About the author

Related Articles

7 Comments

  1. 1

    Võ Văn Rân

    Kính TS Nguyen Vinh Trang
    Bài viết phân tích về “Quân chủ” và “Phong kiến” rất hay, giúp tôi nhận thức một cách rỏ ràng hai chế độ Quân chủ va phong kiến khác hẳn nhau, vậy mà đỉnh cao trí tuệ của cộng sản từ 1945 đến nay vẫn nói VN mình đã theo chế độ quân chủ phong kiến (trước 1945)làm tôi cũng tưởng thiệt
    Cảm ơn TS rất nhiều, mong được đọc nhiều bài khác của TS
    Kính chúc TS va gia đình năm mới sức khỏe, an vui và hạnh phúc
    Kính chúc
    Võ Văn Rân

  2. 2

    sirbing

    An excellent research into the history. We need more scholars, historians, writers and educators like TS Nguyen Vinh Trang, and others, to help shed light into the thick, dark and ignorant propaganda invented and mostly made up by the Communist Chinese. And blindly followed by the naive and even more ignorant Communist Viet Nam and North Korea. These three groups of communist have created a Dark Age of Civilization over China, North Korea and Vietnam. It will take a tremendous amount of time and efforts to bring light into the thick foggy shroud that’s cover over these three countries, and their people.
    Thank you, TS Nguyen Vinh Trang, and others, for trying.
    sirbing

  3. 3

    Nguyễn Vĩnh-Tráng

    Kính TS. Võ Văn Rân,

    Được một nhà Toán Học tỷ mỉ, tinh tế như Tiến Sĩ khuyến khích, tôi vui mừng, phấn khởi lắm. Kính xin cám ơn Tiến Sĩ nhiều.

    Tôi mong mỏi quý vị độc giả cho ý kiến, cho phê bình, chỉ trích, trong khuôn khổ đề tài của bài viết, với văn phong nhã nhặn, hợp với tôn chỉ của Việt Thức, để tôi có dịp học hỏi thêm về đề tài cùng những ưu, khuyết điểm của chính tôi.

    Kính xin đa tạ.
    Nguyễn Vĩnh-Tráng.

  4. 4

    Nguyễn Vĩnh-Tráng

    Dear Mr. Sirbing.
    I am very astonished and proud to receive such a pertinent comment from an Anglophone who has read my article in vietnamese.
    I feel extremely grateful. Your intervention has encouraged me to continue my task.
    Kindest regards.
    Nguyên Vinh-Trang.

  5. 5

    Trần Tư Bình

    Cảm tưởng đầu tiên là tôi rất thích bài viết này.
    Bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh-Tráng nói chuyện xưa, chuyện từ ngữ mà vẫn đụng được chuyện chính trị, xã hội đương đại thật xác đáng, thật cập nhật, hợp với ý nguyện của nhiều người Việt trong nước lẫn ngoài nước.

    Cảm ơn tác giả NVT đã nghiên cứu thật công phu, cũng như đưa ra những lập luận chặt chẽ và các dẫn chứng có sức thuyết phục để tôi và độc giả có sự hiểu biết chính xác hơn về ý nghĩa hai chữ “Phong kiến” và “Quân chủ”.
    Thật sự, bài này nên được gởi đến nhiều trang mạng hoặc diễn đàn.

    Theo lời yêu cầu của chính tác giả NVT: “…Tôi mong mỏi quý vị độc giả cho ý kiến, cho phê bình, chỉ trích, trong khuôn khổ đề tài của bài viết, với văn phong nhã nhặn, hợp với tôn chỉ của Việt Thức, để tôi có dịp học hỏi thêm về đề tài cùng những ưu, khuyết điểm của chính tôi…” nên tôi xin được có một góp ý nhỏ như sau:
    Như đã nói ở trên, toàn bài có cấu trúc cân đối, lập luận chặt chẽ và các dẫn chứng hữu lý làm người đọc nào muốn phản bác thành công cũng khó lòng thực hiện.

