Ông Dương ngọc Dũng, sau khi theo học ngành phật học ở Harvard, Hoa kỳ, về nước đã viết bài: “Nghiên cứu Việt Nam học tại Mỹ”, đăng trong Tuổi Trẻ, chủ nhật ngày 11-3-01. Trong bài này, ông nhận xét về nghiên cứu Việt Nam học ở Mỹ được hiểu một cách quá rộng: “không có nội dung cụ thể xác định mà có thể là bất cứ đề tài gì dính líu xa gần đến lịch sử văn hóa văn minh Việt”. Để giới hạn, ông chỉ nói tới hai mảng lớn: Lịch sử Việt Nam và Tư Tưởng Việt Nam.
Về lịch sử Việt Nam, theo ông hầu như tất cả những người Mỹ và Mỹ gốc Việt đều là những nhà sử, người thì chuyên về sử Việt Nam thời tiền hiện đại như Keith Taylor, người thì chuyên về giai đoạn thực dân, cộng sản như David Marr. Về lịch sử tư tưởng, John Whitmore chuyên về nghiên cứu nho giáo đời Lê, Oliver Wolters chuyên về sử luận, tập trung vào các sử gia như Ngô sỉ Liên, Lê văn Hưu… Một số khác nghiên cứu thời hiện đại gọi là cách mạng gồm các nhân vật chính trị hay văn nghệ sỹ. Xu hướng này bày tỏ một lưạ chọn chính trị trong nghiên cứu khoa học.
Về tư tưởng, theo ông Dũng “nhìn chung mảng nghiên cứu về tư tưởng Việt Nam tại Mỹ vẫn còn khá nghèo nàn về số lượng” và ông đưa ra một số nguyên nhân giải thích sự nghèo nàn này: “Các tác giả không có cơ hội về Việt Nam tìm nguồn tài liệu, không có tiếp xúc giữa hai giới học thuật tại Mỹ và tại Việt Nam, khoảng cách cũng còn là quan điểm chính trị và ngôn ngữ.”
Về phía người Việt Nam cũng phải nhận có hiện tượng khan hiếm những công trình nghiên cứu tư tưởng Việt Nam theo những lối tiếp cận mới của các ngành khoa học nhân văn hiện đại tây phương. Trước tình thế đó, chúng tôi mạnh dạn muốn góp phần của mình vào công trình nghiên cứu tư tưởng Việt Nam giới hạn trong lỉnh vực văn học truyền thống Việt Nam, nhưng cũng phải thẳng thắn thú nhận nghiên cứu tư tưởng Việt Nam là một công trình liên ngành đòi hỏi nhiều người thuộc các ngành chuyên môn khác nhau tham gia cùng làm và ở cái tuổi gần đất xa trời, chúng tôi nhận thấy mình đã lỗi thời ngay trong ngành chuyên môn của mình, càng lỗi thơì hơn về các ngành chuyên môn khác. Ngoài ra có khó khăn: Hiện nay những người làm nghiên cứu trong nước ngoài nước chưa có liên lạc trao đổi với nhau về tài liệu, hướng nghiên cứu, ít ra để biết người khác làm gì, nhằm tránh tình trạng trùng hợp như phiên âm hoặc dịch cùng một bản văn. Tóm lại chúng tôi không thể làm một mình, cần có những người để trao đổi, cho xử dụng những công trình nghiên cứu của họ và mong muốn những người đã quen hay chưa quen tham gia đóng góp vào đề tài này.
