Dân Tộc Trung Hoa Và Con Đường Dân Chủ
Gần đây, trên tờ The Epoch Times xuất hiện một bài báo của tác giả Li Heming với tựa đề: “Beijing Leaders Considering End Of Communist Rule”, tạm dịch là : lãnh đạo Bắc Kinh đang lưu tâm đến việc chấm dứt nền cai trị cộng sản. Thông tin này đã nhanh chóng lưu hành tại thủ đô Trung Quốc và trên thế giới như một tin nóng gây sự chú ý và hy vọng của nhiều người. Nhân dịp này, những đoạn viết tiếp theo có chủ đích trình bày một cách nhìn về: “Dân Tộc Trung Hoa Và Con Đường Dân Chủ”.
Năm1978, khi cho lệnh mở cửa để tiếp nhận kinh tế thị trường và khuyến khích đầu tư ngoại quốc Đặng Tiểu Bình đã đưa ra khẩu hiệu: “Làm giàu là vinh quang”. Như vậy phải hiểu là họ Đặng đã chỉ cho phép phát triển kinh tế mà không đả động gì đến vấn đề dân chủ hóa. Vấn đề này, cho đến ngày nay, vẫn còn ở trong vòng cấm kỵ vì được coi như một đe dọa đối với sự ổn định cần thiết cho tiến trình phát triển. Cho nên mỗi khi nhìn vào Trung Quốc người ta thường tự hỏi liệu quốc gia này có thể vĩnh viễn và muôn thuở kháng cự lại xu thế không thể đảo ngược của vấn đề dân chủ hóa hay không.
Thật ra vấn đề dân chủ không xa lạ gì với Trung Quốc. Từ hơn 100 năm nay, giới trí thức Trung Quốc đã mang ánh sáng dân chủ vào đất nước này. Năm 1898 Phong Trào Cải Cách, do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ xướng, đã đặt Trung Quốc trên lộ trình dân chủ hóa qua hình thức quân chủ lập hiến. Tuy phong trào này không thành công vì các lực lượng phản động vẫn còn qúa mạnh trong nội bộ triều đình Mãn Thanh nhưng nó đã để lại những dấu ấn không hề phai lạt.
Ai cũng biết rằng vào thời ấy, một mẫu hình quân chủ lập hiến không thể chấp nhận được tại Trung Quốc vì triều đình Mãn Thanh vẫn còn ngồi đó. Người Hán chưa có một tổ chức nào để thay thế. Cuộc Cách Mạng Tân Hợi năm 1911, sau khi thắng lợi cũng chỉ biến Trung Quốc thành một nước cộng hoà, chứ không thành một quốc gia dân chủ theo mẫu hình Tây phương.
Nếu thời đó không có triều đình Mãn Thanh thì rất có thể Trung Quốc đã theo chân Anh Quốc và Nhật Bản. Sau khi nhà Mãn Thanh sụp đổ, nhiều hiến pháp đã được ban hành nhưng không một hiến pháp nào được tôn trọng để mang lại một nền dân chủ trong thực tế.
Tính từ năm 1908 thì đã có tất cả 11 hiến pháp ra đời với những điều khoản bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, nhưng chưa bao giờ các quyền tự do đó được mang ra áp dụng. Với một thành tích khó tin như vậy, thử hỏi ai có thể nghĩ rằng Trung Quốc sẽ có một nền dân chủ trong thế kỷ 21.
Các chính trị gia Tây phương tin rằng một khi nền kinh tế phát triển thì giai cấp trung lưu cũng phát triển theo và chính giai cấp này sẽ chuyển biến chế độ độc tài thành dân chủ. Đó là một nhận xét chủ quan, dường như không thể áp dụng cho trường hợp của Trung Quốc vì tại đây họ Đặng cũng như những người lãnh đạo bảo thủ kế nghiệp đều nhất quyết giữ cho Trung Quốc có một độc đảng cai trị và một nền chuyên chính vô sản lâu dài.
Đề đi sâu vào lãnh vực nghiên cứu triển vọng dân chủ hóa Trung Quốc chúng ta cần lược qua năm khu vực quan trọng được coi như những cản trở cho triển vọng dân chủ hóa. Những cản trở đó cần được triệt để khắc phục trước khi Trung Quốc muốn thật tâm ly khai với mẫu hình toàn trị.
