Kennedy Center seen from the Potomac River
Đêm 12 tháng 9, 2017 tại Kennedy Center, Washington, DC có buổi trình chiếu tóm tắt phim [Screening of clips] THE VIETNAM WAR, do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra [mười năm!?] thu thập tài liệu để thực hiện cuốn phim 10 đoạn [18 tiếng] này.
Phim đã được trình chiếu kể từ ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài Truyền Hình WETA TV 26 & PBS của Hoa Kỳ, lúc 8 giờ tối miền Đông Hoa Kỳ.
Ngay trong phần trình chiếu mở đầu và những đoạn kế tiếp, hầu như người làm phim tài liệu THE VIETNAM WAR [sic] chỉ nhằm vào vài điểm “tiền chế” để hướng dẫn khán giả chấp nhận một thành kiến sai lầm nhiều thiếu sót, với cố định xoá nhoà lịch sử:
- Cái gọi là THE VIETNAM WAR được dẫn giải như sự tiếp nối của cuộc chiền chống Thực Dân Pháp, với cái công to lớn, độc nhất vô nhị của kép độc muôn mặt Nguyễn Ái Quốc/Quắc/Hồ Chí Minh, mà cố tình bỏ sót các nhà cách mạng và các đoàn thể, đảng phái chính trị Việt Nam khác cũng một lòng yêu nước, chống đô hộ Pháp. Chứng cớ khi nhắc tới tổ chức chống Pháp dưới danh xưng Việt Nam Độc lập Đồng Minh Hội [gọi tắt là Việt Minh, trong đó có nhiều “đồng minh” quốc gia Việt Nam] cuốn phim tài liệu một chiều chỉ coi đó là sản phẩm duy nhất của nhóm đảng cộng sản, dưới quyền lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, vốn là cán bộ Nga sô tại mặt trận Đông Dương.
- Ngay cả trận cận chiến [pitched battle] tại lòng chảo Điện Biên Phủ, mà Quân Đội Viễn Chinh Pháp muốn gài bẫy dụ bộ đội Cộng Sản Việt Minh lộ diện để tiêu diệt, đã bị trở cờ thành thất bại. Cuốn phim không hề viện dẫn hai lý do chính – [a] Hoa Kỳ và Anh quốc quyết định bỏ “đồng minh” Pháp vào giờ phút chót nên không cung cấp phi vụ rải bom cần thiết và cũng từ chối trực tiếp tham gia cuộc chiến quyết liệt này như đã cam kết, trong khi [b] Trung Cộng tăng cường tiếp viện nhu liệu, vũ khí nặng và cử tướng Vi Quốc Thanh đôn đốc chỉ huy mặt trận. Trong màn ảnh chỉ nhắc tới công lao vĩ đại của Tướng Võ Nguyên Giáp, độc diễn thắng trận.
- Hình ảnh chắp nối các cuộc giao tranh tại Miền Nam từ 1963 cũng đưa ra những thành công lớp lang, quy mô, đánh kính, đáng hãi của quân đội chính quy Bắc Việt và lực lượng “Giải Phóng Miền Nam”, gọi chung là Việt Cộng, trong khi Quân Đội Hoa Kỳ thường thất bại vì đơn độc tác chiến, lúng túng ngô nhận chiến trường xa lạ, với hệ thống tình báo yếu kém, thất thường.
- Bên cạnh chênh lệch là chính thể Việt Nam Cộng Hoà và quân đội quốc gia đều bị cuốn phim xao nhãng, hay chớp nhoáng tung hình ở mức độ kém cỏi, thác loạn, cốt để “tiền định” sự thất bại chẳng đặng đừng của cái gọi là THE VIETNAM WAR.
- Tất cả cuốn phim điển hình trên hoàn toàn dùng những tài liệu cắt xén từ kho tài liệu giải mật quân sự Hoa Kỳ, chắp nối với những đoạn hình ảnh [ma-dze in (North) Vietnam] sẵn sàng bắc loa tuyên truyền, tô màu đánh bóng chế độ CSVN và quân lực liên hệ, với mục đích chính là chứng minh CSVN đáng thắng và Quân Đội Hoa Kỳ tương xứng đương đầu với địch tài giỏi, để xứng đáng bỏ cuộc, xứng đáng hoà hoãn trong danh dự. No More Vietnams. Peace & Honor.
Có thể nhận xét một cách tổng quát, công trình 10 năm thu thập tài liệu đúc kết thành cuốn phim trên không gì đặc biệt, không khác mấy những tài liệu đã từng chiếu trên màn ảnh nhỏ thập niên 60/70 tại Hoa kỳ làm thối chi các gia đình có con em tham chiến tại Việt Nam lúc đó. Chỉ khác là bộ phim được uốn nắn, với vài phần nhận định cập nhật để làm vui lòng, hoà giải công chúng Hoa Kỳ, đã từng bị chia rẽ bởi cuộc chiến tại Việt Nam.
Đáng lẽ bộ phim này nên mang tên là POST VIETNAM SYNDROME thì đúng hơn, vì người làm phim và cơ sở tài trợ [Bank of America] không hề đặt trọng tâm vào mục tiêu chấn hưng lịch sử của cái gọi là THE VIETNAM WAR, mà chỉ muốn thực hiện một công trình dân vận tâm lý chiến [Civic Psycho War], mong hoà giải công luận Hoa Kỳ khỏi căn bệnh tâm lý Vietnam Syndrome còn day dứt từ thế kỷ trước.
Bank of America proudly sponsors THE VIETNAM WAR, fostering dialogue through different perspectives, in conversations, turning moments that could divide us into opportunities, to unite us…it’s just one way we are enabling social and economic progress to help build strong local communities.
Trong những buổi trình chiếu phim trên, đa số khán giả Mỹ chính gốc đều hể hả, thoả mãn. Còn số nhỏ khán giả người Mỹ gốc Việt đều âm thầm, lạc lõng, vì không thấy “dấu tích” họ và tầm vóc chính thực của “Chiến Tranh Việt Nam” trong đó.
Quả thật, bộ phim THE VIETNAM WAR này không danh chính ngôn thuận, vừa mạo danh cuộc chiến, vừa phiến diện, thiếu sót [biased/uncompleted], không đủ tầm vóc giải thích căn nguyên cuộc chiến, xuất xứ từ những tranh chấp ý thức hệ quốc tế giữa Tây Phương/Hoa Kỳ và khối cộng sản Nga Hoa, và “được viễn kiểm” bởi các chũ thế giao tranh đó.
Mạo danh vì THE VIETNAM WAR không thực sử xuất phát từ nhu cầu và quyền lợi dân tộc Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc, nên chỉ đáng gọi là THE VIETNAMESE BATTLEFIELDS [“Những Bãi Chiến Trường Việt”] hay CHIẾN TUYẾN VIỆT NAM của cuộc tranh chấp quốc tế mà thôi, như The KILLING FIELDS tại Kampuchia vậy.
Hơn một triệu binh sĩ Việt tử nạn cả Nam lẫn Bắc, hơn hai triệu dân Việt chết oan trong cuộc chiến viễn kiểm, với hậu cảnh ba/bốn triệu dân, cán, chính Việt, người tù đày “cải tạo”, kẻ bỏ mạng trên rừng, ngoài biển, kẻ vất vưởng nơi đất khách quê người, tất cả là những nạn nhân “âm thầm” của cuộc giao tranh quốc tế, mà bộ phim THE VIETNAM WAR chỉ lướt qua như những kép phụ, những vai vế hậu cảnh [figurants] chớp nhoáng tạm bợ, những vai diễn nhất thời trong một vở tuồng quốc tế, mà cốt truyện và chương trình diễn xuất đều ở ngoài tầm hiểu biết và khả năng quyết định “xuất hiện” của họ.
The Vietnam Syndrome, in US politics, is a non-medical conservative term referring to public aversion to American overseas military involvements, following the domestic controversy over the Vietnam War, which ended in 1975. Since the early 1980s, the combination of a public opinion apparently biased against war, a less interventionist US foreign policy, and a relative absence of American wars and military “Vietnam paralysis” are all the perceived results of the syndrome.[Wikipedia]
Chính quyền Nixon năm 1969 đã xuất thần phát sinh một từ ngữ “xiêu” chiến lược vừa thực tế, vừa phũ phàng mỉa mai: “The Vietnamization Strategy” để minh thị trao cuộc chiến quốc tế/Hoa Kỳ/ cho đồng minh Việt, vốn là toán đá phụ từng bị “treo giò”.
President Nixon announced his Vietnamization strategy to the American people in a nationally televised speech on November 3, 1969. He emphasized how his approach contrasted with the “Americanization” of the war that had taken place under his predecessor, President Lyndon B. Johnson… In the previous administration, we Americanized the war in Vietnam…”
Mỉa mai vì các “đồng minh” phụ [cả Nam lẫn Bắc] và toàn dân Việt chỉ là những tác viên dư thừa đã vụng về đón quan khách Tây/Mỹ/Nga/Hoa tới đấu đá, tiện việc “ăn ốc” Cửu Long/Hồng Hà, rồi cả nhà “Hậu Đại Việt” tranh nhau “đổ vỏ ốc” cho đại khách quốc tế. Đôi khi các kép phụ còn say sưa hơn các kép độc dòng chính thống, dù tư bản hay cộng sản.
