Đầu năm con Rắn, Quý Tỵ nầy, qua năm 2013, trước viễn ảnh rối rắm của thế giới nói chung, của Đông Nam Á, của vùng khu vực quê hương Việt Nam mến yêu nói riêng, chúng tôi xin mượn tinh thần hai câu đầu của kiệt tác Lục Vân Tiên của Cụ Đồ Chiểu, trước để truy tôn ông già Ba Tri Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), nhà ái quốc, người anh hùng, nhà văn lớn của xứ Nam kỳ, của Việt Nam không được người đời nay chúng ta vinh danh đúng đắn; sau, để thương gởi đến anh bạn già quê mùa xứ Cần Guộc và cuối cùng cũng chia sẻ với quý vị để được:
«Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le».
Khủng Hoảng Vẫn Còn Đó
24 tháng 10 1929, Thị trường chứng khoán Huê kỳ Wall Sreet sụp đổ. Hơn một thập kỷ sau, thế chiến thứ 2 bùng nổ. Khủng hoảng kinh tế những năm 1930 để lại một dấu ấn như là một cuộc khủng hoảng lớn nhứt của nền Tư bản chủ nghĩa. 22 triệu người thất nghiệp trong thế giới các quốc gia tiên tiến thời bấy giờ, khủng hoảng kếo dài gần một thập kỷ cho đến Thế chiến thứ 2. Khủng hoảng đã phá vỡ những cố gắng dân chủ chung sống hòa bình giữa các cộng đồng, giữa các tôn giáo truyền thống khác nhau, các giai cấp xã hội khác nhau. Khủng hoảng buộc các công đồng thế giới, các quốc gia trên thế giới co cụm lại, tìm sống với nhau trong cái bản sắc riêng biệt của cộng đồng dân tộc của mình, xây dựng trên chia rẽ, với những bất mãn, những gay cấn, những thù hằn hay khác biệt giữa các tôn giáo truyền thống – Do thái giáo / Thiên Chúa Giáo, trên những dị biệt sắc tộc : Aryens (Đức), Con cháu Thái dương thần nữ (Nhựt), Con rồng cháu tiên (Việt). Những chủ nghĩa dân tộc chia rẽ, kỳ thị chủng tộc, được khai thác bởi các đảng phái quá khích qua những lý thuyết dân tộc cực đoan, qua lòng tự hào dân tộc quá khích : Phát xít Ý, Na Zi Đức, Quân phiệt Nhựt bổn…Tất cả đều sử dùng tình tự hào dân tộc hoặc để cướp chánh quyền, để bành trướng đi tìm không gian, bằng xâm lăng tìm đất sống.. xâm lăng đi tìm con đường sinh tồn dân tộc,… : nào là Nazi Đức, nào là Phát Xít Ý, Serbe, Croate …, nào Quân Phiệt Nhựt ! hoặc làm phương tiện giải phóng quê hương, đòi quyền tự quyết dân tộc trong trường hợp đất nước bị ngoại lai và chế độ thực dân xâm chiếm : Tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên cho người Hoa, Dân Tộc sinh Tồn của Trương Tử Anh cho người Việt, để tìm đường Giải phóng dân tộc và Tự quyết và Độc lập Quốc gia, và cả sử dụng những chủ thuyết mỵ dân như Cộng sản Mác Xít Đệ Tam, hay Cộng sản Trốt Kít Đệ Tứ … Từ những chủ nghĩa khác nhau ấy đưa đến những cuộc biểu tình phản đốc các chánh quyền vô tài, bắt lực dẫn đến những cọ sát đấu tranh giữa các khối chũ nghĩa khác để cuối cùng dẫn đến Thế chiến Thứ Hai. Đó là chuyện đời xưa !
