Lấy cảm hứng từ những thành tựu của các vận động quần chúng nhằm lật đổ các chế độ độc tài trong thế giới Á-Rập (Tunisia, Ai-Cập, Jordan, Yemen, Algeria, Libya, vv…) vô số trang mạng, mạng ký, cổng mạng kêu gọi người Việt trong và ngoài nước bất kể thành phần xã hội tích cực khởi động hay tham gia các hoạt động tương tự. Hàng chục hội đoàn hải ngoại với số đoàn viên từ một người đến vài chục người hay nhiều hơn đã công khai liên minh và thống nhất ý chí hỗ trợ những người trong nước xuống đuờng tranh đấu cho những mục tiêu như tiến hành cách mạng hoa lài, cách mạng hoa sen, giải thế chế độ cọng sản, tranh đấu cho nhân quyền, vv….(1, 2, 3, 4).
Nếu những lời kêu gọi đó đến được tai người nghe, nếu những người trẻ tuổi trong nước tham gia các cuộc vận động đó biết vận dụng mạng và các dụng cụ như máy tính có kết nối vào mạng, điện thoại di động, và các nhu liệu ứng dụng trên mạng như Facebook, Twitter, YouTube, Multiply, các điện thư miển phí, các trang mạng cá nhân vv…, họ có thể tạo nên những mạng lưới xã hội có khả năng giúp họ đánh giá một cách chính xác tình hình trước mắt và nhanh chóng tổ chức những cuộc biểu tình đông người (5).
Đây là một việc làm không cần thiết. Điều cần phải làm, là tìm hiểu các điều kiện ắt có và đũ đưa đến những phong trào vận động quần chúng long trời lở đất có khả năng đánh sụp chế độ toàn trị cọng sãn.
Điều kiện ắt có thì ai cũng biết và do đó không cẩn phải nói nhiểu hơn: chế độ cọng sãn toàn trị tại Việt Nam áp bức người dân rất nhiều hơn so với các chế độ độc tài đã bị đánh sụp như Ben Ali tại Tunisia sau 28 năm, hay Mubarak tại Ai Cập sau 43 năm, mà nơi nào áp bức càng nhiều thì nơi đó yêu cầu đấu tranh cho tự do dân chủ càng cao.
Các điều kiện đủ nằm trong nhận thức của người trong nước và trong các sự cố ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Nhận thức của người trong nước là điều kiện đủ thứ nhất. Điều kiện này vô cùng phức tạp và có thể thuộc một hay nhiều lảnh vực như kinh tế, xả hội, chính trị, và văn hóa. Nói chung, khi cùng khổ, đói rách, thất nghiệp và bất ổn kinh tế là phổ cập, khi những ngỏ ngách kiếm sống của người dân dù hợp pháp hay không đã bị bít kín, khi các bức xức và công phẩn sâu sắc về việc các quyền tự do tín ngưởng, ngôn luận, tụ tập, vv… của mình bị công khai chà đạp đã lên tới mức không thể chịu đựng được nửa, khi ý thức chế độ đã thối nát từ gốc tới ngọn và có khả năng sụp đổ nếu phải đương đầu với những thách đố vượt quá khả năng đối trị của bộ máy toàn trị đã hiển thị đậm nét, người dân sẽ hướng về và ủng hộ các cá nhân, tổ chức, hay phong trào chống đối.
