kết quả bầu cử sau khi hoặc là ăn gian hoặc là hướng dẫn và kiểm soát rất chặt chẽ suốt cả quá trình bầu cử, hoặc là, nhiều hơn, thực hiện cả hai biện pháp ấy một cách vô cùng… hoàn hảo. Thì cứ nhìn vào cuộc bầu cử Quốc hội ở Ai Cập vào cuối năm 2010 thì thấy: đảng Dân chủ Quốc gia của Tổng thống Hosni Mubarak thắng đến 95% số phiếu bầu! Chỉ hơn một tháng sau, dân chúng ào ạt xuống đường biểu tình; và hai tuần sau nữa thì Tổng thống Mubarak phải từ chức một cách nhục nhã.
Các cuộc bầu cử ở Việt Nam từ trước đến nay cũng vậy. Lúc nào người thắng cũng thắng một cách hết sức “vang dội”, toàn là chín mươi mấy phần trăm đến một trăm phần trăm cả. Nhưng, thành thực mà nói, chẳng có người có chút lương tri nào dám khẳng định các cuộc bầu cử thường được gọi là “đảng cử dân bầu” ấy là dân chủ cả.
Thật ra, câu nói “đảng cử dân bầu” ấy còn thiếu chính xác. Bất cứ cuộc bầu cử nào cũng trải qua ba giai đoạn chính: ứng cử, bầu cử và kiểm phiếu.
Về việc ứng cử, Điều 2 Luật bầu cử đại biểu quốc hội Việt Nam quy định: “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.”
Luật thì thế, nhưng trên thực tế, mọi ứng cử viên đều phải được sự chuẩn nhận của cái gọi là Hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc địa phương tổ chức.
Nhưng Mặt trận Tổ quốc là gì?
Điều 9 của Hiến pháp Việt Nam ghi rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.” Điều đó có nghĩa là Mặt trận Tổ quốc nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền, trong khi chính quyền lại nằm dưới sự lãnh đạo của đảng. Mà trên thực tế, hầu hết, nếu không nói là tất cả thành viên trong giới lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc đều là đảng viên. Đã là đảng viên thì phải chấp hành các mệnh lệnh của đảng. Do đó, việc đề cử của Mặt trận Tổ quốc cũng chẳng khác gì việc đề cử của đảng cả. Hiểu được điều đó, dân chúng Việt Nam tóm tắt quá trình bầu cử ở Việt Nam vào một chữ: “đảng cử”.
Đảng cử theo cơ cấu. Nhà báo Tạ Phong Tần ở Việt Nam viết về việc “cơ cấu nhân sự” trong các cuộc đề cử như sau:
“Cơ cấu, theo cách nói nôm na bình dân là ‘chia phần, chia bánh’ kiểu dàn đều hay theo cánh hẩu (không ‘cùng cánh’ xin mời cút xéo đi chỗ khác). Ví dụ: mỗi ngành, mỗi nghề, mỗi dân tộc, thành phần ông già, phụ nữ, trung niên, thanh niên, tôn giáo, hội đoàn… phải có 1-2 ứng viên đưa vào, dù thực tế trình độ, năng lực không đáp ứng nhiệm vụ nhưng vì ‘cơ cấu’ phải ráng ‘nhét vào’ cho đủ số, mặc kệ những người đủ năng lực và nhiệt huyết nhưng dư so với ‘cơ cấu’ thì bị gạt ra ngoài. Đây cũng là lý do để nhiệm kỳ trước người ta gạt bỏ ứng viên rất được lòng dân là ông Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường (đã nghỉ hưu trước khi ứng cử) vì đảng ‘không phân công ông ứng cử đại biểu Quốc hội’, mà ‘cơ cấu’ vào những vị hễ mở mồm ra là gây ngao ngán kiểu như ông Trần Tiến Cảnh, hay có vị tham gia liên tiếp 4 nhiệm kỳ chỉ để ‘gật gù’.”
Liên quan đến cuộc đề cử đại biểu Quốc Hội kỳ này thì đảng và chính quyền cũng giở rất nhiều thủ đoạn để loại trừ các ứng cử viên độc lập: Chẳng hạn, chuyển địa điểm gặp gỡ dân chúng sang phường khác, để, một mặt, hạn chế sự tham dự của những người ủng hộ họ, và mặt khác, quy tụ toàn những người theo lệnh đảng chống đối họ, biến cuộc hiệp thương thành một cuộc đấu tố, cuối cùng, tuyên bố họ không đạt yêu cầu! Điều này đã từng xảy ra với ít nhất hai ứng cử viên độc lập nổi tiếng là và ông Nguyễn Phúc Giác Hải.
