Chắc mọi người đều còn nhớ nỗi sợ hãi của thế giới khi sắp sửa bước vào năm 2000 ? Sắp tận thế ? với cái bug của năm 2000, tất cả những máy vi tính sẽ bị hỏng, cần phải chỉnh lại. Năm 2000 một thiên niên kỷ mới, một thế kỷ mới ! Nhưng thật sự chẳng có gì xảy ra, vì năm 2000 chỉ là năm cuối cùng của thiến niên kỷ 1000 và năm cuối cùng của thế kỷ 20. Năm 2001 mới thật sự là năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, và năm đầu tiên của thế kỷ 21 với biến cố 11 tháng 9 ! Hai tòa nhà Twin Tower Trade Center của thành phố New York, với trung tân Wall Street với tượng Nữ thần Tự do, biểu tượng của thế giới tư bản, biểu tượng của thế giới tự do đã bị bọn khủng bố Al Qaeda giựt sập. Và từ đó thế giới bước vào một vận hội mới, trước 9/11 (viết theo kiểu Mỹ) và sau 9/11. Trước 9/11 là những quan niệm của thế kỷ thứ 20, của thế giới lưởng cực, của chiến tranh lạnh, Tư bản/Cộng sản, của hai nền văn hóa, hai thế giới Đông/Tây, của hai phát triển kinh tế Nam Bắc, Bắc tiên tiến kỹ thuật, Nam kém phát triển, cựu thuộc địa, của hai mô hình phát triển, Bắc thành thị nông nghiệp cơ giới, Nam làng mạc, rừng rậm, nông nghiệp cổ xưa …Nhưng sau 9/11, cuộc chiến khủng bố toàn cầu hóa: Al Qaeda là một tổ chức loảng, toàn cầu không có một quốc gia rõ ràng. Đánh khủng bố không phải rõ ràng là một cuộc chiến tranh, mà chỉ là một cuộc dẹp loạn A phú Hản chẳng phải chiến trường, nhưng cũng hao người, hao của, Irak cũng vậy, rồi những vùng bất ổn càng ngày càng nhiều : Nam Mỹ với các sứ thần buôn Nha phiến, Phi châu với những thổ phỉ cướp bóc dân lành…Thế kỷ thứ 21 là thế kỷ của di dân, nếu cuối thế kỷ20, thế giới biết nhiều về Việt Nam bởi những loạt thuyền nhơn trốn nạn cộng sản, thì thế kỷ 21 không ai dám nói đến các đợt thuyền nhơn xuất từ Phi châu, từ Đông âu trốn nội chiến và nghèo đói ! Vì nói đến là phải tổ chức cưu mang và hội nhập.
Năm 2011, năm đầu tiên của thập niên đầu của thiên niên kỷ thứ 3, của thế kỷ 21 cũng là năm mở đầu một kỷ nguyên, một vận hội chánh trị mới. Nếu thế kỷ 20 có những cuộc cách mạng cộng sản, những cuộc cách mạng nhung, những cuộc cách mạng hoa hồng để lật đổ những nhà cầm quyền nhưng tất cả đếu được giựt giây dẫn dắc bởi những chủ nghĩa chủ thuyết trong một thế giới lưởng cực. Tự do/cộng sản, Cộng sản/tư bản, kể cả cuộc cách mạng giải phóng khối Đông âu và cuộc giựt sập bức thành Bá linh của nhơn dân Đông Đức. Trái lại, vào thế kỷ 21, “Mùa Xuân Ả rập” là một phong trào tự phát do toàn dân nổi dậy, lan tràn bắt đầu từ Tunisie qua đến Ai Cập, Lybie và nay còn đi đến Yémen, Syrie. Thế giới Ả rập ngày mai sẽ khác hẳn !