Trên đây chỉ là phần bình luận có chứng cứ về một bộ phìm tầm thường, không đáng bỏ thì giờ xem và “học hỏi” qua 10 đoạn [18 tiếng] tài liệu phù phiếm, có chủ đích chữa chạy, có thành kiến ăn có.
Với tầm nhìn chân thực, toàn diện của những người trong cuộc, của những ai từng là nạn nhân và nhân chứng cuộc giao tranh quốc tế trên mảnh đất Việt, thì bộ phim THE VIETNAM WAR là một biểu lộ sai lạc, một phương trình xuyên tạc [false & misleading statement, a misrepresentation] về một cuộc chiến giả tạo, lừa gạt̀ [deceptive war, under false pretenses] tại Việt Nam.
Thật vậy, cuộc chiến quốc tế tại chiến tuyến Việt Nam, lấy danh nghĩa giả mạo là xây dựng và bảo vệ Dân Chủ Tự Do cho Miền Nam Việt Nam, nhưng thực sự là để [a] giải quyết các tranh chấp nội bộ giữa Hoa Kỳ, Nga, Hoa [b] bằng Chiến lược Be-Bờ [Containment Doctrine], trường kỳ kháng chiến tới độ kiết sức, cuối cùng [c] để xả hơi [detente] rồi chia chác quyền lợi và vị thế bá chủ hoàn cầu: nhất Mỹ, nhì Tầu, v.v.
Hậu cảnh của cái gọi là THE VIETNAM WAR là ba trạng thái thực tế đáng ái ngại:
- Nhà tù và chế độ độc tài phi nhân, phản dân chủ tại Việt Nam độc lập, nhưng sẵn sàng chấp nhận Tầu đô hộ;
- Tại Hoa Kỳ, bề chìm với hiện tượng suy nhược tinh thần tập thể, dưới dạng “Vietnam syndrome” trong khi thực tế tại bề nổi thì Hoa Kỳ đã trở thành Đệ Nhất Siêu Cường Quốc, lâu lâu tái diễn màn xuống đường động viên tự hoà tự thắng;
- Và tại Chấu Á thì thời cuộc Toàn-Cầu-Hoá và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đã tạo ra con Siêu Quỷ [thứ “Frankenstein’ s monster”] Khủng Long “made in China”, mỗi lúc vùng vẫy tham vọng tân đế quốc, vừa thực dân, vừa xặc mùi xì dầu đồ nhái.
Cuốn phim và cuộc tranh hùng liên quan tới THE VIETNAM WAR đã triệt để noi theo xấm trạng Winston Churchill: “We have no permanent friends and we have no permanent enemies; but we have permanent interests.” [Ta không có bạn vĩnh viễn và không hề có kẻ thù muôn thuở; mà chỉ có quyền lợi hằng cửu].
Riêng về quyền lợi hằng cửu Hoa Kỳ và quyền lợi vĩnh viễn các đối tác Nga Hoa, thì THE VIETNAM WAR đã đóng góp hơn 5 triệu tử vong người Việt Nam, cả Quốc gia lẫn Cộng Sản; cả dân oan bom đạn, khủng bố, bóc lột; cả tù đày trong nước, xuất cảnh lao động; cả mất tích trong rừng, ngoài biển, cả mất mạng tại hải ngoại; chưa kể 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ, đa số vừa mãn trung học, còn ngơ ngác xa lạ với cảnh quân dịch thời chiến.
Vậy người trong cuộc, có liên hệ trực tiếp hay gian tiếp với cuộc chiến đó tại Việt Nam nên sáng suốt tìm hiểu căn nguyên và chủ đích chính của cuộc chiến. Cái gọi là THE VIETNAM WAR — “Chiến Tranh Việt Nam” có thực sự cổ xuý quyền lợi đất nước, dân tộc Việt hay chỉ để củng cố quyền lợi thắng thế của Hoa Kỳ bên này, hay quyền lợi thắng thế của Nga, Hoa bên kia.
“Chiến Tranh Việt Nam” /THE VIETNAM WAR / cần đươc phơi bày đúng “chỉ số” của nó, liên can tới Chủ Nghĩa “Be Bờ” của Hoa Kỳ tại tiền đồn Miền Nam Việt Nam, [a] một mặt để ngăn chặn sự bành trướng của khối cộng sản Nga Hoa, [b] mắt khác để đôn đốc giải bá chủ thế giới.
Do đó chúng ta cần xét kỹ chủ đề dưới đây để thấy [a] lý do nào có cuộc chiến tranh này? diễn tiến ra sao? và [c] kết quả, ai thắng ai bại?
THE VIETNAM WAR– Chiến Tuyến Việt Nam, Từ Chủ Nghĩa Be-Bờ (Containment Doctrine) của Hoa Kỳ với Chiến Lược Không “Đánh Thực”, “Không-Cốt-Thắng” Tới Ngày QUỐC HẬN Việt Nam.
I. Căn Bản của Chủ Nghĩa Be-bờ
Chủ Nghĩa Be-bờ [Containment Doctrine][1] là nền tảng của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ dùng áp lực quân sự và ảnh hưởng kinh tế để “ngăn chặn” sự bành trướng của chế độ Cộng sản trên thế giới, không khác mấy việc “kiểm dịch” [quarantine][2] ngăn cản việc lây nhiễm của một căn bệnh hiểm nghèo. Chính sách này nhằm một mặt gia tăng an ninh cho Hoa Kỳ và mặt khác tránh “hiệu ứng Domino” [“domino effect”][3] gây cảnh các quốc gia tuần tự đổ theo khi một quốc gia lân cận bị cộng sản chiếm đoạt. Chủ nghĩa Be-bờ do nhà ngoại giao Hoa Kỳ George F. Kennan[4] khơi thuật từ năm 1947[5] và đã ảnh hưởng tới đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ kể từ thời Tổng Thống Harry S Truman.[6]
Chủ Nghĩa Be-bờ căn cứ vào những nhận định sau:[7]
- Xôviết cộng sản luôn luôn ở thế chiến đấu trường kỳ chống đối tư bản;
- Xôviết cộng sản tìm mọi cách kết tác với thành phần cảm tình viên trong thế giới tự do;
- Hiện tượng xâm lược của Xôviết cộng sản bắt nguồn từ truyền thống bài ngoại của Nga Xô;
- Cơ cấu của XôViết cộng sản cắt đứt với thực tế nội bộ và ngoại tại.
Chủ Nghĩa Be-bờ đã hội nhập thành Chủ Nghĩa Truman [Truman Doctrine][8] để khẳng định nguy cơ của nguyên khối cộng sản chuyên chế sẵn sàng xâm nhập thế giới tự do trong cuộc “Chiến Tranh Lạnh” [Cold War].[9] Theo chiều hướng ngăn chặn tiềm lực đe doạ Xôviết cộng sản, Truman xếp đặt một loạt những biện pháp:
- hỗ trợ như Kế hoạch Marshall [Marshall Plan][10], giúp tái dựng Tây Âu sau Thế chiến thứ 2, song song với việc thành lập Ngân Hàng Thế Giới [World Bank] và Quý Tiền Tệ Quốc Tế [International Monetary Fund];
- cảnh phòng giữa Hoa Kỳ và Tây âu dưới hình thức liên minh quân sự Bắc Âu [NATO, North Atlantic Treaty Organization] với khẩu hiệu: “Nga ngoài, Mỹ trong, Đức dưới” [“to keep the Russians out, the Americans in, and the Germans down.”][11]
- Thu thập tin tức cẩn mật từ quốc ngoại qua Cơ Quan Trung ương Tình Báo [Central Intelligence Agency/CIA] dưới sự điều động của Ủy Ban An Ninh quốc Gia [National Security Council].[12]
Về mặt quân sự, Chủ Nghĩa Be-bờ chỉ chú trọng tới hình thức “ngăn chặn, đề phòng” trong thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”, hoặc nếu có xung đột, thì áp dụng sách lược “Chiến tranh hạn chế” [“limited war” policy]. Điển hình, tuy đã cho phép Douglas MacArthur vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh Bắc Hàn, Truman vẫn khiển trách danh tướng này đã chủ động “quyết thắng” hơn là thi hành thuần Chủ Nghĩa Be-bờ, mà về mặt quân sự, MacArthur chê là một giải pháp nhì nhằng “Không-Cốt-Thắng” [“No-win policy”].[13]
1. Khai mở Chủ Nghĩa Be-bờ tại Việt Nam
Chủ Nghĩa Be-bờ và Thuyết Domino lại được áp dụng qua chính sách đối ngoại của Hoa ky tại Việt Nam, trong nhiều giai đoạn.
TT Truman năm 1952 cấp viện 60 triệu Mỹ Kim cho Pháp [đồng minh NATO] trong việc chống du kích chiến cộng sản tại Việt Nam và mặt trận Đông Dương.
TT Dwight D. Eisenhower [nhiệm kỳ 1953-61] đã nhấn mạnh vào “hiệu ứng domino” để chỉ về nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương và cho rằng nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản chiếm cứ Việt Nam thì Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện sẽ sụp đổ như quân bài domino và rơi vào khối cộng sản.[14] Do đó, Chính phủ Eisenhower tìm cách giúp đỡ[15] đồng minh [NATO] Pháp vào giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Đông Dương với 3 điều kiện:
- tăng cường quân đội tác chiến nếu 3 thành phần Hoa Kỳ, Anh & Úc tham dự đồng đều;
- Chính quyền Pháp cam kết trả lại độc lập cho các quốc gia Đông Dương;
- Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên bố khai chiến.
