Các bloggers và nhà báo tự do ở Việt Nam mới gửi đi một “Bản lên tiếng chung” về trường hợp nhà báo Hoàng Khương bị xử bốn năm tù, đang chờ ngày ra trước tòa phúc thẩm. Trong bản lên tiếng này, các nhà báo kêu gọi, “Chúng ta sẽ luôn đứng bên anh, đứng cùng chiến tuyến của anh, và tiếp tục dấn thân vào cuộc chiến giữa thiện và ác này.”
nội dung bản lên tiếng thì chúng ta hiểu “Cuộc chiến giữa thiện và ác” ở đây là giữa guồng máy tham nhũng và nạn nhân là người dân Việt. Câu chuyện bắt đầu từ những bài báo của Hoàng Khương, tên thật là Nguyễn Văn Khương, tố giác nạn tham nhũng của cảnh sát quận Bình Thạnh, đăng trên báo Tuổi Trẻ vào Tháng Bẩy năm 2011. Trong bài báo kể một vụ ăn hối lộ cụ thể, Hoàng Khương đã chụp được cả hình Thượng úy Công an Huỳnh Minh Ðức đang đếm tiền, mười triệu đồng Việt Nam, với bộ mặt rất thản nhiên như đang nhận tiền công sửa xe hay bán dầu cháo quẩy vậy.
Các chi tiết kể ra trong bài báo của Hoàng Khương sống động như ký giả có mặt tại chỗ: “Ông Hoàng hỏi đưa trước 10 ‘chai’ (triệu) được không, ông Huỳnh Minh Ðức nhanh nhẩu bảo ‘được.’ Ông Hoàng đếm tiền đặt trên bàn, ông Ðức xếp lại ngay ngắn rồi đút túi và nói, ‘Chủ Nhật đưa giấy tờ xe, khoảng Thứ Năm, Thứ Sáu lấy xe, khỏi ra phường kiểm điểm.’ Ông Hoàng nói Hòa (người lái chiếc xe bị bắt) không có giấy phép lái xe. Ông Ðức du di ‘không có thì thôi.’ Thấy ông Hoàng chưa thật sự yên tâm, ông Ðức hứa chắc nịch: ‘Vụ này đã thành công 99%!’”
Bài tường thuật lại kèm theo hình ảnh ông Ðức đếm tiền; đúng là một bài báo tuyệt vời! Nhưng làm sao nhà báo lại nghe được đủ các lời đối thoại và chụp được những bức hình như vậy? Theo tố cáo của công an thì chính Hoàng Khương là người đã mai mối để đưa tiền hối lộ. Thế là, vào cuối năm 2011 bên công an lấy gậy ông đập lưng ông, đưa Hoàng Khương ra tòa về tội hối lộ cảnh sát. Họ còn yêu cầu báo Tuổi Trẻ đuổi Hoàng Khương; và tờ báo này đã ngoan ngoãn làm theo, “đình chỉ công tác” nhà báo từ tháng 12 năm ngoái. Mặc dù lúc đó Hoàng Khương chưa hề ra tòa, chưa hề bị kết án! Sự kiện này chứng tỏ ở trong nước Việt ta thì lệnh của cảnh sát công an còn được thi hành nhanh hơn cả bản án của ngành tư pháp! Ðầu Tháng Chín năm 2012, Hoàng Khương bị án bốn năm tù về tội hối lộ cảnh sát! Huỳnh Minh Ðức cũng được lãnh năm năm tù về tội ăn hối lộ.