Và sau 9/11 những cuộc chiến trừng phạt hao người tốn của, thế giới âu mỹ chống Al Qaeda cũng là nguyên do đã làm xáo trôn trật tự nền kinh tế tư bản. Vì cần tiền, vì cần tiêu xải, những bộ máy kinh tế là những ngân hàng tạo ra những bong bóng tạo thành những phồn vinh giả tạo do tiêu thụ và thị trường tạo nên. Người công dân bình thường cảm thấy mình giàu hơn, vì mình chủ nhơn một biệt thự to rộng, có vườn to, có bể tắm, chủ nhơn một chiếc xe 4X4 lộng lẫy, bóng loáng… nhưng thực sự người công dân bình thường ấy chỉ chủ nhơn “được hưởng thụ” cái biệt thự, cái chiếc xe ấy thôi…chủ nhơn thực sự là ngân hàng. Tất cả công nhơn các nước âu mỹ đều làm việc cho hệ thống ngân hàng. Chẳng ai là công nhơn của hảng A nầy hay của công ty B nào cả, kể cả anh chủ tiệm ăn, chủ khách sạn…Chủ nhơn thực sự là Ngân hàng. Và tất cả nền quản trị đất nước, nền dân chủ, đảng A cầm quyền, đảng B cầm quyền có khác nhau không ? Có thể nhưng cái cốt lủy đều do các hệ thống kinh tế tài chánh cầm quyền, chỉ đạo… Đó là nền dân chủ của thế kỷ 20… Sau 9/11, sau nền khủng hoảng kinh tế nầy các nhà chánh trị học, các nhà kinh tế học, các lãnh đạo chánh trị hay lãnh đạo kinh tế phải nghiên cứu đi tìm một phương pháp lãnh đạo quản trị mới đạo đức hơn đặt con người vào trọng tâm, nhơn bản hơn , trong sạch hơn, với những phương thức kinh btế hữu hiệu, thực tiển hơn, để tạo một xã hội công bằng có tính tương trợ, và đặc biệt coi trọng môi sanh môi trường để giử tánh cách bền vững.
Ánh dấu ngày hôm nay, ngày 15 tháng 11 năm 2011 : thấm thoát mà đã gần hết một năm đầy biến chuyển. Đầu năm với Mùa Xuân dân chủ Ả rập, với Cách mạng Bông Lài : Tunisie, rồi Ai cập, Lybie với cuộc nội chiến, quân nổi dậy chống quân của nhà cầm quyền độc tài Khaddafi, quân nổi dậy với sự giúp đở của Tây phương NATO đã chiến thắng sau năm tháng đánh nhau, cuối cùng hạ bệ và giết được tay đôc tài Hôm nay phong trào đòi dân chủ do toàn dân quyết định vẫn còn tiếp tục tại Yémen và Syrie. Mặc sự can thiệp của khối Á Rập, Yémen và Syrie vẫn tiếp tục đàn áp người dân biểu tình. Mặc dù mỗi ngày đều có người bị thương, mặc dù mỗi ngày vẫn có người bị giết, mặc dù mỗi ngày vẫn có người bị bắt nhưng dân chúng Yémen và đặc biệt dân chúng Syrie vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình đuổi tay cầm quyền độc tài, đòi quyền dân chủ, đòi lấy lại quyền tự quyết. Và nay, sau mấy tháng do dự, đàm phán, can thiệp ngoại giao, ngày hôm nay toàn khối Á Rập, Liên Minh Á Rập, các quốc gia láng giềng như Jordanie, Arabie Séoud đã lên án hành động đàn áp của nhà cầm quyền Syrie, và buộc Syrie phải thả tù nhơn chánh trị, phải đàm phán thương thuyết với đại diện phe nổi đậy và không được dùng vũ lực đàn áp quần chúng của mình, và phải từ chức để nhường quyển lãnh đạo cho nhơn dân mình.
Nhưng không quên ngày 11 tháng 3 năm 2011, một cơn sóng thần do địa chấn đã phá nát thành phố Fukushima và làm hư hại nặng hệ thống nhà máy phát điện nguyên tử. Trong cơn hoạn nạn, dân chúng Nhựt bổn đã cho thế giới một bài học về tự trọng, bác ái và tương trợ. Nhưng dư luận thế giới ngày nay đã thay đổi quan niệm sử dụng nguyên tử. Lòng tin vào sự phát triển điện lực bằng nguyên tử đã bị lung lay sau tai nạn nhà máy nguyên tử Tchernobyl, nay hoàn toàn được phong trào các đảng Xanh Âu châu thổi mạnh : chỉ trong vòng vài tháng, Thụy sĩ, Đức … đã quyết định sẽ bước ra khỏi chương trình phát triển bằng nguyển tử và sẽ đẩy mạnh hơn những nhà máy phát điện bằng những nhiên liệu thiên nhiên như ánh sáng mặt trời hay bằng quạt gió.
