23 – 28 tháng 3 Giáo Hoàng Bênêdictus XVI viếng Mexico và Cuba. Ngày 26 /03 Cuba đón tiếp Giáo Hoàng và phái đoàn Vatican. Cũng những ngày ấy Việt Nam từ chối không tiếp phái đoàn Vatican chỉ vì phái đoàn đến Việt Nam điều tra để phong thánh Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
Vatican có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia trên thế giới. Malaisya là quốc gia cuối cùng vừa trao đổi công hàm ngoại giao với Vatican vào đầu năm 2012 nay. Vatican vẫn tiếp tục phát triển sự có mặt của mình với những cơ sở tôn giáo hay cơ sở ngoại giao ở các quốc gia hay ở các tổ chức quốc tế. Gần 80 quốc gia có đặt Tòa Đại sứ cạnh Tòa Thánh ở Roma, và Vatican cũng gởi gần 100 Khâm sứ (phần đông người gốc Ý) đến các quốc gia và các tổ chức , hôi đoàn quốc tế. Trái lại Vatican không có quan hệ ngoại giao với 16 quốc gia trong đó có ba nước Cộng sảnTrung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam cùng với Arabie Saoudite và vài nước khối Hồi giáo. Riêng đối với Việt Nam vẫn có những cuộc đối thoại để tiến đến ngoại giao ( Nhưng vừa qua Hànội cũng vừa từ chối không cấp chiếu khán để phái đoàn Vatican vào Việt Nam điều tra việc phong thánh Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.)
Ngày hôm nay, Giáo Hoàng Bênêdictus XVI đến viếng Cuba. Huê Kỳ đã nhận được tín hiệu nầy và đã trả lời là “rất mong” khi ngài đến, ngài sẽ nói đến “nhơn quyền” (cũng đừng quên vai trò của Nhà thờ Cuba vừa qua – vào những năm 2010 và 2011- đã giúp cho 115 tù nhơn chánh trị được Nhà nước Cuba phóng thích).
Năm 1998, vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của Bênêdictus XVI là Gioan-Phaolồ II lần đầu tiên đến viếng xứ cộng sản nầy.
Trái với vị tiền nhiệm mình, Giáo Hoàng Bênêdictus XVI không thích đi thăm các quốc gia ngoài Vatican: chỉ ba hoặc bốn lần trong một năm thôi. Mỗi lần là một hàn thử biểu để đo những thông điệp chánh trị của Vatican do vị Giáo Hoàng đương nhiệm nấy, tuy là một nhà thần học, đã gởi, qua các tín hữu mình, đến các nhà lãnh đạo các quốc gia ngài đang viếng thăm.
Ngày 23 tháng Ba vừa qua, ngài đến thăm Mexico. Ngài chắc chắn không thể nói đến tên cô gái người Pháp Françoise Cassez, tuy hiện đang bị Toà án Mễ Tây Cơ tuyên án phạt 60 năm tù, vi tội đồng lõa với người tình nhơn, bắt cóc người cho chuộc; nhưng vẫn được Nhà thờ Thiên chúa Giáo La mã Mễ Tây Cơ ủng hộ, tuyên bố và chứng minh rằng “cô ấy vô tội” và … được Vatican “kín đáo” đồng ý ủng hộ và che chở.
Đây là thí dụ để nói lên sức mạnh của vai trò ngoại giao của Vatican, của những lời tuyên bố hay thông điệp của Giáo Hoàng, và những việc làm của các người đại diện Toà Thánh.
Báo Le Monde (Thế giới) phát hành tại Paris-Pháp trong tháng 12 – 2010 đã cho đăng một loạt bài về những điện tín ngoại giao của Bộ Ngoại Giao Huê kỳ, do Wikileaks phổ biến chứng minh cho chúng ta biết sự quan tâm của Huê kỳ đối với hệ thống Thiên chúa giáo La mã và những bài nói chuyện của Giáo hoàng. Thế nhưng, cũng rất khó cho chúng ta được biết vai trò và sự ảnh hưởng thực sự hay giả thử của Vatican và Nhà thờ Thiên chúa Giáo La mã trong tiến trình thế giới về mặt địa lý chánh trị.
Với Giáo Hoàng Gioan-PhaolồII rõ ràng hơn, ngài có một quan niệm ngoại giao tích cực, dấn thân, tiến công. Với những cuộc công du (trên mười lần) trên toàn thế giới, với sự tham gia tích cực và cá nhơn của ngài vào sự sụp đổ đảng cộng sản quốc tế, với những nổ lực của ngài để tạo những cuộc đối thoại lâu dài và bền vững với các quốc gia, các tôn giáo khác, con số các toà đại diện và các sứ quán bên cạnh Tòa Thánh đã được ngài cho nhân gấp đôi (ngày nay 179), Giáo Hoàng Gioan-PhaolồII đã thực sự cũng cố và tạo nên một vai trò chánh trị một tiếng nói chánh trị, nếu không được sự ảnh hưởng mạnh, thì cũng là sự hiện diện ở khắp mọi nơi, trên toàn thế giới, của Nhà thờ Thiên chúa Giáo La mã.