Luật lệ nước nào thì cũng coi cả việc hối lộ lẫn nhận hối lộ đều có tội. Nếu guồng máy pháp luật ở nước ta làm việc hữu hiệu thì chắc hơn một nửa nhân dân trong nước đã bị bỏ tù! Vì chẳng mấy ai là không từng hối lộ, từ trẻ em lên chín tới các cụ già 90! Một nửa còn lại (cứ cho là 47% còn lại) không phạm tội hối lộ chỉ vì họ không đáng để các quan công an chiếu cố! Quý vị công an ở nước ta có quyền tuyên bố là họ không bao giờ tham nhũng đối với 47% quần chúng nhân dân, vì đám nhân dân này chẳng có đồng xu nào đáng cho các quan bỏ công đi sách nhiễu cả! Trong hàng ngũ nhân dân có thể 47% không bao giờ phạm tội hối lộ; còn trong hàng ngũ cảnh sát công an thì tỷ số người không bao giờ ăn hối lộ là bao nhiêu? Nếu mở một cuộc trưng cầu ý kiến đồng bào Việt Nam ta thì chắc cả nước sẽ nói tỷ lệ đó là “zero phần trăm!” Tức là 100% các chiến sĩ công an đều chấm mút cả. Nếu không được chấm mút thì ai dại đeo cái mặt mo cho vợ con xấu hổ làm cái gì?
Ðiều tức cười là nếu phóng viên Hoàng Khương thực sự có ý đưa tiền hối lộ cho cảnh sát để chạy chọt cho người quen thì chắc anh không dại gì lại chụp ảnh rồi đem in lên báo! Không lẽ một người tốt nghiệp Ðại Học Ðà Lạt lại dại dột “lạy ông tui ở bụi này” như vậy? (Xin thành khẩn khai báo, ký giả này cũng tốt nghiệp Ðại Học Ðà Lạt, trước năm 1975; nhưng nhận xét vừa rồi hoàn toàn dựa trên suy luận công bằng).
Cuối cùng, một người tối dạ đến đâu cũng thấy việc gán cho nhà báo Hoàng Khương cái tội đưa tiền hối lộ công an là một bản án “bắt voi bỏ rọ.” Chỉ vì nhà báo này dám đụng tới cảnh sát, công an. Và vì nền công lý ở nước ta thì con voi to đến đâu cũng bỏ vô trong rọ được hết!
Cho nên, bản lên tiếng của các nhà báo tự do ở Việt Nam đã “lên án” chính bản án kết tội Hoàng Khương; gọi là một bản án bất công. Hơn nữa, nó “hoàn toàn phản bội những khát vọng và nỗ lực của nhân dân trong sứ mệnh bài trừ tham nhũng, tham ô, hối lộ, cửa quyền đã và đang phá nát xã hội Việt Nam.” Ðúng là một “cuộc chiến giữa thiện và ác.” Khát vọng của nhân dân là thiện. Bọn chúng nó là ác.
Nhưng cuộc chiến giữa thiện và ác không phải chỉ là giữa “nhân dân phải đi hối lộ” và “các quan đòi hối lộ.” Hiện tượng “đang phá nát xã hội Việt Nam” cũng không phải chỉ là do “bọn tham nhũng, tham ô, hối lộ, cửa quyền” gây ra.
Cuộc chiến giữa Thiện và Ác ở nước ta, tai họa đang phá nát dân tộc chúng ta, còn sâu xa và nặng nề hơn nhiều.
Khi đọc bản lên tiếng của các nhà báo tự do trong nước, điều đáng chú ý nhất là không thấy nói những ý kiến nêu trong bản lên tiếng này nhắm gửi tới “thẩm quyền” nào để minh oan cho nhà báo Hoàng Khương. Các nhà báo tự do chỉ yêu cầu đồng bào cùng ký tên vào Bản lên tiếng, nhưng không nói họ sẽ làm gì để cho Hoàng Khương được xóa án, được tự do!
Ðây là một cảnh “nói giữa trời.” Không nói với một ai cụ thể. Cảnh này chỉ thấy ở nước Việt Nam ta. Lý do giản dị, là các nhà báo tự do không biết mình phải nói với ai cả! Ngoảnh đi ngoảnh lại, chẳng biết kêu ai để giải oan cho một bạn đồng nghiệp; thôi đành cứ “kêu lên giữa chợ;” ai nghe thì nghe vậy!