Mùa hè 2007, bong bóng đầu tư bất động sản Huê kỷ nổ… Một loạt ngân hàng gặp khó khăn, tưởng chỉ là một khủng hoảng hệ thống tài chánh kinh tế cục bộ nên Ông Ben Bernake, Chủ tịch Ngân hàng Trung Ương Huê kỷ lúc bấy giờ không ngần ngại bơm một số ngân khoản vào các ngân hàng để cứu vãn tình hình ! Nhưng cuối cùng, khủng hoảng biến sang khu vực kinh tế, trần trọng hơn, khi vào ngày thứ hai 15 tháng 9 năm 2008, nhà cầm quyền Huê kỳ chấp nhận để ngân hàng Lehman phá sản. Khủng hoảng kinh tế – tài chánh thế giới bắt đầu… và đến ngày nay, khủng hoảng đã được toàn cầu hóa, mặc dù cà rịch cà tang, bao nhiêu chánh sách cứu vãn đều được trình bày áp dụng, bao nhiêu biến chuyển, bao nhiêu nội các, bao nhiêu Thủ tướng, bao nhiêu lãnh đạo thay đổi, vẫn vô hiệu quả, tất cả cũng do khủng hoảng đưa đến, hoạn nạn khủng hoảng đến nay vẫn còn dây dưa … đã không dứt được còn e rằng sẽ có những cuộc tình tan vỡ. Nợ tình, nợ tiền, nợ đời vẫn chưa dứt: Tương lai Liên Âu? Tương lai hệ thống đồng Euro? Mai nầy còn tồn tại không? Đã năm năm rồi … Nay đã bước vào năm 2013, tuồng hát vẫn chưa thấy hồi kết cuộc. Đây là chuyện đời nay!
Hôm nay đầu tháng hai năm 2013, ông Táo đã đưa xong, sắp sửa đón về, để đón Năm Quý Tỵ Con Rắn, chúng ta thử đoán xem năm tới nầy tình hình thế giới có tý gì thay đổi không?
1. Kinh tế vẫn quanh co
Từ gần một tháng nay, trừ những ngày nghỉ xã hơi vui chơi Giáng Sanh và ba ngày Tết tây, ngắm pháo bông, cùng nhau nhậu Champagne, ăn gan ngổng và cá hồi hun khói, ôm hôn nhau giữa phố và chúc nhau Happy New Year hay Bonne Année hay … Cống Hỷ… thiên hạ cả thế giới Âu tây tụi tui, đã phải, … mau mau thức tỉnh dậy trước thực tế phủ phàng. Khủng hoảng kinh tế vẫn còn đó, và với một viễn tượng chắc chắn …sẽ còn dai dẳn kéo dài có thể suốt cả năm mới ! mặc dù các nhà chuyên môn, các kinh tế gia đại tài trên thế giới đang thổi kèn, đánh trống, hô hào, tự dối lòng và dối dân nói rằng khủng hoảng sẽ đi qua.
Và càng phủ phàng hơn với đất Pháp, nơi chúng tôi đang ngụ, tháng giêng đầu năm nay được mở màn bởi một loạt nhà máy công kỷ nghệ ra thông cáo sắp sửa đóng cửa, giài nghệ, sa thải thợ thuyền, một loạt công nhơn hô hào vận động nhau xuống đường biểu tình cứu nghề cứu việc công ăn việc làm. Và trong không khí khủng hoảng kinh tế quốc nội ấy, nước Pháp xuất quân đi giải phóng Mali, ở Trung Phi châu đang bị khủng bố hồi giáo xâm chiếm. Đúng là nghèo mà copén mắc eo!
