Từ nhiều năm nay, trên các diễn đàn, một nhóm anh em người Việt Nam tỵ nạn Hải ngoại ủng hộ Giáo sư Vũ Quốc Thúc phổ biến quan điểm phải vận động với dư luận quốc tế (tại sao phải quốc tế ?) để « Việt Nam hưởng được định chế Trung lập » cho rằng « chỉ có con đường Trung lập là con đường duy nhứt sống còn của dân tộc Việt ».
Cũng từ những năm tháng đó, bạn bè, anh em, chiến hữu điện thoại, điện thư bàn bạc đề nghị bảo chúng tôi, người viết, phải lên tiếng để nói đến « cái không tưởng và cái nguy hiểm đặc biệt của vấn đề nầy, vì đấy là thuyết của Tàu cộng, vì trung lập là tách Việt Nam ra khỏi cộng đồng quốc tế, và với tình thế « núi liền núi sông liền sông, tình hữu nghị 16 vàng », Việt Nam sẽ Hán hoá nhanh chóng thôi ! ».
ôi vẫn do dự, thứ nhứt vì nghĩ tình thầy trò, « Nhứt tự vi sư… » – Tôi năm 1961, có ghé qua học Trường Luật, không nhớ có học Thầy Thúc không ? nhưng nếu, có may mắn, có học với Thầy, nói không đồng ý với Thầy, là không phải đạo – thứ hai là thuyết Trung Lập cũng được Thầy Nguyễn Ngọc Huy nói đến những năm trước 1975 và sau khi ra khỏi nước vào những năm 1980 lại được Thầy để vào phương châm của Liên minh Dân chủ do Thầy xây dựng, nay nói rằng mình e dè với trung lập, thì cũng có những vướng víu với các anh em !. Nhưng đối với Thầy Huy cũng dễ thôi, vì Thầy nói hồi Thầy còn sanh thời, hồi đó, nhưng đấy là « mỗi thời, mỗi vẽ – un autre temps, un autre mœurs – o tempo, o morès ». Mỗi thời một khác, « bên nầy núi Pyrennées khác bên kia núi ». Vérité au-delà des Pyrennées, erreur en deçà ! Đó là nói đến thời xưa, còn thời nay, thế kỹ 21 rồi, còn có quốc gia nào trung lập nữa đâu. Và dù có muốn trung lập đi nữa, thì có ai để yên cho mình trung lập đâu ?
Hôm nay, nhơn có bài viết của ông đàn anh trong ngành Luật học, Luật sư Nguyễn Hữu Thống, viết phân tách rất rõ ràng về các định chế trung lập khác nhau của các quốc được mệnh danh là trung lập. Và cuối cùng ông đàn anh kết luận, hiện nay vẫn không có quốc gia nào được gọi là trung lập thực sự cả ! Và ông anh Luật sư Nguyễn Hữu Thống khẳng định thêm rằng với Cộng sản không bao giờ có trung lập và không bao giờ nhìn nhận trung lập, vì vậy đối với Việt Nam, con đường duy nhứt để dân tộc Việt sống còn là dẹp Đảng Cộng sản Việt Nam đi !
Đúng vậy ! Nhưng chúng ta phải luôn luôn cảnh giác rằng Công sản có cái tật, là khi chưa chiếm đất được, nghĩa là khi chưa thắng, hoặc khi thất thế nghĩa là sắp thua thì Cộng sản ưa dụ người « bất mãn hay chống đối » làm những việc mà chế độ Cộng sản cấm, thí dụ như lập những Phong trào đòi Trung lập, đấu tranh cho Hòa bình,…
Nơi nào chưa có Cộng sản cầm quyền, thì Cộng sản xúi : « nên đấu tranh giai cấp, nên tổ chức Công đoàn, Nghiệp đoàn thợ thuyền, phải đình công, bãi khóa, xuống đường biểu tình … » Nhưng khi nào, chổ nào Cộng sản thắng rồi, thì đấu tranh giai cấp bị cấm, biểu tình cũng cấm, bãi khóa đình công dỉ nhiên cũng cấm và công đoàn nghiệp đấu tranh giai cấp thì đi tù mọt gông ngay ! Và dỉ nhiên không Trung lập cũng chả Hòa bình !