    Tuy nhiên, bài này có một đoạn ngắn sau đây có vẻ đi xa trọng tâm bài viết, lại không đủ tính chính xác nên chắc sẽ dẫn đến các tranh luận không cần thiết và có thể làm hỏng đi mục đích chính của bài viết.
    Đoạn văn ấy là: “… Thậm chí đến cả ngôn ngữ, các nhóm chữ xưa tuy rằng đủ nghĩa, sáng sủa và có âm thanh hay thì cho là chữ của Phong Kiến, không dùng, phải dùng những chữ mới, đôi khi tối nghĩa, âm thanh lại thiếu thanh tao, như Hải Quan 海 關 thay cho Quan Thuế 關 稅 , Dị Ứng 異 應 thay cho Phản Ứng 反 應 , Hành Xử 行 處 thay cho Xử Sự 處 事 , Hư Cấu 虛 构 thay cho Tưởng Tượng 想 象 , Chất Lượng 質 量 thay cho Phẩm Chất 品 質 … ( Ngôn ngữ ngậm ngùi, Lê Hữu. Hán Việt Từ Điển, Đào Duy Anh. Dictionnaire Français Chinois, Larousse, 2007) …”.

    Lý do nói rằng đoạn văn trên có vẻ đi xa trọng tâm bài viết thì chắc độc giả đã thấy được phần nào. Đoạn trên nêu ra các từ ngữ ưa dùng của 2 miền Nam Bắc xưa kia, hoặc của người Việt trong nước và ngoài nước hiện nay. Trong khi trọng tâm chính của bài là bàn về cách dùng cho đúng 2 chữ “Quân chủ” và “Phong kiến” khi nói đến lịch sử Việt Nam trước thời thành lập nền Cộng Hoà.

    Để bàn cho đầy đủ các ví dụ trong đoạn trên, từ ngữ nào là đủ nghĩa, sáng sủa thì phải có những bài viết riêng rẽ, dài hơn. Không nên chỉ đưa ra các ví dụ lấp lửng như vậy, và ngay ở các ví dụ trên, có ví dụ cũng chưa hẳn đúng với cách nhìn của nguồn trích. Ví dụ:
    – Dị Ứng 異 應 thay cho Phản Ứng 反 應: Tác giả Lê Hữu, trong bài “Ngôn ngữ ngậm ngùi” viết: “…Dị ứng: Không dễ tìm được từ ngữ nào tương đương trong “tiếng Việt cũ” (không hẳn là “phản ứng” hay “khó chịu”). Nói: “Tôi rất dị ứng với cái từ ấy”, nghe giống như là ăn phải món gì đó, hoặc uống nhằm thứ thuốc men gì đó, da dẻ phát ngứa, nổi mề đay, gãi sồn sột…”
    http://damau.org/archives/9635
    – Chất Lượng 質 量 thay cho Phẩm Chất 品 質: Tác giả Lê Hữu, trong bài “Ngôn ngữ ngậm ngùi” viết: “… Nhiều người Việt ngoài nước vẫn phê phán hai chữ “chất lượng” của “tiếng Việt mới”, cho rằng “lượng” không thể nào là “phẩm” được, và nói “nâng cao chất lượng” là không đúng mà phải nói “nâng cao phẩm chất”. Thực ra, không phải người Việt trong nước không biết rằng chữ “lượng” (trong từ ngữ “chất lượng”) là chỉ mức độ lớn nhỏ, nhiều ít, cân đo đong đếm được. Cũng không phải họ không biết đến hai chữ “phẩm chất”. Từ ngữ này vẫn có trong từ điển tiếng Việt của họ, và được định nghĩa “Cái làm nên giá trị của người hay vật” (và còn cho ví dụ: “Hàng kém phẩm chất”). Trong lúc “chất lượng” được định nghĩa “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” (Từ điển tiếng Việt, Nhiều tác giả, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, 2006). Như vậy thì hai từ ngữ này có nghĩa tương tự, thế nhưng họ lại sính dùng “chất lượng” hơn, và giải thích rằng, nói “chất lượng” là để… phân biệt với “số lượng …”.
    http://damau.org/archives/9635

    Tóm lại, góp ý của tôi chỉ là muốn viên ngọc được toàn bích hơn. Nên bỏ bớt đoạn văn trên để tránh tạo tì vết có thể xảy ra hoặc không đáng có cho ánh sáng độc đáo, kỳ lạ của bài viết.