Kỷ nghệ ngành xe hơi Pháp, hai mươi năm trướv tung hoành trên Âu châu nay trên đà suy sụp. Hai hảng nổi tiếng, điển hình, đại diện cho nghề làm xe hơi Pháp là Peugeot và Renault đang có chương trình … thay đổi chương trình phát triển, xuất cảng kỹ thuật mở mang nhà máy ở ngoại quốc đóng cửa nhà máy sản xuất ở quốc nội và sa thải công nhơn ở Pháp. Tiếp theo ngành xe hơi, là những ngành phụ thuộc : làm vỏ xe hơi, Good Year ở Pháp, củng đóng bớt một nhà máy. Nơi nầy 5,000 công nhơn, nơi nọ 2,000 công nhơn… , và chưa kể hàng loạt những công nghiệp phụ thuộc khác cũng sẽ « ăn theo » sắp hàng… xập tiệm. Đó là chỉ mới nói đến công nghiệp chung quanh nghề xe hơi. Còn những xí nghiệp khác, ngành nghề khác, các tiểu công nghiệp xập tiệm đóng cửa đã đành, các đại công nghiệp cũng gom gọn lại, cải tổ hệ thống hạ tầng, đóng bớt hảng quốc nôi, đuổi một số người. Tỷ lệ dân thất nghiệp ở Pháp đã lên cao, vượt con số 10 % rồi. Đó là tình hình nước Pháp của chúng tôi.
Nhưng đó cũng chỉ vài hình ảnh điển hình sơ sơ về tình hình kinh tế và kỹ nghệ thôi ! Mặc dù thế, nước Pháp vẫn còn … một tiềm năng rất lớn, ! khác với các quốc gia âu nam châu khác như Ý, Tây Ba Nha hay Bồ đào Nha, hiện nay, đang bị Hội đồng tài chánh âu châu buộc phải sử dụng biện pháp kinh tế « thăt lưng buộc bụng » nặng, để âu châu tiếp sức cứu vãn tình thế. Phàp chưa đến nổi vậy.
Ở Pháp trái lại. Nếu nước Pháp có tỷ lệ công nợ cao – 91 % của tổng sản lượng quốc gia TSLQG (Công nợ 1 600 tỷ trên 2 000 Tỷ Euros TSLQG ) thì tổng số lượng các quỹ tiết kiệm tư nhơn cũng rất cao, trên gấp đôi TSLQG (5 000 Tỷ euros). Nói tóm lại Chánh phủ Pháp nghèo và mắc nợ nhưng người dân Pháp rất giàu vì biết tiết kiệm.
Dân Pháp là dân có một sức tiết kiệm rất cao, tỷ lệ tiết kiệm đối với thu nhập cá nhơn là 17%. (nghĩa là làm ra 100 đồng thì bỏ tiết kiệm 17 đồng), Anh Quốc chỉ có 5 %, Huê kỳ cũng cở 4 hoặc 5%.
Một số đông gia đình giáo chức hạng trung như chúng tôi thường không có nợ gì ngoài nợ căn nhà : tất cả đồ dùng trong nhà kể cả xe hơi đều mua trả một lần, không sử dụng sức tín dụng. Dân Pháp chúng tôi thà đi xe cũ, nửa đời hơn đi xe mới mà thiếu nợ. Có lẽ vì vậy mà nền kinh tế của Pháp không được mạnh như các quốc gia khác như Mỹ, Anh, Đức ?
Nói tóm lại, quốc gia Pháp nghèo, gặp khó khăn , vì gặp hai vấn nạn :
- công nợ cao 91% của TSLQG, đã đành.
- lại nợ người ngoài. Trái với Nhựt bổn chẳng hạn, công nợ cao hơn Pháp, 110% TSLQG nhưng toàn nợ của công dân Nhựt, nói tóm lại người Nhựt nuôi Chánh phủ Nhựt (Công khố phiếu).
Công nợ là một vế của phát triển quốc gia theo thuyết Keynes (John Maynard Keynes1883 – 1946: với tác phẩm Lý thuyết chung về Nghề nghiệp, về lãi suất và về Tiền tệ – Theory general of Employment, Interest and Money – Cambridge 1936 ), dùng công nợ để tạo công ăn việc làm cho những công trường lớn, tạo những công trường cho hạ tầng cơ sở do chánh phủ đảm trách, có công ăn việc làm, bớt nạn thất nghiệp, tạo mãi lực người dân, phục vụ thị trường tạo nguồn kinh tế. Nhưng nền kinh tế tư bản thường không thích sự chỉ đạo của nhà nước, thuyết Keynes quá đặt quyền chỉ đạo cho nhà nước. Vì vậy các quốc gia tiên tiến tư bản thường, lúc cần xây dựng thì dùng thuyết Keynes, nhưng khi thành công thì thích dùng thuyết Tân Tự do bỏ hẳn chỉ đạo trung ương và quốc gia, để phát triển.