Muốn một người lên tòa phúc thẩm được tha bổng, thì nơi duy nhất để kêu oan là tòa án. Phải đi tìm luật sư ra biện hộ mạnh mẽ giữa tòa. Ðó là phương cách bình thường. Nếu tôn trọng cán cân công lý thì người ta cũng không thể dùng dư luận đông người làm áp lực với tòa án. Công việc ở tòa án phải để cho các luật gia, bên công tố cũng như bên biện hộ, tranh biện với nhau; rồi để yên cho quan tòa quyết định, dựa trên pháp luật. Ðó là cách hành xử bình thường trong một xã hội văn minh, tôn trọng luật pháp.
Các nhà báo tự do không muốn làm một hành vi kém văn minh, tất nhiên không muốn mọi người thấy mình đang tạo áp lực với công lý! Như vậy thì chúng ta đi xin đồng bào ký tên ủng hộ để làm gì?
Chúng ta vẫn cứ phải làm, bởi vì biết tất cả hệ thống tòa án hiện nay không dính dấp gì đến công lý cả. Tòa án chỉ là một dụng cụ nằm trong tay ba anh chị “chuyên chính vô sản;” điều này đã được xác nhận công khai từ hơn nửa thế kỷ nay rồi. Nói chuyện với tòa án thà rằng vạch đầu gối ra mà thủ thỉ với nó còn hơn!
Ðó mới là cái tai họa lớn nhất đã phá nát nước ta trong hơn nửa thế kỷ nay. Cái ác lớn nhất, cuộc chiến đấu chống cái ác quan trọng nhất, là ở đó. Cuộc chiến giữa Thiện và Ác không phải chỉ là chống bọn tham ô, cửa quyền, chống các anh chị em công an cảnh sát nhặt nhạnh chỗ này chút, chỗ kia chút! Ðó chưa phải là cái ác lớn nhất. Phải kêu lên giữa chợ, để tất cả mọi người thức dậy, nhìn thấy cái ác lớn nhất, và tìm cách thay đổi.
Chúng ta hoàn toàn đồng ý với các nhà báo tự do trong nước, nói rằng việc kết tội Hoàng Khương hoàn toàn sai. Nhưng cũng phải nói thêm, hành động của anh khi đem tiền hối lộ đưa cho một người công an, nếu như trong phiên tòa anh nhận đã làm việc đó, cũng sai nốt. Ở một nước văn minh, ngay cảnh sát cũng không được “gài bẫy” người ta phạm tội để bắt quả tang. Trừ khi có lệnh của tòa án cho phép; vì có những lý do chính đáng và không thể tránh được. Một phóng viên có thể tìm cách chứng kiến và thu thập tài liệu kẻ gian đang phạm tội, nhưng không thể tham dự vào tội ác, dù dưới hình thức là nạn nhân hay là tòng phạm!
Tại sao nhà báo Hoàng Khương không quan tâm đến quy tắc nghề nghiệp thông thường này? Tại sao những bloggers và nhà báo tự do lên tiếng bênh vực anh cũng không nhắc tới lầm lẫn của anh khi đóng vai chạy chọt, hối lộ để lấy tài liệu viết báo?
Ðặt câu hỏi như thế nhưng ai cũng biết tại sao rồi. Vì mọi người phải sống quá lâu trong một xã hội không thấy những người cầm quyền tôn trọng các quy tắc đạo lý bình thường. Thượng bất chính hạ tắc loạn. Khi một nhóm người chuyên dùng bạo lực và dối trá để lừa gạt dân, đàn áp dân, thì đạo lý cả xã hội sẽ mất hết. Công an ăn hối lộ. Thầy giáo ăn hối lộ. Thầy thuốc ăn hối lộ. Nhà báo ăn hối lộ. Xã hội đã mất kim chỉ nam đạo đức.