Theo chúng tôi nghĩ văn học truyền thống Việt nam có ba phần:
1. VĂN HỌC CHỊU ẢNH HỬƠNG TAM GIÁO
Hầu hết tác giả, tác phẩm đều đã biết, ít thấy phát hiện tác gỉa, tác phẩm mới, nên thiết tưởng chỉ cần đua ra những lối nhìn mới. Mảng văn học chử hán nên được coi có tầm quan trọng căn bản nếu muốn thực sự trở về nguồn. Hồi 1960 ở miền Bắc Việt Nam có một trao đổi về văn học chữ hán thuộc văn học sử Việt Nam hay không? Thiết tửơng vấn đề chỉ được giải quyết một cách thỏa đáng nếu chứng minh được chữ hán, văn thơ chữ hán đã đuơợc xử dụng trong nhiều thế kỷ đặc biệt đời nhà Lý, nhà Trần không phải đơn thuần chỉ là xử dụng chữ hán và về mặt tư tưởng cũng không phải chỉ nhái lại tư tưởng trung quốc. Nói cách khác, các nhà nho Việt Nam có lựa chọn xử dụng nho học giống đó mà cũng khác đó, nên cần phải xác định một cách cụ thể sự lựa chọn của cha ông ta ngày xưa. Quan niệm coi trung quốc khai hóa cho người Việt Nam vẫn khá phổ biến. Tích quang và Nhâm Diên, hai quan thái thú sang Việt Nam cai trị hai châu Giao Chỉ và Cửu Chân đã làm việc khai hoá kể trên. Nhưng 400 năm sau, Tiết Tống, một ông tướng sứ giả cuả Ngô Tôn Quyền sang thanh tra tìm hiểu dân tình hai châu. Khi về dâng biểu lên Ngô Tôn Quyền rằng không còn vết tích nào của văn hoá trung quốc ở hai quận do người Tàu cai trị. Ngô Thứ trong sách sử Tam quốc Chí bản in cuả trung hoa thư quán quyển số 53, trang 2551-2552. Sự kiện này chứng tỏ dân hai châu đã chối bỏ ảnh hưởng văn hoá trung quốc. Tuy nhiên qua các triều đại vẫn còn thấy dấu vết cuả văn hoá trung quốc trong văn hoá Việt Nam. Phải chăng đó là kết quả cách trị nước cuả những triều đình Việt Nam dưạ trên Khổng Học. Đời nhà Nguyễn có những quyết định về y phục thay cái váy bằng cái quần nên có câu ca dao:
Tháng tám có chiếu vua ra.
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông.
Đi thì phải lột quần chồng sao đang.
Nhưng cũng nên lưu ý sự khác biệt về ảnh hửơng nho giáo tại hai miền bắc nam. Người miền bắc luôn luôn coi trung quốc là kẻ xâm lược về chính trị và văn hoá,nên thật dể hiểu thái độ chống đối của trí thức và dân chúng: chỉ tiếp thu những gì của văn hoá trung quốc có gía trị phổ biến, chứ không phải vì là của trung quốc, hoặc phù hợp với tinh thần phong tục Việt Nam. Do đó ảnh hửơng trung quốc từ trên xuống. Trái lại người Việt ở miền nam lại nhìn nguơời trung quốc như nhửng kẻ lưu vong tha hương và giang hai tay đón những nguời di dân nhận Việt Nam làm quê hương thứ hai của họ. Trong khung cảnh đó, ảnh hưởng nho giáo là từ dưới lên hay là ngang bằng. Trí thức miền nam hồi cuối thế kỷ 19 đã sưu tầm những câu chữ nho và những câu Tam Quốc truyền miệng trong dân chúng. Đạng Đức Tuấn, “nói Vần những câu chữ người ta thường dùng”, 148 câu, Miscellanees số 9 tháng 1-1889; “Lời nói thường dùng, rút trong Tam Quốc”, Mai Nham, bút hiệu của Trương minh Ký, Nam kỳ nhật trình số 80 ngày 11-5-1899 162 câu. Đọc những câu được sưu tầm cho thấy cha ông ta đã có lựa chọn. Tóm lại, chính người trung quốc “Quan Tiết Tống đã ghi nhận và người pháp” Pierre Huard và Maurice Durand đã xác nhận thái độ lựa chọn của người Việt Nam trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài: “Trải qua các thế kỷ, văn hoá Việt Nam đã luôn luôn chứng tỏ nỗi bận tâm không bao giờ chịu nhận một yếu tố ngoại lai nào (Ấn độ, Trung quốc, Chàm hay Tây phương mà không tìm cách in dấu ấn riêng của mình vào. Điều đó là một bảo đảm nền văn hóa Việt Nam có đủ bản lảnh để chống lại những áp lực từ bên ngoài và để tiếp tục biểu lộ mối quan hệ đặc biệt giữa ba quyền năng của thiên nhiên là tam tài (trời đất người.) Connaissance du Việt Nam, Imprimerie nationale, École française d’Extrême-Orient Hà nội 1954, III.