Việc hướng về hay ủng hộ này tuy không nhất thiết đưa đến hiện tượng tự phát theo đó người dân ồ ạt xuống đường hô hào tranh đấu lật đổ chế độ toàn trị. Người dân sẽ làm tất cã những gì cần thiết – và hơn thế nửa – để giúp xóa tên chế độ chỉ khi nào họ cảm nhận được cuộc vận động chắc chắn sẽ thành công. Từ ngàn xưa, thái độ không làm gì cả hay chỉ tham gia khi nắm chắc 100% phần thắng là một lựa chọn thuần lý cũa con người bình thường – dù là họ là người cùng khổ, những người dân lương thiện bình thường, kẽ quyền cao chức trọng tột cùng, hay những nhà kinh doanh cực kỳ giàu có – khi phải đối đầu với một chế độ hay tập đoàn toàn trị. Các chế độ đó có thể là những chế độ quân chủ phong kiến, độc tài hay quân phiệt chuyên chính về phía phải, hay toàn trị Mác-Xít/Lê-nin-nít cọng sãn về phía trái. Điễm tương đồng giữa các chế độ toàn trị đó là chúng luôn luôn sẵn sàng áp dụng bạo lực tuyệt đối không những đối với người ra mặt chống đối mà còn với cả gia đình họ hàng và bạn bè thân thuộc của họ mà không vướng mắc hay ưu tư về các tính tương xứng với tội phạm và nhân đạo của các biện pháp trù dập. Qua các thời đại, các biện pháp này có thiên hình vạn trạng: từ voi dày ngựa xé, tùng xẽo, chém ngang lưng đến tru di tam tộc, giết chết không xét xử, tập trung học tập cải tạo lâu dài, vỉnh viễn không cấp hộ khẩu, cấm cửa con cháu các người chống đối học hành hay tham gia các tổ chức sinh hoạt xã hội, vv và vv…
Qua các biện pháp đó, các chế độ chuyên chính toàn trị tạo dựng ra đuợc một thế giới đảo ngược, một “Nông Trại Súc Vật” cho mọi người(9), hay một không thời của “Đêm Giửa Ban Ngày” (10) cho những người ngay ngày hôm trước hay đã một thời là những đứa con được chế độ nâng niu ưu đải nhất. Trong các không thời hay thế giới đó, nếu phải nhẩn nhục im lặng chịu đựng, hay thậm chí nhận tội bừa nếu bị đưa ra tòa để tránh di họa đến con cái, cha mẹ, anh chị em, ông bà, bè bạn, láng giềng gần xa thì tuy có thể gây bức xức với người ngoài, nhưng không nhất thiết phải được đánh giá là sai trái. Tất nhiên, trong mọi chế độ toàn trị, sẽ có những người không hề biết sợ, sẽ có những người đã cảm nhận từ trong thịt xương của mình rằng “môt chử nói thật sẽ cân nặng hơn tất cả thế gian này” (11) và do đó họ chỉ có thể nói thật dù phải trả bất cứ giá nào, và những người dám “từ chối không tố cáo các bạn bè và đồng nghiệp của họ”, những người mà “lòng can đảm và sự chịu đựng.. vượt quá khả năng cảm nhận của chúng ta”(12).
Những người đó, cho dù họ chỉ là một người đơn độc, hay một số người rất nhỏ, nhưng sự hiện diện của họ tự nó không cho phép bất cứ ai đánh giá thấp xã hội trong đó họ đang sống và đang công khai chiến đấu. Nói cho cùng, lòng nhân đạo và đạo lý không cho phép ai đòi hỏi mọi người dân sống duới một chế độ toàn trị phải là những người can đảm phi thường như thế. Người dân sẽ chứng minh ý dân là ý trời và sẽ hành động thích đáng khi thời cơ đến. Nếu có một điều mà lịch sử đã chứng minh được, đó là nếu sợ hải là một bệnh truyền nhiểm lan tràn theo cấp số cọng, bệnh truyền nhiểm “không sợ” lan tràn nhan hơn bội phần theo cấp số nhân. Nhiệm vụ của người chống đối là sát cánh làm việc cùng người dân ở mọi nơi để giải trừ sợ hải và tạo dựng được thời cơ đó.
Diều kiện đủ thứ nhì là các sự cố ngoài tầm kiểm soát của mọi người, nhất là ĐCSVN và các định chế hỗ trợ. Các sự cố này rất đa dạng. Ta chỉ có thể tạm liệt kê:
• Sự biến mất đột ngột của một hay nhiều nhân vật chủ chốt trong bộ máy toàn trị tạo nên những khoản trống từ đó nảy sinh ra việc tranh dành chia chác quyền lực và bổng lộc không nhân nhượng giữa các kẻ còn lại.
• Các thay đổi chính sách của các nước láng giềng hay các siêu cuờng về các mặt kinh tế, địa chính trị, văn hoá, vv…có khả năng đòi hỏi hay ép bộ máy cai trị toàn trị vào những quyết định mà hậu quả không ai lường được.
• Các đáng giá hay bình luận của những tổ chức quốc tế có uy tín về các hành vi, kết quả, hay tác phong của nhà nước toàn trị và các nhân vật lảnh đạo của nó.
• Các tiến bộ khoa học kỷ thuật hay công nghiệp có khả năng thay đối cán cân quyền lực giửa các quốc gia hay giủa các thành phần xã hội trong một nước.
• Các thiên tai tự nhiên lớn như động đất hay lụt lội trầm trọng.
• Các tai hoạ nhân tạo như ô nhiễm khí trời, nước sông, đất đai, nước uống tạo nên bệnh tật các loại.
