Theo tin tổng hợp giới truyền thông quốc tế và Việt Nam, Quốc Hội của đảng Cộng sản Việt Nam sẽ xem xét việc tu chính hiến pháp hiện hành trong nghị trình năm 2011. Đây không phải là lần đầu tiên, vì trước đây quốc hội vốn là cộng cụ thể chế hóa các nghị quyết của đảng Cộng sản Việt Nam thành pháp luật, chứ không phải quốc hội của nhân dân Việt Nam, đã từng sửa đổi lớn ba lần vào các năm 1959, 1980 và 1992 cộng thêm nhiều lần sửa đổi nhỏ khác. Tất cả những lần sửa đổi Hiến pháp lớn nhỏ này đểu chỉ có mục đích điểu chỉnh theo hướng hòan chỉnh từng bước bộ máy nhà nước, để củng cố cái gọi là “nền chuyên chính vô sản”, tức chế độ độc tài cộng sản.
Vì vậy, vấn đề được công luận đặt ra là việc sửa Hiện pháp lần này sẽ sửa cái gì, theo chiếu hướng cũ là củng cố độc tài hay mở rộng dân chủ theo chiếu hướng dân chủ đa nguyên?
Chẳng cần đợi đến khi Quốc hội Cộng sản Việt Nam thực hiện theo nghị trình, ngay bây giờ công luận cũng đã biết việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vẫn theo chiều hướng cũ là hòan chỉnh bộ máy nhà nước để củng cố quyền thống trị độc tài, độc tôn và độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam.
Thật vậy, căn cứ vào những lời tuyên bố với báo chí của những nhân vật lãnh đạo có thẩm quyền của Quốc hội Cộng sản Việt Nam, thì các điều khỏan sửa dổi chỉ liên quan đến việc kiện tòan cơ cấu tố chức chính quyên sao cho gọn nhẹ, hiệu quả hơn, không đụng chạm đến Điều 4 Hiến pháp để tiếp tục duy trì vai trò thống trị độc tôn của đảng Công sản Việt Nam.
Chiều hướng này đã được Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng nói với báo chí, rằng “sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.”.Và rằng: “nội dung sửa đổi Hiến pháp sẽ tập trung chủ yếu vào việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước.. Nguyễn Văn Thuận,Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội, ngày 9-6-2010 đã nói với báo chí vài điều có thể sửa đổi, là “chỉ riêng về trình tự thủ tục, một số vấn đề kỹ thuật để thông suốt phục vụ cho kỳ bầu cử tới vào năm 2011…” ; hoặc “ không tổ chức Hội Đồng Nhân Dân cấp quận nữa”, song tất cả đều phải chờ lệnh của Đảng cho phép. Nguyễn Văn Thuận nói: “Nếu được phép của Ban Chấp Hành Trung Ương, thì sẽ sửa một phần Hiến pháp ngay trong kỳ họp cuối năm. Riêng những sửa đổi căn bản, có liên quan đến thể chế thì phải thực hiện trong nhiệm kỳ quốc hội sau…”.
Như vậy rõ ràng dự trù sửa đổi Hiến pháp lần này của Quốc Hội Cộng sản Việt Nam, vẫn chì là sửa đổi theo yêu cầu và sự chỉ đạo của Đảng, vì quyền và lợi ích của một tập đòan thống trị, chứ không sửa Hiến pháp theo ý nguyện và sự đòi hỏi của nhân dân, phù hợp với chiều hướng mới: Tòan cầu hóa về chính trị (dân chủ hóa các thể chế độc tài các kiều trong môi trường mật ngọt kinh tế thị trường) và tòan cầu hóa về kinh tế (Thị trường tự do hóa…) .
Chính Nguyễn Văn An, cựu Chủ tịch Quốc Hội Cộng sản Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn của báo điện tử VietnamNet ngày 24-6-2010 vừa qua, cũng đã bầy tỏ mối ưu tư, rằng “Tôi rất quan tâm, vì sửa đổi hiến pháp là một sự kiện trọng đại của tòan dân. Tôi vừa hy vọng lại cũng vừa lo, vừa băn khoăn trăn trở, vì không biết sửa đổi lần này có đáp ứng lòng mong đợi của dân không?”. Nhân dân mong đợi gì?
Nhân dân Việt Nam chỉ mong đợi một sự sửa đổi căn bản, khởi đi từ bảng hiệu nước “ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, bằng bảng hiệu khác hơn, cùng lúc với sửa đổi thực tiễn sao cho quyền làm chủ thực sự của nhân dân được thể hiện đầy đủ, để mọi người dân được sống trong tự do, công bình, ấm no, hạnh phúc, trong khung cảnh một đất nước phát triển tòanb diện đến giầu mạnh và văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại.
Lý do: Sau 35 năm thống nhất đất nước dưới chế độ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” do Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) áp đặt và thực hiện, đã hòan tòan thất bại. Bởi vì ý nghĩa và lý tưởng cao đẹp của cụm từ này không những không được thực hiện chút nào mà chiếu hướng ngày càng xa rời mục tiêu xây dựng “Xã hội Xã Hội Chủ nghĩa” tốt đẹp theo lý luận của chủ nghĩa cộng sản.
