Mấy hôm nay định viết một bài về Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nhưng không biết phải viết gì, vì những bài viết về ông đã quá nhiều. Hôm qua, nhân đọc cái note “Về sự sợ hãi” từ blog “Thích học Toán” của Giáo sư Ngô Bảo Châu về Tiến sỹ Vũ, cảm thấy không thể không viết vài lời để nói lên những suy nghĩ của mình.
GS Ngô Bảo Châu
Bắt đầu bài viết ngắn của mình, giáo sư Châu nói rằng: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường”. Mượn lời ông, tôi cũng muốn nói rằng tôi không đặc biệt hâm mộ giáo sư Ngô Bảo Châu, và vì thế không bị lòng ngưỡng mộ chi phối đến nỗi không thể viết một bài phản biện bài viết của ông.
Ngay từ lúc bắt đọc cái note này của ông, tôi cứ ngỡ như mình đang đọc một bài báo của một nhà báo ở New York Times, chứ không phải là của một người Việt Nam. Ông đã viết với giọng văn quá khách quan đến nỗi tôi cảm thấy ông là một người “ngoài cuộc”, nghĩa là ông đứng trên lập trường của một người không gắn cuộc sống, sinh mệnh và trách nhiệm của mình với cái đất nước này. Có lẽ lúc viết ông chỉ nhằm viết sao cho nó khách quan, không bị quan điểm chính trị chi phối. Nhưng đối với một người viết, tôi nghĩ điều quan trọng là mình làm sao để diễn đạt cái quan điểm chủ quan của mình với tinh thần tôn trọng sự thật và trách nhiệm, vậy là đủ. Thật sư tôi chưa hiểu lắm khi giáo sư Châu cho rằng: “Những lý lẽ ông (Ts Hà Vũ) đưa ra tôi (Gs Châu) cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”. Câu này hơi mâu thuẫn với câu tiếp theo: “Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường”. Và nếu không phải là mâu thuẫn thì sự kết hợp của hai câu này cũng tạo cho người đọc cái cảm tưởng có căn cứ rằng ông Châu khẳng định những hành động của Tiến sỹ Hà Vũ mang nhiều tinh thần dũng cảm và lòng nhân hơn là tính hợp lý và trí tuệ.
Rồi cũng trong năm 2010, văn phòng luật sư của hai vợ chồng ông đã dũng cảm nhận lời bào chữa cho sáu giáo dân Cồn Dầu bị truy tố với tội danh ”chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng”. Ông Vũ cũng nhiều lần trả lời phỏng vấn trên các đài thuộc kênh thông tin tự do, yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân mà cụ thể là tố cáo Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh Trung tướng Vũ Hải Triều về tuyên bố của ông Vũ Hải Triều đã đánh sập 300 trang mạng.
Tôi không nghĩ như giáo sư Châu, qua những sự kiện nổi bật liên quan đến tiến sỹ Vũ từ trước đến nay, chúng ta có thể thấy những việc ông đã làm không những sáng suốt, hợp pháp, hợp lòng người, mà còn thể hiện hài hòa tinh thần trách nhiệm với lòng yêu nước, lòng nhân ái với dũng lược của một sĩ phu. Thử điểm lại vài hành động nổi bật mà tiến sỹ Vũ đã làm trong sự soi sáng của trí tuệ và lòng can đảm.
Ngày 11 tháng 6 năm 2009, ông gửi đơn kiện TT Nguyễn Tấn Dũng về việc ký quyết định cho phép Trung Quốc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên. Trong việc này ông đã hoàn toàn đúng khi cho rằng ông Dũng đã lạm dụng quyền lực và vi phạm pháp luật khi ký quyết định mà không thông qua Quốc hội. Theo luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, những dự án cấp tỉnh, vùng như dự án bauxite Tây Nguyên trước khi được cho phép thực hiện, chủ dự án phải lập báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược cùng với thủ tục lập báo cáo, thẩm định và phê duyệt báo cáo rất kỹ lưỡng. Trong đó, sự tham gia của các tầng lớp dân chúng, đặc biệt là các chuyên gia về môi trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong Hội đồng thẩm định báo cáo ấy. Mọi phê duyệt của cơ quan chức năng phải dựa vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định. Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định mà không có bất cứ báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược nào. Ngoài ra ông ta còn vi phạm một số luật khác. Với tư cách là một công dân, ông Vũ có quyền kiện thủ tướng.