Những năm sau 1950, Công sản quốc tế, sau khi chiếm đất, bành trướng ở Đông Âu ngay sau đệ nhị thế chiến cảm thấy chưa đủ, nay phải tạo ra những Phong trào giải phóng dân tộc, dân tộc tự quyết.. Bức màn sắt nhốt nhơn dân mình chưa đủ, phải xuất cảng chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hôi, phải xâm nhập, phải chiến tranh giải phóng, phải tàn phá xóm làng phe địch, vì phải có tàn phá bởi chiến tranh mới kêu gọi hòa bình được… : bằng chứng, nầy blocus thành phố Bálinh năm 1948, nọ chiến tranh Triều tiên 1950… kia chiến tranh Đông dương 1946… và vẫn chưa đủ ! Phải nhuộm đỏ cả thế giới. Phải … « Giết… và giết mãi… cho ruộng đồng tươi mát… cho ..Mát cho Lê-nin … » như một tay đồ tể Việt cộng nào đó đã làm thơ ca tụng.
Và ngay sau 1954,ngay sau Hôi nghi Genève, chiến tranh Đông dương vừa giải quyết xong, Cộng sản đã nghĩ ngay rằng phải nắm và tổ chức các Phong trào giải phóng các thuộc địa. Vì vậy phải nắm và kiểm soát các quốc gia cựu thuộc địa vừa được trả Độc lập. Con đường Trung lập phải là bước đầu, vì các quốc gia vừa được trả lại độc lập ấy, không qua chiến tranh giải phóng dân tộc, không có cuộc cách mạng đấu tranh giai cấp. Vậy phải nghĩ ngay đến …. phải tạo… một nhóm quốc gia thuộc Thế giới thứ ba, le Tiers monde, với một Trung quốc vừa mới độc lập, 1949 và với một Chu Ân Lai, một hình ảnh ôn hòa và Tây học ( vì từng ở Paris !) và Nehru, hưởng hơi của Thánh Gandhi ôn hòa !, Cho nên, vì vậy phải tổ chức ngay một Hôi nghị các quốc gia vừa mới hưởng độc lập ấy ! Hôi nghị Bandung phải ra đời !
Hôi nghị Bandung đã để ra thuyết Trung lập Chủ nghĩa (Neutralisme) với một đường lối ngoại giao chánh trị gọi là không-tham-dự (non-alignement). Lúc ấy là năm 1955, Công sản đã có những cơ sở vững chắc với các tiểu quốc vừa được các đại cường quốc thực dân Anh Pháp Hòa lan trả độc lập, nên những lãnh tụ đầu tiên được gọi là cha đẻ của những nước vừa trả độc lập, như Ai cập với Nasser, Nam dương với Soekarno, Ấn độ với Nehru, chưa kể những anh cà chớn như N’Krumah, Sihanouk, Hồ chí Minh, Chu Ân Lai…đều là những tay Mác-xít cả. Cộng sản bèn tổ chức các quốc gia vừa được độc lập thành các quốc gia Đệ Tam Thế giới – Le Tiers Monde, lập lại hình ảnh biểu tượng của Tiers État, giai cấp thứ ba, giai cấp hành động của thời Đại Cách Mạnh Pháp 1789, quên rằng những người của Tiers État làm Cách mạng đã lạm dụng máy chém – guillotine – để làm Cách Mạng. Và cũng vì Tiers État hổn loạn ấy mới có sự độc tài của Napoléon và Đế quốc Pháp… !
Cũng xin nhắc nhở lại là ngoài định chế trung lập cổ truyền của Thụy sĩ và của Thụy điển, định chế trung lập của nước Áo (năm 1955) là một trường hợp rất đặc biệt. Nền Trung lập Áo là do Liên sô đề nghị với dụng đích dùng Áo làm trái độn để vượt bức tường sắt. Công sản bao giờ cũng tạo một bức tướng sắt không cho quần chúng mình ra vào, nhưng bao giờ cũng muốn chủ nghĩa mình vượt tường sắt cả.
Không phải một sự ngẩu nhiên mà ngay vừa sau Hội nghị Genève chấm dứt Chiến tranh Đông dương năm 1954, qua năm sau, năm 1955 là năm ra đời của Trung lập chủ nghĩa (neutralisme) với nhóm Bandung và Tiers Monde và định chế trung lập (neutralité).
Định chế Trung lập năm 1955 được Liên Sô đề nghị với Anh Mỹ Pháp, cho Áo và Đức ( với cả hai nước Đức, sẽ hợp lại) – nhưng Tây Đức từ chối – với bài diễn văn khẳng định nhơn dân Tây Đức theo giá trị chánh trị và chánh sách kinh tế phương Tây (Westbindung) của Thủ tướng Konrad Adenauer ( Hôi nghị Paris 1955).
