CÔNG VĂN CHỮ NÔM THỜI TRỊNH-NGUYỄN
(Phải chăng chữ Nôm, vì quá phức tạp,
nên không phải chữ chính thức của Triều Đình) ?
Dưới thời Trịnh-Nguyễn, người ta thường nghĩ chỉ có những bài thơ, bài văn của các thi nhân, văn sĩ, được viết bắng chữ Nôm. Nhưng thật ra, theo các nhà khảo cứu văn học, và mới đây, theo Hán Nôm làng xã
xứ Huế (Nguyễn Văn Thịnh, Tạp Chí Sông Hương, trên mạng Internet), thì các công văn như chiếu, chỉ, truyền, phó, thị, trát…, đã có từ đời Lê, để thông báo xuống làng xã, truyền đạt nội dung cần thi hành, cùng các đơn tự, thân trình, tấu bẩm… của các làng xã gởi lên các cấp huyện, phủ, triều đình. Công việc đọc, viết được giao cho một người khoa bảng, do dân bầu hoặc do cấp trên chỉ định, còn việc lưu trữ thì giao cho một viên Thủ Bộ giữ gìn trong nhiệm kỳ của mình, xong nhiệm kỳ thì kiểm kê giao lại cho viên Thủ Bộ mới, với những biên bản bàn giao rất tỷ mỷ chi tiết.
Chuyện cũng dễ hiểu, chữ Hán là thứ chữ, lúc trước, dành cho những chân khoa bảng, còn trong đại chúng, ít ai biết, ít ai dùng, có chăng cũng bập bẹ vài câu, viết được vài chữ. Vậy muốn thông tin đến toàn dân, đại chúng, triều đình và những nhà hữu trách buộc phải dùng chử Nôm, phát âm theo tiếng Việt, là một thứ chữ đã thành hình khá lâu trên đất nước. Ngược lại, người dân, không gì bằng, phát biểu tư tưởng mình một cách chân thật qua tiếng mẹ đẻ.
Thật ra chữ Nôm quá phức tạp : phải biết chữ Hán, mới viết và đọc, nhất là đọc chữ Nôm. Một chữ Nôm có nhiều âm, nhiều nghĩa khác nhau, đôi khi có đến 20 âm khác nhau, như chữ 卒 (âm Hán-Việt : Tốt; âm Nôm : Tốt, Chút, Đốt, Rót, Suốt, Trút…), ngược lại, một chữ Việt, chỉ một nghĩa, lại có nhiều chữ Nôm khác nhau, đôi khi cũng có trên 20 chữ khác nhau, như chữ Tiêu (chữ Nôm : 悄 , 椒 , 簫 , 蕉 , 消 …). Mặc dù có nhiều chữ dùng bộ thủ để gợi ý, hay ghép chữ cho âm với chữ cho nghĩa, nhưng phải « đoán » mới đọc được. Vậy chữ Nôm tuy đã được hình thành, nhưng chưa có sự thống nhất trong cách viết, chưa chuyển đạt được một cách chính xác tư tưởng của người viết trên giấy tờ.
Có lẽ cũng vì thế, mà qua các triều đại, chữ chính thức của triều đình vẫn là chữ Hán, ngay cho dưới triều Tây Sơn, cho đến khi chữ Quốc Ngữ, dựa trên chữ cái Latinh, thành hình, thì chữ Nôm, chẳng những bị đại chúng quên lãng, mà cả đến các sĩ phu, các cơ quan hành chánh quốc gia cũng không dùng đến.
Trong tinh thần trên, bài nầy đưa ra một công văn chữ Nôm, thời Trịnh-Nguyễn, để chứng minh sự phổ biến khá rông rãi các công văn thời Lê, Trịnh-Nguyễn, mà cả những nhà hữu trách cho đến nhân dân đều muốn phát biểu bằng tiếng mẹ đẻ, cùng sự phức tạp để viết và đọc, nhất là đọc chữ Nôm.