Trung Quốc không phải là một quốc gia thuần nhất
Những thành phần cấu thành đất nước Trung Hoa có những đặc tính riêng biệt cho từng khu vực. Những đặc tính này đòi hỏi những mẫu hình phát triển khác nhau. Cho nên vấn đề tiên đoán tương lai chính trị của Trung Quốc không thể nào chính xác. Sự thiếu thuần nhất này khiến Trung Quốc không thể có một mô hình phát triển giống những quốc gia khác.
Tại Trung Quốc, cái gì xảy ra trong lãnh vực kinh tế không nhất thiết sẽ phải xảy ra trong các lãnh vực chính trị và xã hội. Chưa kể là trong lãnh vực kinh tế, những gì xảy ra tại vùng này cũng chưa chắc sẽ xảy ra tại các vùng khác. Trong lãnh vực xã hội cũng vậy. Không có gì bảo đảm rằng những chuyển biến trong lãnh vực này lại ảnh hưởng đến lãnh vực chính trị. Tại Trung Quốc những chuyển biến thuộc loại này không ảnh hưởng lẫn nhau để tái lập thế quân bình mà trái lại còn tạo thêm nhiều mâu thuẫn. Người Trung Hoa rất quen thuộc với những hiện tượng này.
Tôn Dật Tiên ví Trung Quốc như một “đĩa cát”, nghiã là không có những liên hệ hỗ tương mật thiết. Con người Trung Quốc, bị ảnh hưởng của giáo lý Khổng Nho, nên coi trọng cá nhân và gia đình hơn tổ quốc. Mọi xu hướng trên đất nước này đều không có tính cách lan tràn hoặc tích lũy.
Lý do căn bản để giải thích hiện tượng này là, vì quá rộng lớn, nên Trung Quốc có đặc tính của một nền văn minh (a civilization) hơn là một quốc gia (a nation state). Cái gì làm người Trung Hoa ngồi lại vời nhau là những yếu tố văn hóa, chủng tộc và văn minh chứ không phải là tinh thần quốc gia gắn bó như người ta thường thấy ở những nơi khác.
Nếu để ý kỹ, ta thấy rằng. tại Trung Quốc, khi chế độ Mao ra đi thì chế độ Đặng xuất hiện và giữa hai chế độ này không có một liên hệ tiếp nối nào cả. Có thể nói là căn cước (identity) của người Trung Hoa không xuất phát từ khung cảnh chính trị của quốc gia, cho nên họ không quan tâm đến những thay đổi chính trị ở trong nước và không để ý đến những thay đổi mang nhiều mâu thuẫn. Chính quyền trung ương không có phương tiện để kiểm soát hoặc động viên toàn khối dân chúng. Cho nên thường xảy ra những chiến dịch động viên vùng, mỗi khi cần đến . Nếu những chiến dịch này không thành công, người ta thường thấy một cuộc đàn áp tiếp theo.
Chính quyền trung ương ở Bắc Kinh có thể ra nghị định bắt toàn dân thi hành một vấn đề, nhưng nghị định này thường khi không được địa phương tuân lệnh, nếu không phù hợp với quyền lợi của họ. Các quan chức địa phương lý luận rằng chính quyền trung ương nói dối họ, vậy thì họ cũng có quyền nói dối lại bằng cách không tuân lệnh hoặc giả vờ tuân lệnh, và như vậy là “hòa”. Cho nên mâu thuẫn liên tục xảy ra và ngày càng chồng chất. Với tình trạng này, tại Trung Quốc, tiến bộ kinh tế không đưa đến tiến bộ chính trị, và tự do tuy không phát triển trong lãnh vực chính trị nhưng lại rất được thả lòng trong lãnh vực kinh tế.
Doanh gia được xếp hạng chót trong các nấc thang xã hội
Dân tộc Trung Hoa có nhiều năng khiếu về thương mại nhưng doanh gia lại bị Khổng Tử đánh giá như một giai cấp có đóng góp nhỏ bé nhất nếu xét về phương diện phát triển và lợi ích quốc gia. Từ ngàn xưa, cách xếp hạng của Khổng Tử bao giờ cũng là: sĩ, nông, công, thương, nghĩa là các con buôn đứng hạng chót. Cho nên thương nhân và doanh nhân ở Trung Quốc, dù cho có giàu sang tới mức nào đi nữa, bao giờ cũng mang mặc cảm tư ti.