Đó là hai món vũ khí mà Công sản đã sử dụng vào những năm 1955/1956 ! Tức cười thay khi chính Tướng De Gaulle là tay thực dân đã không chịu trả Độc lập lại cho Đông dương – bằng cách phái Tướng Leclerc qua lấy lại Nam kỳ và cho Đại tá Cédìlle thành lập Cộng hòa Nam Kỳ – République de la Cochinchine cuối năm 1945 – lại là tay hô hào Trung lập và Độc lập vào năm 1956/1957 với hai bài diễn văn , một về Đông dương Trung lập ở Pnom Pênh (Cao Miên) năm 1956 và một về Québec Độc lập ở Montréal với khẩu hiệu « Vive le Québec libre » vào tháng 7 năm 1957 ( Hoan hô Québec Tự do ! ). Vậy mà thuyết Trung lập Đông dương ấy cũng được vài nhơn sĩ Nam kỳ Việt Nam cổ võ.
Trườc năm 1975, cái « tư tưởng Trung lập nữa vời » nầy đã ám ảnh tư tưởng một số các chánh trị gia miền Nam Việt Nam (Hồ Hữu Tường, Lê Doãn Kim, Nguyễn Ngọc Huy, Vũ Quốc Thúc…) một thời gian dài. Trái lại với cùng thời gian ấy miền Bắc Việt Nam, vì độc tài Cộng sản, nên không có chánh trị gia mà cũng chẳng có tư tưởng chánh trị gì cả.
1. Trung lập chủ nghĩa
Thuyết trung lập chủ nghĩa (neutralisme) của nhóm Bandung chủ xướng bởi Soekarno, Tổng thống Nam dương-Indonesia ; với Nehru, Thủ tướng Ấn độ ; với Sihanouk Vua Cao miên và đặc biệt với Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Cộng cùng Nasser lãnh tụ Ai-cập thân Liên-Sô, (của những năm 1954/195) được gọi là thuyết của nhóm Bandung vì ra đời ngay tại Hôi nghị Bandung ở Indonesia.
Hội Nghị Bandung bắt đầu ngày 18 và bế mạc ngày 24 tháng 4 năm 1955, với 29 nước tham dự cùng với nước chủ nhà Namdương là 30 nước tất cả : 15 nước Á châu, trong đó có hai nước Việt Nam là Quốc gia Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Việt Nam ; 6 nước Châu Phi và 9 quốc gia Trung Đông đánh dấu sự hiện diện của một thế giới thứ ba – le Tiers monde – tuy không nhứt thiết là tất cả tán thành thuyết trung lập nhưng tất cả đếu tố cáo chế độ thực dân và đòi hỏi tất cả các thuộc địa đều phải lấy lại Độc lập và Tự do.
2. Định chế trung lập và chương trình Hợp tác Hòa bình
Với Chương trình Hợp tác cho Hòa bình – Partenariat pour la Paix PPP – Partnership for Peace PfP của Tổ Chức Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương – Organisation du Traité de l’’Atlantique Nord OTAN – North Atlantic Traity Organisation NATO, không còn một quốc gia nào được gọi là Trung lập nữa kể cả Thụy sĩ là một quốc gia có truyền thống Trung lập từ 1815 !
Chương trình Hợp tác cho Hòa bình thành hình từ những năm 1990, ngay sau bức tường Bálinh sụp đổ, nay gồm 22 quốc gia, gia nhập phần đông vào những năm 1994/1995 họp với 26 quốc gia thành viên đã biến Tổ chức NATO một tổ chức, thoạt tiên chỉ để phòng thủ khối Tây Âu và đối lập với Khối Varsovie Đông Âu Cộng Sản trong bối cảnh Chiến tranh lạnh thôi, ngày nay đã thành một khối phòng thủ liên lục địa Âu – Á để chống Khủng bố ! … hay chống Islam ? hay chống Trung Quốc ? Vì ngày hôm nay với sự tham dự của Liên bang Nga và chư hầu Mông cổ, NATO đã ngồi ngay phía Bắc của Trung Quốc. Sự hợp tác của ba quốc gia Hồi giáo cựu Sô-viết, Tadjikistan, Kazakhstan, Kirghizstan giúp NATO (Âu Mỹ ?) giữ được mạn phía Tây Trung Cộng, ấy là chưa kể những lỗ hổng do vùng Tây cương Hồi giáo của Trung Quốc với những phong trào chống đối đòi dân chủ hay tự chủ tạo thành.