Các công văn chữ Nôm bị mất mát rất nhiều, ngoại trừ một số còn lại do các giáo sĩ thuộc hội « Thừa Sai Paris » (Mission Etrangère de Paris -MEP), còn giữ. Công văn mà tôi sử dụng, được lấy ở Bulletin des Amis du Vieux Huê ( BAVH, Janvier-Mars 1926. Trang 50) (Xem hình chụp đính kèm). Tôi đã dựa một phần nào, do vài chữ bị mờ, vào bản dịch âm của cụ Bửu Cầm mà Tạ Chí Đại Trường cho trong Lịch Sử Nội Chiến 1771-1802 (LSNC, Công An Nhân Dân, Hànội, 2006. Trang 424), và cuốn Đại Tự Điển Chữ Nôm – ( ĐTĐCN, NXB Văn Nghệ. TPHCM, 1999 ), của Vũ Văn Kính, để viết lên bài nầy.
Công văn nầy là bản sao, dưới triều Minh Mạng, của bức thư do Nguyễn Vương gởi cho giáo sĩ Jacques Liot, « Bề Trên » hai tiểu chủng viện, là hai trường trung học đệ nhất cấp, ở Tân Triều và Lái Thiêu, để nhờ mua lương thực. Chủng viện do tiếng Latinh Seminarium, có nghĩa là vườn ươm, nơi đào tạo chủng sinh người Việt, để thành linh mục.
Công văn có 146 chữ Nôm, 27 chữ Hán, viết khá đẹp, khá rõ ràng, và 2 chữ Hán khắc theo lối chữ triện khá tinh vi, trên con dấu. Cọng (cộng) tất cả là 175 chữ.
Qua công văn nầy ta thấy chữ Mãi (Hán) 買 , có khi dùng theo dạng Giả Tá (gt), đọc là Mới, có khi dùng âm Hán-Việt (âhv), đọc là Mãi (mua). Chữ Nay (Nôm) , dưới dạng Hình Thanh (ht), hợp chữ Ni (Hán) 尼 , cho âm với chữ Kim (Hán) 今 (ngày nay) cho nghĩa (trong công văn nầy chữ Nay (Nôm) được viết hai cách khác nhau ở hai nơi ; dưới dạng Hình Thanh (ht) và 今 dưới dạng Đọc Nghĩa (đn)). Chữ Nữa (Nôm) 姅 , dưới dạng Giả Tá Âm Nôm (gtân) của chữ Nửa 姅 (Nôm), trong khi chữ Nửa (Nôm) lại dưới dạng Hình Thanh (ht), hợp chữ Nữ (Hán)女 cho âm với chữ Bán (Hán) 半 (một nửa) cho nghĩa. Vậy như đã trình trên, phải biết chữ Hán, rồi theo câu văn mà « đoán » mới đọc được một bản văn chữ Nôm. Thế mà trong tiếng Việt có câu « Nôm na là cha mách qué » để chế giễu chữ Nôm, nghĩ cũng lạ.
Vì hình chụp trong BAVH rất mờ, tôi viết lại để độc giả khỏi mất công dò từng chữ. Tôi viết từ trái qua phải và từ trên xuống dưới :
詞 于 ,
柴 該 塲 午 咍 . 皮 接 体 冲 本 道 柴 朱 冘 密 信 共 來 普 各 理 買 詳 底 事 , 吏 如
連尼 官 軍 燒 甚 橈 , 仍 麻 糧 餉 群 姅 , 丕 年 差 屬 内 該 隊 充 德 侯 領 詞 貳
封共 十 鐮 柒 兩 燒 本 道 冘 . 急 差 心 腹 冘 充 德 侯 共 詞 呈 過 上 師 午 詳
棋事 , 群 十 鐮 時 所 持 柴 共 本 道 物 意 麻 辨 買 粮 米 助 欺 危 急 , 朋 買 特 包 橈
多 ; (nháy) 益 善 強 卒 如 買 耒 煩 忌 本 道 伎 載 粮 意 調 回 交納 , 便 於 給 發 . 今 詞 .
景興 四 十 四 年 十 一 月 二 十 二 日
明命 捌 年 五 月 弍 拾 五 日 取 舊 留 抄 左 軍
Để rõ ràng hơn, tôi viết dưới dạng song song :
Hàng thứ nhất cho chữ Nôm, hàng thứ hai cho âm Hán-Việt, hàng thứ ba cho âm Việt (Nôm, Nam).
