Thời gian khoảng một tháng sau khi Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ thì Tập Cận Bình cũng đem vợ sang Việt Nam để tận mắt quan sát tình hình đất nước này. Cò lẽ họ Tập cũng không thấy gì đáng chú ý, cả trong lẫn ở ngoài chính quyền Hà Nội, nên báo chí và truyền thông cho biết là không có gì đáng ghi nhận ngoài việc ba lời nói vu vơ liên quan đến “Đại cục” và một vài nhóm biểu tình phản đối nhỏ, nhanh chóng bị cảnh sát và an ninh giải tán.
Vì thế, chuyến sang thăm của vợ chồng Tập Cận Bình được mô tả như là tương đối êm ả. Tuy nhiên, chỉ một vài ngày sau khi họ Tập và vợ về Bắc Kinh thì báo chí và truyền thông lại tung tin ầm ỹ về chuyện Hà Nội đang có quyết định xòa bò việc giảng dạy môn quốc sử trong chương trình giáo dục phổ thông.
Vậy thì ‘Đại Cục” là gì mà lại liên quan đến việc dạy quốc sử ? Để có thể trả lời chính xác câu hỏi này chúng ta phải mở lại hô sơ Thành Đô năm 1990 để từ đó lần mò ra mối liên hệ với việc xóa bỏ môn quốc sử trong nền giáo dục của đất nước.. Xin mời qúy độc gỉả đọc tiếp những đoạn viết dưới đây.
Bí mật của Hội Nghị Thành Đô năm 1990
Như chúng ta đã biết, một hội nghi bí mật đã diễn ra giữa Hà Nội và Bắc Kinh tại Thành Đô, thủ phủ tính Tữ Xuyên bên Tàu, vào các ngày 3-4/9/1990. Phái đoàn Việt Nam gồm có : Nguyễn văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Hồng Hà, Đinh Nho Liêm. Phái đoàn Trung Quốc gồm có : Gianh Trạch Dăn và Lý Bằng. Địa điểm Thành Đô được lựa chọn để bảo đảm bí mật cho hội nghị.
Chúng ta còn nhớ, vào thời gian đó, cuộc cạch mạng dân chủ long trời lở đất ở Đông Âu thành công chớp nhoáng đã dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên Sô, gây lo sợ cho cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội. Vì lo sợ mà nhóm Ba Đình phải muối mặt sang Thành Đô xin quy phục. Và cũng vì lo sợ mà nhóm Trung Nam Hải tại Bắc Kinh phải tạm quên mối hận thù phản chủ đưa đến cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt năm 1979, mà vui lòng chấp nhận cho Hà Nội,làm đàn em ý thức hệ, để gây thế chống Mỹ.
Cuộc đàm phán thành công và hai bên thỏa thuận bình thường hóa qua hệ ngoại giao song phuong. Tuy nhiên, đối với phần nói chuyện bí mật thì phái đoàn Vjệt Nam gĩư tuyệt đối cho riêng mình, không tiết lộ và cũng không tuyên bố cho nhân dân Việt Nam biết.
Mặc dầu vậy, về phía Trung Quốc, ngay sau khi hội nghị vừa kết thúc thì nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam. Thông điệp đó như sau “ Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng và Quảng Tây. Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam 30 năm để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc “ (Lý Bằng Nhật Ký Ngoại Sự) .
Gần đây, Wikileaks cũng phổ biến một văn kiện coi như 1 trong 3000 bức điện lưu trữ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chi tiết như sau : “Biên bản buổi họp kín giữa Nguyễn Văn Linh Đỗ Mười và Gianh Trạch Dân, Lý Bằng từ 3-4/91990 tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên TQ.”
Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản, Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai Đảng và nhân dân hai nước do chủ tịch Mao Trạch Đông và chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông,Tân Cương., Tây Tạng và Quảng Tây.
Phía Trung Quôc đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đìng các dân tộc Trung Quốc”.
Chương trình 30 năm sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc
Hội Nghị Thành Đô tái lập bang giao giữa Trung Quốc và Việt Nam được tổ chúc công khai nhưng, nhưng nội dung CSVN xin được sát nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Hoa là bí mật.