Người dân nước Pháp và cácquốc gia miền nam Âu châu, rất tư bản chủ nghĩa với tài sản của mình, nhưng rất cộng đồng chủ nghĩa lúc gặp khó khăn, chỉ đòi Nhà nước chỉ đạo khi gặp khó khăn vật chất. Một cái khó khăn của các chế độ dân chủ tiên tiến các quốc gia nam âu châu là sự thiếu tinh thần trách nhiệm chung và tinh thần hợp tác với nhà nước. Tình hình kinh tế tài chánh khó khăn vi cuộc khủng hoảng từ năm 2008 đến nay chưa thấy lối thoát, nhưng khi Chánh phủ đề nghị mở Công khố phiếu để Nhà nước vay tiền thì công dân ít hưởng ứng, vi tiền lời nhà nước trả kém.
Năm 2013 nầy, cả Âu châu vẫn chưa thấy lối thoát. Những quốc gia đang bị khủng hoảng nặng như Hy lạp, Ý, Tây Ba Nha. Bồ đào Nha vẫn còn bị nạn thất nghiệp trầm trọng.
Đó chỉ là tình hình kinh tế!
2. Chánh trị chưa ra ngõ
Còn về mặt Chánh trị
Các khu vực láng giềng miền nam âu châu, bên kia bờ Địa Trung Hải, ngày ngay vẫn chưa thấy viễn ảnh một nền dân chủ phát triển. Đã hai năm rồi, Mùa Xuân Dâu chủ đã nở rộ khắp Bắc Phi. Nhưng đầu năm nay, 2013, hình như là công dã tràng. Tất cả những phong trào đấu tranh dân chủ chống các độc tài gia đình trị, sau khi đã tống cổ xong Ben Ali ở Tunisie, đã giết chết và hạ bệ Khadafi ở Lybie, hay đã xử án xong Moubarak ở Ai cập đếu bị Tổ chức « Anh em Hồi giáo » cực đoan, thủ cựu mỵ dân, phi dân chủ, cướp công và cầm quyền Ngày nay dân chú có đến đó với Tunisie, nhưng chỉ một cách nửa vời, Lybie vẫn còn trong hổn loạn, còn ở Ai Cập dân chúng tuần qua lại phải xuống đòi Tổng thống Morsi thuộc nhóm « Anh em Hồi Giáo », phải từ chức, và Morsi, cũng như lúc xưa, nhóm gia đình trị Moubarak lại đang dùng quân đội để đàn áp người biểu tình. Dân chủ chưa đến, thì hòa bình cũng chưa hoàn toàn đến được, ( khi đang viết những giòng nầy thì Tunisie đang trong tìnhn hình có thể gặp, nội chiến). Và như vậy, tình hình chánh trị và đặc biệt kinh tế của Bắc phi chẳng những không giúp cho Âu châu có một thị trường thương mại để làm «đòn bẩy» để xây dựng kinh tế. Bắc phi còn trái lại, ngày nay là nơi bọn khủng bố Al Qaida ẩn nấp và hoành hành. Như một con bạch tuộc Al Qaida biến dạng muôn hình muôn mặt xâm nhập các quốc gia phi châu và bắc phi châu. Pháp, lúc xưa vì sợ sa lầy nên không cùng Mỹ đến giải phóng Irak, ngày nay cũng phải đơn thân độc mã nhảy vào Mali. Pháp tuy sợ dân mình bị bắt làm con tin, sợ khủng bố phá hoại xứ sở mình, cuối cùng cũng phải đến, vì quyền lợi kinh tế, hầm mỏ, đất quý và những liên hệ mật thiết với Phi Châu.