Với các dạng :
Giả Tá (gt), Hình Thanh (ht), Âm Hán-Việt (âhv), Giả Tá Âm Nôm (gtân), Viết Đơn Giản (vđg), Đọc Nghĩa (đn) để độc giả theo dõi dễ dàng, và cuối cùng viết lại công văn cho dễ đọc, dễ hiểu.
Chữ Nôm : | 詞 | 于 , | 柴 | 該 | 塲 | 午 | 咍 . | |
Âm Hán-Việt : | Từ | vu, | Sài | Cai | trường | ngọ | khẩu+thai. | Ni+kim |
Âm Việt : | Tờ (âhv) | vu (âhv), | Thầy (gt) | Cai (âhv) | trường (âhv) | ngỏ (gt) | hay (ht). | Nay (ht) |
皮 | 接 | 体 | 冲 | 本 | 道 | 柴 | 朱 | |
bì | tiếp | thể | 1/2ngại | xung | bổn | đạo | Sài | chu |
vừa (gt) | tiếp (âhv) | thấy (gt) | người (gt) | trong (gt) | bổn (âhv) | đạo (âhv) | Thầy (gt) | cho (gt) |
冘 密 信 共 來 普 各 理 買 詳
1/2đam mật tín cọng lai phổ các lý mãi tường
đem(gt) mật (âhv) tín (âhv) cùng (gt) lại (gt) phổ (âhv) các(âhv) lý (âhv) mới (gt) tường (âhv)
底 事 吏 如 連 尼 官 軍 燒
để sự, lại như liên ni quan quân thiêu
để (âhv) sự (âhv), lại (âhv) như (â hv) trên (gt) nầy (gt) quan (âhv) quân (âhv) theo (gt)
甚 | 橈 | 仍 | 麻 | 糧 | 餉 | 群 | |
thậm | nhiêu, | nhưng | ma | lương | hướng | quần | mại (vđg)+thập |
thậm (âhv) | nhiều (gt), | nhưng (âhv) | mà (gt) | lương (âhv) | hướng (âhv) | còn (gt) | mười (gt) |
………………….
姅 | 丕 | 年 | 差 | 屬 | 内 | ||
thai+nhị | 1/2ngại | nữ+bán, | phỉ (đn phi là vậy) | niên | sai | Thuộc | Nội |
hai (ht) | ngày (gt) | nữa (gtân nửa), | vậy (đn) | nên (gt) | sai (âhv) | Thuộc (âhv) | Nội (âhv) |
該 隊 充 德 侯 領 詞 貳 封
Cai Đội Sung Đức Hầu lĩnh từ nhị phong
Cai (âhv) Đội (âhv) Sung (âhv) Đức (âhv) Hầu (âhv) lãnh (âhv) tờ (gt) nhị (âhv) phong (âhv)
共 | 十 | 鐮 | 柒 | 兩 | 燒 | 本 | |
cộng | thập | kim+liêm | thất | lưỡng | thiêu | 1/2ngại | bổn |
cùng (gt) | thập (âhv) | liềm (gtân liêm) | thất (âhv) | lượng (gt) | theo (gt) | người (gt) | bổn (âhv) |
道 | 冘 | . | 急 | 差 | 心 | 腹 | 冘 | |
đạo | 1/2đam | yêu+hạ. | Cấp | sai | 1/2ngại | tâm | phúc | 1/2đam |
đạo (âhv) | đem (gt) | xuống (ht). | Kíp (gt) | sai (âhv) | người (gt) | tâm (âhv) | phúc (âhv) | đem (gt) |
充 | 德 | 侯 | 共 | 詞 | 呈 | 過 | 上 | |
Sung | Đức | Hầu | cộng | từ | yêu+hạ | trình | quá | Thượng |
Sung (âhv) | Đức (âhv) | Hầu (âhv) | cùng (gt) | tờ (gt) | xuống (ht) | trình (âhv) | qua (gt) | Thượng (âhv) |
師 午 詳 棋 事 群 十 鐮 時
Sư ngọ tường kỳ sự, quần thập kim+liêm thì
Sư (âhv) ngỏ (gt) tường (âhv) cơ (gt) sự (âhv), còn (gt) thập (âhv) liềm (gtân liêm) thì (âhv)
所 | 持 | 柴 | 共 | 本 | 道 | 物 | 意 | 麻 | |
sở | trì | Sài | cộng | bổn | đạo | lễ+dĩ | vật | ý | ma |
sở (âhv) | trì (âhv) | Thầy (gt) | cùng (gt) | bổn (âhv) | đạo (âhv) | lấy (ht) | vật (âhv) | ấy (gt) | mà (gt) |
辨 買 粮 米 助 欺 危 急
biện mãi lương mễ trợ khi nguy cấp,