Họ luôn luôn đứng ngoài chính trị và không bao giờ bàn tán đến luật pháp. Để né tránh những điều luật bất lợi cho công việc làm ăn, họ tìm cách đút lót và hối lộ để vượt qua trở ngại và không bao giờ nghĩ đến biện pháp ảnh hưởng vào luật lệ. Chính vì vậy mà tại Trung Quốc tham nhũng là một hiện tượng thường trực và bình thường, không bao giờ rập tắt được.
Sau khi Đặng Tiểu Bình mở cửa để giao thương với ngoại quốc và đưa ra khẩu hiệu “làm giàu là vinh quang”, giới doanh nhân đã nhanh chóng trở nên đông đảo và giàu có. Mặc dầu vậy, họ đã không ảnh hưởng gì đến chính quyền bằng sức mạnh cứng (cách mạng bạo lực) mà chỉ dùng sức mạnh mềm (đút lót). Họ đã không xuất hiện trong Mùa Xuân Bắc Kinh và phong trào Bức Tường Dân Chủ của Ngụy Kinh Sinh. Sau sự kiện Thiên An Môn, họ cũng nhanh chóng ngả về phía chính quyền và vào hùa với quan điểm ổn định để phát triển.
Trái với nhận xét của các chính trị gia Tây phương, giai cấp trung lưu mới của Trung Quốc đã không có bất cứ một đóng góp nào cho tiến trình dân chủ hóa của đất nước. Tệ nạn tham nhũng vẫn còn đó và bảo đảm cho họ một phương cách làm ăn vừa an ninh vừa dễ dàng hơn. Vì thế ta đừng ngạch nhiên là không có tiếng nói nào nổi lên từ giai cấp trung lưu để đòi hỏi dân chủ đa nguyên. Vì đó chỉ là một chuyện bình thường hoàn toàn hợp với đặc tính của Trung Quốc.
Nhu cầu về một xã hội dân sự
Sự thiếu vắng một xã hội dân sự tại trung Quốc là một đặc thái khác, gần như có tính cách tuyệt đối. Không khí im lặng của giai cấp doanh nhân giàu có đứng về phía chính quyền đã là nguyên do của sự tệ hại này. Nếu không có xã hội dân sự thì không có cái gì có thể kìm hãm và hạn chế sự lạm quyền của trung ương.
Trở lại với lịch sử, ta thấy xã hội Trung Quốc ngày xưa hoàn toàn khác biệt với các xã hội Tây phương và Nhật Bản. Quyền hành của các vua Tây phương hay Nhật Bản, thời Trung Cổ, lúc nào cũng bị cạnh tranh bởi Nhà Thờ hoặc qúy tộc. Trái lại, sự cạnh tranh này chưa bao giờ xảy ra tại Trung Quốc, nơi mà Thiên Mệnh là tuyệt đối.
Đành rằng giáo lý Khổng Mạnh có cho phép chỉ trích và lên án các hành vi không xứng đáng của vua quan nhưng nếu suy nghĩ cho cùng thì việc đó cũng không thể coi là một động lực cải tạo, một động lực làm thay đổi chế độ (force of change). Đạo Khổng luôn luôn đứng về phía chính quyền và chưa bao giờ đứng về phía nhân dân.
Truyền thống ngăn cản vua quan làm bậy của thời cổ đại Trung Hoa vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhưng nó đã bị hoàn toàn cắt đứt sau vụ tàn sát Thiên An Môn năm 1989.
Vụ giết người dã man này chứng tỏ là nhà nước cộng sản đương thời đã tự cho cái quyền hành động man rợ đó và trên thực tế lúc nào cũng sẵn sàng tiêu diệt bằng súng đạn tất cả những sinh viên, trí thức, nhà văn nào dám chống lại chính quyền.
Để giảm bớt tình trạng căng thẳng này, gần đây Bắc Kinh đã đưa ra các chính sách hợp tác và dân chủ hóa nông thôn. Bằng cách cài người vào trong những hiệp hội nghề nghiệp và vào trong những cuộc bầu cử tại nông thôn để kiểm soát và thao túng, tập đoàn lãnh đạo Trung Nam Hải đã muốn giữ cho tình hình chính trị trong nước một bề ngoài ổn định. Tuy nhiên cả hai chính sách này đều nhằm mục đích thâm độc là chống không cho dân chủ phát triển.