Và cũng từ đó, thế giới và Giáo hoàng cũng khác hẳn.
Thách thức của nạn Công sản:
Lên ngôi năm 2005, Bênêdictus XVI có một cách nhìn ngoại giao kín đáo hơn : “ Bênêdictus XVI là vị Giáo hoàng đầu tiên không gặp cái thách thức của nạn Cộng sản. Đừng quên chính cái thách thức ấy đã, trong nhiều triều đại trước, ảnh hưởng đường lối ngành ngoại giao của Vatican…” François Mabille, chuyên viên quốc tế công pháp và quan hệ ngoại giao của nhóm nghiên cứu về các xã hội, tôn giáo và thế tục (Groupe d’études des socìétés, religions et laïcités). “ Ngài cũng không sử dụng các vị chuyên viên hàng đầu để đại diện ngài, những vị như các Hồng y Agostino Casaroli hay Roger Etchegaray – các vị ấy từng lãnh trách nhiệm ngoại giao với các quốc gia cộng sản, dưới triều Phaolồ VI hay Gioan-PhaolồII – Cũng phải nhìn nhận thêm là sự xuống dốc của Nhà thờ Thiên chúa Giáo La mã ở nhiềi nơi trên thế giới – Giáo Hoàng cũng nhìn nhận như vậy – đã làm mất đi một phần ảnh hưởng ngoại giao của Vatican !” François Mabille nói tiếp. Anh chuyên viên nầy đang sửa soạn xuất bản một cuốn sách về ngành ngoại giao Vatican.
Một chuyên viên khác, một linh mục, không chấp nhận lý thuyết “ sự xuống dốc” của Nhà thờ làm mất ảnh hưởng Vatican, mà một lý do khác “ lý do là ngành ngoại giao Vatican thực sự không giống ai. Ngoại giao của Vatican thực sự nhắm vào Phát triển Nhà thờ. Phát triển Nhà thờ là quan trọng, Nhà thờ và con chiên, khắp mọi nơi, và nếu cần thương thuyết để có những qua lại thực tiển với các chế độ mọi nơi.”
Và đối với mọi chế độ !
Và như vậy, mặc dù Vatican lên án các hành vi đàn áp, cưởng bức, bạo hành, nhưng Vatican ít khi tỏ thái độ rõ ràng và thường kêu gọi hòa hoản, đối thoại. Đã bao nhiêu lần qua, Vatican với thái độ chống chiến tranh (lý thuyết hóa vào năm 1963 với thông điệp Pacem in terris – Hòa bình trên địa cầu ) hay những thái độ về Đạo đức Sinh vật học (Bioéthique), Vatican thường đi ngược lại đường đi của hướng chánh trị thực tiển (realpolitik) quốc tế hay hướng đi của những đòi hỏi của phát triển xã hội.
Nhiều nhà ngoại giao đặt những câu hỏi về thái độ im lặng của Giáo Hoàng và cả của ngài Khâm sứ trong những cuộc khủng hoảng năm ngoái ở Bờ biển Ngà (Côte d’Ivoire) hay thái độ thận trọng trong những ngày đầu của Cách mạng Bông Lài, Tunisia hay Ai Cập hay cả Lybia. Chỉ đến tháng giêng năm nay 2012 thôi, trước mặt các phái đoàn ngoại giao cạnh Toà Thánh, Bênêdictus XVI mới thốt lên : “ Sự lạc quan ban đầu (của các cuộc Cách mạng) đã nhường lại cho sự thận trọng và thực tế khó khăn của những bước đầu thay đổi và chuyển tiếp” và ngài không ngần ngại nhấn mạnh vào “ sự tôn trọng nhơn phẩm và các nhơn quyền căn bản”và đặc biệt quyền tự do tôn giáo. Vì thực tế cho thấy, một nhà ngoại giao cho tiếp ý kiến : “ Thế giới “bên kia”, Hồi giáo, biến thành một ưu tư thường trực đối với Nhà thờ Thiên Chúa Giáo La mã, và đặc biệt với các khó khăn của các giáo hữu Thiên chúa Giáo ngày nay ở Trung Đông Á Châu” Những cuộc nói chuyện, những đối thoại, những thương thuyết đã được nối lại với các nhà trách nhiệm Hồi giáo, sau thời gian đầu lạng quạnh của triều đại Giáo Hoàng nầy, thế nhưng, những ưu tư vẫn còn tồn tại, những lo lắng vẫn còn là những bài toán nan giải để giải quyết những xâm phạm vào tự do tôn giáo.