Trước tiên Thủ tướng Anh Winston Churchill từ chối tham dự, sau đó, Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ muốn áp dụng sách lược “Chiến tranh hạn chế” tại Việt Nam, để tránh nguy cơ Thế chiến Thứ 3, nên cũng đã từ chối không giúp Quân Đội Viễn Chinh Pháp tại Điện Biên Phủ. Hậu quả là Chiến tranh Đông Dương đã chấm dứt, và với Hội Nghị Genève [tháng 7 năm 1954] Việt Nam chia đôi để sau đó tiếp tục cuộc chiến ý thức hệ, giữa Phe Tự do ở Miền Nam Việt Nam và Phe Cộng sản ở Miền Bắc.
2. Việt Nam Thành Thí Điểm Chủ Nghĩa Be-Bờ
TT JF Kennedy [nhiệm kỳ 1960-63] bổ nhiệm học giả McGeorge Bundy vào chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia. Sau khi Hoa Kỳ thất bại đổ bộ tại Vịnh Heo Cuba [Bay of Pigs Invasion][16] và bị khiêu khích bởi Tường Ngăn Berlin, TT Kennedy & Bundy coi Nam Việt Nam là thí-điểm-để-thực-hiện chiến lược Be-bờ tại Đông Nam Á và nghĩa vụ phải giúp đỡ các đồng minh bản địa chặn đứng chủ nghĩa cộng sản tại Miền Nam Việt Nam và Đông Dương. Đó là tiền đề để giải thích cho sự can thiệp ngày càng sâu của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam và sau này dẫn đến sự tham chiến trực tiếp của Quân đội Hoa Kỳ tại chiến trường Đông Dương thời TT Lyndon Johnson.
Do đó, chính phủ Kennedy để lại một số dấu ấn trên định mệnh Miền Nam Việt Nam:
Từ năm 1961, TT Kennedy tiếp tục sách lược “chiến tranh hạn chế” tại Miền Nam Việt Nam, đôn đốc một lực lượng tham chiến từ 800 tăng tới 16,300 binh sĩ Hoa Kỳ, với ý định rút quân khỏi mặt trận Việt Nam càng sớm càng tốt.
Trong khi TT Dwight D. Eisenhower nhiệt liệt ủng hộ sự thành lập đệ Nhất Cộng Hoà Việt Nam dưới sự lãnh đạo của TT Ngô Đình Diệm, thì chính quyền Kennedy bắt đầu có triệu chứng “thất sủng” TT Ngô Đình Diệm vì chính thể của Ông lúc đó hạn chế mức độ dân chủ hoá Miền Nam Việt Nam vào trọng tâm ưu đãi của một thiểu số gồm có gia đình họ Ngô, các cựu quan lại và lực lượng quân, dân, cán chính thuộc Đảng Cần Lao, gốc Ky Tô giáo. Hậu quả là gần 90% dân chúng tại Miền Nam Việt Nam, gồm một số đảng phái như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Dân Xã Đảng v.v., các nhà trí thức độc lập, tín đồ Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo v.v. đã mất cơ hội tham dự vào Cao trào Dân chủ mà Chủ nghĩa Be-bờ hứa hẹn đối với toàn dân của Chiến Tuyến này. Hậu quả của chính sách “biệt đãi/cô lập” dân chủ hoá trên đã tạo ra những xáo trộn trong khắp Miền Nam Việt Nam, một cách rất đáng tiếc. Chúng ta đã mất một cơ hội hy hữu dựng nước toàn vẹn trong tay của rất nhiều người Việt, cũng yêu nước, cũng tôn trọng dân chủ tự do.
Sau hai cuộc đảo chính hụt, và sức chống đối của dân chúng, nhất là các cuộc Tranh đấu Phật giáo, TT Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã bị bắt và hạ thủ bởi thuộc hạ của Đại Tướng Dương Văn Minh và một số tướng lĩnh trẻ trong cuộc Đảo Chính tháng 11 năm 1963. Nhiều tài liệu lịch sử [mới được “giải mật”] đã xác định biến cố này có hậu thuẫn của CIA Lucien Conein, Đại sứ Cabot Lodge, Bộ Ngoại gia Hoa Kỳ,[17] dù lúc xẩy ra cuộc ám sát trên, TT Kennedy & Cố vấn Bundy đã khôn khéo “vắng mặt” nơi nhiệm sở. Riêng Maxwel Taylor, Tư lệnh Hội Đồng Tướng Lĩnh Hoa Kỳ ghi nhận trách nhiệm của Hoa Kỳ về cuộc đảo chính và ám hại TT Ngô Đình Diệm và Ô. Ngô Đình Nhu.[18]
Từ góc nhìn của Hoa Kỳ, vấn đề loại bỏ TT Ngô Đình Diệm và Ô. Ngô Đình Nhu là do [a] tình trạng khiếm khuyết dân chủ thực sự tại Nam Việt Nam, [b] ảnh hưởng tai hại của vợ chồng Ngô Đình Nhu về chính sách tôn giáo, và [c] phần nào vì Ngô Đình Nhu “hù doạ” chủ trương trung lập, thay thế TT. Ngô Đình Diệm v.v. với ý định làm giảm sức ép của Hoa Kỳ.[19]
3. Biến Hoá Chủ Nghĩa Be-bờ tại Việt Nam
TT Lyndon Johnson [nhiệm kỳ 1963-69] tiếp tục nhưng biến hoá đường lối đối ngoại “Be-bờ” của cố TT JF Kennedy, bị ám sát vài tuần sau Anh Em họ Ngô. Năm 1964, khi ứng cử viên Cộng hoà Barry Goldwater thách đố TT đương nhiệm: “Tại sao không nghĩ tới chiến thắng?”[20] thì TT Johnson lại trả lời một cách nước đôi: “Chỉ vào can thiệp tới mức đó thôi”.[21] Thật vậy, đường lối “Can thiệp giới hạn” này vừa tăng, vừa hãm, qua nhiều hình thức:
— Thông qua Biểu quyết về Vịnh Bắc Việt [Gulf of Tonkin Resolution][22] để lấy cớ trừng phạt vụ các phóng thủy lôi hạm Bắc Việt đụng độ với khu trục hạm USS Maddox & USS Turney;
— Quyết định chuyển Không Đoàn 18 Tác Chiến từ Okinawa đáp xuống căn cứ Đà Nẵng và cho phép phản lực F-105 vượt vĩ tuyến 17 oanh tạc và thả bom các địa phận thuộc lãnh thổ Bắc Việt, cốt gây áp lực hao mòn địch vận để đưa tới thảo luận ngưng chiến;
— Lần lượt đáp ứng số gia tăng quân lực chính quy [Quân Đội Nhân Dân] đột nhập từ Bắc Việt, phối hợp với quân lực địa phương của Giải Phóng Miền Nam [GPMN], Hoa Kỳ đã gia tăng quân lực từ 16,000 binh sĩ [năm 1963, cuối thời Kennedy] tới con số cao nhất là 537,000 binh sĩ [năm 1968, thời Lyndon Johnson], với sứ mạng duy nhất là canh phòng chung quanh các phi trường và các địa điểm “phòng thủ” trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
TT Lyndon Johnson không rút quân dưới áp lực đòi hoà bình của phe “Bồ Câu”, nhưng cũng không liều lĩnh tiến quân đánh ra Bắc Việt như các tướng lĩnh và phe chủ chiến “Diều Hâu” đòi hỏi, chỉ vì “sợ rằng” đó là những hành vi khiêu khích làm các Quốc gia chủ chốt [Nga Xô & Trung cộng] phản ứng biến thành Đệ Tam Thế chiến Nguyên tử. Đó là lý do tại sao TT Lyndon Johnson từ chối không cho Tướng William Westmoreland đem quân sang Lào cắt đứt đường tiếp liệu của Bắc Việt. Đó cũng là ưu điểm bắt nọn của Nga xô, Trung Cộng và Bắc Việt Cộng sản “thừa thắng” xua hết quân lực xâm nhập Miền Nam mà không sợ ai dám phương hại nội tuyến.
Về phía Việt Nam, Giai đoạn “Hậu Đệ Nhất Cộng Hoà” là một thời kỳ “quân quản” với 10 biến cố chính trị gồm những cuộc đảo chính hụt và những cuộc “chính lý” thay quyền, đổi thế giữa các tướng lãnh, thuộc Hội Đồng Quân Nhân cách Mạng, Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm thời, Thượng Hội đồng Quốc gia, Hội Đồng quân Lực và cuối cùng là Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc gia trước khi thanh lập Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hoà với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Phó. Sự bất ổn nội bộ gây thêm trở ngại trong việc xây dựng dân chủ và thực thi bình định tại các nơi sôi động.
Đặc biệt trong giai đoạn này, Biến Cố Mậu Thân 1968 có nhiều trạng thái về mặt quân sự và tâm lý chiến:
- về mặt chiến thuật, CSVN lợi dụng ngày Tết để phát động một cuộc tổng công kích trên toàn cõi Miền Nam Việt Nam, đã thất bại vì không đem lại cuộc tổng nổi dậy chiếm chính quyền, với hậu quả trực tiếp là hạ tầng cơ sở nằm vùng đều bị tiêu diệt hoặc lộ diện phải rút khỏi nơi công tác dân vận phá hoại.