Sau thảm họa bùn đỏ ở Hungary, tất cả chúng ta đều có lý do vững chắc để khẳng định việc phản đối dự án bauxite của Nhóm bauxite Việt Nam, mà ông Vũ là cố vấn luật pháp là việc làm hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và với tính thần trách nhiệm công dân cao. Ngày 14/9/2010 Tiến sĩ Hà Vũ lại có đơn kiện TT Nguyễn tấn Dũng về việc ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP cấm công dân khiếu nại tập thể, trái Hiến pháp và Pháp luật.
Cũng trong năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã viết bài tố cáo Tòa án Đà Nẵng đã vi phạm nhân quyền nghiêm trong khi mang tướng Trần Văn Thanh đang bị hôn mê do tai biến ra xét xử, đề nghị cách chức và truy tố ông Chánh án Tòa án Đà Nẵng Nguyễn Văn Quận về “tội làm nhục người khác” và “tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật”.
Đó là vài sự kiện nổi bật liên quan đến hoạt động đấu tranh bảo vệ môi trường và nhân quyền của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ. Những việc ông làm đều dựa trên luật pháp (dù nền luật pháp Việt Nam hiện nay còn vô số điều đáng nói), hợp nhân tâm và đúng với thông lệ quốc tế. Thử hỏi khắp Việt Nam này, có mấy người dám làm những việc trọng đại với trí thức phong phú và tấm lòng rộng rãi như ông. Vậy mà không hiểu giáo sư Ngô Bảo Châu đã có ý gì khi nói: “Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”?
Trong phiên tòa 4/4 vừa qua, Hồi đồng xét xử vụ án ông Cù Huy Hà Vũ đã vi phạm trắng trợn điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam khi họ từ chối công bố các tài liệu được cho là chứng cứ chống lại ông Vũ. Về điều này giáo sư Châu cho rằng, họ cẩu thả, “làm cho xong việc” và sợ hãi tranh luận.
Thứ nhất, tôi đồng ý với ông giáo sư khi ông cho rằng ở đây có sự sợ hãi tranh luận. Nhưng có lẽ ông chưa nói đầy đủ khi cho rằng Hội đồng xét xử sợ tranh luận. Hội đồng xét xử là người của chế độ, trước phiên tòa, họ là người đại diện cho chế độ, nói lên tiếng nói và bảo vệ quyền lợi chế độ. Vậy thì khi họ sợ hãi tranh luận thì điều đó cũng có nghĩa là cái chế độ này sợ hãi. Về cả mặt lý luận tư tưởng lẫn thực tiễn khách quan, sự tồn tại của chế độ này là cả một điều nghịch lý to lớn. Có ai không sợ hãi khi công lý, lòng người và sự thật không đứng về phía mình, dù kẻ đó có trong tay hàng ngàn đại bác, xe tăng, và hàng triệu Công an, Quân đội? Có ai không sợ hãi khi đối diện với một nhân cách lớn, một con người đại diện cho lòng dân, cho sự tiến bộ, đã tranh đấu hết mình cho công lý và sự thật, đặc biệt là khi gần đây một số chế độ độc tài lần lượt sụp đổ khi sự tồn tại không hợp lòng dân của họ đã đến đoạn đường cuối? Cả chế độ này đã, đang và sẽ sợ hãi những người con đất Việt đầy tài năng trí tuệ và có đủ cả sự can trường như ông Vũ, chứ không chỉ có mấy ông Thẩm phán và Hội thẩm tép riu.