Tầm hoạt động và phạm vi ảnh hưởng của Thiên chúa Giáo La mã không chỉ ở vai trò của Giáo Hoàng. François Mabille, nhà nghiên cứu nhấn mạnh : “ Ngành ngoại giao của Vatican bắt đầu ngay ở hạ tầng cơ sở và một cách rất chiến lược” Hệ thống các Toà Khâm sứ, các Hiệp hội tôn giáo, các Hôi từ thiện các NGO trên toàn thế giới “có mặt cả ở Trung Quốc và ở Bắc Hàn”- theo những hồ sơ Wikileaks.
Công việc của các NGO Thiên chúa Giáo La mã trong những địa hạt như Y tế, Nhơn đạo, Tiếp đón và giúp đở người tỵ nạn, vai trò của những ủy ban địa phương của Hôi đồng tôn giáo của Giáo Hoàng (Conseil pontifical) Công lý và Hòa bình hay là những sự can thiệp của của những cộng đồng Thiên chúa Giáo La mã Saint’Egidio trong những cuộc thương thuyết ít nhiều thành công giữa những địch thủ trong những cuộc tranh chấp đẩm máu địa phương như Mozambique hay Vùng những Biển Hồ vừa qua là những đóng góp vượt ra khỏi tầm vóc ngoại giao tôn giáo.
Một hồ sơ rất thời cuộc để chứng mình viẹc dấn thăn của Nhà thờ Thiên chúa La mã : việc bầu cử tại Sênêgal. Đây là một sự thành công vượt bực. Ngày hôm qua Chúa Nhựt 25 tháng ba 2012, vị Tân Tổng thống Sênêgal được toàn dân tín nhiệm bầu lên. Cựu Tổng thống Wade hai nhiệm kỳ Tổng thống nay thất cử, điện thoại chúc mừng Tân Tổng thống Macky Sall. Hoan hô tình thần dân chủ của nhơn dân Sênêgal ! Nhưng trước ngày bầu cử cũng chính Ủy ban địa phương của Sénégal của Hôi đồng Công lý và Hòa bình đã lên tiêng yêu cầu : “ Hãy đi bầu trong trật tự, thanh bình và không tham nhũng”. Ủy ban (Công lý và Hòa bình) cũng tổ chức những buổi nói chuyện và những buổi thực tập để “tìm hiểu và thông tin”, giáo dục dân chúng Sênêgal về những phương pháp bầu cử và tìm hiểu về các ứng cử viên. Ngoài ra, Hôi đồng Nhà thờ còn tổ chức cho trên 1000 giám sát viên để theo dõi và giám sát các thùng phiếu.
“ Vatican cũng có mặt hoạt động trong các hôi đoàn, các tổ chức quốc tế” một nhà ngoại giao nhấn mạnh. Có mặt trong vai trò giám sát, hay có mặt trong vai trò thành viên, Vatican bảo vê những giá trị của Nhà thờ Thiên chúa trong những tổ chức quốc tế như UNO, Liên Hiệp Quốc, hay như Liên Hiệp Âu châu…Vatican cũng có mặt ở những Hôi nghị quốc tế quan trọng, quốc phòng, quân sự như giàm vũ khí hạt nhơn, ưu tư xã hội toàn cầu hóa như hôi nghị quốc tế về dân số, về nữ quyền và gần đây nhứt về vấn đề nước ngọt. Vatican cũng có thể liên minh với các Tôn giáo khác để tạo ảnh hưởng cho những đấu tranh bào vệ quyền con người hay những vấn đề liên quan đến con người.
Ngày nay, những đế tài đấu tranh của Vatican thường được chú trọng, là những vấn đề liên quan đến những giá trị Nhà thờ Thiên chúa, về con người như : tự do tôn giáo, tự do thờ phượng dỉ nhiên rồi, nhưng cũng có rất nhiều vấn đề liên quan đến Đạo đức con người, như Phá thai, Chấm dứt sự sống (euthanasie), việc sử dụng những tế bào gốc của nhao thai nhi, cho phép những hôn phối đồng tính giới, bệnh AIDS, .. Vì quá chú trọng đến những vấn dề nầy, Vatican ngày nay vô tình đã hạn chế vai trò ngoại giao của mình.
Và Việt Nam ?
Cuba ngày nay đang mở cửa . Thời đại Fidel Castro đã sang trang. Raul Castro bắt buộc phải “đổi mới không thì chết”. Sở dỉ Cuba đang kiệt quệ ngày nay, vì do Mỹ, do các dân cử Mỹ gốc Cuba vận động Quốc hội Mỹ ra một đạo luật “hạn chế gởi tiền vào Cuba”.