2. VĂN HỌC MANG DẤU CHÚA TỪ THẾ KỶ 17 chưa được biết đến, kể như mảnh đất hoang, nhưng việc khai thác lại thuận lợi vì còn giử được nhiều nguyên bản và tài liệu liên hệ cũng có nhiều, dễ kiếm.
3. VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẠI CHÚNG có lẻ ai cũng tưỡng biết rồi, nhưng tìm hiểu tư tưởng và luận lý của tinh thần, tâm tình người Việt qua mảng văn học này thực ra rất khó và đôi khi thấy bí so với việc tìm hiểu hai mảng văn học kể trên vì không có những con đường, bảng chỉ dẫn sẵn đưa vào kho tàng văn học dân gian phong phú này như khu rừng rậm. Chẳng hạn ba chìm bảy nổi, vuông tròn, ba vuông bảy tròn nghĩa là sao? Trương vĩnh Ký đã đưa ra những giải thích trong Miscellanées số 1, số 3, năm 1988. Giải thích củaTrương vĩnh Ký đã thoải đáng chưa? Ngô qúy Sơn đã có công sưu tầm những trò chơi trẻ con miền bắc, xem Les Activités de la Société Enfantine Annamite Du Tonkin. Institut Indochinois pour l’Étude de l’Homme, Bulletin des travaux, fascicule unique, 1943. Công trình này được đưa ra trao đổi trong một tọa đàm; khi nói đến bài ca: Chi chi chành chành, một loại đồng ca không gắn liền với những động tác của thân xác, không xử dụng đồ chơi mà chỉ vận dụng ngôn ngữ, hai ông Nguyễn văn Tố và Nguyễn văn Huyên đưa ra những giải thích khác nhau vì lời nói trong trường hợp này ở tình trạng ẩn ý hàm nghĩa và có thể chỉ mượn miệng lưởi con nít để nói với người lớn. Những giải thích của hai ông mang tính cách lịch sử, sấm ký phải chăng cũng chỉ là suy diễn?
Chúng tôi viết một bài giới thiệu tổng quát phần văn học chịu ảnh hưởng tam giáo và văn học mang dấu Chúa. Việt Nam được nói đến trong dư luận thế giới chỉ về phương diện thời sự, chiến tranh, ít được nói đến trong lĩnh vực nghiên cứu đại học. Chúng tôi nêu 2 trường hợp: Việt Nam là một nước đông người theo đạo Phật vẫn giử tục lệ tổ chức lễ vu lan. Một tác gỉa viết bài nghiên cứu về lễ vu lan ở các nước đông á đăng trong một tạp chí đại học về tôn giáo không nhắc tới Việt Nam như thể Việt Nam không có đạo Phật. Nghi thức tục lệ vu lan ở Việt Nam có kinh vu lan bồn phóng tác bằng chữ quốc ngữ theo thể văn cổ bốn chữ nôm na dễ hiểu. Đó là phần đóng góp của phật giáo Việt Nam vào phật giáo thế giới. Nếu tác giả tìm hiểu thêm những người theo đạo chúa có kinh gì tương tự kinh vu lan bồn, ông sẽ ngạc nhiên thấy có kinh cầu hồn tương tự kinh vu lan bồn về tinh thần và hình thức diễn tả. Trong giao lưu văn hóa, dịch thế nào đặt ra vấn đề lý luận dịch thuật. Theo G.Steiner, người nổi tiếng hiện nay về lý luận dịch thuật, dịch như thể không phải dịch mới là đạt yêu cầu của dịch thuật. Yêu cầu này đòi hỏi ít ra phải có hai ngươì cộng tác với nhau: người dịch có thể không am hiểu văn thơ, ngay cả biết tiếng mình dịch nhờ người biết tiếng của người dịch, dịch miệng cho người dịch. Như vậy người dịch không phải bận tâm về có thể dịch sai vì đã có người kia điều chỉnh nên chỉ cần dịch sao cho đúng tinh thần ngôn ngữ của mình. Dịch kinh sách đạo chúa từ thế kỷ thứ 17 là một công trình hợp tác giữa các thừa sai và nhà nho nhà sư theo đạo, đạt được yêu cầu dịch mà như thể không phải dịch, bằng cớ là những người theo đạo chúa cho đến nay đọc kinh mà không hề biết kinh mình đọc dịch từ latin vì lời kinh như thể xuất phát từ tâm tình người việt và phù hợp với tinh thần tiếng việt.