Trở về ngày hôm nay 15 tháng 11 năm 2011 : sau một thời gian tự gian dối và nói dối với dư luận mình các nhà lãnh đạo các quốc gia tiên tiến và tư bản trên thế giới đã cố gắng vá víu khủng hoảng thị trường kinh tế và tài chánh quốc tế nhưng không thành công. Hôm nay, các nhà trách nhiệm trên thế giới đã phải chấp nhận coi đây là một cơn lốc kinh tế và tài chánh có thể đưa đến một cuộc khủng hoảng làm tan rã tất cả những kiến trúc phát triển đã được xây dựng từ sau thế chiến II.
Cơn bệnh nặng của thế giới là Công Nợ : chủ thuyết Công Nợ để tạo thị trường đã bị lạm dụng từ 30 năm nay. Tất cả các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ đều xài kiểu công tử nhà giàu : có một nhưng xài hai, mượn nợ để ăn xài, nghĩ rằng tiêu thụ sẽ nạp nhiên liệu cho máy phát triển công nghiệp chạy. Mượn đầu heo nấu cháo không thể thành công mãi mãi được, một nào đéó cái đầu heo cũng sẽ rã thôi. Ngày nay đầu heo đã rã. Mẫu kinh tế thị trường bằng nợ, hốt hụi nầy để đóng hụi khác nay không còn hiệu nhiệm nữa. Khủng hoảng do những subprimes của thị trường địa ốc Mỹ, của những ngân hàng Huê kỳ tưởng rằng chỉ hạn chế trong thị trường Huê ky của những năm 2008 thôi ! Thế nhưng, thời kỳ toàn cầu hóa đã đem cơn bệnh lan đến Âu châu.
Đồng Euro, khối Liên Âu đã được tổ chức để tạo một sức mạnh tài chánh đối với đồng Dollars huê kỳ, một khối liên hợp để tạo một sức mạnh, nhưng một khối liên hợp cũng dễ bị lây bệnh lẫn nhau. Đồng Euro giúp đở các quốc gia thành viên thêm sức mạnh kinh tế, nhưng vì đồng euro là gia tài chung nên dễ bị sử dụng phung phí, vì cha chung không ai khóc. Từ bốn quốc gia có nguy cơ phá sản của năm 2009, nhóm PIGS ( Bồ đào Nha–Portugal, Ái nhĩ Lan-Ireland, Hy lạp-Greece, Tây ba Nha-Spain) nay qua năm nay, 2011 lại thêm một quốc gia mới là Ý đại Lợi-Italy, PIGS đã thành PIIGS ! Và sau gần một chục lần hôi họp, thoạt đầu giữa các thành viên khối Euro, thoạt đầu ở cấp ban kỹ thuật, sau đến cấp các Tổng trưởng, rồi đến cấp thượng đỉnh các quốc gia cùng khối, cuối cùng đưa vấn đề đến cấp G20, là toàn cầu hóa, cũng chỉ để giải quyết vấn đề cứu đồng Euro, cứu khối các quốc gia âu châu để không bị phá sản. Các thị trường chứng khoán có một hàn thử biểu, đó là các hảng nghiên cứu kinh tê tài chánh chuyên nghiệp tư nhơn, theo dõi, bắt mạch và cho kết quả thử nghiệm, tức là điểm tình trạng sức khỏe tài chánh các quốc gia, từ anh giàu nhứt anh Mỹ, đến các anh tư bản hùng hổ đều mong được điểm Ba chữ A (AAA) để chứng minh nền kinh tế tài chánh ngon lành của mình ! Ngon lành để làm gì ? Ngon lành chỉ để được đi vay nợ trên thị trường quốc tế với tiền lời thấp ! Thế thôi ! Cũng như một người dân bình thường đi đến ngân hàng trưng những chứng từ lương bổng để được vay, được mượn. Thế giới tư bản phát triển bằng vay mượn. Cách khác biệt làm giữa người dân đi vay thì tiền lời các ngân hàng