Cho đến khi Wikileaks phồ biến tài liệu mật đó thì người Việt nước ngoài mới biết đến, nhưng đối với đa số người trong nước thì nó vẫn còn là một bí mật. Vì thế để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng Cộng Sản này thực hiện, được ngụy trang dưới những danh từ mỹ miều như : Đại Cục và 16 Chữ vàng : Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan.
Như vậy, nói đến16 chữ vàng là nói đến Đại Cục, nói đến 30 năm hợp tác toàn diện mà Việt Nam đã hứa thực hiện để được Trung Quốc chấp nhận cho làm một khu tự trị. Cho dù Wikileaks không phổ biến tin mật nói trên, thì quan sát thực tế chúng ta cũng đã thấy những tin đồn đó không phải là những lời vu oan thất thiệt. Nhiều động thái chứng tỏ là Đảng CSVN từ 15 năm nay (nghĩa là một nửa thời gian thực hiện Đại Cục) đã rắp tâm đi theo con đường quy phục Thành Đô.
Kiểm kê những bước đi cụ thể mà Đảng CSVN đã thực hiện sau 15 năm thi hành Đại Cục.
Trước tiên phải kể là việc các lãnh đạo Trung Cộng sang thăm Việt Nam. Từ tháng 11/1992 đến năm 2015 đã có khoảng 10 lãnh đạo cao cấp Trung Cộng sang thm và làm việc với lãnh đạo Đảng CSVN : thủ tướng Lý Bằng tháng (11/1992); chủ tịch quốc hội Kiều Thạch Đàng (tháng 11/1994 và tháng 3/2002); chủ tịch nước Giang Trạch Dân (tháng 6/1996); thủ tướng Chu Dung Cơ (tháng 11/1996); thủ tướng Ôn Gia Bảo (tháng 12/1996) tổng bí thư Hồ Cẩm Đào (tháng 10/2005); tổng bí thư, chủ tịch nước Tập Cận Bình (tháng 11/2015) .
Về phía Việt Nam, tất cả các tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và thủ tướng trong thời gian này đều phải qua Bắc Kinh diện kiến lãnh đạo Trung Cộng. Tổng bí thư và chủ tịch nước đều phải ký những bản tuyên bố chung xác định quyết tâm thúc đẫy hợp tác toàn diện trên phương châm 16 chữ vàng.
Thứ hai là phải đế cập đến hai bản Thoả Thuận Về Biên Giới Trên Đất Liền và Trên Biển. Trong Bản Thỏa Thuận Về Biên Giới Trên Đất Liền (1990) ̣CSVN phải nhường cho Trung Cộng khoảng mấy chục ngàn cây số vuông lãnh thổ xuốt dọc biên giới của 10 tỉnh phía Bắc, đặc biệt là tại những vùng chiến lược Cao Bắc Lạng , gổm núi non hiểm trở, nơi mà quân Trung Quốc, mỗi lần sang xâm lược đều phải chịu thua vì không vượt qua được. Trung Cộng đã di chuyển sâu vào lãnh thổ của ta những cột mốc chiến lược quan trọng nhất. Ải Nam Quan và thác Bản Giốc cũng chịu chung một số phận.
Về Thoả Thuận trên Biển (2000) thì Trung Cộng thu nhỏ lãnh hải 12 hải lý của ta để chiếm quyền đánh cá, và chiếm của ta mấy chục ngàn cây số vuông trong vùng lãnh hải đậc quyền kinh tế ̣(EEZ) để lấn quyền khai thác dầu hỏa. Quần đảo Hoàng Sa của ta đã bị Trung Cộng dùng vũ lực chiếm năm 1974 và một số đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa cũng đã bi Trung Cộng dùng vũ lực tước đoạt năm 1988.
