Các thành viên chủ chốt của chính phủ đương nhiệm đã có buổi ‘lắng nghe ý kiến đóng góp’ của các lãnh đạo chính phủ đã nghỉ hưu chiều hôm thứ Ba ngày 22/5.
Buổi làm việc này do Ban cán sự Đảng của chính phủ triển khai để thực hiện Nghị quyết trung ương 4 về xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Các ông Phan Văn Khải, người tiền nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và các cựu phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Mạnh Cầm, Phạm Gia Khiêm, Nguyễn Khánh, Vũ Khoan và Nguyễn Công Tạn đã được chính phủ mời đến đóng góp ý kiến.
Nội dung về buổi làm việc này gần như không được phổ biến và chỉ có rất ít thông tin được đưa trên báo chí Việt Nam về buổi sinh hoạt Đảng quan trọng này của chính phủ.
Sau buổi làm việc với các cựu lãnh đạo, các thành viên chính phủ sẽ tiến hành ‘phê và tự phê’
Nguy cơ tự diễn biến
Theo tường thuật của Thông tấn xã nhà nước thì các cựu lãnh đạo góp ý với chính phủ về các vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng và những điều đảng viên không được làm.
Theo đó, các cựu lãnh đạo yêu cầu ‘đấu tranh quyết liệt liệt đẩy lùi nguy cơ tự diễn biến’ dẫn đến ‘suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống’, đảm bảo nguyên tắc ‘tập trung dân chủ’ trong công việc của chính phủ.
Các vị được mời đến cũng yêu cần chính phủ quan tâm đến việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, bình ổn giá nông sản, trích tường thuật của Thông tấn xã.
Sau buổi họp này, các vị cựu lãnh đạo chính phủ sẽ tiếp tục gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản đến tập thể Ban cán sự Đảng chính phủ và từng thành viên Ban cán sự có liên quan.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được dẫn lời thay mặt Ban cán sự Đảng cho biết chính phủ ‘trân trọng tiếp thu’ những ý kiến đóng góp của các cựu lãnh đạo mà ông cho rằng ‘thẳng thắn, xác đáng’.
“Bộ máy Nhà nước bị đồng tiền chi phối nên không đặt lợi ích quốc gia, lợi ích của quần chúng lên trên mà làm theo mệnh lệnh của đồng tiền, của các chủ đầu tư.”
Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh
Theo Thông tấn xã Việt Nam thì sau phiên lắng nghe các cựu lãnh đạo này thì Ban cán sự Đảng chính phủ sẽ có buổi tiến hành kiểm điểm, phê bình và tự phê bình theo kế hoạch mà Bộ Chính trị đã đề ra cho các ban Đảng.
BBC đã liên lạc với nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm nhưng ông nói ông không thể bình luận với BBC mà chỉ góp ý kiến với người có trách nhiệm.
“Tôi cũng sẽ có ý kiến đóng góp nhưng cũng phải suy nghĩ đã,” ông nói, “Cái chính là các đồng chí đó sẽ có sự kiểm điểm của mình là chính.”
Bốn vấn đề lớn
Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, nói với BBC rằng ‘trách nhiệm của chính phủ trong tình hình vừa qua là rất lớn’.
Với tư cách là đảng viên, ông Đằng cũng nêu ra bốn vấn đề mà đảng bộ của chính phủ phải tiến hành kiểm điểm: sai phạm của các tập đoàn, cưỡng chế thu hồi đất, chống tham nhũng và an ninh quốc gia.
“Chính phủ thông qua các tập đoàn làm thất thoát tiền bạc của dân rất lớn như Vinashin và Vinalines làm thất thoát cả trăm ngàn tỷ bạc,” ông nói và cho biết thủ tướng có trách nhiệm lớn ‘với tư cách là người phụ trách trực tiếp các tổng công ty đó’.
Kinh tế Việt Nam trải qua nhiều sóng gió với các vụ vỡ́ lỡ ở cać tập đoàn nhà nước
“Ruộng đất của người nông dân thì tại sao để chính quyền đàn áp người dân,” ông nói, “Ở Văn Giang sát Hà Nội mà xua cả ngàn quân đi dẹp dân mà chẳng lẽ các vị không biết?”
Vấn đề thư ba mà chính phủ đã làm không tốt, theo ông Đằng, là chống tham nhũng.
“Tại sao Ban chống tham nhũng của chính phủ đến giờ vẫn không có hiệu quả? Có phải là do bao che nhau hoặc không dám trừng trị thuộc hạ của mình?,” ông đặt vấn đề.
Ông nói thêm rằng trạng tham nhũng thất thoát diễn ra ngày càng nhiều và các cơ quan chính phủ có khả năng tham nhũng nhất vì nắm quyền lực trong tay.
Ông Đằng cũng cho rằng chính phủ đã xử lý không tốt vấn đề an ninh quốc phòng.
“Tại sao cho Trung Quốc thuê đất rừng 50 năm tại những vùng xung yếu chiến lược? Ai biết Trung Quốc làm gì mà người Việt Nam bây giờ vào cũng không được?,” ông bức xúc.
Không dám phê bình
Giải thích nguyên nhân của những vấn đề này, ông Đằng cho đó là do ‘bộ máy Nhà nước bị đồng tiền chi phối nên không đặt lợi ích quốc gia, lợi ích của quần chúng lên trên mà làm theo mệnh lệnh của đồng tiền, của các chủ đầu tư’.