Nhu cầu thay thế trật tự luân lý bằng trật tự chính trị
Muốn có một xã hội dân sự (civil society) vững chắc và phát triển Trung Quốc cần phải nhanh chóng thay thế trật tự luân lý bằng trật tự chính trị.
Trong tất cả các xã hội cổ đại và trung cổ, nguồn gốc của tính chính đáng của mọi chính quyền đều dựa trên ý niệm luân lý. Khi xã hội văn minh phức tạp xuất hiện đồng thời với những lợi ích cạnh tranh nó mang trong mình thì ý niệm trật tự luân lý phải nhường chỗ cho ý niệm trật tự chính trị, được thể hiện thể hiện trên thực tế bằng chế độ pháp trị. Ý niệm trật tự luân lý chỉ phù hợp với một xã hội có cấu trúc đơn giản. Đối với Trung Quốc, trật tự truyền thống là trật tự luân lý do Khổng Tử sáng tạo, và trật tự này đã kéo dài tới thời kỳ hiện đại. Nhưng rồi trật tự này cũng bị sói mòn qua thời gian và người Trung Quốc đã thấy ở chủ nghĩa Marx- Lenin một lợi khí mới để thay thế. Chủ nghĩa Marx-Lenin-Mao Trạch Đông không những đã thay thế giáo lý Khổng Tử mà còn khai thác cả những kẽ hở của giáo lý này đến mức tối đa.
Mao Trạch Đông chết, chủ nghĩa Mác-Lê-Mao cũng chết theo. Đặng Tiểu Bình cố cứu vãn tình thế bằng cách đưa ra chiêu bài “bốn hiện đại hóa” để xây dựng lại chính danh lãnh đạo. Tuy nhiên, vì chiêu bài này chưa rứt khoát được hẳn với cái căn bản trật tự luân lý của Khổng Tử nên chính danh lãnh đạo vẫn chưa vực dậy được.
Thời đại ngày nay là thời đại của cá nhân chủ nghĩa, của tự do và nhân quyền. Những giá trị này đã trở thành phổ quát và đã làm cho nhân loại tiến bộ. Ý niệm trật tự luân lý đặt trên căn bản gia đình lửng lơ giữa cá nhân và cộng đồng, sẽ không còn hợp thời với nền văn minh hiện đại. Cho nên nó không thể cung cấp chính danh cho tập đoàn cai trị của Trung Quốc hiện nay.
Sự ổn định bằng bạo lực chỉ có thể là một sự ổn định giả tạo, không giúp ích được gì cho nhu cầu dân chủ hóa chế độ và cho nhu cầu bồi đắp một nền kinh tế khả trì cần thiết cho vị thế siêu cường.
Đi tìm một căn bản cho chính danh lãnh đạo
Tại Trung Quốc hiện nay, sự phát triển kinh tế không đủ để chống đỡ cho chính danh lãnh đạo. Chiêu bài tạm thời: “Xây dựng một chế độ XHCN với đặc tính Trung Quốc” của Đặng Tiểu Bình, đã không còn sức lôi cuốn.
Để thay thế ý thức hệ cộng sản lỗi thời, nhiều người đã nghĩ đến chủ nghĩa dân tộc (nationalism). Tuy nhiên đối với Trung Quốc, tìm được một chủ nghĩa dân tộc có thể áp dụng cho mọi loại sắc tộc sống trên lãnh thổ không phải là chuyện dễ thực hiện.
“Ý thức về căn cước” của dân tộc Trung Hoa thường phát xuất từ niềm hãnh diện về một nền văn minh đã có một thời kỳ sáng chói. Tuy nhiên bên cạnh sắc thái này cũng còn những ý thức về thân phận thiểu số (bộ tộc) và ý thức về sự khác biệt giống nòi. Đất nước Trung Quốc là một lục địa rộng lớn có chung một nền văn minh nhưng được hợp thành bởi một số dân tộc khác nhau và ngang bằng nhau về phương diện kích thước. Cho nên ý thức về quốc gia-dân tộc không bình thường như đối với các quốc gia khác.
Chủ nghĩa dân tộc hiện đại của Trung Quốc được những người cộng sản xây dựng trên một mặc cảm mà bất cứ người Trung Hoa nào cũng có. Đó là mặc cảm bị “ăn hiếp” trong hơn 150 năm bởi những thế lực nước ngoài. Mặc cảm này biến thành lòng hận thù ngoại nhân (xenophobia) được người cộng sản khai thác tối đa. Nói khác, đó là “tinh thần bài ngoại”, mẫu số chung của những người sinh sống trên Hoa lục hiện nay.