Cho nên khi một nhà báo có nhiệt tâm, muốn vạch mặt một anh chuyên ăn hối lộ để viết báo thì cứ nhử cho anh ta nhận hối lộ, thế nào cũng bắt được quả tang! Gọi việc này là “gài bẫy” thì đành chịu tội gài bẫy! Nhưng thực ra con mồi không mắc bẫy! Chính nó sẵn sàng chui vào bẫy. Vì thói quen ăn vụng xưa nay vẫn thế, có ai dám vạch mặt chỉ tên đâu! Bắt lỗi một nhà báo gài bẫy, thì phải vạch tội toàn thể cái bọn từng gài bẫy cả dân tộc đi theo chúng; dẫn cả nước cùng tiến vào một con đường cụt, một con đường nghèo, con đường dốt, từ nửa thế kỷ nay. Khi cái ác trọng nhất là chiến đấu với cái đảng Siêu Gài Bẫy đang phá nát cả nền đạo lý của dân tộc.
Ngô Nhân Dụng
A case of entrapment: Mazher Mahmood
From Wikipedia, the free encyclopedia
Mazher Mahmood is an undercover reporter with The Sunday Times newspaper.[1] He previously spent 20 years working for the defunct British tabloid newspaper News of the World, for which he was responsible for numerous public interest and other investigations [2]
News of the World claimed he has brought over 250 criminals to justice.[3] However a recent investigation has alleged the actual number of convictions to be 94.[4] Mahmood is also known as the fake sheikh because he has often posed as a sheikh to obtain stories. In September 2008, he wrote a book entitled Confessions of a Fake Sheik – The King Of The Sting Reveals All.[2]
Background
Mazher Mahmood was born in Small Heath, Birmingham on 22 March 1963, the second of two sons of Sultan and Shamim Mahmood, journalists from Pakistan who came to Britain three years earlier.[5]
Mahmood’s only face-to-face televised interview was in 2008 with the BBC‘s Emily Maitlis on the Andrew Marr Show.[6]
Career
Mahmood got his first job as a journalist at the age of 18, exposing family friends who sold pirate videos. This gained him two weeks work at the News of the World, after which he started freelancing at the Sunday People. In 1984, while trying with fellow journalist Roger Insall to expose a vice-ring at the Metropole Hotel at the National Exhibition Centre, Birmingham, he first used the sheikh disguise when inviting prostitutes to a hotel room.[7]
He then worked for The Sunday Times, which according to the International Herald Tribune he joined in 1989. A managing editor at that time, Roy Greenslade, later alleged that Mahmood was dismissed for trying to cover-up a mistake.[5][8][9] Mahmood has consistently disputed Greenslade’s version of events. Mahmood then briefly worked as a producer on the TV-am programme of David Frost,[5] before joining the News of the World in 1991.[2]
Methodology
Mahmood maintains high levels of secrecy, and says he rarely goes into the News International offices. It is said that written into his contract is a clause stating that his photograph would not be published. When featured in images that accompany his stories, he has been represented with a silhouette next to his byline.[10]
In addition to his “Fake Sheikh” persona, Mahmood has used the identity of businessman Sam Fernando.[11] He reputed to be accompanied on occasions by a bodyguard, said to be his second cousin Mahmood Qureshi, who has posed as businessman Pervaiz Khan.[12] Conrad Brown, the son of former NoW reporter Gerry Brown, operates the concealed video cameras and microphones.[13]
Awards
Mahmood has won various newspaper awards, including British Press Awards “Reporter of the Year” 1999 for his exposé of Newcastle United directors.[14] At the awards ceremony, a figure dressed as as sheikh collected the award, ann then revealed himself to be Kelvin Mackenzie, former editor of The Sun.[10]
He won Reporter of the Year again in 2011, as well as Scoop of the Year, for an investigation of cricket match fixing. He also picked up the Sports Journalists Association award in 2011 for the same story.
