Suy nghĩ kỹ vể tình hình chính trị thế giới hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng thật ra Chiến Tranh Lạnh chưa hoàn toàn chấm dứt. Nếu thấy rằng đã chấm dứt thì chỉ mới là chấm dứt giai đoạn đầu. Giai đoạn hai vẫn còn tiếp tục và đang đe dọa trầm trọng nền an ninh thế giới.
Trong cấu trúc chiến tranh thế giới Hoa Kỳ có hai đối thủ: Liên Xô và Trung Cộng. Liên Xô đã lui vào dĩ vãng năm 1991, nhưng Trung Cộng vẫn còn khỏe mạnh và đang tác yêu tác quái không coi luật lệ quốc gia, quốc tế là gì. Như vậy tương lai nhân loại sẽ ra sao? Những đoạn viết tiếp theo hy vọng sẽ đóng góp được một số ý kiến tích cực để trả lời câu hỏi này.
Nhắc lại sự chấm dứt giai đoạn thứ nhất của Chiến Tranh Lạnh
Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu năm 1989 báo trước sự sụp đổ của Liên Xô. Liên Xô sụp đổ vì nhiểu lý do trong đó có hai lý do chính yếu: thứ nhất là việc áp dụng một lý thuyết Marx không tưởng; thứ hai là sự đầu tư quá tốn kém cho ý đồ bành trướng của đế quốc đỏ, trong khi kinh tế không có khả năng phát triển.
Sư áp dụng một lý thuyết Marx không tưởng
Trừ những người cộng sản ra thì ngày nay ai cũng biết là trong các tác phẩm của Marx và Engels có hai con đường xã hội chủ nghĩa : xã hội chủ nghĩa bạo lực và xã hội chủ nghĩ dân chù.
Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản và Tập I Tư Bản Luận là căn cứ lý luận của Chủ Nghĩa Xã Hội Bạo Lực. Tập III Tư Bản Luận và Lời Nói Đầu cuốn sách Đấu Tranh Giai Cấp ở Pháp (của Marx) do Engels viết là cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Xã hội Dân Chủ.
Ở tuổi 30 Marx và Engels đã nhận xét vội vã nền tư bản sơ khai Manchester của nước Anh và đã đi đến kết luận không chính xác Theo dòng thời gian nhận định và kết luận đó đã được hai ông chỉnh xửa cho hợp với thực tế hơn. Sau khi chỉnh xửa hai ông đã không nhìn nhận mình là Mác-Xít nữa.
Marx và Engels đã đưa ra kết luận mới là chủ nghĩa xã hội có thể thực hiện bằng cải cách trong lòng xã hội tư bản chứ không cần đập bỏ bằng bạo lực như hai ông đã nhận định lúc ban đầu.
Lenin du nhập Chủ Nghĩa Xã Hội Bạo Lực vào nước Nga, một chủ nghĩa đã bị chính Marx và Engels chối bỏ lúc về già. Dòng dã hơn bảy thập niên, với bàn tay đa sát Stalin đã áp dụng chủ nghĩa bạo lực này, tạo nên không biết bao nhiêu áp lực và đè nén cho dân tộc.
Năm 1987, trong một cuộc viếng thămTiệp Khắc, Gorbachev đã tuyên bố trước nhân dân Tiệp : “Không ai có quyền tự cho mình một vị trí đặc biệt trong thế giới xã hội chủ nghĩa”. Với câu nói này, chủ nghĩa Brezhnev thực sự chấm dứt và đã giải tỏa cho Đông Âu nỗi sợ bị trả đũa bằng quân sự đến từ Kremlin như đã xảy ra hai lần trong dĩ vãng. Hai năm sau (1989) cách mạng dân chủ Đông Âu thành công lừng lẫy và hai năm tiếp theo (1991) thì Liên Xô sụp đổ.
Lý do chính yếu khiến Liên Xô bị tiêu vong
Liên Xô tiêu vong vì kinh tế bị đình đốn và suy sụp vô phương cứu chữa. Đây là hậu qủa không thể chối cãi của sư thiếu vắng quyền tư hữu, yếu tố tuyệt đối cần thiết cho kinh tế phát triển. Kinh tế không phát tiển trong khi phí tổn đầu tư cho công cuộc bành trướng đế quốc của Môscow càng ngày càng gia tăng nên bắt buộc chế độ phải đi đến phá sản. Đó là lẽ đương nhiên không cần minh chứng.
Giai đoạn hai của Chiến Tranh Lạnh
Bước sang thế kỷ 21, Hoa kỳ có nhu cầu bức thiết trong vấn đề dân chủ hóa Trung Cộng và Việt Nam để xác ̣định và duy trì ví thế của mình. Mục tiêu này qua mấy đời tổng thống và kể từ khi đế quốc Liên Xô tan rã, lúc nào cũng chiếm vị trí số 1 trong chính sách đối ngoại của Hoa Thịnh Đốn.
Điều cần ghi nhận ở đây là trong đấu tranh dân chủ và nhân quyền cho hai nước nói trên, Hoa Kỳ đã chuyển từ chính sách đối đầu qua chính sách đối thoại. Người Mỹ hiểu rằng, muốn dân chủ hóa các nước nói trên, trước hết phải tạo được tại các quốc gia này một số điều kiện tiên quyết chẳng hạn như một mức lợi tức theo đầu người khả quan, một giai cấp trung lưu không lệ thuộc vào nhà nước, một trình độ giáo dục công cộng cao hơn và một nền văn hóa đa nguyên đa dạng.