- Nhưng về mặt chiến lược, cuộc tổng công kích này đã đem một chiến thắng tâm lý cho CSVN. Biến cố Tết Mậu Thân đã giúp báo chí và dân chúng thuộc Phe chủ hoà chống chiến tranh Việt Nam bên Hoa Kỳ tuyên truyền gây ấn tượng là Hoa Kỳ và VNCH thiếu khả năng tranh đấu hữu hiệu đến nỗi không đề phòng kịp cuộc công kích. Một số chính khách và cả Phạm Văn Đồng đã cho rằng CS “thắng cuộc chiến tại Việt Nam trên đường phố Hoa Thịnh Đốn”. Thật vậy, Việt Nam đã mất vào tay CS ngay trong phòng sinh hoạt gia đình tại Hoa Kỳ, chứ không phải nơi chiến trường tại Việt Nam [Vietnam was lost in the living rooms of America–not on the battlefields of Vietnam].[23] Thực tế đã cho thấy rõ, sự can thiệp của Hoa Kỳ qua chủ thuyết Be-bờ tại Việt Nam đã bắt đầu bị coi là vô hiệu và vô ích, khi tới cuối nhiệm kỳ của TT Lyndon Johnson, Hoa Kỳ hy sinh hơn 30, 000 binh si tử thương, không kể tin tức, hình ảnh số binh sĩ bị thương xuất hiện hằng ngày trên Ti Vi Hoa Kỳ.
4 Chấm Dứt Chủ nghĩa Be-bờ tại Việt Nam
Khi thay thế Lyndon Johnson vào năm 1969, TT Richard Nixon bắt đầu tái xét Chủ Nghĩa Be-bờ một cách thực tế hơn, không nhất thiết nhằm chống cộng sản hoặc bênh vực dân chủ. Với con số tử vong hơn 1,000 binh sĩ Hoa Kỳ mỗi tháng trong suốt 10 năm từ 1963 tới 1972, TT Nixon và ngoại trưởng Kissinger đếu thấy rõ cuộc chiến không thể thắng tại Miền Nam Việt Nam, và họ cũng không thể kéo dài tình trạng cầm cự này lâu dài thêm.
Do đó, theo “đường lối đối ngoại xả hơi” [“Détente”][24], Nixon một mặt gia tăng nỗ lực thương thuyết với Nga Xô về “Chiến Lược Giảm Thiểu Vũ Khí Nguyên Tử” [Strategic Arms Limitation Talks],[25] mặt khác, cử Kissinger giao hảo với Trung cộng để hứa hẹn những điều kiện căn bản nhằm chấm dứt chiến tranh “trong danh dự”[26] tại Việt Nam đối với Hoa Kỳ.
Trong tinh thần đó, Nixon quyết định giảm thiểu quân số tác chiến từ 537,000 xuống 27,400 binh sĩ vào cuối năm 1972 để chuyển sang giai đoạn “Việt Nam hoá” cuộc chiến [Vietnamization], cũng gọi là “Chủ thuyết Nixon”,[27] bằng cách rút quân sĩ Hoa Kỳ về từng đợt và giao thêm trách nhiệm tác chiến cho Quân Đội VNCH. Trong giai đoạn này đã xẩy ra những chiến cuộc ác liệt như sau:
- Cuộc Hành Quân Lam Sơn tháng 2 năm 1971 [Lam Son Operation 719] sang Hạ Lào một mặt có thể coi là chiến thắng cho Quân lực VNCH vì trong cuộc hành quân nầy, QLVNCH đã phá hủy được phần lớn căn cứ hậu cần địch dọc theo hệ-thống đuờng mòn Hồ Chí Minh tại cứ điểm Tchépone. Nhưng mặt khác, cuộc hành quân này hao tốn nhiều xương máu của binh sĩ tham chiến. Nhiều quân trang quân dụng cùng vũ khí đủ loại kể cả pháo binh và thiết giáp đem vào khi xung trận, lại phải hủy diệt tại chổ hay biếu không cho địch. Chẳng có đơn vị nào còn nguyên vẹn trong cuộc lui binh rầm rộ, hỗn độn.
- Trận Thành Cổ Quảng Trị là một trong những trận chiến ác liệt nhất trong Chiến dịch “Mùa Hè đỏ Lửa” 1972. Cuộc chiến khởi đầu từ trưa ngày 30 tháng Ba, 1972. Quân Bắc Việt [QBV] bất ngờ phóng ra cuộc tấn công lớn nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Lần nầy QBV gần như đánh một trận đánh qui ước, với viện trợ rộng rãi và vô giới hạn về đạn pháo, xe tăng Liên Xô và các vũ khí phòng không mới nhất. QBV đã đạt nhiều thắng lợi lúc ban đầu. Sư đoàn 3 QLVNCH thoái lui và tan rã trước sức tấn công của 5 sư đoàn QBV và nhiều trung đoàn xe tăng, phòng không, đại pháo, hoả tiễn đủ loại. Đến tháng 5 năm 1972 thì QBV chiếm được toàn bộ Quảng Trị. Giữa tháng 6, Quân lực Việt Nam Cộng hòa khởi sự phản công. Sau 81 ngày đêm tranh đấu, các binh chủng Nhẩy Dù, Biệt kích Dù, Thủy Quân Lục Chiến của QLVNCH đã chiếm lại Cổ Thành.
- Cũng trong chiến dịch Mùa Hè 1972, sau 54 ngày giao tranh qua 7 cuộc tấn công tại An Lộc, Cộng quân đã thiệt hại khoảng 30 ngàn binh sĩ. QLVNCH được coi là thắng trận vì Bộ binh và Biệt động quân đã ngăn cản được Cộng quân Bắc Việt khi họ mưu mô tiến đánh Thủ Đô Sài Gòn. Trong trận An Lộc, Hoa Kỳ một mặt dùng không quân chiến thuật yểm trợ QLVNCH phía Nam An Lộc, mặt khác, sử dụng không quân chiến lược B-52 liên tiếp thả bom phía Bắc thị trấn này để phá hủy kho vũ khí đạn dược mà Cộng Sản Bắc Việt chuyển tới.
Sau nhiều cuộc thảo luận, thông đồng sau lưng đồng minh và nhiều điều cam kết với ý định lừa lọc, Hiệp Định Paris được ký kết vào năm 1973, giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Việt Nam Cộng Hoà và Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam [thành lập năm 1969, do Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch].
Năm 1973, Tổng trưởng Quốc Phòng Schlesinger đề nghị Quốc Hội cho phép thả bom lại Bắc Việt nếu HàNội vi phạm Hiệp Định Paris trong trường hợp họ đem quân đánh lớn tại Miền Nam. Thượng Viện lập tức ra Đạo luật Case-Church Amendment để cấm việc thả bom này.[28] Do đó, mọi cam kết bênh vực, mọi hứa hẹn ngon ngọt của TT Nixon đối với TT NVThiệu đều phải coi là hư ảo, nếu không muốn gọi là lừa đảo.
Trong khi đó, QBV thao túng dùng đường mòn Hồ Chí Minh tiếp tục tải thêm đơn vị tác chiến, thêm súng ống, đạn dược đủ loại, với xe tăng, thiết giáp do Trung Cộng tiếp viện để chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công dự tính từ 1975 tới 1976. Nhưng cuộc Hành Quân 275 dưới quyền chỉ huy của tướng Trần Văn Trà đã đem lại những kết quả nhanh chóng hơn dự tính của Hà Nội. Sau khi Ban Mê Thuột bị bao vây, TT NVThiệu ra lệnh Tướng Phú rút quân khỏi Pleiku và Kontum ngày 12 tháng 3 năm 1975. Huế, rồi Đà Nẵng thất thủ vào cuối tháng 3. Cuối cùng, Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, chấm dứt một cuộc chiến 20 năm nhiều hy sinh bẽ bàng.[29]
- hơn 3 triệu binh sĩ và dân sự Hoa Kỳ đã phục vụ tại chiến tuyến Việt Nam từ 1954 tới 1975, với tổng số 53,193 tử vong, 120,000 bị thương [trong đó hơn 20,000 người vĩnh viễn tàng tật].
- khoảng 239,587 tử vong phía Việt Nam Cộng Hoà;
- khoảng 680,000 quân chính quy Bắc Việt và 251,000 binh sĩ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tổng cộng lên tới 931,000 tử vong;
- Tổng số tử vong “bên lề chiến tranh” cả Nam lẫn Bắc Việt Nam được ước lượng từ 1 triệu 500 ngàn tới 2 triệu người dân vô tội.
II. Phản Diện Chủ nghĩa Be-bờ tại Việt Nam: Ai Thắng, Ai Thua?
1. Chủ nghĩa Be-bờ diễn tiến tại Việt Nam như một vở tuồng bốn màn: [A] Khai mở với sáng kiến của TT Truman & TT Eisenhower, [B] xác định vị trí “be-bờ“ do TT JK Kennedy & Co Vấn Bundy, [C] biến hoá cao độ với TT Lyndon Johnson, [D] để lần lượt tụt hậu và chấm dứt trong “danh dự”,[30] với TT Nixon và ngoại trưởng Kissinger.