Political subjects
On 30 March 2006, the politician George Galloway claimed that Mahmood and an accomplice “sought to implicate” him in what would be illegal political funding and tried to attribute to him “anti-Semitic views, including Holocaust denial”. Galloway complained to the Metropolitan police commissioner, Sir Ian Blair, and the Speaker of the House of Commons. In his letter to the Speaker’s office Galloway also claimed that Mahmood had in the past deceived Diane Abbott and had sought a meeting with Jeremy Corbyn, both also prominent anti-war MPs.[15][16]
The News of the World tried to secure a High Court injunction preventing publication of photographs of Mahmood, even on weblogs, but were granted only a temporary injunction, which expired on 7 April 2006.[17] Galloway sought to thwart this tactic by brandishing a photograph of Mahmood, during an interview on Channel 4 news.[18]
Other politicians featured in Mahmood’s investigations have included Minister David Mellor,[19][20] who resigned following his affair with actress Antonia de Sancha.[21] Environment Minister Tim Yeo was caught cheating on his wife, and both his secret love child with Julia Stent[22] and his earlier adopted daughter were revealed.[23]
Immigration
He has repeatedly entered the UK using fake passports to highlight allegedly lax immigration rules. Corrupt Home Office officials and police officers; solicitors and crooked doctors have also been targets.[7]
September 2004 terrorist plot
In September 2004, he posed as a Muslim extremist to “expose” three men who were trying to buy radioactive material for a suspected Muslim terrorist group seeking to carry out attacks in the United Kingdom. However, the men were later found not guilty following a trial at the Old Bailey, with the judge criticising the News of the World for not checking the credibility of the story.[24][25]
Sports celebrity subjects
Mahmood won the “Reporter of the Year” award in 1999 for his exposé of Newcastle United bosses Freddie Shepherd and Douglas Hall, who mocked fans and branded Geordie women “dogs” after taking Mahmood, posing as the sheikh, to a brothel in Marbella.[14]
Footballer John Fashanu was exposed for match fixing. Fashanu offered to fix matches for Mahmood and took a cash deposit. Fashanu claimed that he knew about the sting all along and was only appearing to be corrupt so as to gather evidence for the police.[26]
In January 2006, Mahmood met England head coach Sven-Göran Eriksson, posing as a businessman interested in opening a sports academy. Eriksson, however, asked him to take over Aston Villa FC, and revealed that he intended to leave England after the World Cup to become Aston Villa manager, and that he would approach David Beckham from Real Madrid to become captain. On 23 January, the Football Association announced that Eriksson would leave his job after the 2006 FIFA World Cup, and it was thought that the News of the World allegations played a part in this decision.[27] This was later denied by both parties, with Eriksson explaining that there was a prior arrangement to terminate his contract immediately after the World Cup.
On 28 March 2010, Mahmood revealed former world champion boxer Joe Calzaghe taking cocaine. The boxer and Strictly Come Dancing contestant admitted using the drug after being caught in a sting, and vowed to seek help for addiction.[28]
In May 2010, Mahmood exposed World Snooker Champion John Higgins and his agent Pat Mooney for apparently agreeing to fix the outcome of future individual frames which would not necessarily alter the course of a match. Meeting in a hotel room in Kiev, Ukraine on the morning of Friday 30 April, where Higgins and his manager had travelled after his exit from the 2010 World Championship, to ostensibly meet the undercover News of the World team the newspaper described as men posing as businessmen interested in organising a series of events linked to the World Series of Snooker. On video, Higgins and Mooney are seen to agree to throw four frames in four separate tournaments in exchange for a €300,000 total payment.[29] On the publication of the story on Sunday 2 May, Barry Hearn, Chairman of the WPBSA, immediately suspended Higgins from WPBSA tournaments, promising a full investigation, stating “Those responsible, if proved, will be dealt with in a very harsh and brutal way. People have a right to see pure sport – that’s what I want snooker to be.” Mooney resigned from his post as director of the WPBSA.[30] Higgins subsequently issued a statement denying he had ever been involved in match fixing, and said of the meeting, “I didn’t know if this was the Russian mafia or who we were dealing with. At that stage I felt the best course of action was just to play along with these guys and get out of Russia“.[31] Mooney also said “we were genuinely in fear for our safety”.[32]
Pakistan cricket spot-fixing controversy
Mahmood’s name came under the limelight once again when, in August 2010, he posed as an Indian businessman to expose a cricket bookie by the name of Mazhar Majeed who claimed Pakistani cricketers Mohammad Amir,Mohammad Asif, Salman Butt and Kamran Akmal had committed spot-fixing during Pakistan’s 2010 tour of England; the team was accused of deliberately bowling three no-balls, in an incident that veteran Richie Benaud described as the most distressing revelation in his 52 years of watching cricket.[33]
Royal targets
Mahmood’s targets include various society figures, including Sophie, Countess of Wessex in 2001[34] and more recently Sarah, Duchess of York in 2010.[35]
Drugs
Mahmood reported the revelations that John Alford was supplying cocaine, for which he was imprisoned. Alford claimed entrapment and demanded Mahmood’s arrest. The trial judge observed that “entrapment had clearly played a significant part in what he did, but greed had also been a major factor.”[36] However, when Alford appealed to the High Court and the European Court of Human Rights, the appeals were rejected.