Thứ hai, tôi không thể nào đồng ý khi giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, Hội đồng xét xử đã cẩu thả trong việc xét xử. Họ không hề cẩu thả, thậm chí còn rất cẩn thận, bằng chứng là họ đã dời ngày xét xử từ 24/3 sang 4/4. Hơn nữa, tất cả mọi diễn tiến và kết quả ở bất cứ một phiên tòa nào ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các phiên toà liên quan đến chính trị đều được xem xét ở hậu trường rất cẩn thận, nghĩa là mọi thứ đã được sắp xếp và quyết định ở hậu trường trước khi phiên tòa bắt đầu. Các phiên tòa chỉ là một màn kịch, một trò hề công lý diễn ra cho công luận xem chơi. Hãy suy xét bằng tư duy logic để thấy rằng người ta không cẩu thả như giáo sư Châu nói. Trước tiên, Hội đồng xét xử là người phục vụ (và có liên đới quyền lợi với) chế độ, làm sao họ cẩu thả khi xét xử một vụ án liên quan đến uy tín và động chạm nghiêm trọng đến quyền lợi chế độ? Thứ nữa, khi bất cứ việc gì được sắp xếp từ trước thì chắc chắn nó luôn được xem xét cẩn thận bởi nhiều người với sự chỉ đạo thống nhất từ cấp trên; chỉ khi nào một phiên tòa được diễn tiến tự nhiên (như các phiên tòa dưới hệ thống Thông luật Anh- Mỹ chẳng hạn), không có sắp đặt trước thì khi sai sót xảy ra chúng ta mới có thể quy kết cho trình độ chuyên môn và mức độ cẩn thận của Thẩm phán. Theo tôi, phiên tòa xử tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được chuẫn bị cực kỳ công phu, không những trong phiên tòa mà cả ngoài phiên tòa Công an dày đặc, kiểm soát mọi biểu hiện của người dân đến xem, và đã có rất nhiều người bị bắt, bị đánh…(theo RFA). Nhà cầm quyền Việt Nam đã thẩm định và tiên liệu kỹ lưỡng về phản ứng của người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế để đối phó.
Tiếp theo giáo sư Châu cho rằng: “Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta (quan tòa) chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn”. Cách chức một hai người có lỗi chỉ là sự giải quyết bề nổi, họ chỉ như những “con dê tế thần” của chế độ (lâu nay phương pháp này thường được nhà cầm quyền Việt Nam dùng khi có scandals). Sự ra đi của họ tạo sự chính danh ảo, sự chính danh mỵ dân cho những người còn tiếp tục cầm quyền. Vậy thì sự ra đi này có giải quyết được tận gốc vấn đề hay không? Hỏi cũng là để trả lời!
Giáo sư Ngô Bảo Châu đã viết một câu kết khá ấn tượng: “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. Câu nói này thật hay và có gì đó mang hơi hướng triết lý nhưng thiết nghĩ những người cộng sản từ trước nay chưa bao giờ bất cẩn với sự sống còn của mình. Thay vì nói điều này với Hồi đồng xét xử phiên tòa 4/4, giáo sư Châu nên nói điều này (trừ cụm từ “sự cẩu thả”) với Bộ chính trị và những người cầm quyền chóp bu thì tốt hơn. Tôi thấy thật không công bằng khi cứ đổ lỗi cho mấy ông Thẩm phán và Hội thẩm.
Là một người còn quá trẻ, thật sự tôi không tự tin lắm với việc viết phản biện nhắm vào một cá nhân, hơn nữa lại là một cá nhân nhiều thành tựu và uy tín như giáo sư Châu. Thế nhưng, mượn lời ông, tôi muốn nói rằng chúng ta không nên sợ hãi tranh luận. Bởi sự thật có thể là nhiều mảnh ghép, chứ không nhất thiết phải là đúng hay sai. Tranh luận giúp chúng ta tìm ra nhiều mảnh ghép của chân lý, do đó việc tiếp cận nó sẽ dễ dàng hơn. Và chân lý đạt được thông qua lý luận luôn là thứ cần thiết để tạo nên sự canh tân ngoạn mục trong mọi lĩnh vực: chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học…
Huỳnh Thục Vy
Tam Kỳ, ngày 7 tháng 4 năm 2011
8 Comments
Tran Thong Minh
Chào cô Huỳnh Thục Vy
Tôi đọc được những bài cô viết trên Việt Thúc,nếu cô không ký tên là Huỳnh Thục Vy ,thì tôi nghĩ đây là bài bình luận chính trị của một chính trị gia lổi lạc nào đó.Nhân được xem ảnh HTV mới biết cô là một phụ nữ trẻ xinh đẹp,nhũng bài viết của cô đăng trên Việt Thúc chứng tỏ cô không phải là ” Nhi nữ thường tình ” Những lý luận của cô rất thuyết phục,như bài viết trên đây,cám ơn Huỳnh Thục Vy, hy vọng đươc đọc nhiều bài bình luận chính trị hay của cô.