Khi việc đề cử hoàn toàn nằm trong tay của đảng như vậy, việc dân chúng bỏ phiếu cho ai không còn là vấn đề nữa. Nói theo một câu thơ kiểu Bút Tre: nhiệm vụ của dân chúng, trong các cuộc bầu cử, chỉ đơn giản là cầm tờ phiếu bỏ vào thùng:
Mừng ngày bầu cử tự do
Những ai xứng đáng thì cho vào hòm.
Thật ra, câu thơ ấy cũng không hẳn chính xác: Chẳng có ai xứng đáng hơn ai cả. Tổng Thư ký Hội đồng bầu cử Trung ương, ông Phạm Minh Tuyên, thật thà thừa nhận điều đó khi tuyên bố: “ai trúng cũng được”.
Có thể câu nói “ai trúng cũng được” của ông Phạm Minh Tuyên là sự thật. Nhưng chắc chắn câu nói ngược lại không chính xác: ai thất cử cũng được. Những người được đảng “cơ cấu” thì nhất định không thể thất cử. Hơn nữa, không thể trúng cử với số phiếu thấp được.
Điều này gắn liền với quá trình kiểm phiếu. Ai kiểm phiếu? Thì là đảng chứ còn ai nữa? Trên các lá phiếu ấy, dân chúng gạch tên ai thì cũng chẳng thành vấn đề gì. Các cán bộ đảng làm nhiệm vụ kiểm phiếu sẽ “hiệu đính” và “nhuận sắc” lại giùm để cuối cùng, tất cả những ai được đảng lựa chọn đều trúng cử với tỉ số cao ngất ngưởng cả.
Bởi vậy, các cuộc bầu cử Quốc Hội, vốn được tổ chức một cách tốn kém ở Việt Nam, không có quan hệ gì đến ý niệm dân chủ cả. Trong ngành chính trị học từ lâu đã có một thuật ngữ có thể ứng dụng vào Việt Nam: chủ nghĩa toàn trị tuyển cử (electoral authoritarianism).
Với các chế độ toàn trị, việc bầu cử chỉ là việc tô chút son trên miệng cá sấu. Vậy thôi.
A, tôi rất thích cái hình ảnh trong câu cuối cùng vừa nêu. Tiếc, đó không phải là hình ảnh do tôi nghĩ ra. Nó đã được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Anh, “Lipstick on a crocodile”, từ lâu rồi.
Nguyễn Hưng Quốc
Lipstick on a crocodile: electoral authoritarianism in Central Asia
Western governments and investors have long indulged themselves by describing Central Asian states as hybrid regimes or imperfect democracies. The truth is that they are dictatorships occasionally legitimising themselves with highly engineered elections. Such electoral authoritarianism doesn’t begin to deceive those who are forced to live under it…
“Electoral authoritarianism” is the most widespread form of authoritarianism in the world today. What distinguishes this form of government from traditional authoritarianism is the fact that elections are not only held — after all, the USSR also used to hold elections — but that they are regarded as the basic method of legitimizing the regime. Real power rests in the hands of an autocrat but the impression is given that it derives from the will of the electorate.
Electoral authoritarianism is very convenient for rulers, particularly as it makes the regime presentable to the outside world. For even the most biased observer will admit that a situation where there are no elections and the opposition is not even formally allowed to participate has nothing to do with democracy. Rather, it is a tyranny. Terms such as a “hybrid regime” or “imperfect democracy” are far more acceptable. They are convenient for Western politicians who do business with these regimes as well as for investors. Nobody wants to have any dealings with a dictator – but an imperfect democrat is quite a different matter.
Russia: a toolbox for budding electoral autocrats
The problem with electoral authoritarianism is that it is quite a complex political construct. The roots of this complexity lie in the very idea that you have to hold elections with a semblance of democracy while making sure the political result is predetermined and the opposition cannot use the election campaign to widen its influence. After all, the Serbian, Ukrainian and Georgian experience has shown what might come of this. Fortunately, there are technical solutions to all these problems.
The problem with electoral authoritarianism is that it is quite a complex political construct. The roots of this complexity lie in the very idea that you have to hold elections with a semblance of democracy while making sure the political result is predetermined and the opposition cannot use the election campaign to widen its influence.
Grigorii Golosov
Several of the solutions have been invented in Russia over the past few years. They are largely based on manipulation of the party system to achieve the desired political outcome. The first step is to raise the numerical barrier for allowing political parties to register: in Russia only parties with at least 45,000 members can aspire to registration. It is obvious that only organizations approved by the government can meet this requirement. The next step is to set unfeasibly high demands for the registration of candidates for elections, by forcing them to collect vast numbers of signatures, while at the same time retaining the right to decide which signatures are genuine and which are not, or by demanding a huge financial deposit as a precondition for registration.