Còn các quốc gia có truyền thống trung lập ? Thụy sĩ đã gia nhập chương trình PfP năm 1996, Áo năm 1995, Phần Lan và Thụy Điển 1994. Với cái dù quân sự NATO, thử hỏi định chế Trung lập còn giữ phần trong sáng của mình không ?
3. Định chế trung Lập thường trực của Thụy sĩ
Sự trung lập thường trực của Thụy sĩ được đề nghị ngày 20 tháng 3 năm 1815 tại Hôi Nghị Vienne, bởi Tứ cường Anh Áo Phổ Nga. Nhưng phải chờ đến Hoà ước Paris ký ngày 20 tháng 11 năm 1815, 4 quốc gia liên quân thắng trận ( thắng quân Pháp của Napoléon đệ Nhứt sau trân Waterloo) mới cùng với quốc gia Pháp bại trận, ban và nhìn nhận định chế trung lập cho Thụy sĩ, bảo đảm sự toàn vẹn và sự bất khả xâm phạm của toàn lãnh thổ nước Thụy sĩ.
Khi nói đến Trung lập, chúng ta phải nói rõ Quyền lực của Trung lập –Droit de neutralité và Chánh sách Trung lập- Politique de neutralité.
Quyền lực hay Luật lệ của Trung lập được Công ước La Haye (Hoà lan) theo Công Pháp quốc tế nhìn nhận năm 1907 và sẽ được áp dụng với hiệu quả khi có một cuộc tranh chấp bằng vũ lực xảy ra. Quyền lực trung lập được thiết lập trên căn bản bổn phận vô tư –devoir d’impartialité và không can thiệp-la non-imtervention vào cuộc tranh chấp và nhìn nhận quyền một quốc gia trung lập có quyền không tham dự. Thụy sĩ đã nhìn nhận và đã ký kết Công ước nói về những đặc quyền và những bổn phận của các quốc gia và các cá nhơn trung lập trong trường hợp xảy ra chiến tranh trên bộ – Convention concernant les droits et les devoirs des puissances et des personnes neutres en cas de guerre sur terre năm 1907.
Chánh sách Trung lập, trong thời bình, chủ yếu nhắm vào phương thức xử dụng, vào giá trị và vào sự hiệu quả thực sự của định chế trung lập. Chánh sách trung lập, có thể uyển chuyển để bám sát vào tình thế chánh trị. Thụy sĩ vẫn luôn luôn sử dụng định chế trung lập như một phương tiện thích ứng với chánh sách an ninh và chánh sách ngoại giao của mình.
Thụy sĩ sử dụng định chế trung lập với những chức năng sau đây để :
- Tạo một cơ chế quốc gia ổn định: mục đích là ổn định quốc nôi và đoàn kết quốc gia .
- Tạo nền chánh trị và một nền an ninh độc lập : áp dụng một nền chánh trị ngoại giao độc lập và một chánh sách an ninh hoàn toàn Thụy sĩ .
- Bảo đảm một nền tự do thương mại.
- Bảo đảm một sự cân bằng cho châu Âu : Đó là cái lý do đầu tiên của sự thành lập một Tthuỵ sĩ trung lập Sau cuộc tranh chấp dài hạn của Đế quốc Pháp của Napoléon và các cường quốc âu chấu clúc bấy giờ : Anh, Áo, Phổ, Nga, Tạo một định chế trung lập cho một Thụy sĩ là một sự đóng góp lớn vào sự ổn định, giữ một phần thăng bằng cho châu Ậu.