Thân kính
Trần Thông Minh
Tôn nữ Dạ Hương
Thật vậy, như anh Trần Thông Minh nói,Huỳnh Thục Vy em không phải là ‘ Nhi nữ thường tình ’em đúng trên và hơn hẳn những tên ‘Nam nhi chi chí’ tự nhận mình là trí thúc,tiến sĩ,bác sĩ ,giáo sư nầy nọ, một bọn cá Mè một lứa,một lủ chó hùa, thích làm chuyện ruồi bu . Trong lúc tình hình thế giới đang sôi động,đất nước VN trong tình cảnh dầu sôi lủa bõng, đã không thì chớ, bọn trí thúc ‘ Chồn lùi’ nầy lại muốn gây chai rẻ,đấu đá nhau về chuyện cờ vàng, cờ đỏ . Thật nực cười, chúng nó là một lũ vô liêm sỉ,không đáng được xách dép cho em HTV
Dạ Hương
Kim Xuan
Nhung gi toi nhan ra thi Anh Tran thong minh da noi ca roi .Cung la phan nu nhi thuong tinh toi trom nghi neu nhu co Huynh thuc Vy va cai ong Giao su Ngo bao Chau cung ket hop lai voi nhau va ca chung ta nua ( Doan ket )lai voi nhau tim ra mot chut loi the nao de co the giup duoc Cu huy Ha Vu thi hay biet may,ca tung va chui boi chang dem lai dieu gi loi ich cho Cu Huy Ha Vu dau thua cac vi.
Kim Xuan
h2Q
1_NBC học hành giỏi (tốt Fields danh dự) hãnh diện cho, gia đình, đất nước và bản thân. (tốt)
2_NBC chưa làm gì được cho tổ quốc? Còn trẻ không kinh nghiệm (bình thản)
3_NBC nhận sự bố thì cuả nhà nước CSVN. Bản thân nhu nhược, ỷ vào kẻ khác không tự tạo (xấu)
4_NBC không can đảm lắng nghe và đối thoại , đóng blog, nhút nhát và thiếu bản lãnh. (xấu)
5_NBC xét đoán thiển cận, ích kỷ, sợ thiệt thòi, nói theo “lề” (xấu)
6_NBC không đính chính điều sai về danh dự cuả mình. Khôn nhưng không ngoan (xấu)
7_NBC trọng của hơn danh dự, đê hèn (xấu)
8_NBC không giữ uy tín trong lời nói, hống hách tự cao (xấu)
9_NBC tương lai sẽ về đâu khi đã bị xỏ mũi!!!??? theo bước đi của đảng CSVN (xấu)
10_NBC sẽ học và hành động làm theo như những chỉ thị cuả chóp bu CSVN, ngươì dân thêm khổ (xấu.
NBC không đáng để bàn luận nhiều. Hãy lật đổ nhà nước cầm quyền VN và bọn CSVN chóp bu 14. Nếu thử nghĩ nếu quê hương Vn không còn Cs thì NBC sẽ nghĩ sao? Đất nước VN là của người dân VN chứ không là của riêng đảng CSVN. Hãy lật đổ và tẩy chay người Việt CS
sirbing
Ngô bao Châu là thần đồng về toán. Nhưng ông còn trẻ, thiếu hiểu biết và kinh nghiệm đời . Được chế-độ ưu đải, NB Châu không cảm được lòng dân, không đập cùng nhịp tim với dân tộc, không mang cái buồn của tổ quốc, và không đủ khí khái để nhận thức được là khi nhận nhà của nhà nước CS là Châu đã bị móc câu, từ nay Châu phải giử lề .
Nếu không theo lề được thì phải nói ởm ờ, gà không ra gà, vịt không ra vịt, tốt hơn là NB Châu đừng nói gì cả, đừng tuyên bố gì nửa. Cứ an vui với ngôi nhà, với job ở VN và job ở Chicago. Sống đời công tử…toán, tiền tài rủng rỉnh là được cho NB Châu rồi . Chuyện quốc gia đại sự, có lẽ không phải, hay chưa phải là chuyện của NB Châu .