Sự thực cả bốn cảnh đó gom lại vẫn chỉ là “bề diện ngoài” của một ý đồ bền bỉ, vốn là cái tâm của Chủ Nghĩa Be-bờ: quyền lợi của Tư bản. Căn cứ vào chính ngôn từ của Chủ Nghĩa Be-bờ, cuộc chiến hạn chế ở nhiều mặt trận trên thế giới và tại Việt Nam nhằm :
- vừa có tác động be-bờ bảo toàn an ninh cho từng khu vực,
- vừa làm hao mòn đối tác của cuộc chiến hạn chế, kéo dài, chuyển hoá;[31]
- vừa vận chuyển guồng máy sản xuất chiến cụ “phòng thủ chiến lược” do tư bản ứng vốn, thu lời.
Cái tiềm lực phồn thịnh lên xuống, đôi khi mang tai ách của hiện tượng mà chính TT Eisenhower e ngại: trí tuệ, thiện tâm đôi khi bị chi phối và tận dụng bởi cơ sở liên kết “Tập Đoàn-Kỹ Nghệ-Quân Sự” [Military Industrial Complex].[32] Cái phương thức đấu tranh cho lẽ phải và hoà bình đôi khi quá đắt, quá đáng: “This conjunction of an immense military establishment and a large arms industry is new in the American experience…In the councils of government, we must guard against the acquisition of unwarranted influence, whether sought or unsought, by the military-industrial complex. The potential for the disastrous rise of misplaced power exists and will persist. We must never let the weight of this combination endanger our liberties or democratic process.” — President Dwight Eisenhower.[33]
Quyền lợi của các tài phiệt sản xuất nhu liệu chiến tranh mỗi lúc mỗi tăng trưởng, mỗi lúc mỗi phân hoá, biến thể làm hao hụt công quỹ và tài lực của dân chúng. Tổng kinh phí của chiến tranh tại Việt Nam lên tới 111 Tỷ Mỹ Kim [tương đương 900 tỷ Mỹ Kim theo vật giá năm 2016], dù hạn chế vừa đủ để nuối dưỡng cái lò cơ khí đạn dược siêu đẳng này, một lúc nào đó sẽ bị coi là quá đáng, quá mức chịu đựng của công quỹ Hoa kỳ. Dân sẽ chống đối, vì thuế cao, đời sống đắt đỏ. Và khi tư bản Hoa Kỳ thấy hết lời, hết lợi ích đầu tư, họ rút vốn xoá bài, và mặt trận tiêu thụ nhu liệu đó chấm dứt cái một.
2. Với cái “tâm” của Chủ Nghĩa Be-bờ trên, chúng ta thấy rõ là lý do tại sao chính thể và quân đội Việt Nam Cộng Hoà chỉ được phép “thi hành” một trận chiến phòng thủ, vừa tiêu mòn, vừa luộm thuộm, vì không ai [kể cả tướng tá Hoa Kỳ] có sáng kiến “đánh thực/thắng thực”, nhất là khi “đồng minh” Việt Nam không hề “thực sự” được giao quyền sở hữu cuộc chiến lẫn định mệnh sống còn. Quân dân Miền Nam Việt Nam tranh đấu không khác gì những “con cờ người” đem nhiệt tình máu mủ vào một “bàn cờ chính trị quốc tế” viễn kiểm bằng trí tuệ và quyền lợi tài phiệt vô cảm. Chúng ta biết cảm ơn những binh sĩ trẻ đã tới Miền Nam bảo vệ tính mạng dân chúng và những chính khách, chuyên viên có thiện chí thực sự thi hành công cuộc “be bờ” tạo dựng dân chủ non nớt. Nhưng chúng ta vẫn ai oán khi “chính trị thực tế” [Real Politics] cho thấy chúng ta thực sự không có chủ quyền quyết định về vận mệnh của chúng ta, ngoài việc nhận lấy những việc đã rồi, xắp xếp sau lưng chúng ta, không một chút liêm sỉ và không mấy thướng xót cho kẻ đồng hành, đồng minh kém vế.
Trong cuộc “Chiến Tranh Việt Nam”, sau tháng Tư 1975, cả chính thể Quốc gia lẫn nhân dân Miền Nam đều thất bại.
3. Ngay cả Quân đội và Nhân dân Bắc Việt cũng lâm vào cảnh ngộ không sáng sủa gì hơn, nếu không nói là khốn đốn, nguy ngập. Quân đội và Nhân dân Bắc Việt đã thắng nhờ vào kỹ thuật chiến tranh có viện trợ của Nga Xô và nhất là của Trung cộng. Quân đội CS Băc Việt thực sự đánh cho Nga, đánh cho Tầu. Họ là kẻ thắng trận, nhưng không hề thắng cuộc. Họ đã chiếm được Sài Gòn, nhưng ngay sau 1975 và tới ngày hôm nay họ đang thua trên toàn quốc Việt Nam vì đối nội thiếu khả năng quản trị Đất Nước trong “hoà bình”, khi mất cớ lừa bịp dân chúng với chiến tranh, và nhất là về mặt đối ngoại khi họ phải trả nợ hơn 50 năm viện trợ Trung Cộng bằng cách xoá bỏ ranh giới, cầm cố đất đai, rừng già, bán biển, bán đảo, bán dân.
VẬY AI LÀ LÀ PHE THẮNG TRONG (QUA) CHIẾN TRANH VIỆT NAM?
“Đồng Minh” Hoa Kỳ, sau khi thực nghiệm bất thành cái gọi là “Containment Doctrine/Cold War-Chủ Thuyết Be Bờ/Chiến tranh lạnh/” đã tháo chặy với hội chứng “Vietnam Syndrome” trên đài truyền hình và tại hậu phương Hoa Kỳ, nhưng thực sự đã “thắng cuộc” để trở thành bá chủ [vô địch] thế giới, tạm cho tới ngày nay.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ vì đảm nhận vai vế “hiến binh toàn cầu”, nên vẫn đắm đuối với nhiều tai ương, sóng gió tiếp cận qua các cuộc chiến “tầm gửi” khác trên thế giớ, nhất là tại Trung Đông, Bắc phi, phần nào để duy trì kho bạc “petro dollars” và nhu cầu nuôi dưỡng cơ sở (vĩ đại) phát triển kỹ nghệ chiến cụ –“Military Industrial Complex”, cánh tay phải của uy lực tư bản Hoa Kỳ.
Song song, kẻ thắng trận thứ hai là Trung Cộng. Thật vậy, Trung Cộng từng đầu tư ồ ạt vào các cuộc chiến “đuổi Tây, đánh Mỹ” xuyên hai thế kỷ, nên sau khi giao lưu “ping pong/coca cola” [How Ping-Pong Diplomacy Thawed the Cold War] với các chính thể Nixon-Kissinger và kế nhiệm, đế quốc cộng sản này đã trở thành “phó chủ” toàn cầu [với kỳ vọng trở thành vô địch nay mai], sẵn sáng nuốt chửng Đông Nam Á, dĩ nhiên cả Việt Nam, Biển Đông, và bất cứ nơi nào thèm “tiền xì dâu” (nhân dân tệ Trung Quốc), hay thấy bắt buộc [chẳng đặng đừng] phải tiêu thụ đồ rẻ, đồ độc “made in China”.
Phải chăng Trung Cộng đang trở thành con khủng long thế kỷ 21, và Việt Nam là cái đuôi xã hội mafia của nó?
TẠM KẾT:
Cuộc chiến mù mờ trên tại Việt Nam cũng là bài học chung cho những thế hệ sau. Đất nước là của chung, phải định đoạt với nhau, không thể nhờ vả ngoại nhân, vì họ có mục tiêu và quyền lợi của họ. Cái khôn là biết hợp tác để trao đổi thế lực, trí tuệ và phẩm giá với nhau trong một cộng đồng nhân loại mở, nhưng việc sống chết vẫn là quyết định của từng dân tộc, từng thể chế tác động nhân danh dân tộc họ, chứ không phải theo quyền lợi của đảng phiệt, của quân phiệt, của tài phiệt. Không ai sống hộ chúng ta và cũng không ai chết thay chúng ta, ngoài chính chúng ta và con cháu chúng ta. Cái vinh cùng hưởng, cái nhục cũng cùng chịu, khi theo đuổi, thực hiện trên căn bản quyền lợi và và trách nhiệm chung hay tương tự.
Chúng ta, con cháu chúng ta hãy tránh là nạn nhân lẫn tòng phạm của những cảnh khốn đốn luân phiên, luẩn quẩn bao vây, hủy hoại từng thế hệ này sang thế hệ khác. Hãy lật ngược những trang bi sử đó và nhất quyết trở thành sáng lập viên chung của một vận nước cao đẹp, cởi mở, tử tế, vững bền, tích cực, trọng sinh, trọng nghĩa mà con người toàn diện được bảo trọng, thân thương. Việt Nam phải là của dân, do dân, vì dân một cách thực sự, nếu không muốn bị vĩnh viễn xoá bỏ.
Để tránh làm nạn nhân của những cuộc chiến ảo thuật bao vây “be bờ” trong tương lai, toàn thể nhân dân Việt Nam, toàn thể Người Việt trong và ngoài nước, tất cả những Người Việt thực sự yêu Nước phải sớm thực hiện tại Việt Nam, ngay từ bây giờ và tiếp nối trong tương lai một Xã hội Chân chính Nhân bản, tự chủ, tự quyết và một Chính thể Cộng Hoà hiến-định-trọng-pháp-trọng sinh, đa nguyên đa đảng, không chuyên chế độc tài.