Chúng tôi đề nghị một lối tiếp cận dưạ vào khái niệm liên bản (intertextualité) để tìm hiểu cả ba phần văn học truyền thống Việt Nam kể trên, đưa ra những trường hợp cụ thể làm dẩn chứng:
1. VĂN HỌC CHỊU ẢNH HỬƠNG TAM GIÁO
-Dòng thơ lão chài qua bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
– Kim vân Kiều hoa Việt Nhật, so sánh các bản kiều phóng tác theo nguyên tác ở Trung Quốc,Nhật Bản,Việt Nam.
-Dòng thơ Trúc lâm. -Thơ Thiền : Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến.
2. VĂN HỌC MANG DẤU CHÚA
-Dòng văn học mang dấu chúa. -Tiếng việt trong lời kinh của đạo chúa. -Những quan âm thị kính của đạo chúa. Phiên âm bản nôm sách các Thánh truyện thế ky thứ 17, Thanh Lãng thấy một truyện Thánh Tiêu Du La (Theodora) y hệt truyện Quan âm thị Kính chỉ cần thay đổi nhà chùa ra nhà chúa. Cần tìm biết những bản Quan âm thị Kính hiện có để tìm hiểu sự chuyển hóa từ văn vần sang văn xuôi thể kể truyện và hát chèo, nghiên cứu đối chiếu với những Quan âm thị Kính của văn học thời trung cổ tây phương, ít ra hiện nay tìm được ba thánh nữ và tìm hiểu những mô thức chung của tất cả các văn bản Việt Nam, tây phương chẳng hạn mô thức gái gỉa trai, bị vu vạ mang bầu.
– Những thánh mẫu bất tử như Liễu Hạnh và thánh mẫu Maria qua việc tôn sùng các đức mẹ Lavang, Bến tre, Trà Kiệu. Tín ngưỡng dân gian việt nam được coi như cửa ngỏ đưa vào tôn giáo và là nơi hội nhập văn hóa của tôn giáo. -Vãn tuồng đạo được phóng tác theo quy luật vãn tuồng đời.
– Giới thiệu Sấm truyền ca của Lữ y Đoan thế kỷ thứ 17. Lữ y Đoan đưa tam giáo và toàn bộ văn hóa Việt Nam từ bói toán tử vi tướng số đến ca dao tục ngữ váo Cựu Ước. Tình hình sưu tầm nghiên cứu về tác gỉa tác phẩm cho đến nay. Đọc Tạo đoan kinh trong Sấm truyền ca
3. VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẠI CHÚNG
-Nữ tính trong thi và họa: Đọc thơ Hồ xuân Hương và xem tranh Gustave Courbet, ngươì Pháp (1818-1877).
-Giấc mộng địa đàng.
-Tích truyện chèo Lưu Bình Dương Lể và chủ đề tình bạn.
– Sự tích ông Đầu rau và ông Táo.
– Về những con số trong ca dao thành ngữ tục ngữ việt nam.
– Cấu trúc tục ngữ, Thằng Bờm, Thằng Cuội.
-Câu đối và câu đố việt nam và câu đố toán ở nam kỳ đầu thế kỷ 20.