Còn Việt Nam ta ? năm vừa qua Việt Nam tỵ nạn Hải ngoại đã tiếp tế 10 tỷ dollars về cứu Việt Nam. Miễn bàn thêm.
Cộng đồng Việt Nam Hải ngoại vừa qua hãnh diện. Cộng đồng Người Mỹ gốc Việt đã thành công trong việc vận động được trên 140 ngàn chữ ký vào thỉnh nguyện thư gởi cho Tổng thống Obama nhờ Chánh phủ Mỹ nhắc chuyện Nhơn quyền cho Việt Nam. Hay quá !
Hãnh diện quá ! Gương sáng cho cả cộng đồng Việt Nam tỵ nạn Hải ngoại thế giới !
Và nhiều người điện thoại hỏi người viết xem chúng tôi có ý kiến, có phương pháp gì tiếp tục ngọn lữa chữ ký ở Pháp, ở Úc, ở Bắc Âu ở Đông Âu ?
Trong những lúc đi vận động nói chuyện về Nhơn quyền và dân chủ ở Việt Nam, chúng tôi có dịp gặp và nói với các dân cử Pháp và cả với các dân cử Úc châu trong chuyến đi thăm Miệt Dưới tháng trước, chúng tôi được hai câu trả lời ( một Pháp, một Úc) đại khái như sau:
“Chúng tôi sẳn sàng giúp các bạn Việt Nam về những vấn đề các bạn nêu ra như Nhơn quyền, đòi Nhà nước Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận, hay hãy thả những nhà đấu tranh dân chủ … vân vân.. Nhưng chúng tôi rất buồn là các anh yêu cầu chúng tôi, các anh chỉ chúng tôi phải làm thế nầy thế nọ. Nhưng về phần các anh, các người tỵ nạn Cộng sản năm nào, ngày nay các anh ùn ùn về du lịch Việt Nam, về ăn Tết bên nhà, các anh gởi cả tỷ bạc về cứu Việt Nam … các anh muốn chúng tôi đánh giặc dùm các anh mãi sao ?”
Và chúng tôi chỉ biết cúi đầu ngao ngán, vi các bạn ấy nói đúng!
Và nay chúng tôi bạo dạn đề nghị thế nầy. Việc nầy là việc của chúng ta. Chúng ta đã thành công có 140 ngàn chữ ký ở thỉnh nguyện thư mà. Chúng ta cũng có thể có 140 ngàn chữ ký ở quyết định nầy :
Chúng ta ra một quyết định là “Không về Việt Nam du lịch năm nay, không gởi tiền về Việt Nam năm nay”.
Và chúng ta ký tên với tên tuổi rõ ràng. Như vậy Việt Cộng sẽ biết rõ là chúng ta làm thiệt.
Với 140 ngàn chữ ký trên 3 triệu dân tỵ nạn. Có là bao! nhưng chúng tôi dám thách thức rằng chỉ cần “không về một năm, không gởi tiền chỉ một năm” sẽ có rất nhiều thay đổi ngay.
Ngày nay, phía Đông lãnh hải đã mất, hải đảo cũng không còn. Ngư dân không còn biển để đánh cá sanh sống. Phía Tây, rừng xanh cũng mất vì đã cho thuê, Công sản Tàu chiếm rừng khai thác Bô Xít, gây tai họa môi trường, người tiều phu không còn rừng khai thác củi, nhà trồng trọt không còn đất gặt hái hoa mầu. Nay Việt Cộng lại thêm sửa soạn xây nhà máy điện Hạt Nhơn ở Phan Rang. Một Nhà Máy điện Hạt Nhơn với kỹ thuật Tàu, với 3000 kỹ sư Tàu, với bao nhiêu nhơn công Tàu và gia đình ? Phan Rang sẽ là đất Tàu. Hôm qua, Lâm đồng và Bô Xít, đã bao nhiêu công nhơn Tàu ? nay Phan Rang Lò điện Hạt Nhơn và sẽ bao nhiêu công nhơn Tàu. Việt Nam sẽ bị cắt đôi . Vùng Cao nguyên mái nhà Trung phần từ phía Tây nối với Phan rang ra biển Đông nhập vào cảng Cam Ranh. Thế là mất trọn.
Việt Nam ôi, đất nước ơi ! Ta phải làm gì đây ?
- Tài liệu về Vatican, phỏng theo báo Le Monde ngày 19/3.
Ngày 27 tháng ba 2012 ngày Giáo Hoàng vào thăm Cuba.
TS. Phan Văn Song