Cần thay đổi, vì bảng hiệu này không đúng với thực tế, đã không phản ảnh được ý nghĩa và lý luận tốt đẹp của cụm từ “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa”, với ý nghĩa là “chủ quyền quốc gia thuộc về tòan dân”, người dân được sống trong một xã hội công bằng, nhân ái: xã hội “xã hội chủ nghĩa” mà theo lý luận Marxism-Leninnism từng được Đảng Cộng sản Việt Nam dùng để mê hoặc quần chúng khi chưa giành được chính quyền, là một xã hội còn giai cấp (xã hội tiền xã hội cộng sản viên mãn), hình thành những ‘con người xã hội chủ nghĩa” có phẩm chất sống chung trong tình hữu ái, với tinh thần mỗi người vì mọi người, mọi người sẽ lao động theo năng lực, hưởng theo sức lao động…
Nay nếu sửa đổi Hiến Pháp thì cần bỏ bảng hiệu này để khỏi mang tiếng là đảng Cộng sản Việt Nam(giả hiệu) đã lừa bịp dân theo kiểu gian thương “treo đầu dê bán thịt chó”, dù thực tế “Đảng ta” đã có quá nhiều thành tích lừa bịp nhân dân rồi. Vì thực tế, không có và chưa bao giờ có chế độ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam (Cũng như chưa hề có một Đảng Cộng Sản theo đúng lý tưởng cộng sản cao đẹp nhưng không tưởng), chì là bảng hiệu che đậy một “chế đô tư bản chủ nghĩa nửa mùa”,(cũng như che đậy thực chất của một băng đảng Mafia), với sự bóc lột độc quyền của giai cấp “Tư bản đỏ” là những dại gia cán bộ đảng viên cộng sản có chức có quyền làm giầu bất chính, tạo ra một xã hội đầy rẫy bất công và sự cách biệt giầu nghèo sâu sắc chưa từng có ở Việt Nam.Và vì vậy những người cộng sản Việt Nam (giả hiệu) của “Đảng Cộng sản Việt Nam” (giả hiệu) chỉ có ba sự chọn lựa:
– Một là sửa bảng hiệu chế độ theo Hiến pháp hiện hành cho đúng thực tiễn, nếu Đảng CSVN vẫn muốn duy trì nguyên trạng, thì phải sửa thành “Chế độ độc tài siêu tư bản chủ nghĩa Việt Nam” hay “Chề độ độc tài thực dụng chủ nghĩa Việt Nam” hoặc một tên nào khác phản ánh đúng thực trạng Việt Nam. Và như thế cũng cần đổi tên đảng Cộng sản Việt Nam (Vì thực tế chỉ là cái vỏ) cho đúng với thực chất hiện nay, thành “Đảng Tư bản độc quyền bóc lột nhà nước Việt Nam” hay “Đảng Tư Bản Đỏ Việt Nam” hoặc một tên nào khác thể hiện đúng bản chất của “Đảng Ta”.
– Hai là sửa chữa lại thực tiễn cho đúng bảng hiệu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam”, không cần sửa bảng hiệu. Nhưng điều này thực tiễn đã cho thấy không thể và không bao giờ sửa chữa được. Thực tiễn Liên Sô “Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa” và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã tiêu vong, “Đảng Ta” thực tiễn đã và đang phải khai thác lợi nhuận bằng con đường làm ăn “Kinh tế thị trường theo dịnh hướng “Xã Hội Chủ Nghĩ” (giả), định hướng “Tư bản chủ nghĩa”( là thật).
– Ba là phải sửa cả bảng hiệu chế độ lẫn thực tiễn theo ý nguyện của nhân dân, phù hợp chiều hướng mới không thể đảo ngược (dân chủ hóa và thị trường tự do hóa… của chiến luợc tòan cầu), để “Đảng ta” giữ được an tòan và tiếp tục tồn tại trong chiều hướng mới, nếu không để quá muộn.
Chẳng hạn như đổi bảng hiệu chế độ thành “Cộng Hòa Dân Bản Chủ Nghĩa Việt Nam”, “Cộng Hòa Dân Tộc Chủ Nghĩa Việt Nam” (Nếu vẫn muốn thích dùng danh từ “Chủ nghĩa”cho quen miệng, quen tai quần chúng); hoặc“Cộng Hòa Việt Nam” hay tiện nhất là dùng lại bảng hiệu “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” của Hiến pháp năm 1946, hay một tên hiệu nào khác thể hiện được ý nghĩa “Chủ quyền quốc gia thuộc về tòan dân”, với các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền căn bản được tôn trọng, bảo vệ và hành xử tại Việt Nam.