biện ((âhv) mãi (âhv) lương (âhv) mễ (âhv) trợ (âhv) khi (âhv) nguy (âhv) cấp (âhv),
朋 買 特 包 橈 多 ; (nháy) 益 善
bằng mãi đặc bao nhiêu đa đa ích thiện
bằng (âhv) mua (gt) được (gt) bao (âhv) nhiêu (âhv), đa (âhv) đa (âhv) ích (âhv) thiện (âhv)
強 卒 如 買 耒 煩 忌 本 道
cường tốt. Như mãi lỗi phiền kị bổn đạo
càng (gt) tốt (âhv). Như (âhv) mua (gt) rồi (gt) phiền (âhv) cậy (gt) bổn(âhv) đạo (âhv)
伎 載 粮 意 調 回 交 納 便
kỹ tải lương ý điệu hồi giao nạp, tiện
kỹ (gt) tải (âhv) lương (âhv) ấy (gt) điệu (âhv) hồi (âhv) giao (âhv) nạp (âhv), tiện (âhv)
於 給 發 今 詞
ư cấp phát. Kim từ.
ư (âhv) cấp (âhv) phát(âhv). Nay (đn) tờ (gt).
景 興 四 十 四 年 十 一 月 二 十 二 日
Cảnh Hưng tứ thập tứ niên, thập nhất nguyệt, nhị thập nhị nhật.
Cảnh Hưng tứ thập tứ niên, thập nhất nguyệt, nhị thập nhị nhật
明 命 捌 年 五 月 弍 拾 五 日 取 舊 留 抄 左 軍
Minh Mệnh bát niên ngũ nguyệt nhị thập ngũ nhật, thủ cựu lưu sao. Tả Quân.
Minh Mệnh bát niên ngũ nguyệt nhị thập ngũ nhật, thủ cựu lưu sao. Tả Quân.
Như thế, một người biết chữ Hán sẽ đọc như sau :
Từ vu, Sài Cai trường ngọ khẩu+thai. Ni+kim bì tiếp thể 1/2ngại xung bổn đạo Sài chu 1/2đam mật tín cộng lai phổ các lý mãi tường để sự, lại như liên ni quan quân thiêu thậm nhiêu, nhưng ma lương hướng quần mại+thập thai+nhị 1/2ngại nữ+bán, phỉ niên sai Thuộc Nội Cai Đội Sung Đức Hầu lĩnh từ nhị phong cộng thập kim+liêm thất lưỡng thiêu 1/2ngại bổn đạo 1/2đam yêu+hạ. Cấp sai 1/2ngại tâm phúc 1/2đam Sung Đức Hầu cộng từ yêu+hạ trình quá Thượng Sư ngọ tường kỳ sự, quần thập kim+liêm thì sở trì Sài cộng bổn đạo lễ+dĩ vật ý ma biện mãi lương mễ trợ khi nguy cấp, bằng mãi đặc bao nhiêu đa đa ích thiện cường tốt. Như mãi lỗi phiền kị bổn đạo kỹ tải lương ý điệu hồi giao nạp, tiện ư cấp phát. Kim từ.
Cảnh Hưng tứ thập tứ niên, thập nhất nguyệt, nhị thập nhị nhật.
Minh Mệnh bát niên ngũ nguyệt nhị thập ngũ nhật, thủ cựu lưu sao.Tả Quân.
Một người biết chữ Nôm, và tất nhiên phải biết cả chữ Hán nữa, thì đọc như sau :
Tờ vu, Thầy Cai trường ngỏ hay. Nay vừa tiếp thấy người trong bổn đạo Thầy cho đem mật tín cùng lại phổ các lý mới tường để sự, lại như trên nầy quan quân theo thậm nhiều, nhưng mà lương hướng còn mười hai ngày nữa, vậy nên sai Thuộc Nội Cai Đội Sung Đức Hầu lãnh tờ nhị phong cùng thập liềm* thất lượng theo người bổn đạo đem xuống. Kíp sai người tâm phúc đem Sung Đức Hầu cùng tờ xuống trình qua Thượng Sư ngỏ tường cơ sự, còn thập liềm thì sở trì Thầy cùng bổn đạo lấy vật ấy mà biện mãi lương mễ trợ khi nguy cấp, bằng mua được bao nhiêu, đa đa ích thiện càng tốt. Như mua rồi phiền cậy bổn đạo kỹ tải lương ấy điệu hồi giao nạp, tiện ư cấp phát. Nay tờ.