Khủng bố Hòi giáo, ngày nay đang làm Thánh chiến Djihad chống văn minh Thiên Chúa Giáo và đồng minh. Nhưng chống khủng bố là một việc rất khó khăn. Mỹ đã làm, đang làm và mặc dù bị sa lầy ở Irak, ở A phú Hản, cũng sẽ phải tiếp tục làm: Vì Irak, A phú Hản, …người Mỹ trên thế giới bị hại bị giết, bị bắt cóc, các cơ sở Mỹ bị đánh bom. Vì Mali, vì Phi Châu người Pháp bị hại, cơ sở Pháp bị tấn công. Nhưng thử hỏi, Mỹ không vào Irak, Mỹ Pháp và đồng minh không vào A phú Hản, Mỹ Pháp có không bị hại không ? Và ngày nay nếu Pháp không vào Mali, thì thủ phủ Mali là Bamako sẽ bị khủng bố chiếm và khủng bố và Hồi giáo quá khích lan tràn sang các quốc gia Phi Châu khác.
Giết Bin Laden, không dẹp được khủng bố Hồi giáo.
Muốn dẹp khủng bố Hồi giáo, là không buôn bán thương mại với các quốc gia Hồi Giáo, không mua Dầu hỏa, khí đốt, không mua Ma túy.Có ai dám làm không ?
Có dám dùng những biện pháp mạnh. Khoanh vùng các quốc gia Hồi giáo bằng một hàng rào Cobalt, nguyên tử và để người Hồi giáo sống chung với nhau, chia quả đất ra : ai ở nhà nấy không ? Không thể được và không tưởng !
Người Âu Mỹ không đi du lịch các quốc gia Phi châu, chận không cho người Phi Châu vào thì may ra sẽ có sự yên ổn. Còn nếu không làm được thì phải biết tổ chức an toàn, chấp nhận làm chiến tranh chống khủng bố và tạo một Mặt trân quốc tế chống khủng bố.
Thà để Al Qaida đánh nhau ở Algérie, bắt con tin ở Algérie còn hơn để khủng bố đánh bom Paris, ở Pháp. Khủng bố đã chứng minh là đã đánh sập Toà Nhà Twin Tower, biểu tượng của Mỹ.
Nhưng vì thế giới ngày nay ích kỷ, ai lo nhà nấy, vì vậy các cuộc khủng bố kéo dài không thắng nổi. Thói thường người ta ai cũng sợ giặc giả, Sợ đánh nhau, sợ chiến tranh sẽ làm nghèo đất nước. Lầm to ! Con số thương nghiệp của ngành kỷ nghệ chiến tranh chiếm một con số rất lớn trong TSLQG một quốc gia chuyên bán súng đạn : Huê Kỳ, Pháp, Anh, Nga …
Chiến tranh chỉ làm thiệt hại nơi đất có chiến tranh. Tạo chiến tranh cục bộ, sẽ đưa những nền kinh tế các quốc gia tiên tiến thoát cảnh khủng hoảng.
Những năm sau khủng hoảng 1929/1930, các quốc gia âu châu rần rần sắm tạo vũ khí, và tái võ tran . Những tên tuổi lớn của Tập đoàn kỷ nghệ lớn của thế giới ngày nay đều phát xuất từ những tập đoàn công nghệ chiến tranh : Đức với VolkWagen, với Krupp, với Porch hay Mercedès, Ý với Beretta vơi Fiat, Pháp với Citroën Peugeot hay Renault, Nhựt với Mitsuibishi, Mỹ với Boeing, với Colt, với Browning với Douglas, với Cessna …Và ngày nay từ khẩu tiểu liên bán chạy nhứt thế giới là AK47 do Nga bán bản quyền, hay khẩu súng lục Beretta… qua đến tầu lặn tàng hình, tàu hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm hay cả tàu tuần duơng tất cả đều là hàng hóa của các thương nghiệp, lái buôn súng đạn. Kỹ nghệ vũ khí chiến tranh ngày nay là một thị trường lớn. Ấn độ, nhờ bị Trung Cộng bành trướng, sợ mất chổ đứng của mình ở Án độ Dương đang có chương trình võ trang đang thương thuyết mua chiến đấu cơ tối tân Rafale của Pháp. Một thị trường lớn sẽ làm cho công nhơn hảng máy bay Dassault có vài năm yên ổn. Nhờ chiến tranh hảng Airbus cũng đang có một chương trình chế một chiếc máy bay chuyên chở quân sự thay thế chiếc Transall cũ mèn, và khi cần chuyên chở vật dụng nặng phải thuê chiếc Antonov, vừa cổ lổ sỉ vừa không an toàn.