- Và cuối cùng làm một anh trung gian, môi giới, can gián, trọng tài… làm một nơi dung hòa cho những cuộc tranh chấp, đàm phán. Thụy sĩ và thành phố Genève Tin lành Calviniste, thật thà, đạo hạnh, hòa nhã … nằm trên hồ Léman thơ mộng, êm ả là nơi lý tưởng để có những hòa đàm, những đàm phán, những thương thuyết…
Thụy sĩ và Trung lập
Ngày nay, với sự hiện diện những trụ sở quốc tế, với sự hiện diện của các ngân hàng, Thụy sĩ vẫn được thế giới xem là một quốc gia trung lập. Trung lập của Thụy sĩ ngày hôm nay vượt khỏi định chế ( chánh trị hay cơ chế), trung lập. Trung lập Thụy sĩ ngày hôm nay được hiểu ở ngay trong cái không khí, cái nếp sống, cái xử sự của người dân Thụy sĩ…Ôn hòa, êm ả, nhỏ nhẹ, sang trọng nhưng rất đạo hạnh, kín đáo, không tò mò, không can dự, thản nhiên…
Thụy sĩ vẫn quảng cáo nền trung lập của mình, xem như là một triết lý trung lập, một tập tục trung lập, một thói quen trung lập, một nhơn sanh quan trung lập nhơn bản, ôn hòa, hòa hoàn, … Có lẽ cũng nhờ đến sự có mặt của Hôi Hồng Thập tự ? Hội Hồng Thập tự đã biết sử dụng mầu sắc và hình ảnh của quốc kỳ Thụy sĩ làm logo ( nhưng ngược lại : thập tự màu đỏ thay là thập tự màu trắng của quốc kỳ) Và cũng xin phép đính chánh với ông đàn anh Luật sư Nguyễn Hữu Thống rằng cờ của Hôi Hồng Thập Tự không dùng quốc kỳ của Thụy sĩ ! Quốc kỳ Thụy sĩ Thập tự (croix- cross) mầu trắng trên nền cờ đỏ. Logo Hồng thập tự là một chữ thập đỏ (Croix –cross) trên nền trắng. Cờ trắng là lá cờ hưu chiến, le drapeau blanc ( hưu chiến chớ không phải đầu hàng). Trái lại thập tự đỏ được vẽ giống thập tự trắng của cờ Thụy sĩ, co lẽ do Henry Dunant là người gốc Genève vẽ chăng ?
Thoạt đầu, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhờ định chế trung lập thường trực, nhiều cơ quan, tồ chức quốc tế đặt trụ sở tại Genève, trong có có Hội Liên Quốc (Société des Nations) thành lập sau Thế chiến thứ Nhứt, và quan trọng hơn cả, Hội Hồng Thập tự !
Hội Hồng Thập Tự
Hôi Hồng Thập tự ra đời năm 1878 do Henry Dunant sáng lập. Henry Dunant ( 1828 -1910) sanh quán tại Genève, gia đình giáo hữu Tin lành calviniste, lớn lên trong không khí đạo đức và việc thiện của Hôi thánh và gia đình. Tháng 6 năm 1859, Henry Dunant, nay đã là một thương gia thành công giàu có, ông có dịp đi qua gần thành phố Ý Soférino, thuộc vùng Lombardie. Ngày 24 tháng 6, tại Soférino đã xảy ra một trận chiến khốc liệt giữa hai quân đội, một bên là Liên quân Pháp – Sardes, Hoàng đế Napoléon đệ Tam hứa giúp Vua Victor-Emmanuel đệ Nhị thống nhứt nước Ý chống lại quân đội của HoHoàng đế Đế quốc Áo – Hung François –Joseph. Cuộc chiến long trời lở đất. 300, 000 quân tham chiến cả hai bên, vũ khí tối tân, đại bác tân thời, kỹ thuật chiến tranh hiện đại và số thương tử vong cũng vì vậy rất cao, trên 40 ngàn người…. thế nhưng, kỹ thuật cấp cứu vẫn còn lạc hậu, bị thương sơ sài cũng có thể chết vì thiếu vệ sinh, chết vì nhiểm trùng nhiều hơn tử thương. Henry Dunant chứng kiến và rất xúc động, lập tức ông huy động dân chúng trong vùng tổ chức cấp cứu, không cần những cơ quan quân y. Ông viết thư huy động gia đình và Hôi thánh Genève để gời người và phương tiện đến Solférino để tổ chức hậu cần y tế. Về lại Thụy sĩ, ông đi diễn thuyết và tổ chức Ủy ban quốc tế cứu trợ các thương binh ngay năm sau, 1960, (Comité international de Secours aux militaires blessés). Đại hôi đấu tiên của Ủy ban vào năm 1864, và đến năm 1878, Ủy ban lấy tên là Hội Hồng Thập tự. Ngày nay, Hội được gọi tắc là Hồng Thập tự (La Croix Rouge) hoặc Luởi liềm Đỏ (Le Croissant Rouge) là tên dùng khi hoạt động trong những quốc gia Hồi giáo, vì Chữ Thập thường được hiểu là Thiên chúa giáo.
Henry Dunant, song tịch Pháp-Thụy sĩ, nhận giải Nobel Hòa bình đầu tiên năm 1901 cùng với nhà tranh đấu Hòa bình Pháp Frédéric Passy. Ông mất năm 1910, trong hoàn cảnh túng thiếu, tất cả tài sản đều hiến cho việc thiện cả.