Thứ ba là phải nói qua về kinh tế. Năm 2005 Việt Nam đã ký kết với Trung Cộng 20 văn kiện dùng làm căn bản pháp lý giữa hai nước. Đó là : hiệp định thương mại, hiệp định mua bán vùng biên giới, hiệp định thành lập Ủy Ban Việt-Trung về Kinh Tế và Thương Mại, hiệp định giao thông đường sắt cao tốc và đường bộ, đường hàng không. Từ ngày 1/1/2004 Việt Nam và Trung Cộng bỏ thuế xuất nhập khẩu. Các cửa khẩu giữa hai nước được khai thông và hàng hóa được lưu thông tự do.
Nhà thầu Trung Quốc hình như thắng hầu hết những công trình quan trọng với các loại thầu “trọn gói EPC” (Engineering, Procurement, Construction). Hiến nay có 90% gói thẩu EPC được giao cho Trung Cộng thực hiện. Năm 2013 Việt Nam nhập khẩu 36 tỷ ̣ 960 triệu USD hàng hóa của Trung Cộng, trong khi chỉ xuất cảng sang Trung Cộng có 13 tỳ 960 triệu USD. Sự chênh lệch về cán cân mậu dịch khiến cho Việt Nam phụ thuộc nặng nề về phương diện kinh tế,
Thứ tư, thử nhìn qua về phương diện di dân. Người Tầu sang Việt Nam không cần visa nhập cảnh. Họ đi lại và có mặt trên khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước. Trong 65 khu chế xuất và khu công nghiệp không có khu nào vắng bóng người Hoa. Họ chiếm đóng các vi trí chiến lược, từ việc thuê đất 306000 hecta trong 50 năm với gía rẻ mạt ở biên giới phía Bấc, từ bauxít Tây Nguyên đến Cà Mâu, họ có thể thành lập nhiều sư đoàn của đạo quân thứ năm một cách dễ dàng với những công nhân mà thực chất là binh sĩ, tình báo, đặc công. Họ nắm trong tay những bản đồ vị trí các nhà máy điện, nhà máy quốc phòng, cơ xưởng… Họ tạo lập những khu riêng biệt của người Hoa mà công an Việt Nam không được vào kiểm soát.
Khu phố Tàu Bình Dương có tên là Trung Tâm Thương Mại Đông Đô Đại Phố. Trong khu này có một trường đại học quốc tế, một bệnh viện 1.000 giường, một sân golf, một khu gỉải trí, một khu thể thao. Vào các dịp lễ hội của Tầu, cờ Trung Quốc được treo rợp trời tại Bình Dương. Luật pháp của Việt Nam bị bỏ ̉ra ngoài. Nhân viên công lực của Việt Nam không có quyền hành gì trong khu vực.
Ngoài ra, Trung Cộng còn ép Việt Nam phải ưu tiên đề bốn tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, được đặc quyền khai thác bảy tỉnh biên giới của Việt Nam như Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Người Trung Ho có mặt tại Việt Nam để thi hành công tác, được hưởng quy chế bất khả xâm phạm.
Thứ năm, về phương diện chiến lược thâm độc của Trung Cộng phải để ý đến tử huyệt sung yếu của ta là Đèo Ngang. Vùng hẹp nhất của Việt Nam là khu vực Đèo Ngang, với chiều dài Đông Tây khoảng 70 km. Vùng này đã bị Trung Cộng án ngữ bằng dự án Vũng Áng trong 50 năm. Vũng Áng với rừng Lào phĩa Tây đã được Trung Cộng thuê lâu dài, để nếu cần thì chia cắt Việt Nam tại Đèo Ngang. Điều tương tự cũng có thể xảy ta tại Tây Nguyên khi Trung Cộng tham gia khai thác bauxít.
Một chiến lược với khả năng xâm chiếm rộng khắp đã được Bấc Kinh bày ra để khống chế Việt Nam phản chủ. Vì vậy khi Tập Cận Bình cùng vợ sang Thăm Việt Nam kỳ vừa qua, hắn chỉ cần nhắc khẽ hai từ “ Đại Cục” lả bộ tứ Việt Nam Hùng Dũng Sang Trọng tăm tắp gật đầu lìa lịa .
Những gì thực hiện chưa được tốt sau 15 năm thi hành Đại Cục.
