Trong năm 2010, Bưu Điện Liên Bang Hoa Kỳ đã phát hành con tem 44 xu với một biểu tượng đặc biệt: thân thiện hoá Chiến sĩ Hoa Kỳ sát cạnh Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, dưới hàng chữ “Brothers Always” [Luôn luôn Anh Em –Huynh Đệ Chi Binh], trong khi Cờ Hoa Kỳ chắp cánh tung bay với Cờ Việt Nam Cộng Hoà. Tất cả được bao bọc bởi vòng chữ khắc vàng “Freedom is The True Possession of Those That Have The Courage To Defend It” [Tự do là Quyền Sở Hữu Đích Thực của Những Ai có Cam Đảm Bảo Vệ quyền lợi đó]. Cử chỉ hào hiệp này phần nào vớt vát cái liêm sỉ tính toán của “Đồng Minh” đã từng bỏ rơi “Người Anh-Em” da vàng mũi tẹt từ năm 1972, khi “mission impossible #1″ đã khép màn, để rút cuộc bán đứng Miền Nam Việt Nam cho băng đảng Cộng Sản Á-Châu từ năm 1975 cho tới nay đã hơn 35 năm dài buồn thảm. Buồn cho kẻ bất đắc dĩ chạy theo bắt bóng. Thảm cho hơn 80 triệu người dân Việt thất thểu, đắm đuối ngược dòng lịch sử, hụt hẫng, thụt lùi.
Biểu tượng con tem 44 xu Mỹ làm người sử dụng chợt nghĩ tới khẩu hiệu răng vẩu tung hô phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” do chính lãnh đạo Trung Quốc đưa ra xác định tư tưởng chỉ đạo phát triển quan hệ hai nước Việt – Trung. Không biết quý ngài trong cuộc — và lũ bề tôi, kẻ tớ — có thực sự tin vào cái phương châm mạ vàng này hay không?
Dù sao chăng nữa, Toà soạn Việt Thức cũng ghi nhận cử chỉ “Mỹ-đẹp” của những chủ trương tử tế, nhân từ, thiện nguyện hơn: nếu Người Mỹ là “nhà buôn”, thì Trung Cộng ắt phải là kẻ “gian thương-thổ phỉ” tai hại gấp bội. Quá khứ là kinh nghiệm máu cho cả Nước Việt Nam. Đau thương là liều thuốc đắng tăng trưởng nghị lực, chấn hưng chí khí cho cả Dân Tộc. Từ những biểu tượng xây dựng [hư-thực] “tình người”, chúng ta hãy cố gắng bước gần hiện tượng của một cộng đồng nhân loại thực sự hài hoà phồn thịnh, không lợi dụng lừa đảo, không bóc lột phương hại lẫn nhau. Kể cả việc không bán-rẻ-nhau để sinh tồn.
TS. LS. Lưu Nguyễn Đạt
Bài viết dưới đây được nhìn theo những bì thực gởi trong dòng tem VNCH từ năm 1956 trở về sau cho đến những ngày cuối cùng của chính thể Miền Nam Việt Nam.
Sau năm 1956 với nhu cầu mở rộng thêm hệ thống Bưu Chính và nhận thêm nhiều công chức phục vụ trong Bưu Điện, giá cước gởi thư đi trong nội địa (20 grams trở xuống) đã được điều chỉnh từ 1 đồng 50 xu lên hai đồng.Trước thời gian này một cái thư gởi nội địa đã tăng từ 1.20 đồng lên 1.50 , các bì thực gởi trong thời gian có giá cước 1.20 rất hiếm cũng như các bì mang giá cước mới 1.50 đồng.Hầu hết những bì thư trong thời kỳ này đều được mang ra ngâm nước để lấy tem , vì sự kiện bán tem chết từng gói 20 tem ra nước ngoài rất có giá cho nên không ai giử lại bì thực gởi cả.
Một bì thực gởi cước phí 1.50 đồng với tem con rùa mang giá mặt 1.50 gởi đi ngày 31-1-1956.
Bắt đầu năm 1957 giá cước tăng lên 2 đồng , nhiều bộ tem mới có nhiều giá tiền hơn đã được phát hành.
Bì thư gởi đi năm 1958 với con tem cao nguyên mang giá mặt 2 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1959 cũng với con tem cao nguyên 2 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1960 với con tem Cải Cách Điền Địa giá mặt 2 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1961 với con tem Nhiệm Kỳ 2 Ngô Đình Diệm giá mặt 2 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1961 với con tem Phát Triển Cộng Đồng giá mặt 2 đồng.