However, the key invention of the Russian masters of electoral authoritarianism is the use of the proportional system as a way of preserving political monopoly. It is a rather unexpected but, come to think of it, quite logical technique. Once you have the party field under control, you must make sure the elected deputies do not rebel. Parliamentarians elected under a majority system have to contend with the problem of being directly linked to relatively small, compact groups of voters, whose demands they cannot ignore. A deputy elected under the proportional system, on the other hand, depends solely on the party, in other words, on the person who controls the party. The proportional system includes a further convenient piece of machinery that makes it possible to keep undesirable parties out of parliament. It is the extremely high threshold: in Russia it is securing 7% of the vote.
Central Asia
All these inventions are the result of the decline of Russia’s political system over the past few years, when it changed from being an electoral democracy to authoritarianism. The political regimes of Central Asia we turn to now have always been authoritarian (hence why I will not talk about Kyrgyzstan, whose recent history does include some democratic episodes) and started experimenting with elections quite early on (this explains why I will not be looking at Turkmenistan either, as elections there play no role whatsoever). Kazakhstan and Uzbekistan have been ruled by the same individuals since communist times, while Tajikistan’s Emomali Rakhmon, another former communist apparatchik, has been in power since 1992.
Presidential elections in all three countries are completely fictitious. Nobody bearing even the faintest resemblance to a genuine opposition is allowed to contest them; only “technical” candidates are allowed, and they often openly encourage the electorate not to vote for them but rather for the official candidate.
Grigorii Golosov
In 2006 President Rakhmon changed the constitution in order to allow him to remain in office for another 14 years. Islam Karimov in Uzbekistan simply ignored the constitutional limitation on the number of presidential terms of office, and in 2007 had himself elected for a further 7 years. Kazakhstan’s Nursultan Nazarbaev had planned a referendum on extending his term of office until 2020, but changed his mind and decided to stand for another 7-year term. A date for the election has now been set.
Presidential elections in all three countries are completely fictitious. Nobody bearing even the faintest resemblance to a genuine opposition is allowed to contest them; only “technical” candidates are allowed, and they often openly encourage the electorate not to vote for them but rather for the official candidate. This is quite understandable. The stakes are too high. It is parliamentary elections that serve as a showcase of electoral authoritarianism. Back in the 1990s these elections were held outside the party system, but in later years the urge prevailed to make a more effective use of these events and to make them resemble proper multiparty elections as much as possible. And this is where the Russian experience has come in very handy.
Kazakhstan: where 88% vote for the ruling party
Kazakhstan has gone furthest in adapting the Russian experience. Nur Otan, the “party of power”, established in 1999, is not very different from its Russian analogue United Russia. In the 1999 and 2004 elections a mixed electoral system was used, whereby 10 MPs were elected from party lists and 67 based on relative majority. In 2004 the Kazakh regime staged an election campaign closely modelled on Russia’s 2003 campaign, when the “Homeland” bloc created with Vladimir Putin’s support was able to sideline the traditional opposition and United Russia gained a majority of seats. In Kazakhstan on the other hand Asar, the second regime party, was not allowed even the semblance of independence, featuring President Nazarbaev’s daughter at the head of its list. The Agro-Industrial Union of Workers (AIST), another party contesting that election, supported Nazarbaev. Nur Otan secured 42 out of the total of 77 seats, Asar a further 4 and the AIST bloc 12 seats. Ak-Zhol, the only opposition group allowed to take part in the election, received 12% of the vote, which translated into a single seat.
While “parties of power” in Kazakhstan have emerged easily – seemingly out of nowhere — establishing an opposition party has proven far more difficult. A law requiring parties to have at least 50,000 members to register has been in force since 2002. That is not to say that opposition parties do not exist: Ak Zhol and Azat being the two major ones. However, these parties do not pose any threat to Nazarbaev. In the most recent parliamentary election, held in 2007, the proportional representation system with a 7 per cent threshold was used. This time, following the Russian example, Nazarbaev did not bother creating several “parties of power” and limited himself to just one, Nur Otan. It is possible that he has come to regret this later, as Nur Otan received an embarrassingly high 88% of the vote, winning all seats in parliament. There are rumours that this outcome had not been planned and that it happened because overly keen regional governors competed with each other to get out the best result for Nur Otan.