    Trân trọng cảm ơn tác giả Nguyễn Vĩnh-Tráng và mạng Việt Thức.
    Trần Tư Bình

  6. 6

    TT

    Phong trào Dân Chủ không phải luôn luôn thất bại mà chỉ chưa thành công. Cứ tưởng chừng chế độ Phong Kiến vĩnh viễn biết mất trong lịch sử chính trị Việt Nam, nhưng chưa, như chuyện một chiếc cầu chưa xây xong đã sập. Ở giai đoạn hiện nay là những hy sinh, là những bắt bớ, tù đày… Không ai chối cãi rằng chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay là một chế độ phản dân, hại nước, một chế độ phi dân chủ, phản nhân quyền, đi ngược lại đà tiến bộ của văn minh nhân loại. Các lãnh tụ được coi là thần thánh được đặt lên bệ thờ, hoặc được đưa vào lăng tẩm để trân trọng, còn những cá nhân lỗi lạc hoặc những bộ óc siêu việt thì khó mà biến thành thần thánh. Ý của giai cấp thống trị là ý Trời. Chủ thuyết sinh ra một sản phẩm tinh thần có vai trò chi phối cách hành xử của dân chúng. Chế độ khắc nghiệt cấm người dân lên tiếng phản biện. Bày tỏ ý kiến khác với lãnh đạo là coi như chống đối chế độ. Phê bình, phê phán lãnh đạo là tội khi quân, chỉ có một con đường là chết. Chế độ là độc tôn, là chính đạo, mọi thứ đạo hay tôn giáo khác đều là tà đạo và cần phải tiêu diệt. Ô chao, tất cả đúng là Phong Kiến trá hình.
    Dân chủ là mảnh đất mầu mỡ để cho con người phát triển. Thật vậy, vì con người, dù da vàng, trắng, hay đen, tất cả đều là một hạt mầm. Nếu nó được gieo trên một mảnh đất mầu mỡ, được hưởng những quyền tự do căn bản, như tự do bầu cử, tự do ngôn luận, thì khi đó người dân cũng như hạt mầm có cơ hội nẩy mầm, phát triển và đất nước được giàu mạnh.
    Cám ơn TS. NguyênVinhTrang và các anh về bài viết và góp ý bình luận.
    Một lần nữa, tôi lại nghĩ đến chữ « Nếu », để có thể làm tất cả những gì mình muốn làm : Từ Tâm và Nguyện Vọng của một con người.

    TT.

  7. 7

    Nguyễn Vĩnh-Tráng

    Kính Ông Trần Tư Bình,

    Kính xin cám ơn Ông nhiều, đã khích lệ tôi. Phần góp ý của Ông về mục « ngôn ngữ » trong bài viết thật xác đáng, và nhờ đó tôi được học hỏi thêm. Tôi xin thừa nhận khuyết điểm của tôi và tôi sẽ xem lại thật kỷ mục nầy, nhất là về nguồn trích.

    Nhân đây, tôi cũng kính xin cám ơn Ông Chu Việt, tác giả bài viết rất đặc sắc « Tiếng Việt Đôi Bờ », đã nhắc nhở tôi nên thận trọng về mục nầy.

    Kính xin cám ơn độc giả TT đã góp ý quý báu. Tôi cũng ước mong « Từ Tâm và Nguyện Vọng trong lành của một con Người ».

    Kính xin thành thật cám ơn quý Vị nhiều.

    Kính,
    NVT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.