Dù là cộng sản hay không cộng sản, dù là phát xít, hay quân phiệt, tài phiệt, chủ trương và quyền lợi của một đảng không bao hàm đủ quyền lợi và nhu cầu của cả một dân tộc. Do đó, cứu cánh của quyền lực phải thuộc về dân. Xây dựng và bảo trọng một Xã Hội Nhân bản Pháp trị & một Chính thể Dân Chủ Chân Chính, Tự do Tự chủ, không bị ngoại xâm là giải pháp vậy.
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
Michigan State University
Cập nhật March 7 & July 19, 2019
CHÚ THÍCH
[1] “Kennan and Containment, 1947”, Diplomacy in Action, U.S. Department of State
[2] In March 1919, French Premier Georges Clemenceau called for a cordon sanitaire, or ring of non-communist states, to isolate the Russians. Translating this phrase, U.S. President Woodrow Wilson called for a “quarantine.” Both phrases analogize communism to a contagious disease.
[3] Referring to communism in Indochina, U.S. President Dwight D. Eisenhower put the theory into words during an April 7, 1954 news conference: Finally, you have broader considerations that might follow what you would call the “falling domino” principle. You have a row of dominoes set up, you knock over the first one, and what will happen to the last one is the certainty that it will go over very quickly. So you could have a beginning of a disintegration that would have the most profound influences.
[4] “Kennan and Containment, 1947”, Diplomacy in Action, U.S. Department of State
[5] Kennan responded on February 22, 1946 by sending a lengthy 5,500-word telegram (sometimes cited as being over 8,000 words) from Moscow to Secretary of State James Byrnes outlining a new strategy on how to handle diplomatic relations with the Soviet Union. At the “bottom of the Kremlin’s neurotic view of world affairs”, Kennan argued, “is the traditional and instinctive Russian sense of insecurity”. Following the Russian Revolution, this sense of insecurity became mixed with communist ideology and “Oriental secretiveness and conspiracy”.
Soviet behavior on the international stage, argued Kennan, depended chiefly on the internal necessities of Joseph Stalin’s regime; according to Kennan, Stalin needed a hostile world in order to legitimize his own autocratic rule. Stalin thus used Marxism-Leninism as a “justification for [the Soviet Union’s] instinctive fear of the outside world, for the dictatorship without which they did not know how to rule, for cruelties they did not dare not to inflict, for sacrifice they felt bound to demand… Today they cannot dispense with it. It is fig leaf of their moral and intellectual respectability.”
[6] Frazier, Robert. “Acheson and the Formulation of the Truman Doctrine” Journal of Modern Greek Studies 1999 17(2): 229–251. ISSN 0738-1727
[7] At the “bottom of the Kremlin’s neurotic view of world affairs”, Kennan argued, “is the traditional and instinctive Russian sense of insecurity”. Following the Russian Revolution, this sense of insecurity became mixed with communist ideology and “Oriental secretiveness and conspiracy”. Soviet behavior on the international stage, argued Kennan, depended chiefly on the internal necessities of Joseph Stalin’s regime; according to Kennan, Stalin needed a hostile world in order to legitimize his own autocratic rule. Stalin thus used Marxism-Leninism as a “justification for [the Soviet Union’s] instinctive fear of the outside world, for the dictatorship without which they did not know how to rule, for cruelties they did not dare not to inflict, for sacrifice they felt bound to demand…
[8] Gaddis, John Lewis. “Reconsiderations: Was the Truman Doctrine a Real Turning Point?” Foreign Affairs 1974 52(2): 386–402
[9] Kort, Michael (2001). The Columbia Guide to the Cold War. Columbia University Press
[10] Fossedal, Gregory A. Our Finest Hour: Will Clayton, the Marshall Plan, and the Triumph of Democracy. (1993). Gimbel, John, The origins of the Marshall plan (Stanford University Press, 1976).
[11] Reynolds, The origins of the Cold War in Europe. International perspectives
[12] Amy B. Zegart, Flawed by Design, The Evolution of the CIA, JCS, and NSC
[13] MacArthur, North Korea. Truman’s No-win policy
[14] Referring to communism in Indochina, U.S. President Dwight D. Eisenhower put the theory into words during an April 7, 1954 news conference: “Finally, you have broader considerations that might follow what you would call the “falling domino” principle. You have a row of dominoes set up, you knock over the first one, and what will happen to the last one is the certainty that it will go over very quickly. So you could have a beginning of a disintegration that would have the most profound influences.”
[15] Eisenhower’s memoirs of his years in the White House, Mandate for Change (1963)
[16] Lynch, Grayston L. 2000. Decision for Disaster: Betrayal at the Bay of Pigs. Potomac Books Dulles Virginia
[17] Assistant Secretary of State Roger Hilsman had written in August 1963 that “Under no circumstances should the Nhus be permitted to remain in Southeast Asia in close proximity to Vietnam because of the plots they will mount to try to regain power. If the generals decide to exile Diem, he should also be sent outside Southeast Asia.” He further went on to anticipate what he termed a “Götterdämmerung in the palace”. We should encourage the coup group to fight the battle to the end and destroy the palace if necessary to gain victory. Unconditional surrender should be the terms for the Ngo family since it will otherwise seek to outmaneuver both the coups forces and the U.S. If the family is taken alive, the Nhus should be banished to France or any other country willing to receive them. Diem should be treated as the generals wish.” Hammer, Ellen J.(1987). A Death in November. New York City, New York: E. P. Dutton. ISBN 0-525-24210-4.
[18] According to General Maxwell Taylor, Chairman of the U.S. Joint Chiefs of Staff, “there was the memory of Diem to haunt those of us who were aware of the circumstances of his downfall. By our complicity, we Americans were responsible for the plight in which the South Vietnamese found themselves.”
[19] Gettleman, Marvin E. (1966). Vietnam: History, Documents, and Opinions on a Major World Crisis.
[20] Senator Barry Goldwater, the Republican candidate for president in 1964, challenged containment and asked, “Why not victory?”
[21] President Johnson, the Democratic nominee, answered that rollback risked nuclear war. Johnson explained containment doctrine by quoting the Bible: “Hitherto shalt thou come, but not further.”
[22] “Gulf of Tonkin Measure Voted In Haste and Confusion in 1964”, The New York Times, 1970-06-25
[23] Television brought the brutality of war into the comfort of the living room. Vietnam was lost in the living rooms of America–not on the battlefields of Vietnam. –Marshall McLuhan, 1975.
[24] Suri, Jeremi. Power and Protest: Global Revolution and the Rise of Détente. Harvard University Press (2003).
[25] SALT [Strategic Arms Limitation Talk]
[26] With honor
[27] Vietnamization or Nixon Doctrine
[28] Senate passed the Case-Church Amendment to prohibit such intervention. Hitchens, Christopher. The Vietnam Syndrome. Karnow, Stanley (1991)
[29] Battlefield:Vietnam | Timeline
20 Years After Victory, April 1995, Folder 14, Box 24, Douglas Pike Collection: Unit 06 – Democratic Republic of Vietnam, The Vietnam Archive, Texas Tech University.
R.J. Rummell (1997). “Table 6.1A Vietnam Democide: Estimates, Sources & Calculations”. web site. http://www.hawaii.edu/powerkills/SOD.TAB6.1A.GIF. Retrieved 2010-01-01.
Tran Van Tra, Tet, pp. 49, 50.web site (1997). “North Vietnamese Army’s 1972 Eastertide Offensive”. web site. http://www.historynet.com/north-vietnamese-armys-1972-eastertide-offensive.htm. Retrieved 2010-02-01. http://www.hawaii.edu/powerkills/SOD.TAB6.1B.GIF
Kevin Buckley, “Pacification’s Deadly Price,” Newsweek 1972.
[30] Nixon, Richard (1978). RN: The Memoirs of Richard Nixon. Simon & Schuster.Also Text of President Nixon’s radio and television broadcast announcing the initialing of the Paris ‘Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam’
[31] Effect of the containment: The solution, Kennan suggested, was to strengthen Western institutions in order to render them invulnerable to the Soviet challenge while awaiting the eventual mellowing of the Soviet regime.
[32] Pursell, C. (1972). The military-industrial complex. Harper & Row Publishers, New York, New York.
[33] President Dwight Eisenhower, farewell speech to the nation, January 17, 1961
DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC
KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]
Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation]. Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.
Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo. Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.
17 Comments
Phạm Cao Dương
Anh Đạt thân,
Rất hay. Cám ơn Anh đã viết bài này.
Phạm Cao Dương
Nguyễn Duy Chính
Cám ơn anh Đạt. Bài viết nói lên được cái macro-history của cuộc chiến Việt Nam. Thiên hạ đi vào micro-history nhiều quá.
Việc be bờ cũng giống như đắp một con đê ngăn nước lũ. Quan trọng nhất là đừng đễ một mắt xích nào yếu. Tiếc thay trong mắt xích VN thì phe địch là vũ khí tấn công mạnh nhất, mà phe ta lại yếu.
Có một vấn đề dường như cũng ít người quan tâm. Miền Nam cần một chính quyền đàng hoàng tử tế đã đành mà miền Nam cũng còn cần một phòng tuyến đủ rộng để không bị những nhát đâm chí tử. Tôi nhớ khi còn nhỏ, VN và Cao Miên có quan hệ ngoại giao khá tốt. Thế nhưng ông Diệm và ông Nhu tính rất sai đường khi đưa người sang toan đảo chính ông Sihanouk theo mô hình thiên triều-phiên thuộc thời Minh Mạng. Từ đó trở đi mình vào thế bị động đưa đến cái thế môi hở răng lạnh. Chính Cao Miên là vị thế chiến lược đưa đến cái chết của miền Nam.