Cái thực hiện chưa tốt lả khâu Văn Hóa Giáo Dục, Vì thế mà Trung Cộng đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ngày 21/2/2013 khi Nguyễn Thiện Nhân , ủy viên Bộ Chính Trị, cựu bộ trưởng giáo dục, dẫn đầu một đoàn đại biểu cao cấp sang Bấc Kinh, hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác toàn diện cho giai đoạn 5 năm 2014-2019.
Nguyễn Thiện Nhân hứa sẽ vận động quần chúng thực hiện tốt 16 chữ vàng. Việt Nam và Trung Quốc sẽ trao đổi sinh viên đại học. Việt Nam sẽ thực hiện Cung Vân hóa Việt Trung tai Hà Nội. Việt Nam cũng sẽ lập Viện Khổng Tử như Bắc kinh đòi hỏi. Tuy nhiên tất cả những việc này Việt Nam làm chưa tốt và chưa đúng ỳ của Bắc Kinh.
Vì thế, trong thời gian Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư, một phái đoàn đã từ Bắc Kinh đã qua Hà Nội chỉ để nhắc nhở và nói rõ là: Việt Nam cần phải cải tiến phương diện lý luận. Trung Quốc biết thừa là quốc sử Việt Nam là lịch sử chống ngọai xâm đến từ phương Bắc. Họ coi đó là một gói thuốc nổ vô cùng nguy hiểm, và bằng bất cứ cách nào cũng phải lấy gói thuốc nổ này ra khỏi đầu óc của các thế hệ trẻ đương thời và tương lai của nước Việt. Phải làm như vậy thì Việt Nam mới có thể nhanh chóng gia nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Hoa.
Nói trắng ra là phải triệt để loại bỏ quốc sử Việt Nam ra khỏi nền giáo dục, để chỉ còn giữ lại những kiến thức về ý hệ Mác Lê từ lâu đã bị nhân loại quăng vào sọt rác, cùng với những lời tuyên truyền láo khoét về thành tích của hai Đảng Cộng Sản quang vinh.
Trong Lời Tựa cuả tác phẩm Việt Nam Sử Lược, học giả Trần Trọng Kim đã viết như sau: “ Sử sách không những chỉ ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công iệc người ta làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của dân tộc.
Chủ đích là để làm cái gương chung cổ cho cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sức sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực như thế nào, mới chiếm được cái địa vị dưới bóng mặt trời này.
Người trong nước có thông hiểu sự tích của nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tổ tiên đã xây dựng nên mà để lại cho mình. Bởi những lẽ ấy cho nên phàm dân tộc nào đã có đủ cơ quan và thể lệ làm cho nước độc lập thì cũng có sử cả.
Nước Việt Nam ta khởi đầu có sử từ đời nhà Trần, vào quãng tế kỷ thứ 13. Từ đó trở đi nhà nào lên làm vua cũng trọng sự làm sử. Nước ta đã có sử của nước ta thì cũng bởi đó mà biết được những việc đã qua và có thể bởi đó mà khảo cứu được nihều việc quan hệ đến vận mệnh nước mình từ xưa đến nay xoay vần ra sao.”
Bỏ quốc sử trong giáo dục là giảm sức chiến đấu của dân tộc. Tích hợp môn quốc sử với hai môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thì dần dần nó sẽ làm cho môn sử Việt biến mất. Tuy nhên đối với những người lãnh đạo cộng sản hiện nay thì họ không thể nào làm khác mà không bị quy cho cái tội là phá hoại “Đại Cục”.
Nhớ lại lời nói của Nguyễn Cơ Thạch trước khi mất chức bộ trưởng ngoại giao “Bây giờ là bắt đầu một nền Bắc thuộc mới ” ta thấy lời tiên tri đó rất đúng. Bỏ sử là tội lớn nhất đối với tổ quốc. Người cộng sản Việt Nam nếu không quyết tâm và can đảm để nhanh chóng thoát khỏi thiên la địa võng này thì còn không kịp nữa .
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 11 năm 2015