do Nhà nước chỉ đạo, còn đối các quốc gia thì do cách chấm điểm của các cơ quan nghiên cứu quốc tế mà tiền lời cho vay thay đổi. Nói như vậy chứ cái điểm 3 chữ A cũng lắm thứ hạng. Hiện nay trên thị trường thế giới có 14 quốc gia được 3 chữ A, Mỹ, Anh, Thụy sĩ, Thụy điển, Bỉ , Đức, Pháp,…Nhưng giữa Pháp và Đức, tuy cùng là Ba chữ A cả, nhưng tiền cho Đức vay thì tiền lời chỉ 1,8 %, còn tiền lời cho Pháp vay là 3,4% ( khoảng cách 1,6% – nhiều lắm đó ! vì biết rằng mỗi 1% thêm theo tổng số công nợ ngày nay của Pháp là thêm 20 tỷ euros ! ). Tổng Thống Sarkozy vừa tuyên bố ra một chương trình thắt lưng buộc bụng. Chương trình nầy là chương trình số 2, dựa theo con số dự kiến phát triển là 1% cho năm 2012. Thế nhưng theo những nhà nghiên cứu kinh tế con số phát triển tương lai của Pháp sẽ không vượt được 0,6 %. Rồi sẽ có chương trình 3, rồi sẽ có chương trình 4… Thắt lưng buộc bụng chỉ hạn chế sức phát triển. Cái khủng hoảng ngày nay của thế giới chỉ tóm tắt ở một từ ngữ : hoang phí, xài sang. Thế giới ngày nay xài sang, vì quen mượn tiền nên vẫn tưởng là tiền chùa. Từ thế giới âu mỹ, đến thế giới một nước chậm tiến, mượn tiền để xài.
Hãy nhìn cách ăn xài các công dân Mỹ và Tây Âu, xe to uống xăng, nhưng sáng đi làm vẫn mỗi người một xe, vườn rộng, tưới nước xả hằng giờ, hàng hóa ăn uống không hết vứt bỏ ( một thống kê Pháp vừa cho biết hằng năm nước Pháp vứt 40 ngàn tấn thực phẩm, 13 ngàn tấn dược phẩm – cơ quan bảo vệ xã hội và sức khỏe hoàn trả phí tổn dược phẩm nên các bác sĩ ra toa và các con bệnh lấy thả giàn – lấy chứ không phải mua, vì tất cả do Bảo hiểm xã hôi hoàn trả ). Phung phí, nhưng nhà nước Pháp cũng không dám đụng đến chỉ xin thắt lưng buộc bụng bằng thuế thôi ! nhĩa là tăng giá cả đòi sống, hạ mãi lực quần chúng ! Thắt lưng buộc bụng là phải bớt lương các quan chức, bớt ăn xài phung phí các cơ quan, đè xẻn ăn xài, chứ thắt lưng buộc bụng gì mà chỉ tăng thuế. Mẹ tôi thường dạy tôi, « con ơi, con muốn giàu là phải đè xẻn ăn xài vừa đủ, chứ giàu không phải chỉ làm lương nhiều !» . Bài học kinh tế của bà già nhà quê Huế thực tế thật. Đó là kinh tế thực tiển ! Chỉ xài những gì mình có !
Và đau đớn hơn là lý do chánh trị của chương trình kinh tế nầy. Tất cả những chương trình thắt lưng thắt bụng của Pháp cũng vì « Ba chữ A ». Y chang nhãn hiệu trên các bao gạo. Tất cả chỉ để thèm được ba chữ A. Pháp là một quốc gia sắp sửa bước vào mùa bầu cử Tổng thống ( tháng năm 2012), tất cả chương trình các thí sanh đều phải là cải tổ nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho công dân, đề nghị một chế độ quản trị đầy công bằng, công lý, một xã hội an toàn…nhưng vẫn ráng chú mục vào làm sao giữ được « Ba chữ A », vì chẳng may mất điểm, tiền lời sẽ vọt lên 5% ? 6% ? thì tiêu tùng, Sarkozy vì là đang quyền nên càng sẽ bị rủi ro thất cử, nên sẽ sợ nhiều hơn các đối thủ.