Tajikistan: where the opposition always win two seats
Tajikistan also has one opposition party, the Party of Islamic Rebirth (PIV). This party actually formed the core of the opposition that fought against Rakhmon in the Civil War that stretched from 1992 to 1997. It was considered dangerous to deprive it of legal status since it would pose a more serious threat if driven underground. Indeed, the PIV has not only not been banned but has been allowed to take part in parliamentary elections (although this has not stopped the authorities from subjecting its activists to systematic persecution). Apart from PIV, Tajikistan has a “party of power”, the National Democratic Party, and a few other groups that fully support Rakhmon’s regime. The registration threshold is 4,000 members and since Tajikistan is a relatively small country, only parties supporting the regime can meet this requirement. The country uses a mixed electoral system, with 22 MPs elected on party lists and 41 in single ballot districts. In every election since 2000, PIV has gained two seats. PIV party leaders claim they have won up to 30% of the vote but the official count always happens to match exactly the figure that is needed to ensure these two seats. The fictitious opposition parties controlled by the regime tend to gain one or two seats, too, while the remaining seats go to the National Democratic Party. For example, in the last election, in 2010, it gained 55 seats.
Uzbekistan: where every party supports the President
Uzbekistan has come up with the most innovative way of applying the Russian experience. The regime in this country is, in fact, much harsher than those in Kazakhstan and Tajikistan. In Uzbekistan a legal opposition simply does not exist. To establish a party, 20,000 signatures have to be collected across the country. Not surprisingly, the number of Uzbek political parties is rather small. Currently there are four parties, all supporting President Karimov. None of them can be unambiguously classified as the “party of power”. For example, in the most recent election in 2009, 53 out of 135 seats went to the Liberal Democratic Party, 32 to the National Democratic party, 31 to the Democratic Party and 19 to the Social Democratic Party – obviously a multiparty system, just like those in advanced Western democracies, with no hegemony in sight. Unlike Russia, Uzbekistan has not introduced proportional representation. It did something much simpler: it retained the majority system but allowed only (loyal) political parties to field candidates.
Uzbekistan has come up with the most innovative way of applying the Russian experience. The regime in this country is, in fact, much harsher than those in Kazakhstan and Tajikistan. In Uzbekistan a legal opposition simply does not exist.
Grigorii Golosov
Conclusion
As this brief survey shows, the authoritarian regimes of Central Asia have adapted the Russian experience not just in a productive but also in a creative way, introducing original variations. All this might seem ridiculous were it not for the recent tragic turn of events in the Middle East. Today it is more obvious than ever that electoral authoritarianism, no matter how favourably looked on by Western diplomats and investors, cannot deceive the people who are forced to live under a dictatorship. It does not lead to stability and does not contribute to democratization, not even in the long run: practical experience shows that revolution is the only way of getting rid of this kind of rule. Under the guise of chattering about “democracy” and “hybrid regimes” primitive tyrannies are still blossoming in the world, using elections and the multi-party system as well as other “democratic institutions” as nothing but window-dressing.
About the author
Grigorii Golosov is Professor of Political Science, Project Director, Center for Democracy and Human Rights Helix, St. Petersburg
2 Comments
Trần Việt
Biết rồi, khổ lắm,nói mãi !
Nói đây, là nói về các tật xấu của ngụy quyền cộng sản VN. Gian manh, dối trá, lừa lọc, độc ác, vô giáo dục, ăn cắp, ăn cướp, thôi thì có bao nhiêu cái thói xấu trên đời, chúng nó có hết….! Vị tất còn phải bàn, phải luận gì nữa ? ngày xưa, ta gọi là “cùi”, hết thuốc chữa.
TS.LS Lưu Nguyễn Đạt
Ẩn dụ “Chút son trên miệng cá sấu” hay figurative speech/metaphor “Lipstick on a crocodile” được dùng ở đây để lồng vào sự thật [Biết rồi, khổ lắm,nói mãi!] cái mặt nạ lố bịch của kỹ thuật chính trị tiểu xảo, loè loẹt: bôi son, trát phấn để che mắt thế gian, để giấu giếm sự thật phũ phàng của cơ sở đảng phiệt CS, của chế độ chuyên chế, sa đoạ, bán dân, bán nước.
Chính thể Đại nghị tuồng hề CSVN bôi son trát phấn trên nền dân chủ giả mạo của họ, cốt để che bớt cái “đểu” của chế độ, hầu tiếp tục “đi khách” nhà lành. Một thứ công nương đĩ điếm đặt bán tại Ebay toàn cầu.
Nghệ thuật này vẫn còn “ăn khách” trong thời kỳ nhân dân ta còn thích [hoặc chỉ đủ khả năng] đeo mặt nạ son, phấn, vôi ve và dùng đồ trang sức hàng mã [vừa huy hoàng, vừa rẻ tiền, dễ mua, dễ có].
Trong vở tuồng chính trị, xã hội này, khi diễn giả và khán giả đều sợ ánh sáng của sự thật, thì bóng tối và mặt nạ che chở giấc ngủ triền miên vẫn còn có giá…
Ai sẽ thức tỉnh và thức tỉnh ra sao? Ấy là câu hỏi tiếp ứng.
[Biết rồi, khổ lắm,nói mãi!] v.v.
Lưu Nguyễn Đạt