Các quốc gia đang lên hay chậm tiến các vùng Nam Mỹ, Ấn độ Dương, Đông Nam Á, Bắc Á cũng đang ồ ạt tranh nhau tái võ trang. Một thị trường mua bán kỷ nghệ chiến tranh đang sôi sục. Các tiểu quốc Đông Nam Á đang đua nhau mua sắm vũ trang. Tất cả do thái độ hung hăn hiếu chiến của anh Tàu. Tàu công càng tuyên bố vung vít, các quốc gia Âu Mỹ chuyên bán vũ khí chiến tranh càng giàu. Từ máy bay, tàu lặn, đến hỏa tiển địa không, hỏa tiển không không cho đến xe tăng, tàu chiến… Ngày nay hỏa tiển chống hỏa tiển kiểu Patriot là món hàng loại hỏa tiển hiện nay bán chạy nhứt thế giới. Ấy cũng nhờ anh Do Thái biểu diễn mở màn giàn phòng chống hỏa tiển (Do Thái sử dụng rát hữu hiệu trong trận pháo chiến năm vừa qua bởi nhóm Hồi giáo quá khích Palestine Hamas).
Từ Phi luật Tân đang trang bị vũ khí Mỹ đã đành, vì bị Trung Cộng khêu khích, Mã lai, Indônésia, cả Singapore cũng trang bị vũ khí nữa. Và cả Việt Nam mặc dù Việt Nam lúc nầy chỉ biết nhịn, làm thinh chịu nhục.
Vũ khí sẽ là một thị trường xuất cảng lớn cho các quốc gia chuyên bán vũ khí, đứng đầu là Mỹ. Trung quốc nếu cứ tiếp tục hung hăn hù dọa láng giềng sẽ làm giàu cho Mỹ. Cựu Ngoại trưởng Hyllary Clinton, trong những chuyến Á du các năm qua đã cũng cố ngành ngoại thương kỹ nghệ chiến tranh Huê kỳ.
Chưa kể viễn ảnh đen tối đầy chết chóc của vùng Trung Đông, Syrie chưa ổn, Do Thái và Palestine chưa xong, nên đến cả các quốc gia vùng Vịnh cũng mua vũ khí : Ả Rập Sê Út, Quatar.
Năm 1936, tranh chấp Mãn Châu giữa Nhựt bổn và Trung quốc bắt đầu cuộc thế chiến 2 tại Đông Á.
Năm 2013, quần đảo Điếu Ngư, nơi tranh chấp giữa Tàu và Nhựt cũng có thể là ngòi nổi ở Á Châu chăng? Thuyết Đại Hán Trung Cộng đang gặp sự kháng cự của Tư hào dân tộc Nhựt.
3. Việt Nam còn phải lo
Khỏi phải nói Việt Nam ta về mặt kinh tế thì ai sao tui dzậy !
Thế giới bế tắc kinh tế thì ta bế tắc theo. Thế giới âu mỹ đang co cụm lại, sẽ không mua hàng thiếu phẩm chất, thiếu đạo đức, sử dụng công nhơn rẻ, ở Tàu hay ở Việt Nam. E rằng năm 2013, cả Trung Cộng cả Việt Cộng sẽ không còn được xuất cảng thoải mái qua các quốc gia Âu mỹ nữa. Trung Cộng có thị trường quốc nội, còn thở được. Việt Nam quá ép dân làm nghèo dân làm sao có một thị trường quốc nội thay thế đủ thị trường xuất cảng ?