Criticism
Although Mahmood has helped to expose crime, his methods have often been criticised. In addition to Greenslade’s campaign, politician George Galloway has also sought to challege him,[7][13][37] while some lawyers have complained that Mahmood has sometimes broken the law without clear public interest justification.[10]
In 1999, after a Mahmood investigation exposed the Earl of Hardwicke and another man as drug dealers,[38] the jury sent a note to the judge explaining that they had reached their decision to convict the two men with great reluctance. They said that they would have acquitted the defendants if the law had enabled them to take into account Mahmood’s “extreme provocation” of them to sell him cocaine. The judge agreed and passed suspended sentences.[11][13]
Plot to kidnap Victoria Beckham
In 2003, Mahmood was responsible for reporting an alleged plot to kidnap Victoria Beckham to the police. The subsequent trial collapsed after it emerged that Mahmood’s main informant, Florim Gashi had been paid £10,000 and could not be considered a reliable witness, and was later deported from the UK.[39][40] Judge Simon Smith referred the News of the World’s role in the affair to the Attorney General.[13] One of the men involved later sued the News of the Worldfor libel but lost.[41]
Dirty bomb
In 2004, Mahmood led an investigation into exposing the creation of a dirty bomb through the supply of the fictitious substance red mercury to three men from a supposed terrorist group. Mahmood was registered as an informant for theMetropolitan Police Anti-Terrorist Branch during the story, which led to a criminal case prosecution by the Crown Prosecution Service. The case, signed off by the Attorney General, collapsed in July 2006.[7]
References
- ^ Leveson Inquiry: Tabloid journalists defend paper BBC News – 12 December 2011
- ^ a b c Mahmood, Mazher (1 September 2008). Confessions of a Fake Sheik: “The King of the Sting” Reveals All.Harper Collins. ISBN 0-00-728809-3.
- ^ Newspaper’s secret weapon BBC News – 3 November 2002
- ^ Burrell, Ian (21 August 2012). “Fake Sheikh’s editor fails to find evidence for his grand claim to Leveson”. The Independent. Retrieved 22 August 2012..
- ^ a b c Peter Burden (2009). News Of The World Fake Sheikhs And Royal Trappings. Eye Books. ISBN 1-903070-72-4.
- ^ Maitlis, Emily (31 August 2008). “Investigative journalism strangled”. BBC News. Retrieved 22 May 2010.
- ^ a b c d Gallagher, Rachael (9 May 2008). “Secrets of the fake sheik Mazher Mahmood”. Press Gazette. Retrieved 22 May 2010.
- ^ Pfanner, Eric (16 April 2006). “Exposé backfires on ‘fake sheik’ of tabloids”. The New York Times.
- ^ The real reason that Mazher Mahmood left the Sunday Times under a cloud, Roy Greenslade, The Guardian, 14 December 2011
- ^ a b c “Reporter’s string of scoops”. BBC News. 15 January 2006. Retrieved 22 May 2010.
- ^ a b Greenslade, Roy (16 April 2006). “Why I am out to nail Mazher Mahmood”. The Independent (London). Retrieved 22 May 2010.
- ^ http://www.septicisle.info/index.php?q=/2006/03/fake-sheikh-exposed-mazher-mahmood-and.html
- ^ a b c d “The dirty digger”. The Daily Telegraph (London). 8 June 2003. Retrieved 22 May 2010.