Đầu năm 1962 Bưu Điện Sài Gòn cho áp dụng giá biểu mới cho loại bì thư gởi trong nước không quá 20 grams là 3 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1962 với con tem Cải Cách Điền Địa giá mặt 3 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1963 với con tem Bản đồ VN và cờ giá mặt 3 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1964 với con tem Đập Đa Nhim giá mặt 3 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1965 cũng với con tem bản đồ giá mặt 3 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1966 với con tem Thanh Niên 4T mang giá mặt 3 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1967 với 3 con tem Đời Sống Dân Chúng mổi con có giá mặt 1 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1968 với con tem Đám Cưới giá mặt 3 đồng.
Đến năm 1969 vật giá bắt đầu leo thang , lạm phát trầm trọng chính quyền Sài Gòn đột nhiên tăng giá tất cả mọi thứ thuế , giá cước tem bưu chính cũng không nằm ngoài ngoại lệ.Một bì thư lúc trước gởi đi chỉ có 3 đồng bây giờ tăng gấp đôi thành 6 đồng. Bì thư gởi đi năm 1969 với 2 tem Tổng Động Viên mổi tem mang giá mặt 3 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1970 với tem Chim mang giá mặt 6 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1971 với tem Bưu Trạm Thuở Xưa mang giá mặt 6 đồng.
Bì thư gởi đi năm 1972 với hai tem Cá và Phát Triển Ngư Nghiệp tổng cộng giá tiền cước 6 đồng.
Đầu năm 1973 tình hình lạm phát vẩn tiếp tuc leo thang , bưu điện Sài Gòn lại điều chỉnh giá cước lên 10 đồng cho một bì thư gởi trong nước.
Bì thư gởi đi tháng 3 năm 1973 với 2 tem Phát Triển Sách mổi tem có giá mặt 5 đồng.
Bì thư gởi đi tháng 4 năm 1973 với tem Quảng Trị mang giá mặt 10 đồng.
Bì thư gởi đi tháng 10 năm 1973 với tem Lính Thú Đời Xưa mang giá mặt 10 đồng.
Chỉ trong vòng một năm (1973) bưu điện Sài Gòn lại phải tăng giá cước thêm 5 đồng nửa vào cuối năm 1973.
Bì thư gởi đi tháng 12 năm 1973 với 3 tem mang giá mặt tổng cộng 15 đồng.
Bì thư gởi đi tháng 1 năm 1974 với tem Phát Triển Quốc Gia mang giá mặt 15 đồng.
Không chịu nổi với giá cả leo thang chóng mặt Bưu Điện Sài Gòn một lần nửa điều chỉnh giá cước lên 25 đồng vào tháng 4 năm 1974.
Bì thư gởi đi tháng 4 năm 1974 với tem Interpol mang giá mặt 25 đồng.
Những bì thư dưới đây đều trả cước phí 25 đồng cho đến ngày Saigon thất thủ
Một bì thư gởi đi ngày 3-10-1974 chỉ mang có 3 con tem với giá mặt 5 đồng mổi con , kết quả là chúng ta thấy cái chữ T trên bì thư thư bị phạt thiếu cước ).
Trong những bì thư mang giá cước 25 đồng chúng ta thấy có một cái mang con tem sửa giá mặt , đó là con tem Thương Binh được in sửa giá từ 10 đồng thành 25 đồng.Trong những ngày tháng cuối cùng của chế độ Sài Gòn có một số các tem còn số lượng nhiều và mang giá mặt nhỏ trong kho được mang ra in đè sửa giá thành 25 đồng.
Những bì thư FDC dưới đây cho chúng ta biết ngày bưu điện cho sửa giá.
Người Sưu Tầm
2 Comments
Mien Nam Que Toi
Rất Cám ơn Quý Vị Đã SƯU TẦM được 1 Loạt những TEM của ngày xưa ..thật QUÝ Giá Vô Cùng
Ha
Lam sao mua tem Brothers Always?
day la tat ca tem do USPS phat hanh nam 2010
https://shop.usps.com/webapp/wcs/stores/servlet/SRACategoryView?storeId=10052&langId=-1&catalogId=10001&sraCategoryId=10000112&parent_category_rn=10000075