Thân, Nguyễn Duy Chính
Nguoi Phuong Nam
Thưa Dr Đạt,
…Bài viết được sọan thảo công phu hòan chỉnh rất chính xác với một kết luận hùng hồn kêu gọi tinh thần hợp nhứt của tòan dân trong và ngòai nước. Nhưng theo thiển ý của em thì xưa nay mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên. Thời cơ, vận nước do trời, thiên cơ nào ai biết trước! Hy vọng đất nước có ngày quang phục trở cờ là hy vọng chung của triệu con tim Việt Nam đang ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Trân trọng,
Nguoi Phuong Nam
The Coward
Kính thưa anh Đạt : Tôi đọc bài phân tích của anh về chủ nghĩa ” be bờ ” của Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến tranh lạnh với Khối Cộng sản thì tôi suy ngẫm thấy là quả thật những gì trước đây tôi cho Mỹ là ghê gớm , làm việc có kế sách , chiến lược và có khi tính trước cả…100 năm , nay tôi mới nhận ra là Mỹ cũng chả hay ho và thông minh gì !
Thực sự mà nói ngay cả khi Liên Xô và Khối Đông Âu sụp đổ cũng chẳng phải là do Mỹ làm , mà chính là nhờ hoàn toàn may mắn khi lòng dân tại các nước CS đã đứng dậy , ngoài dự liệu của Mỹ và cả Cơ Quan Tình báo CIA !
Tôi nghĩ là có điều gì khúc mắc mà chúng ta chưa nghĩ ra được là đằng sau hậu trường chính trị của Mỹ , có những quyền lực đen nào đã chặn lại những quyết định muốn hạ gục TQ hay Liên Xô ngay từ lúc 2 quốc gia này còn yếu kém về vũ khí hạt nhân ! Điều rõ nhất phải nói là Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng Trung Cộng từ lúc còn là những tên du kích khố rách áo ôm và cho đến nay trở thành một siêu cường thứ 2 về kinh tế , trở thành chủ nợ của Hoa Kỳ với món nợ 15 Trillions !
Nếu Trung Cộng ở vào địa vị của Hoa Kỳ , chắc họ không làm vậy ! Họ sẽ bóp nát Hoa Kỳ ngay từ trứng nước !
Nếu ta đọc truyện Tàu nhiều thì ta thấy là các chính trị gia Tàu đều chủ trương giết chết đối thủ tiềm năng để ngừa hậu hoạn chứ tuyệt nhiên không thả lỏng một cách thờ ơ như Hoa Kỳ !
Trong Hán Sở Tranh Hùng , lúc Hàn Tín theo hầu Hạng Võ và chỉ được mang chức Chấp Kích Lang ( người theo hầu cầm kích cho Hạng Vũ ) thì quân sư của Hạng Vũ đã nói là : ” Người này nếu không dùng thì nên giết đi để ngừa hậu hoạn ! ” hoặc trong Tam Quốc Chí chúng ta thấy là Chu Du luôn luôn tìm đủ mọi cách diệt cho được Khổng Minh( dù lúc đó Khổng Minh theo phò Lưu Bị mà lực lượng vẫn còn rất yếu kém chưa đến nỗi đe dọa Đông Ngô ) thì biết là tính toán của Hoa Kỳ qua Chủ Nghĩa Be Bờ rất là lẩm cẩm và không có tác dụng nhiều và làm cho đối thủ mạnh thêm !
Người Tàu có câu là phải giết cọp lúc cọp còn bé , không nên đợi nó lớn !
Không lẽ Hoa Kỳ lại đi ngược lại là : Nuôi cọp cho lớn rồi mới diệt nó thì mới gọi là tài hay anh hùng?
Tôi nghĩ có điều gì bí ẩn đằng sau hậu trường chính trị Hoa Kỳ khi có một bàn tay nào đó đã ngăn cản và cố tình nuôi dưỡng Trung Cộng để trở thành mối đe dọa cho Hoa Kỳ như hiện nay !
Nothing
Be bờ chính là một sách lược kém cỏi vì chỉ có kẻ yếu mới làm chuyện này !
Thí dụ Tần Thủy Hoàng đã be bờ bằng Vạn Lý Trường Thành để ngăn chặn bọn rợ Hung Nô !
Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh hầu như phòng thủ và trong thế yếu nhiều hơn ! Quả thật cuộc chay đua vũ trang với LX có làm cho khối CS yếu đi phần nào nhưng phải nói là nhờ may mắn , lòng dân đã chuyển động nên LX và Khối Đông Âu sụp đổ ngoài dự liệu của Hoa Kỳ !
Cũng như ngày nay , Hoa Kỳ cũng không có khả năng làm sụp đổ 4 nước CS còn lại mà chỉ còn trông chờ vào may mắn ở lòng dân mà thôi !
Qua Le
Bài viết hết sức hấp dẫn như thể xem “film” vậy! công phu lại hoàn hảo – Có giá trị cao. Cám ơn tác giả và cầu chúc Anh luôn vui và khỏe mạnh để tiếp tục viết thêm nhiều bài “độc đáo” nữa.
Thân mến,
Trọng Đạt
T/G nói
“Trước tiên Thủ tướng Anh Winston Churchill từ chối tham dự, sau đó, Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ muốn áp dụng sách lược “Chiến tranh hạn chế” tại Việt Nam, để tránh nguy cơ Thế chiến Thứ 3, nên cũng đã từ chối không giúp Quân Đội Viễn Chinh Pháp tại Điện Biên Phủ.”
Mỹ có giúp đỡ Pháp nhiều từ 1950-1954, năm 1954 Mỹ đã gánh 78% chiến phí tại Đông Dương (The Pentagon Papers Volum 1, Chapter 2)
Tôi xin có chút ý kiến thêm về việc Mỹ không chịu oanh tạc cứu nguy Điện biên phủ 1954
Nhiều ý kiến cho rằng Mỹ không chịu oanh tạc cứu Pháp tại ĐBP hồi cuối tháng 4-1954 nên Pháp đã thua trận ngày 7-5 sau đó.
Sự thực thì một phần chính phủ Mỹ ngại phải đưa ra quốc hội nhưng lý do chính là không thể cứu nguy được
-Khi ĐBP bị nguy ngập vào hạ tuần tháng 4- 1954 thì hai bên đã trộn chấu, cài răng lược không thể ném bom lên ĐBP được, theo Navarre (Agonie de l’indochine) Pháp chỉ xin Mỹ oanh tạc các đường tiếp tế của Việt minh ở vòng ngoài để giảm áp lực địch thôi
-Dù Mỹ có cứu được Pháp tại ĐBP vẫn thua vì coi trên bản đồ (trang 37) tại VN năm 1953 từ nam chí bắc, Việt minh chiếm gần hết, Pháp chỉ còn giữ được khoảng 20% diện tích (có thể ít hơn thế)
-Lực lượng Pháp tại VN và Đông dương 1953 quá yếu so với VM, nói về chủ lực quân thì VM có tương đương 9 sư đoàn chính qui, Pháp chỉ được 1/3 (chương II, Agonie de l’indochine)
Đông dương đang hấp hối, khó mà cứu được
Tóm lại việc Mỹ ném bom cứu nguy rất khó thực hiện, chỉ nêu ra cho vui thôi, vả lại Mỹ cũng không muốn cứu chế độ thuộc địa của Pháp, nếu cứu được thì người ta đã làm rồi
Trọng Đạt
Trọng Đạt
Trọng Đạt
Tôi xin góp ý kiền thêm về chủ nghĩa be bờ, thập niên 50, 60 nguời Mỹ tin vào chủ thuyết domino cho rằng nêu mất một nước , thí dụ VNCH, thì sẽ mất nhiều nước láng giềng (Thài Lan, Mã lai, Miến điện, Nam dương…) như trong ván bài domino
Từ sau 1-11-1963, lợi dụng VNCH đang xáo trộn, CSBV thừa cơ nước đục thả câu, gia tăng xâm nhập từ 1964, năm 1965 CSBV đưa quân chính qui công khai vào miền nam, quân đội VNCH bị tổn thất nặng (trung bình một tuần mất một tiểu đoàn và một quận) nên 1965 TT Johnson phải đưa quân vào cứu nguy (184 ngàn ), cưộc chiến ngày càng leo thang , năm 1968 quân Mỹ lên tới 530 ngàn.