Chúng tôi đặc biệt lưu tâm mảng văn học mang dấu chúa, vì là mảng văn học chưa được khai thác. Tuy nhiên bước đầu làm việc này đã cho thấy một kết qủa khích lệ: Những kẻ ngoại trong nước ngoài nước khác nhau về những lựa chọn ý thức hệ đều gặp nhau trong một đồng thuận trân trọng mảng văn học này và muốn đưa nó vào văn học Việt Nam, sau cùng vào văn học thế giới. Đối với các học giả tây phương, có lẻ đây là một điểm mới lạ. Những học giả như giáo sư Stephen F. Teiser nghiên cứu phật giáo đông á, giáo sư G. Steiner chuyên về lý luận dịch thuật, giáo sư Larissa Tracy vừa hoàn thành luận Ph.D về ba thánh Nữ Theodora, Marina, Margaret Pelagia, trong truyện các thánh cuả tây phương từ thế kỷ thứ 12 có thể ngạc nhiên nếu biết được trong văn học truyền thống Việt Nam có kinh Vu lan Bồn, phóng tác theo thể thơ cổ 4 chữ và kinh cầu hồn của đạo chúa phỏng theo kinh Vu lan Bồn, có sự cộng tác quốc tế từ thế kỹ 17 về dịch thuật, có truyện Quan Aâm Thị Kính, tương tự 3 thánh nữ của đạo chúa.
Nhưng về mảng văn học dân gian đại chúng, thật khó đưa ra những giải thích thỏa đáng vì công trình nghiên cứu đòi hỏi những kiến thức chuyên môn về toán số địa lý tôn giáo, dân tộc học, xã hội học, ngôn ngữ học, truyền thông đại chúng, tâm lý học quần chúng, folklore và dĩ nhiêm một người không thể làm một cách nghiêm chỉnh. Khó khăn hơn cả là mảng văn học dân gian liên quan đến sinh hoạt trí tuệ của người Việt Nam như truyện các ông trạng, do triều đình phong, hay dân chúng phong, câu đối câu đố, nhất là câu đố toán cho thấy cha ông ta đã lý luận ra sao và những lý luận đó bày tỏ một thứ luận lý nào về tư tưởng. Điều mà chúng tôi chắc chắn đóng góp được là chúng tôi giới thiệu những tư liệu hiếm khó kiếm.
Sau cùng chúng tôi muốn tìm hiểu tại sao ít có những công trình nghiên cứu về đề tài này nơi người Việt Nam. Theo chúng tôi nghĩ nguyên nhân sâu xa hơn cả là chính sách văn hoá giáo dục mà người pháp hồi đầu thế kỹ 20 đã đưa ra nhằm bải bõ các kỳ thi chữ nho, taọ điều kiện cho thanh niên trí thức Vn đi vaò con đường chuộng chủ nghĩa hiện đại (modernisme) mà văn hoá pháp lúc đó được coi như đaị diện duy nhất. Chính sách này đã taọ ra những trí thức khoa bảng được coi như thần tượng thời đó như các ông Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Tiến Lãng nói tiếng tây viết tiếng tây như tây nhưng mức độ am hiểu truyền thống Việt nam thì thật đáng nghi ngờ và trí thức làm văn học nghệ thuật như Xuân Diệu, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Đỗ Nhuận, Lê Thương sáng tác thơ nhạc thật hay, nhưng trong các sáng tác của họ văn học truyền thống Việt Nam hoặc bị hiểu sai hoặc bị bõ quên, bõ qua. Đó là thế hệ mà chúng tôi gọi là mồ côi về văn hoá truyền thống Việt Nam từ thời Tự lực Văn Đoàn, phong trào thơ mới, tân nhạc. Tình trạng mồ côi văn hoá đó vẫn tiếp tục đến ngày nay và còn trầm trọng hơn.
Ngay cả giới trí thức thấm nhuần nho học cũng bị tiêm nhiễm bệnh sùng bái chủ nghĩa hiện đại như các nhà nho chũ trương duy tân ở nam kỳ (xem Lục Tỉnh Tân Văn số 12/03/1908) hay Phan kế Bính ngoài Bắc, trong Việt Nam Phong Tục (1913) phê phán việc mua tiền vàng bạc đốt ra tro ngày Tết là mê tín dị đoan và lãng phí vì chưa hiểu được ngôn ngữ tượng trưng của cha ông mình. Những ví dụ kể trên mở ra hướng nghiên cứu sâu rộng những hậu quả của chính sách thưc dân về văn hoá nhằm một giải thực về văn hóa, đưa các thế hệ hiện nay ra khỏi các thứ chủ nghĩa của trào lưu hiện đại hóa tây phương thế kỹ 19.
NGUYỄN VĂN TRUNG