Tuy nhiên, tinh thần bài ngoại không thể nào dùng làm căn bản cho chủ nghĩa dân tộc vì chủ nghĩa này đòi hỏi phải có những tư tưởng, gía trị và khát vọng, vừa đặc trưng cho dân tộc vừa không đi ngược lại những tiêu chuẩn chung của nhân loại.
Người Trung Quốc biết họ có một lịch sử lẫy lừng và tiên tiến. Họ cũng không quên là đã có một thời gian bị sự thống trị của ngoại nhân, nhưng họ chưa chứng minh được là họ có những sắc thái cấu thành một quốc gia (nation-state) theo nghĩa bình thường như các quốc gia khác.
Quan điểm hiện tại của người dân Trung Quốc về ý niệm quốc gia là một quan điểm bệnh hoạn. Thế giới cần có một quan điểm lành mạnh hơn trong đó mọi sắc tộc trên đất nước Trung Hoa đều có chỗ đứng và được tôn trọng, để nhân loại có thể đón nhận vào cộng đồng thế giới.
Muốn đi đến một ý niệm quốc gia lành mạnh, Trung Quốc nhất thiết phải đi đến một hình thái dân chủ nào đó, một hình thái tượng trưng cho ý niệm quốc gia theo nghĩa tự nhiên và thông thường của cộng đồng quốc tế. Và muốn được như vậy, hệ thống chính trị lại phải “mở cửa” thêm lần nữa để mọi thành phần dân tộc có thể đi đến một mẫu số chung mà nhân loại chấp nhận được.
Với hơn 60 năm độc tài toàn trị, người ta có cảm tưởng là tại Trung Quốc ngày nay cả hai bên thống trị và bị trị đều đã chán ngấy trò chơi chuyên chính. Cho nên thời gian này đang được nhiều người nhận đinh là cơ hội chín muồi cho một cuộc chuyển hoán thuận lợi về phía dân chủ mà toàn dân mong đợi.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 9 năm 2014
Beijing Leaders Considering End of Communist Rule
Chinese delegates applaud the result of a vote during the Chinese Communist Party Congress at the Great Hall of the People on October 21, 2007, in Beijing. (Andrew Wong/Getty Images)
According to a high-level source in Beijing, key leaders in the Chinese Communist Party’s (CCP) Politburo have reached four points of consensus that will be announced on or around the 18th Party Congress. The tenor of the decision is that China will take the path of democracy. The news has been circulated hurriedly in Beijing.
According to the source, the four points of consensus are:
1. People from all walks of life, political parties, and social organizations should send representatives to form a preparatory committee for a new constitution. They will draft a new constitution that protects the rights of citizens to freely form associations and political parties.
2. It will be announced that the Chinese Communist Party has finished its historical mission as the ruling party. Party membership will need to be re-registered, with the free choice to re-enter the Party or leave it.
3. “June 4,” Falun Gong, and all groups who have been wrongly persecuted in the process of devoting themselves to China’s realization of democracy will be redressed and receive compensation.
4. The military will be nationalized.
The claim from the source cannot be verified, but it is said to be a matter of discussion among high-level leaders. The source also said that a democratic party has already been formed in the Beijing Academy of Sciences, and that over 30 scholars in the Academy have gotten involved in the movement, forming a “Chinese Scientists’ Liberal Democratic Party.”
The four points of consensus are supposed to be announced on or around the 18th Party Congress, according to the source. The congress is supposed to be held this fall, in October or November, though there have been rumors that it will be postponed amidst the current political uncertainty associated with Bo Xilai’s downfall.
Shi Cangshan, an independent China analyst in Washington responded to the news: “The domino effect set off by the Wang Lijun incident is still going on, and the Party’s behind-the-scenes operations are being exposed.”
Shi said that the reason Party leaders would want to announce four consensuses such as the above is to take the initiative on its inevitable decline. “The group that has engaged in these massive persecutions of the Chinese people, including the persecution of Falun Gong, is being exposed, and this is deeply implicated with the demise of the CCP. Better that they take the initiative, which will benefit themselves and the world.”
Li Heming
Epoch Times Staff Created: May 1, 2012Last Updated: October 15, 2012
Read original Chinese article.
chinareports@epochtimes.com