Sự sai lầm về chính sách chiến tranh giới hạn cũng như chiến thuật chiến lược của Johnson-McNamara khiến cuộc chiến ngày càng kéo dài, các tướng lãnh chỉ trích chính sách chiến tranh hạn chế không cho đánh qua các hậu cần Mên, Lào nên không thắng được CS. Hậu quả của chiến tranh hạn chế là cuộc chiến kéo dài, số lính Mỹ tử trận lên tới trên 35 ngàn cuối 1968 (kể cả chết tại mặt trận và vì những lý do khác như bệnh tật, tai nạn, thất tình tự tử…), phong trào phản chiến lên rất cao
Năm 1969 TT Nixon cho rút quân từ từ để xoa dịu dư luận (theo lời đề nghị của bộ trưởng quốc phòng Laird) vì người dân chống đối dữ dội, biểu tình đổ máu , chết ngươi, tỷ lệ người ủng hộ chiến tranh xuống thấp (Nixon, No More Vietnams trang 126)
Năm 1965 theo các thống kê thăm dò cho thấy đại đa số (trên 80%) người dân và Quốc hội ủng hộ cuộc chiến VN nên chính phủ phải đưa quân vào VN
Nhưng tỷ lệ ủng hộ tụt thang dần dần những năm 1966, 67, 68.. tỷ lệ chống chiến tranh lên cao, lý do McNamara chỉ đạo cuộc chiến sai lầm, không hiệu quả.. sang thời Nixon tỷ lệ ủng hộ chỉ còn 28% năm 1971… nên Nixon phải rút quân dần dần từ 1969 chotới 1972 chỉ còn trên 20 ngàn,
Đưa quân vào hay rút quân về đều do ý muốn của người dân
Theo ý kiến riêng tôi không phải chũ nghĩa Be bờ sai hay thất bại mà do chính sách chiến tranh hạn chế sai lầm của Johnson McNa
Tran Viet Long
* Xin cám ơn anh Đạt thật nhiều.
* Một bài viết thật hay và rất thật.
Tran Viet Long
Trọng Đạt
Nguyễn duy Chính nói
“Thế nhưng ông Diệm và ông Nhu tính rất sai đường khi đưa người sang toan đảo chính ông Sihanouk theo mô hình thiên triều-phiên thuộc thời Minh Mạng. Từ đó trở đi mình vào thế bị động đưa đến cái thế môi hở răng lạnh. Chính Cao Miên là vị thế chiến lược đưa đến cái chết của miền Nam.”
Nói như bạn thì v/đ quá đơn giản, miền nam mất vì Mên không còn thân thiện với ta
Miền nam mất có hàng chục, thậm chí hàng trăm nguyên do chứ không phải chỉ một lý do này
TĐ
Nguyễn Trọng Dân
Rằng hay thì thiệt là hay
Xem ra ngặm đắng nuốt cay thế nào
Nhan Dan Tu Ve
Đồng ý là Hoa Kỳ đã bỏ rơi Miền Nam qua Hiệp Định Paris năm 1973 và tin vào chữ ký lật lọng của giới lãnh đạo Miền Bắc , nhưng nếu biết tính toán chiến lược , các nhà lãnh đạo Miền Nam , nhất là TT Thiệu cũng có cách giải quyết tinh hình , chứ không phải là rút bỏ Quân Khu 1 và 2 để làm náo loạn lòng dân , dẫn đến hiệu ứng giây chuyền mất nước !
Năm 1975 , tôi chỉ là một tên Nhân dân Tự Vệ quèn tại Bình Định mới 17 tuổi cũng biết uất hận là tại sao không tử thủ mà bỏ chạy ? Khốn nạn nhất là tên Đại Tá Tỉnh Trưởng Bình Định Trần Định Vỵ đã bay trực thăng trên đầu và ra lệnh cho một Thiếu Tá Địa Phương Quân tên là Giàu mà tôi còn nghe : ” Các anh không được Zoulu ! ” Tức là theo danh hiệu truyền tin là không được dọt ! Thế mà ông đại tá này …dọt trước về Saigon !
Hôm nay tuổi đã già , nghiền ngẩm binh thư thì thấy là TT Thiệu không có dũng khí và tài ba của một nhà lãnh đạo khi gặp hoàn cảnh thập tử nhất sinh của đất nước . Nếu là tôi , tôi sẽ làm như sau “:
-Ra lệnh cho một tiểu đoàn Nhảy Dù đến ngay Toà Đại Sứ Pháp & Mỹ để bảo vệ và bắt làm con tin tất cả nhân viên và đại sứ . Tôi sẽ đến đây Tử thủ và cùng chết ! Hoa Kỳ phải đổ quân vào ngay để cứu đại sứ của họ !Phải liều mạng quyết tử và dùng chính trị lưu manh này mới giải quyết tình hình và yên lòng dân .
– Ngay năm 1973 , biết Mỹ sẽ bỏ rơi , tôi sẽ cho xây dựng một căn cứ địa tại Trường Sa , Côn Sơn và Phú Quốc và cho các binh chủng thiện chiến về đây tử thủ như Thống Chế Tưởng Giới Thạch tử thủ Đài Loan hay như Mao Trạch Đông mở cuộc Vạn Lý Trường Chinh dài 20,000 dặm rút về căn cứ Diên An tử thủ chờ thời cơ tái chiếm lại lục địa .
-Sẽ không ra lệnh cho Tướng Phú bỏ Cao Nguyên vì quân đội rút chạy sẽ tạo hỗn loạn . Lui binh của quân đội Miền Nam rất khác kiểu lui binh của quân đội Bắc Việt vì bị ràng buộc gia đình vợ con nên lui binh rất khó tác chiến .
-Ra lệnh cho Tướng Trưởng không bỏ Huế rút về Đà Nẵng vì làm vậy cũng chết và các sư đoàn thiện chiến như SD 1 hay TQLC sẽ tan rã ! Chi bằng , ra lệnh đánh liều mạng ra Bắc đánh thẳng đến Hà Nội vì lúc đó CS đã ỷ y là Mỹ không can thiệp và Miền Nam không dám đánh ra bắc nên đã đem hết quân 25 Sư Đoàn vào Miền Nam , Miền Bắc hoàn toàn trống rỗng ! Phải đánh liều lĩnh như vậy mới cứu nguy Miền Nam vì khi chiếm được Hà Nội , bắt TBT Lê Duẩn lên đài ra lệnh đầu hàng là toàn bộ 25 Su Đoàn Bắc Việt ở MN sẽ tan rã ngay !
Datnguyen
Sau năm 1972 người Mỹ bỏ chiến lược be bờ nhưng nay lại be bờ chống Trung Cộng y như trước đây
Anhcam
Già tôi rất nể ý tưởng của anh “Nhân dân tự vệ” này quá xá quà xa,tiếc thay cả nước chỉ có một anh nhân dân tự vệ có đầu óc nhưng vì chức vụ chẳng khác gì anh du kích vc hoạt động trong phạm vi xóm làng,do đó ai mà thèm để ý tới ý kiến này !!
Tuy nhiên cũng nên cám ơn TS tác giả bài này và những ý kiến tham luận trong bài của nhiều tác giả ,âu cũng là bài học tốt cho con cháu mai sau,cám ơn tất cả và chúc mọi người luôn được an vui và mạnh khoẻ.
Tuonglai
Có nhiều bài học xương máu về quân sự chính trị ngoại giao với những giải mã gần đây, cho phép chúng ta có một cái nhìn khách quan hơn rất nhiều…Biết mình biết người không bao giờ là muộn cả. Trong chiều hướng ấy tác giả Lưu nguyễn Đạt đã phác hoạ lại một đoạn lịch sử đau thương với nhiều xác thực khó chối cãi- tại sao chúng ta mất nước vào tay Cộng Sản. Rất quý ở tác giả những lời chân thành gửi gắm thế hệ trẻ của một Việt nam tương lai biết tránh vết xe đổ của cha anh ngày trước để nhìn xa hơn và trông rộng hơn…Trò chơi chiến tranh không đến bởi nước nhỏ, đơn giản là quy luật thiên nhiên Cá lớn nuốt cá Bé. Nhưng phải thật khéo léo để không biến đất nước một lần nữa trở thành sân chơi của những con cá Bự. Hai triệu mạng sống Việt đã tức tưởi bị tước đi trong cuộc chiến ý thức hệ Quốc gia vs Cộng sản và không ngừng ở đây, xin nhớ cho! Khi Cộng sản còn cầm trong tay quyền lực, ngồi đè lên đầu Hiến Pháp, giật giây Quốc Hội…thì vẫn còn người Việt đau thương bỏ nước ra đi, và vẫn còn hại dân hại nước, điêu linh khắp các miền từ Nam ra Bắc. Thật đau xót hai năm nữa thôi Việt Nam trở thành thuộc địa của Trung Cộng và cái đám Thái thú Hán Nô vẫn còn cầm quyền cầm tiền hưởng lợi trên xương máu nhân dân…
Cảm ơn tác giả bài viết rất cô đọng và súc tích!
Võ Văn Rân
Kính Dr Lưu Nguyễn Đạt
Cả tháng nay lo viết bản thảo cuả sách TOÁN HỌC BÌNH DÂN & các công trình tiếp nối, nay tạm xong, mới vào đọc các bài viết cuả Dr về Chiến tranh VN (The Vietnam War), chưa có cuộc chiến nào lạ như ở VN, đánh mà không cho thắng, nghe báo chí đưa tin, cs xin đầu hàng cũng không cho thua. Tuổi trẻ chúng tôi thời bây giờ là nhân chứng sống cuả cuộc chiến, chúng tôi chán ghét chiến tranh, nhưng không vì thế mà trốn tránh chiến tranh, vào lính trở thành nạn nhân cuả bọn phản chiến, bọn đâm sau lưng chiến sĩ. Cảm ơn Dr đã phân tích qua nhiều tài liệu giá trị, đây cũng là bài học Lịch sử, cho các thế hệ mai sau, biết đâu là sự thật
Kính
Võ Văn Rân
vivi099
Cảm ơn bài viết có lịch sử…
…!…
Vivi