Thành ra, đảng CSVN (giả hiệu) có thể chọn lựa:nếu đã đổi bảng hiệu chế độ bằng một trong các bảng hiệu thử liệt kê trên đây, thì chưa đủ, không những phải tu sửa nhiều điều khỏan khác của Hiến Pháp cho phù hợp với bản chất “Dân chủ, cộng hòa” của bảng hiệu mới, mà sau đó còn phải cải đổi guồng máy nhà nước sao cho đúng thực là “một chính quyền của dân, do dân và vì dân”, với các quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền được thực thi. Nếu không vẫn là một chế độ “Dân chủ giả hiệu”, nghĩa là một chế độ chỉ dân chủ trên bình diện pháp lý để che đậy một thực tế phản dân chủ, chẳng khác gì thực trạng đất nước hiện nay: duới bảng hiệu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” để che đây một chế độ độc tài tòan trị. Trong bối cảnh này, “Đảng ta” muốn mang tên gì cũng được, đổi tên thành đảng “Dân chủ Xã Hội” hay muốn giữ nguyên tên đảng CSVN như niềm tự hào riêng của quá khứ cũng chăng sao.
Tựu chung, điều mà nhân dân Việt Nam mong muốn, nếu có sửa đổi được Hiến Pháp độc tài tòan trị hay “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa” giả hiệu hiện nay, thành Hiến pháp dân chủ không thôi vẫn chưa đủ, phải làm sao sau đó, từng bước thiết lập được một chế độ dân chủ đích thực, dân chủ cả về pháp lý lẫn thực tiễn, cả hình thức lẫn nội dung. Đối với nhân dân, cá nhân hay đảng phái chính trị nào lãnh đạo đất nước không quan trọng, miễn sao thực tế quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện qua các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền được nhà cầm quyền tôn trọng, bảo vệ và hành xử, đất nước ngày một phát triển, xã hội ngày một công bằng và đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, để nhân dân Việt Nam thuộc mọi giai tầng xã hội được sống trong một đất nuớc “Độc lập, Tự do, Ấm no hạnh phúc” thực sự
Nói tóm lại, lần này, nếu Quốc Hội của đảng Cộng sản Việt Nam không sửa Hiến pháp hiện hành theo đúng ý nguyên của nhân dân, mà sửa theo lệnh và nhu cầu tiếp tục củng cố quyền thống trị độc tôn của đảng, vì đảng chớ không vì nhân dân, thì đảng Cộng sản Việt Nam lại mất cơ hội chuộc tội với nhân dân, rút lui kịp thời, để còn cơ may tồn tại được trong khung cảnh một chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng (đừng sợ mất ổn định chính trị vì có nhiều cách giữ được ổn định chính trị trong bối cảnh đa nguyên, đa đảng). Và như thế Đảng tiếp tục chọn con đường đối đầu, đối kháng (một mất một còn) với nhân dân. Điều gì sẽ xẩy ra? Hơn ai hết, tập đòan thống trị độc quyền cộng sản Việt Nam(giả hiệu) hiện nay đã có câu trả lời qua lý luận Marxit- Lêninnit và kinh nghiệm thực tiễn về đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng, rằng “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”; và rằng “khi mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị phát triển thành mâu thuẫn đối kháng với mọi giai cấp bị trị, là mâu thuẫn đối kháng (một mất một còn) với tòan xã hội, là lúc tình thế cách mạng chín mùi, cách mạng quần chúng nổ ra vào thời điểm này nhất định thắng lợi, giai cấp thống trị nhất định bị tiêu diệt”.
Tình thế cách mạng chín mùi đã từng có, đưa đến sự sụp đổ của “Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết” và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vào cúôi thấp niên 80 đầu thập niên 90 . Đó là lúc ngay cả quân đội , công an vốn là những lực lượng nòng cốt bảo vệ “Nền chuyên chính vô sản” cũng đứng vế phía nhân dân, không còn dám bắt giết nhân dân bảo vệ chế độ nữa. Đó là thực cảnh nhân dân Liên Sô vào năm cuối thập niên 80 đã bao vây viện DUMA tức Quốc Hội Liên Sô. Khi đó, ông Borris Yesin, một trong những lãnh tụ cộng sản hàng đầu “phản tỉnh”, (sau này trở thành Tổng Thống nước Nga dân chủ thứ hai sau Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Liên Sô Mikhain Gorbachief lãnh tụ “Cải Tổ”) đã trèo lên xe tăng kêu gọi quân đội và công an Liên Sô đứng bắn vào dân. Nhân dân Nga đã ùa lên chiếm Quốc Hội, các họng súng xe tăng tầu bò đều câm họng, chế độ “Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết” sụp đổ, sau hơn 70 năm xây dựng “Chủ nghĩa xã hội” chưa thành. Liệu có một ngày nào đó “Tình thế cách mạng chín mùi” ở Việt Nam? Câu trả lời tùy thuộc vào sự chọn lựa của đảng Cộng sản Việt Nam: tự nguyện tự giác trả lại quyền làm chủ của nhân dân hay tiếp tục chiếm đọat quyền làm chủ của nhân dân để đè đấu cưỡi cổ, độc quyền áp bức, bóc lột nhân dân tự tạo ra một “Tình thế cách mạng chín mùi”?
Thiện Ý
Houston, ngày 12 tháng 7 năm 2010