• Và nhiều sự cố khác…
Ảnh hưởng của các sự cố ngoài tầm kiễm soát của nhà nước rất lớn nhưng rất khó tiên liệu. Ví dụ, các thông tin chính xác về các tiến bộ khoa học kỷ thuật tại Tây Phương, nhất là các thông tin về chương trình “Chiến Tranh Sao Trời” (Star War) tại Mỹ đã là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tổng bí thư đảng cọng sãn Nga Mikhail Gorbachev tiến hành các chương trình Perestroika (chuyển dịch cơ cấu) và glasnost (cởi mở), với hậu quả là sự đột ngột sụp đổ toàn diện của chế độ cọng sản tại Nga vào năm 1989. Gần hơn, cũng chính các thông tin chính xác về cuộc cách mạng hoa nhài tại Tunisia vào tháng Giêng năm nay (2011) qua mạng internet và các phương tiện thông tin cổ điển như radio, tivi, báo chí đã giúp tạo nên một mùa xuân Á-Rập theo đó người dân tại các nước Á-Rập như Ai Cập, Yemen, Libya, vv… đã vùng lên tìm cách lật đỗ các chế độ độc tài đã liên tục cai trị họ 20, 30 hay 40 năm qua.
9 Tháng Năm 2011
Chú Thích
(1) Lời Kêu Gọi của Kỹ Sư Lê Quang Minh ngày 20/02/2011 làm tại Sài Gòn và đăng tại: http://tailieubauxite.webs.com/ Đây chỉ là một trong rất mhiều lời kêu gọi tương tự có thể tìm thấy khi truy cập mạng.
(2) Dinhtan’s Blog: Sinh Viên Toàn Quốc Thực Hiện Cuộc Cách Mạng Hoa Sen http://dinhtan.wordpress.com/2011/03/02/sinh-vien-toan-qu%E1%BB%91c-th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-cu%E1%BB%99c-cach-m%E1%BA%A1ng-hoa-sen/ và rất nhiều trang mạng khác cùng tải một thông điệp.
(3) Cách Mạng Hoa Nhài cho Việt Nam, Người Quan Tâm, February 27, 2011, http://www.vietthuc.org/2011/02/27/cach-m%E1%BA%A1ng-hoa-nhai-cho-vi%E1%BB%87t-nam/.
(4) Ví dụ một cỗng mạng: danlambaovn.wordpress.com
(5) Xem bài tham luận “Thời của Người Cùng Khổ” của Chấn Minh http://www.vietthuc.org/2011/02/10/th%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-cung-kh%E1%BB%95/ (Truy Cập ngày 01 Tháng Ba 2011)
(6) Kami, “Điều quan trọng để cho một cuộc xuống đường thành công: Công tác tổ chức” Nguồn: http://rfavietnam.com/node/448 (Có thể xem trọn bài viết được đăng lại ở đây: “Điều quan trọng để cho một cuộc xuống đường thành công: Công tác tổ chức” Posted on March 7, 2011 by truongthondlb3 https://danlambaovn9.wordpress.com/2011/03/07/di%E1%BB%81u-quan-tr%E1%BB%8Dng-d%E1%BB%83-cho-m%E1%BB%99t-cu%E1%BB%99c-xu%E1%BB%91ng-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-thanh-cong-cong-tac-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c/
(7) Người Việt Nam có hèn không? Đuốc Phạm-Thành-Sơn Nguyen Huu Nghia, March 8, 2011 http://www.vietthuc.org/2011/03/08/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-nam-co-hen-khong-du%E1%BB%91c-ph%E1%BA%A1m-thanh-s%C6%A1n/
(8) Carl Robinson, “Why Vietnam won’t fall” xem được tại đây: http://www.vietthuc.org/2011/03/17/se%CC%83-khong-co-cach-m%E1%BA%A1ng-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam/
(9) George Orwell “Animal Farms”, đọc miển phí tại đây: http://www.george-orwell.org/Animal_Farm/index.html
(10) Vũ Thư Hiên “Đêm Giửa Ban Ngày” Tiếng Quê Hương, Virginia 2003. Đọc miễn phí tại đây: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4nqntn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1
(11) Ngạn ngữ Nga, được Aleksandr I. Solzhenitsyn nhắc lại khi kết thúc bài thuyết giảng nhận giải Nobel Văn Chương năm 1970. Đọc toàn bộ bài thuyết giảng nguyên bản tiếng Nga ở đây: http://nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/1970/solzhenitsyn-lecture-ru.html hay bản dịch tiếng Anh: http://nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/1970/solzhenitsyn-lecture.html
(12) Alan Charles Kors, “Có “Hậu chủ nghĩa xã hội” chăng?”
Lê K. Hiển dịch, Ðông Hiến hiệu đính. http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13780&rb=0402