Khi được hỏi điểm qua thành tích của chính phủ thì ông Đằng cho rằng ‘không có thành tích gì nổi bật cả trong 5 năm qua’.
Về vấn đề kiềm chế lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mô mà chính phủ cho rằng họ đã bước đầu thành công, ông Đằng cũng không cho rằng đây là ‘thành tích’.
“Tôi thường đi chợ thấy vật giá tăng khủng khiếp. Đời sống nhân dân rất khó khăn,” ông nói, “Các vị có con cái đưa qua Mỹ, qua Tây mua nhà, mua xe hơi xịn sẽ không thấy điều đó.”
Ông cũng cho biết ông nghi ngờ tính hiệu quả của sinh hoạt phê bình và tự phê bình trong Đảng từ kinh nghiệm của chính bản thân ông.
“Ai dám phê bình thủ trưởng? Trong chi bộ chính phủ thì ai dám phê bình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,” ông nói.
“Trong cơ quan tôi cũng vậy, bao nhiêu đảng viên im như thóc không ai dám phê bình lãnh đạo,” ông kể.
Ông đưa ra dẫn chứng là nhiều chi bộ đảng được đánh giá là ‘trong sạch vững mạnh’ mà cuối cùng ‘té ra vi phạm rất nhiều’ như Vinashin để chứng minh rằng việc phê và tự phê ‘chỉ là hình thức’.
“Phải dùng pháp luật để giám sát hoạt động của các vị trong Đảng và Nhà nước,” ông nói.
Nguồn BBC
One Comment
Thanh Pham
Tôi xin gop y của buổi hôi đảng bộ Chính phủ (Tư phê bình)trước nhất cần phải rỏ chuc vụ cua mình trong tư thế Lảnh đạo cân phải có trách nhiệm va bổn phận dối với quần chúng phai thấu triệt nền tảng bảo vệ Dân tôc va co sự sáng tao theo sự tiêng hoa cua Tổ-quộc theo trào lưu hiện dại Hóa bởi vì thời ky 46 năm về trước chỉ áp dụng bằng vỏ luc chi co sức mạnh là chiến thắng kẻ yếu dối với đơn phương nhung VN ai được cường quôc của chủ nghĩa hổ trợ là thắng nên chúng ta dành được thắng lợi toàn vẹn dất nước VN nhưng tôi thấy chúng ta dã thua cai thua nầy không phải MY hay NGỤY mà chính chúng ta thua ở chổ sau 37 năm qua,dến ngày nầy mới rỏ chinh Chủ nghia CSTQ/3 dã lợi dụng dảng CSVN giup dở cho chúng ta theo cai tiền đồn của chủ nghỉa CS vô sản thật ngày nay dất rung tam mượng 50 năm đất ở trung nguyên kai bán dất dỏ nhưng thật chất là dân của CSTQ/qua trị nan dể xây cơ sở lấn đât ngoài ra còn tạo ra dầu tu dô-thi và đem van-hóa dồi truy thay dổi bộ chính trị với cấp lảnh đạo tai phiệt dể dánh đổ bần cùng hoa nhân dân để hậu chiến cho CSTQ/3 sẻ tạo tác Chiến tranh mới đây CSTQ dã tham dò và ngang nhiên tấn át chuyên chiến hạm va gay hiêm khich chủ quyên hải dảo cua nước phi-lục-Tân song song mang giang khoan dâu hiên dại tới Hải phân của VN còn chỉ thi cấm doán khong cho VN và phá dàng khoan cua VN dây la một ky cong cua Chủ nghịa CSTQ/3 áp nếu đươc xuong sẽ lam tới,vậy tôi nêu lên vấn dề nầy tùy cac ông lãnh đạo có thấy hay không?và co tự kiểm chính dảng và hop luc vói chính quyền phai có một vị trí trach nhiêm trước Dân-tộc,nên cần kiểm diêm là điều ưu-tiên,vì dất nước mất cũng như nông dân mất đất khong có ruong để trống lúa tuc là không co gao phải chết dói cac ông mất tổ quốc co thể di tri nạn CS sẻ có tiền mang theo cú thảnh thơi xin thưa với quy ong rằng ngày áy sẽ không đên voi các ông xuôn sẻ đâu mà chính cai ngày khôn khổ hon bao giờ hêt tôi thí dụ vì sao cac ông biết người Việt kiều về VN tại vi họ khiêu hãnh ta dây vê phong cach vệ sinh va an ơ ho diều lo sợ bi binh hay nhiêm trung toi xin tam noi đây tai vì sao lạm phap kinh tế tôn thát,là vì kế hoach mập mờ o trong van kiện cùng kế hoach khong duoc Trọn gói học tập không chu đáo triển khai nêu không ro ràng nên lơ là trách nhiên dối trong ban giam sát thây chuc nang lơn co bảo hộ cay quyên thế dã lam phap,bởi vay cân nhất đồng tam nghiên cứu kế hoach mới diên nghiêm ty my hon.sau dây chúng tôi cung nên tim một giải phap Dân Chu chinh dể cho dân gop ý và hảy cung dân chông CSTQ lây lai chủ quyên lảnh thổ vả lãnh hải dông thời nên doc lai và rong rai dên ha tân co sở dể nghiên cuu va thi hành cua bản (CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ NHỮNG QUYỀN KINH-TẾ,XA-HỘI VÀ VĂN-HÓA CÙNG BẢN NHÂN QUYỀN )voi sự Tu Chỉnh của Uy Ban phối hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (1966) thành thật cam ơn và xây dựng Doàn ke^t.- Thanh Pham