Việt Nam còn một cái kém nữa làm thiếu khả năng kỹ thuật. Không khả năng kỹ thuật Việt Nam ta chỉ còn biết hoặc dùng con cháu nhơn dân mình, nữ thì bán trôn nuôi miệng , nam thì bán sức lao động xuất cảng làm «cu li» nói theo từ xưa , hay «cửu vạn» nói theo từ ngày nay, nghĩa là khuân vác để nuôi thân và nuôi gia đình.
Từ ngày cướp được nước lên cầm quyền Đảng Cộng sản Việt Nam không tạo dựng được một hệ thống kỹ nghệ có đầy đủ kỹ thuật, đủ khả năng để cạnh tranh với thế giới . Kỹ nghệ với thương hiệu made in Việt Nam, chỉ làm được giày dép, may mặc đại chúng, không tạo được một cái bảo đảm nào. Không làm được chiếc xe đạp, không tạo được một cây kim. Ngày nay, nếu vì năng lượng nhiên liệu đắc đỏ, tương lai con người sẽ đi chuyển bằng xe đạp. Xe đạp có « bình điện » sẽ là chiếc xe đạp tương lai . Việt Nam sao không nghĩ tới ? Tàu đang làm xe gắn máy và bán cùng thế giới, hao xăng và nhả khói hại mội trường. Việt Nam thử nghỉ làm một chiếc xe đạp có bình điện để có tthể đi trước thiên hạ.
2013 nầy lạm phát sẽ lên, xăng dầu thế giới đang tăng, khó khăn đang chồng chất cho tất cả nhơn dân thế giới âu mỹ. Người Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo thôi. Thân phận người dân Việt Nam sẽ tiếp tục khổ ! Vậy, Nhà nước Việt Nam làm cái gì ? Đề nghị một viễn ảnh gì cho dân Việt Nam ? Và người dân Việt Nam ? Mong đợi cái gì nơi Nhà nước Việt Nam? Tiềm lực kinh tế Việt Nam với một vùng biển Đông hải trải dài có thể khai thác nghề hàng hải và hải sản, nhưng không khai thác được, chỉ vì Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông . Ngư phủ không ra khơi đánh cá sanh sống được. Khai thác dầu hỏa cũng bị Tàu Cộng chận không cho khai thác, viện cớ vùng có dầu hỏa nằm trong vùng lưỡi bò trong lãnh hải của họ.
Liên Minh Đông Nam Á là một giải pháp để đối đầu với Trung Cộng . Việt Nam chần chờ gì nữa mà mà không đứng cạnh Phi Luật Tân, Mã Lai, Indônésia … Mặc kệ những Cao Miên, mặc kệ Lào, Cao miên, Lào không có quyền lợi ở Biển Đông.
Hãy theo gương Miến Điện ! Miến Điện nay đã xa Tàu, không hợp tác với Tàu nữa, Tàu vẫn chỉ phản đối lấy lệ, . Tàu chẳng dám làm gì cả.
Vậy thì Việt Nam trông chờ gì mà không rời Tàu đi ! Chả nhẻ quỳ lạy Tàu mãi sao ?
Mong năm nay thừa cơ hội Tàu Cộng vướng víu với Nhựt, Việt Cộng đang đấm đá gây nhau. Nhơn dân Việt Nam hãy đứng lên đuổi các tên cầm quyền dành lại quyền Tự quyết Dân Tộc, lấy lại chánh quyền .
Nếu một ngày rất gần đây, nếu có giả thuyết một cuộc tranh chấp bằng vũ khí Trung Hoa / Nhựt Bổn xảy ra , Việt Nam có dám đứng về phe Nhựt Bổn để chống lại Trung Cộng không ? Viển ảnh ấy không phải là một giả thuyết đơn thuần đâu. Nhựt Bổn cũng đang dùng tinh thần Nhựt bổn, đang dùng tự hào dân tộc để cũng cố nền kinh tế đang gặp khó khăn khủng hoảng. Thủ tướng Abe đang sử dụng « tự hào dân tộc », sẽ làm mọi giá để không bị Tàu ăn hiếp. Nhựt bổn đang vướng tranh chấp lãnh thổ với các láng giềng từ Đài Loan , đến Nga đến cả với Đại hàn, không riêng gì với Tàu cộng. Vì vậy giải quyết cứng rắn với Tàu cộng sẽ dẹp những hù dọa của các đối phương khác.