- ^ a b Brown, Jonathan (3 June 2003). “The award-winning ‘fake sheikh’ who terrifies the rich and famous”. The Independent (London). Retrieved 2 March 2010.
- ^ “MP Galloway ‘exposes fake sheikh'”. BBC News. 7 April 2006. Retrieved 12 May 2010.
- ^ http://www.respectcoalition.org/?ite=1027
- ^ Gibson, Owen (7 April 2006). “Paper drops appeal to keep anonymity of undercover reporter”. The Guardian(London). Retrieved 12 May 2010.
- ^ “Exposing the ‘Fake Sheikh'”. George Galloway. 7 April 2006. Archived from the original on 7 April 2006. Retrieved 2010-11-10.
- ^ Stuart, Julia (17 July 2002). “Antonia De Sancha: I kissed, I told, and then…”. The Independent (London).
- ^ Ferguson, Euan (3 November 2002). “He’s behind you…”. The Guardian (London).
- ^ “1992: Mellor resigns over sex scandal”. BBC News. 24 September 1992.
- ^ Wynn Davies, Patricia; Boggan, Steve (6 January 1994). “The Yeo Resignation: Local party ousts Yeo: Whips blame MP for failing to reconcile constituency to his problems after fathering child in an affair”. The Independent (London).
- ^ Woolf, Marie (13 November 2003). “After 36 years, Yeo asks the daughter he gave away to contact him”. The Independent (London).
- ^ Summers, Chris (25 July 2006). “Is this the end for ‘fake sheikh’?”. BBC News. Retrieved 12 May 2010.
- ^ Brook, Stephen (25 July 2006). “Terror plot accused walk free”. The Guardian (London). Retrieved 12 May 2010.
- ^ Kelso, Paul (28 July 2003). “Fashanu denies new match-fixing story after investigator claims latest sting”. The Guardian (London). Retrieved 12 May 2010.
- ^ “Eriksson to quit after world cup”. BBC sport. 23 January 2006. Retrieved 2007-07-07.
- ^ Macfarlane, Jo (4 April 2010). “Joe Calzaghe’s cocaine, jealousy and betrayal”. Daily Mail (London). Retrieved 22 May 2010.
- ^ Mahmood, Mazher (2 May 2010). “How world snooker champion John Higgins plots to betray his fans for cash”.The News of the World. Retrieved 22 May 2010.
- ^ “Snooker champion John Higgins in ‘bribe’ allegation”. BBC Sport. 2 May 2010. Retrieved 22 May 2010.
- ^ Dave Middleton (2 May 2010). “John Higgins: ‘My conscience is 100% clear’ after bribery allegations”. The Guardian (London). Retrieved 2 May 2010.
- ^ “John Higgins suspended in snooker bribe probe”. BBC News. 2 May 2010. Retrieved 2 May 2010.
- ^ Benaud, Richie (28 Aug 2010). “SAD DAY FOR MY GAME”. The News of the World.
- ^ “Palace denies reports of Sophie insults”. BBC News. 2 April 2001.
- ^ Mahmood, Mazher (23 May 2010). “Duchess of York Sarah Ferguson plots to sell access to Prince Andrew”. The News of the World.
- ^ “Alford jailed for nine months”. BBC News. 26 May 1999. Retrieved 12 May 2010.
- ^ “Roy Greenslade & News International”. The Guardian (London). Retrieved 22 May 2010.
- ^ Labi, Aisha (2002-11-10). “A Wolf in Sheik’s Clothing”. Time Magazine/CNN. Retrieved 22 May 2010.
- ^ “Beckham ‘kidnap’ case collapses”. BBC News. 2 June 2003. Retrieved 12 May 2010.
- ^ Higham, Nick (3 June 2003). “Chequebook journalism in the dock”. BBC News. Retrieved 12 May 2010.
-
^ “Beckham ‘kidnap’ man loses case”. BBC News. 4 May 2005. Retrieved 12 May 2010.