Vì hiện nay, cơn khủng hoảng đồng euro, cơn khủng hoảng tài chánh kinh tế trên các quốc gia tiên tiến đã đánh gục tất cả các nội các đang quyền. Các quốc gia âu châu đang bị khủng hoảng đều thay đổi nhà cầm quyền, thay đổi chánh phủ. Một loạt các đảng phái cầm quyền, một loạt các thủ tướng đại diện cho chánh sách cũ nay đã bị dân chúng cho về vườn thay vào những nhơn vật mới, đại diện những đảng phái mới. Năm kia là Đảng Lao động Anh với cả chục năm cầm quyền, với Thủ tướng Gordon Brown, vì không giải quyết được những khó khăn kinh tế do nạn khủng hoảng phải ra đi nhường lại cho David Cameron và Nick Clegg hai đảng đối lập họp nhau trị vì. Năm nay, hồi đầu năm Ireland với Euda Kenny thắng cử làm thủ tướng, rồi tháng sáu José Socratès, sau bao nhiêu năm cầm quyền cũng phải xuống để nhường cho Pedro Passos Coelho, và nay tới phiên Hy lạp, và Ý trong tuần vừa qua, và ngày mai (20 tháng 11 nầy) sẽ đến phiên Tây Ba Nha.
Nếu « Mùa Xuân Ả rập », biểu tình đấu tranh dân chủ, dân chúng xuống đường lật đổ các nhà cầm quyền độc tài. Thì « thị trường chứng khoán tài chánh, khủng hoảng kinh tế » cũng lật đổ các nhà cầm quyền bất lực, bất tài kém khả năng quản trị kinh tế tài chánh.
Năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ thứ 21 đang cho chúng ta một bài học mới về quan niệm quản trị chánh trị và kinh tế. Chúng ta đang sống một cuộc cách mạng mới. Những ý thức hệ, những chủ thuyết, những chủ nghĩa đầy hứa hẹn, chữ nghĩa dao to búa lớn nhưng mơ hồ, sẽ phải nhường lại cho những quan niệm quản trị dựa trên chất phẩm, sự thật, trong sáng, …dựa trên thực tế, đời sống, dựa trên con người. Và nếu sai sẽ bị chế tài ngay, vì chỉ đạo do người dân vì người dân ! Đó là nền dân chủ thực hữu !
Nhơn số thế giới ngày nay là 7 tỷ người, làm sao để tổ chức để sống chung mà không bị những cọ sát, làm sao hòa nhập những nhơn sanh quan khác nhau với những tôn giáo, văn hóa, phong tục khác nhau ? Toàn cầu hóa hàng tiêu dùng đã là những tiến bộ của thế kỷ 20: internet, điện thoại di động, quần jean, áo thun T shirt…nhưng những phung phí phá hoại môi sanh môi trường bắt buộc từ ngay chúng ta phải có một phương thế quản trị khác. Lựa chọn phẩm chất, bỏ đi số lượng, không phải là lựa chọn sự khan hiếm, sự thiếu thốn, mà một sự lựa chọn cái vừa phải, vừa đủ. Mạng lưới truyền thông giúp dân chúng thế giới sống gần gủi hơn, hiểu biết nhau, tương trợ, thông cảm, sẽ là những đề tài chánh để quản trị. Quan niệm xã hội, công bằng, tương trợ sẽ là quan niệm mới để quản trị. Quản trị 7 tỷ người buộc các nhà cầm quyền thế giới phải tạo những quản trị liên bang từng vùng. Liên Âu phải có một Hiến pháp liên bang, một nhà cầm quyền liên bang, một chánh quyền liên bang, một nền chánh trị liên bang, một nền kinh tế liên bang mới cứu được Liên Âu cứu được đồng Euro. Đông Nam Á cũng vậy, muốn chống lại sự bành trướng của Trung Cộng, các quốc gia Asean phải thành lập một liên bang Đông Nam Á. Liên bang là tôn trọng những khác biệt, tôn trọng những cá biệt độc lập, những liên minh hành động, các quốc gia liên hợp vói nhau để tạo một khối chung sống hòa thuận, kết hợp sanh tồn với nhau.
Mong ngày mai Liên bang Liên âu được thành lập ! Mong ngày mai đồng Euro sẽ còn mãi mãi. Mong ngày mai, một Liên bang Đông Nam Á trong ấy Việt Nam sẽ là một thành viên, được thành lập để chận sức bành trường của Trung Công !
Nhưng cái sine qua non của một Liên bang là ít ra có một tập tục và chế độ quản trị và chánh trị giống nhau. Việt Nam và Lào bắt buộc phải giải thể Đảng Cộng sản đương quyền !
Mong lắm !
Lukas Papademaos và Mario Monti
nhậm chức Thủ tướng Hylạp và Ý.
15/11/2011
Phan Văn Song