4. Trung lập Áo
Trường hợp Áo quốc được định chế trung lập, như chúng tôi đã trình bày ở phần mở đầu, trong một trường hợp rất đặc biệt. Đặc biệt do tình hình chánh trị và cũng do tình hình địa thế của nước Áo. Từ năm 1945 đến 1955, Áo cũng như Đức là một quốc gia bại trân. Áo bị xem như là lãnh thổ của Đức quốc Xã do biến cố Anschluss năm 1941: cùng ngôn ngữ, cùng dân tộc (Hitler gốc người Áo, sanh ở Vienne – Wien). Năm 1955, Molotov, ngoại trưởng Liên Sô nghĩ rằng Áo quốc nhờ địa lý sẽ là cửa ngõ ra phía Tây. Một bức màn sắt đã trải dài từ Bắc Hải xuống Địa trung Hải, nhưng nếu quý vị nhìn vào bản đồ quý vị sẽ nhìn thấy Áo như một ngón tay chỉ thẳng đi dọc theo biên giới phía Nam của Đức đâm thẳng đến Thụy sĩ. Nếu vẫn giữ chia 4 vùng do đồng minh chiếm đóng, Liên Sô vẫn còn xa phương Tây, vì vùng Liên Sô chiếm đóng vẫn ở sau một bức màn sắt và vẫn bị ba vùng chiếm của ba cường quốc kia cản mủi. Và nếu tạo một Áo quốc trung lập sẽ tạo thành là một hành lang – corridor thoát ra từ bức màn sắt thọc ngay vào trung tâm Âu châu.
Năm 1955, đã mười năm chiến tranh lạnh rồi,
Từ ngày, một bên Mỹ và thế giới Tự do, với chủ thuyết Truman “be bờ – Containment”, tấn công phe Cộng sản với Chương trình Marchall viện trợ cho Tây Âu và tái kiến thiết vùng chiếm đóng Tây Đức ( qua năm 1949 biến thằnh Cộng Hoà Liên bang Tây Đức), với bài diễn văn của Churchill đọc tại Westminster College ở Fulton, Missouri ngảy 5 tháng 3 1946, cho ra đời từ ngữ : “Bức màn sắt – The iron curtain” tố cáo sự độc tài và thiếu dân chủ sau bức màn sắt và kêu gọi thế giới tự do phải giải phóng các nước hiện đang bị kìm kẹp“sau bức màn sắt”. Và một bên Liên Sô và phe Cộng sản, trả đủa, phản pháo, (nhưng rút cuộc vẫn mất mặt vì cuộc bế môn tỏa cảng – blocus Bálinh năm 1948 thất bại), và trả lời cuôc tấn công của phe Tư bản bằng cuộc Họp Kominform, năm 1947, họp các quốc gia Cộng sản thành một khối và bài diễn văn khai mạc của Andrei Jdanov, đệ tử thân thuộc của Staline, đưa ra chủ thuyết Andrei Jdanov, là “…Công sản phải cướp chánh quyền trên toàn thế giới… Cộng sản phải nhuộm đỏ thế giới.” . Những ngày ấy đánh dấu cuộc chiến tranh đã lạnh bắt đầu.
Chủ thuyết Trung lập là một vũ khí tự nhiên của Cộng sản để chống phe Tự do. Vì Trung lập sẽ phá vỡ thuyết Truman “Containtement – be bờ”. Năm 1955, Molotov viện cớ năm 1941, khi Hitler quyết định Abschluss Áo. Thế giới và đặc biệt Liên Sô đã phản đối Hitler và xem Áo là một nạn nhơn. Vì vậy, nước Áo không được xem là một lãnh thổ của Đức, phải được xem là một quốc gia vừa được giải phóng, các cường quốc thắng trận không được chiếm đóng nữa ! (sau 10 năm chiếm đóng và gieo hạt nhân chủ nghĩa Cộng sản cho ¼ dân Áo). Và để Áo khỏi phải lựa chọn chế độ,( lựa chọn phe Cộng sản chủ nghĩa hay phe Tự do), Áo được Liên Sô đề nghị trao định chế Trung lập.
Định chế Trung lập Áo (immerwährence Neutralität Österreichs) được Hiến Pháp Áo đưa thành luật Trung Lập (Nautralitätsgesetz) do Quốc Hội Áo chấp nhận ngày 26 tháng 10 năm 1955 sau khi định chế Trung lập Áo được sự thỏa thuận giữa 4 cường quốc chiếm đóng bằng một Hiệp Ước (Staasvertrag) ký ngày 15 tháng 5 năm 1955, tại Wien – Vienne.