Về phương diện suy luận, tầm nhìn chính-trị, quan điểm nhân bản và kinh nghiệm sống, nhất là kinh nghiệm sống trong chế-độ độc tài, tàn ác, thâm hiểm và gian dối trong CHXHCNVN, NB Châu còn kém xa người con gái trẻ tuổi [sinh viên luật] Huỳnh Thục Vy.
Tran Phong
Về giáo sư Ngô Bảo Châu (viết tắt NBC) tôi đã comment rằng NBC là người yêu nước (chống mua bán bauxite tay đôi Nguyễn Tấn Dũng va TQ) nhưng NBC đứng về phía chế độ này vì gia đình của NBC làm việc cho chế độ này ở Hùynh Thục Vy Blog, Bùi Tín Blog, người đưatinKami Blog. Chúng ta cần tôn trọng quan điểm riêng của NBC vì dân chủ là đối thoại và áp đặt là độc tài. Chúng ta quan tâm NBC,CHHV đã và sẽ làm gì cho dân chủ, còn NBC nghĩ gì về CHHV là chuyện riêng của 2 người. 1 lời khen của NBC cho CHHV hơn 10000 lời nói tốt của đám thảo dân như tôi cho CHHV. Nếu chúng ta chỉ trích NBC thì vô tình chúng ta đẩy khỏang 100000 trí thức „em bé quàng khăn đỏ“ đang vì miếng cơm manh áo vận hành guồng máy nhà nước này vào vòng tay mẹ mìn CSVN bởi vì họ đang phân vân đứng giữa ngã 3 đường : dân chủ hoặc độc tài. Nếu chúng ta thể hiện đúng bản chất của dân chủ : NHÂN ĐẠO thì chúng ta mới có thể tập hợp được nhiều tầng lớp nhân dân vào mặt trận dân chủ. Cần phải thêm bạn bớt thù chứ không nên ngược lại.
Em bé quàng khăn đỏ là những người ở đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi trình độ học vấn, thích nghe chuyện cổ tích như Tấm và Cám, cả tin vào những chuyện có hậu như nồi cơm ăn hết lại tự đầy và tin rằng nếu em bé khéo nói thì con sói sẽ tha không ăn thịt em bé.
Hoang Viet
Nếu là thiên tài thì NBC không phải. Bản thân của ông cũng tự biết, ông là người thông minh, nhưng sự may mắn chiếm 80% cho sự thành công của ông, 19% cần cù và 1% thông minh. Ai đã từng nghiên cứu toán, lý, hóa thì đã biết. Hàng trăm ngàn người đi kiếm lục địa mới, nhưng cả thể giới chỉ biết có một mình columbus tìm ra châu Mỹ. Hàng trăm ngàn người khác thì sao? Họ có thể đã tìm ra châu Mỹ trước ông nhưng có thể họ đã chết trước khi quay về địa lục của họ hay có thể họ nói nhưng không ai tin. “Hay không bằng hên”
NBC chỉ là dụng cụ của CS để họ quảng bá hoặc che dấu sự dối trả của họ.
Là một người tầm thường như có học, NBC đã tranh đấu nội tâm giữ “phúc lợi” và “vận mạng dân tộc”. Rột cuộc, phúc lợi trong NBC đã thắng. Chính vì vậy NBC đã quyết định phục vụ CS thay vì đứng về phía dân tộc để dành lấy sự tự tôn, chủ quyền, độc lập, và dân chủ.
Trong NBC blog, NBC đã tự biện hộ là ông có công lớn đối với dân tộc vì đem niềm tự hào cho dân tộc VN. Ông quên rằng GS Hoàng Tụy (mới đây) và những người đi trước đã từng tạo tiếng vang cả thể giới và ông chỉ là người gìn giữ tiếng vang đó mà thôi.
Nói chung NBC có tài nhưng bị tiền triệt, không đức, không dũng, không chí khí.
Lan
Một bài phản biện rất hay. Lý luận vững, lời lẽ rõ ràng, sâu sắc nhưng vẫn giữ sự tôn trọng cần có với người được phản biện. Đọc bài này “hơi trễ” nhưng vẫn thấy hay và thấm. Cám ơn Vy.