Thay lời kết
Nói tóm lại năm 2013, nhơn tình thế thái rất đen tối, Viễn ảnh phục hồi kinh tế Âu mỹ không mấy gì sáng sủa.
Nước Pháp, vì nhờ tỷ lệ tiết kiệm cao, may ra có một cơ hôi không phá sản. Giải pháp nhờ dân mua lại công nợ đang được đề nghị. Bán Công khố Phiếu, một chương trình Chánh phủ vay tiền người dân, nhưng phải có một chánh sách lãi suất cao cho hấp dẫn. Hôm ngày 1 tháng hai 2013, lãi suất quỹ Tiết kiệm vừa bị hạ xuống còn 1,75 %. Chánh phủ đang nghĩ làm thế để người dân đập con heo quỹ tiết kiệm để đi tìm một đầu tư khả dỉ hơn. Vi thiên hạ ngày nay ngán chơi chứng khoán rồi, may ra có cơ hội mua Công khố phiếu.
Chờ và Xem.
Riêng về kinh tế âu Châu và đồng euro, mặc dù được có biện pháp cho phép Ngân hàng Trung ương âu châu can thiệp cứu bồ trả nợ dùm các quốc gia sập tiệm. Nhưnh vì những điều kiện gọi là quản trị tốt rất gắt gao, thắt lưng buộc bụng, nên các nhơn dân các quốc gia đang nợ nần khó hưởng ứng phục tòng chấp nhận trò chơi, giải quyết nợ nần, để mang lại thạnh vượng và phục hồi nhanh chóng nền kinh tế quốc gia mình….. Chỉ có một giải pháp là xóa nợ thôi . Âu Châu dám làm không ? Các quốc gia miền Bắc Âu Châu đứng đầu là Đức sẽ chống.
Và nền kinh tế Huê kỳ ? mặc dù Vực sâu Thuế vụ và tài vụ Huê kỳ đã được giải quyết, nhưng nợ Mỹ vẫn còn ngập đầy người dân. Tình hình kinh tế Mỹ tuy có chạy lại đó, thế nhưng … ?
Khủng hoảng kinh tế vẫn còn đó. Có hy vọng gì ở Trung quốc, Ấn độ, Brazil, Nga, Indônêsia, những nquốc gia đang lên có cơ may cứu vãn nền kinh tế quốc tế không ? Không hẳn, .vì đó là những phát triển cục bộ, của vùng, của khu vực, nên không có khả năng kéo vực dậy hai chiếc tàu lớn là Mỹ và Liên Âu.
Còn nói tình hình chánh trị, chiến tranh.
Năm 2013 sẽ không có chiến tranh. Nhưng sẽ là năm của những hù doạ.
So sánh, để khỏi lập lại sai lầm 1936, cũng là năm của những hù dọa của Hitler
Năm 1936. Hôi nghi Munich. Cả hai nhà ngoâi giao Anh và Pháp Chamberlain và Daladier sau khi gặp Hitler, đều đánh giá Hitler là con người Hòa Bình.
Và Chiến tranh đã xảy ra sau đó.
Năm 2013. Hy vọng sau những Hôi nghi ở Đông Nam Á ở Á Đông các nhà ngoại giao Âu Mỹ đừng vôi đánh giá Tập Cận Bình là con người Hòa bình thôi!
Hy vọng!
Kính chúc tất cả quý vị một Năm Con Rắn An lành .
Và hưởng một cái Vui Vẻ trong một đại Gia đình vui vầy sum họp.
Hồi Nhơn Sơn Tết Con Rắn
TS Phan Văn Song