Và như chúng tôi đã nói phần trước, Đức cũng được đề nghị như vậy nhưng nhơn dân Đức qua Thủ tướng Konrad Adenauer từ chối và ra chủ thuyết chánh trị Westbindung, là bám vào Tây phương.
Ngày nay, Áo đã ký hợp tác Hòa bình trong chương trình PPP-PfP với NATO rồi. Áo cũng là một thành viên Liên Âu. Liệu Áo còn định chế Trung lập không ?
Chuyện lên lề: Năm 1956, dân chúng Budapest, thủ đô Hung gia Lợi thấy Áo được Liên Sô đề nghị trung lập, cũng xuống đường đòi Liên Sô cho đất nước mình hưởng định chế trung lập. Nhưng Liên Sô không bằng lòng, và đã dùng xe tăng dẹp biểu tình trong biển máu …
Kết luận và bài học : Liên Sô chỉ nói trung lập cho một quốc gia nào mà Liên Sô không kiểm soát được, còn đã là một xứ sở đã do Cộng sản kiểm soát rồi, thì Cộng sản không bao giờ cho Trung Lập.
Vì vậy quý vị nào lấy định chế trung lập Áo làm thí dụ để vận động xin thế giới cho Việt Nam mình Trung lập, xin hãy nhìn gương Budapest năm 1956. ( Cũng năm 1956, Quỷnh Lưu ở Việt Nam, tưởng mình là xứ Bác Hồ cũng xuống đường ọ ẹ xin xỏ, cũng bị Cộng sản dẹp trong máu).
5. Thay lời Kết
Vậy thì nếu không có con đường trung lập, Việt Nam phải làm gì để tự cứu mình ?
[a] Gương Miến Điện?
Chúng ta từ đầu năm 2011, trông đợi rất nhiều ở Mùa Xuân Ả rập. Ngọn gió cách mạng thổi đầy cả mọi nơi nhưng không đến Việt Nam. Lạ quá ! có thể dân Việt Nam không muốn làm cách mạng, không muốn tự giải phóng tìm dân chủ tự do.
Ròi dân Việt Nam xuống đường biểu tình chống Tàu đang xâm nhập lãnh hải. Hơn mười lần nhưng rồi, …nhưng rồi …. cũng không gì xảy ra hết.
Tháng qua nhìn thấy Miến Điện mà ham !
Trước đó gần một năm, ông Tướng Then Sen, người lãng đạo chóp bu của Hội đồng Tướng lãnh, cầm quyền toàn bộ đất nước Miến Điện, lột bỏ cái áo quân phục tướng, bận thường phục thả bà Ang San Sưu Kyi ! Chánh phủ các ông Tướng lột bỏ bộ quân phục, bận quần áo thường phục, thả phạm nhơn chánh trị, thương thuyết với đối lập. Từ một chế độ độc tài chuyển hướng xoay sang Dân chủ …Tuyệt diệu thay ! cũng chỉ những con người ấy, chỉ lột bỏ cái dáng ban ngoài thôi, và hành động đàng hoàng.
Và Miến Điện được tự do báo chí, và Miến Điện có bầu cử tự do và Đảng bà Sưun Kyi thắng lớn, và bà Sưu Kyi trở thành dân biểu …
Còn Việt Nam ta ? thử so sánh.
Việt Nam ta ngon hơn Miến Điện nhiều !
Việt Nam ta có nhiều cơ hội, có nhiều may mắn hơn Miến Điện.
Miến Điện chỉ có MỘT bà Ang san Sưu Kyi thôi ! Chúng ta có nhiều Bà Sưu Kyi hơn, chúng ta có nhiều đối lập hơn, nào là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, nào là LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân, nào là Nguyễn tiến Trung, nào là Phạm Hồng Sơn , nào là … nào là…và nhiều hơn nữa…
Vì người anh hùng thật sự ở Miến Điện không phải là Bà Ang San Sưu Kyi, mà là Ông tướng Then Sen và các tướng lãnh của chế độ quân phiệt.
Họ mới thật sự là những người ái quốc, họ đặt quyền lợi quốc gia trên quyền lợi cá nhơn và quyền lợi Đảng quân phiệt của họ. Họ từ chối không chơi với Trung Quốc nữa, họ tẩy chay TQ, họ mở cửa đàm phán với phương Tây, và họ lột bộ đồ ka ki độc tài ra trở về với dân tộc dân chủ, và họ dám đối thoại với đối lập, hô dám chấp nhận đối lập !.