Cảnh Hưng tứ thập tứ niên, thập nhất nguyệt, nhị thập nhị nhật.
Minh Mệnh bát niên ngũ nguyệt nhị thập ngũ nhật, thủ cựu lưu sao.Tả Quân.
* Theo Linh Mục Léopold Cadière, Liềm có thể là một đơn vị quy ước thời bấy giờ chỉ Thoi. Mười thoi, mỗi thoi nặng bảy lượng, là một số tiền lớn. [thủ cựu lưu sao (theo cũ chép lại)].
Qua công văn nầy, ta thấy chữ Nôm rất phức tạp. Phải biết chữ Hán mới viết, nhất là đọc chữ Nôm được. Mà ngay cho biết chữ Hán, người đọc cũng phải đoán mới đọc được. Điều nầy cho ta hiểu một phần nào là tuy chữ Nôm đã được dùng dưới nhà Trần (1225 – 1400), thế mà trải qua các triều đại, chữ Nôm không phải là chữ chính thức của Triều Đình, ngay cho dưới triều Tây Sơn (Lịch Sử Nội Chiến, trang 317). Có lẽ, lúc bấy giờ, ở Việt Nam chưa có Hàn Lâm Viện, để thống nhất thứ chữ đó (1). Rồi chữ Hán được thay thế ngay bằng chữ « Quốc Ngữ », dựa trên chữ cái tiếng Latinh, khi chữ « Quốc Ngữ » đã khá phổ biến trong đại chúng, với khoa thi cuối cùng năm Kỷ Mùi, 1919.
Mặc dù phức tạp, như đã trình trên, chữ Nôm vẫn được dùng khá rộng rãi trong các công văn, chiếu chỉ dưới triều nhà Lê và dưới thời Trịnh-Nguyễn, chứ không chỉ dưới triều Tây Sơn, như nhiều người đã khẳng định.
Ngoài ra, theo Tạ Chí Đại Trường trong Lịch Sử Nội Chiến, các công văn chữ Nôm cho ta thấy rõ chân tính tác giả hơn, nhất là các vị đã có trách nhiệm với Đất Nước. Tạ Chí Đại Trường đã nói lên, khi đọc các thơ của Nguyễn Vương bằng chữ Nôm (Lịch Sử Nội Chiến, trang 422) : Thay vì sáo ngữ của sử quan, « chúng ta thấy rõ con người ông (Nguyễn Vương) hơn… Đọc thư, chúng ta thông cảm với một thường dân, lêng đênh lao khổ, thốt lời chua chát với số mệnh đắng cay, một người bạn chí tình, một người cha thương nhớ con xa cách trong khi day dứt vì chưa làm tròn bổn phận với dòng họ, tổ tiên… Chúng ta biết lịch sử ta thiếu tài liệu tương tự : tài liệu của nhà Nho cung cấp thì thuộc loại đã tổng hợp rồi, tài liệu của người ngoại quốc thì quá xa cách về tâm lý, ý thức, thói quen, nên gây cho người xét lại những sai lầm (đáng tiếc) ».
© TS Nguyễn Vĩnh-Tráng © www.Vietthuc.org
Lập Xuân Tân-Mão.
604 032 011 nvt*ttl*
(1) Dưới triều Tự Đức, Vua Dực Tông Anh có ban cuốn Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca 嗣 德 聖 製 字 學 解 義 歌 , mà các nhà khảo cứu cho là một cuốn Từ Điển Hán-Nôm, với mục đích « diễn tiến thống nhất hóa tự hình chữ Nôm » (Chuyên San Thư Họa. Mạng Internet), nhưng việc in ấn chậm trể, và chữ « Quốc Ngữ » đã thay thế chữ Hán.
Sau đây là 4 câu đầu trong Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca, theo thể thơ lục bát :