Cũng như hồi xưa ở Ba lan Tướng Jaruzelski ( tướng mang kiếng đen) mới thực sự anh hùng, dám bỏ Đảng Cộng sản nói chuyện với Lech Walesa và Solidarnosc – Phong trào Đoàn kết Ba lan để thành lập một Ba lan dân chủ.
Khi dám làm cách mạng ! khi muốn hoà hợp, muốn đối thoại phải cần hai người .
Việt Nam rất dễ ! chỉ cần nhà cầm quyền đương thời lột cái áo Cộng sản ra, mặc cái áo thường dân dân tộc, dẹp tự ái Cộng sản, thả và nói chuyện với các người dân chủ, cùng với người dân chủ tổ chức qua bầu cử những người lãnh đạo tương lai và định hướng đi cho Việt Nam : tự do, dân chủ, dân tộc, công bằng…
Viêt Nam nhiều nhà dân chủ hơn, sẽ đa nguyên hơn Miến Điện và chắc chắn sẽ dân chủ hơn Miến Điện
Cho bầu cử tự do, tẩy chay không chơi với Trung Quốc, mở cửa nói chuyện với thế giới tự do…chương trìng dài lắm ….
[b] Theo gương Tây Đức?
Tây Đức tuyên bố Westbindung, ViệtNam tuyên bố theo giá trị của tự do, nhơn bản dân tộc. Tuyên bố tham giao với các bạn láng giềng, giao du, lập liên minh đồng minh với các bạn láng giềng Đông Nam Á và Nam Thái bình Dương, chống sực bành trướng phương Bắc. Giữ vững lãnh hải, lãnh thổ và các hải đảo của mình.
Đó là phần người trong nước.
[c] còn người Hải ngoại ?
Người Hải ngoại vừa qua đã chứng mình sức mạnh của mình. Với 150,000 chữ ký cho thỉnh nguyện thư gởi cho Tổng thống Obama nhờ Obama quan tâm đến Nhơn quyền và Tự do Tôn giáo ở Việt Nam. Tạo sao chúng ta không thừa cơn gió đoàn kết của 150,000 người nầy để tạo một bức thỉnh nguyện thư kêu gọi tất cả đồng bào hải ngoại rằng chúng ta tẩy chay không về Việt Nam du lịch, thăm nhà hay ăn Tết, không gởi tiền về Việt Nam, không buôn bán với Việt Nam. Thử trong vòng một năm thôi ! Thử hạn chế thôi, chỉ gởi về những tiếp tế, thuốc men, số tiền cần thiết thôi. Chắc chắn chúng cũng giúp Ý Kiến hay tạo một động lực cho người dân trong nước đòi Đảng cầm quyền phải đặt lại vấn đề chánh thống và hợp pháp của mình.
Chỉ có khi nào Đảng Cộng sản xuống, hoặc chỉ có khi nào người Cộng sản tỉnh ngộ lột bỏ cái áo Cộng sản mặc cáo áo dân tộc và nói chuyện với những người dân chủ Việt Nam, cùng nhau tổ chức bầu cử tự do để tìm những lãnh đạo do dân bầu, lúc ấy Việt Nam mới thật sự được giải phóng.
Đó là con đường duy nhứt để dân tộc Việt sống còn.
Dẹp ba cái chuyện Trung lập đi !
Mong lắm !
Tuần 2, Tháng tư 2012
TS. Phan Văn Song
2 Comments
Tam Nguyen
Tôi có cảm nghĩ GS Vũ Quốc Thúc không rõ bản chất CS, vẫn tưởng nó là một phần của dân tộc. Nó vẫn lợi dụng, lừa dối, phản bội dân tộc nếu cần. “Dẹp ba cái chuyện Trung lập đi!”.
trunglap?
Rõ ràng, dễ hiểu, và rất chí lý !
Tôi chỉ đọc bài viết cuả Hoài Hương(HH)đài VOA ghi lại dịp phỏng vấn GS Thúc.
Trong bài đó, HH nói GS Thúc “đơn cử” trường hợp trung lập như nước Áo.
Đọc bài của bác Song, thấy trung lập của nước Áo là do Liên Sô đề nghị,
vì……À, thì ra là vậy ? Tôi không dám phê phán thiện chí của GS Thúc,
nhưng tôi nghĩ là đủ tự tin vào suy luận của mình.
Cảm ơn bác P V Song.