Tất cả những thứ nói trên, đều là điêu kiện tất yếu để cho chương trình dân chủ hóa có thể đem lại những kết qủa cụ thể. Do đó trong giới lãnh đạo Hoa Kỳ hiện nay người ta đồng ý vơi nhau rằng : kiên nhẫn là mẹ thành công.
Người ta cũng nhận thức rất sáng suốt là tại những nước kém mở mang chưa bao giờ được ánh sáng dân chủ soi rọi tới, nỗ lực dân chủ hóa không nhất thiết phải đưa tới những điều mà người phương Tây mong muốn. Ngược lại nó có thể đưa tới một chủ nghĩa quốc gia quá khích, một chính sách đối ngoại thiển cận và một số điều trái với những gì mà những người ở các nước văn minh chờ đợi. .
Giới lãnh đạo Hoa Kỳ cũng hiểu rằng nền dân chủ của họ chưa hẳn đã là hoàn hảo. Chính vì nhận thức này mà họ sẽ dễ dàng chấp nhận cho những nền dân chủ tương lai, (trong đó có Trung Quốc và Việt Nam), ngả theo những mẫu hình dân chủ đã có sẵn và đã đứng vững sau một thời gian thử thách, (chẳng hạn như nền dân chủ Đài Loan). Nếu được như vậy thì những người lãnh đạo Hoa Kỳ cũng đã lấy làm toại nguyện.
Hiện đại hóa và dân chủ
Hiện đại hóa là hội chứng của các chuyển biến xã hội gắn liền với công nghiệp hóa. Khi được khới động nó sẽ gia tăng tốc độ phát triển kinh tế, tạo nên một tiến trình chuyển hóa đời sống kinh tế xã hội và các định chế chính trị. Nó sẽ mang lại sự tham dự đông đảo hơn của quần chúng vào những công việc của đất nước , khiến cho việc thiết lập các định chế dân chủ dễ trở thành hiện thực.
Hiện đại hóa sẽ đề cao tầm quan trọng của vai trò tự trị cá nhân và giá trị lập ngôn trong xã hội hậu công nghiệp. Hai nhân tố này đưa tới việc giải phóng con người khỏi quyền lực áp đặt từ trên.
Lý thuyết hiện đại hóa có ý nghĩa tích cực với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Lý thuyết này đưa đến kết luận rằng phát triển kinh tế là động lực cơ bản cho việc chuyển hóa dân chủ. Hiện đại hóa hàm ý Hoa Kỳ đang hoan nghênh và cổ vũ sự phát triển kinh tế trên địa bàn toàn thế giới. Mặc dù phát triển kinh tế đòi hỏi nhiều thích nghi khó khăn nhưng hậu qủa lâu dài của nó sẽ khuyến khích sự xuất hiện của những chế độ bao dung hơn và dân chủ hơn cho nhân loại.
Hiện đại hóa là một nét đặc trưng của nền văn minh mới : nền văn minh dân chủ. Sau khi giai đoạn đầu tiên của Chiến Tranh Lạnh chấm dứt và sự đe dọa của thảm họa nguyên tử toàn cầu được gỡ bỏ, nhân loại đã hân hoan bớc sang nền văn minh mới với hy vọng được sống trong tự do, hòa bình và hạnh phúc.
Nền văn minh mới triệt để loại bỏ bạo lực để chỉ còn giữ lại sư bao dung và hợp tác giữa con người và con người. Những nét đặc trưng khác cua giai đoạn lịch sử này là hiện tượng toàn cầu hóa, hiện tượng phát triển đồng đều trên đia bàn thế giới và sự xuất hiện của cách mạng truyền thông:
– Hiện tượng toàn cầu hóa xuất hiện từ thời cổ La Mã cùng lúc với sự thiết lập Con Đường Tơ Lụa nối liền Âu Châu với Á Châu. Nó đã khai trương nền kinh tế toàn cầu và tiếp tục phát triển theo chiều dài lịch sử. Nó đang xóa nhòa mọi biên giới quốc gia . Thương mại, đầu tư và sản xuất từ lâu đã vượt ra ngoài lãnh thổ và mang lại một sự thịnh vượng chung cho nhân loại.
– Phát triển kinh tế tạo ra sự chuyển biến từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, rồi từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp. Trong xã hội hậu công nghiệp giá trị sinh tồn dành ưu tiên cho gía trị lập ngôn. Sự gia tăng của gía trị lập ngôn bào mòn chính chính đáng của các chế độ độc tài và làm cho dân chủ xuất hiện.
– Tiến bộ thần kỳ của kỹ thuật truyền thông đã chấm dứt thói quen bưng bít thông tin để che dấu bất lực và trốn tránh trách nhiệm của các thể chế chuyên chính. Cuộc cánh mạng kỹ thuật này tạo điều kiện thuận lợi cho làn sóng dân chủ thứ tư đổ bộ lên bờ biển Bắc Phi và quật ngã ba chế độ độc tài Tunisia, Ai Cập, Libya. Nó cũng đang hướng tới vùng Đông Á để thanh toán nốt những chế độ độc tài không chủ nghĩa còn sót lại.
Sách lược mà Hoa Kỳ đang áp dụng: diễn biến hoà bình
Sách lược Diễn Biến Hoa Bình (Peaceful Evolution) muốn nói lên thủ thuật thay đổi chế độ chính trị trong một nước mà không dùng đến võ lực. Thuật ngữ nói trên đã được ngoại trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles đề cập đến lần đầu tiên trong quan hệ chính trị Mỹ-Liên Xô, khoảng năm 1950. Danh từ này phát xuất từ một lý thuyết của George F. Kennan, đề nghị hai khối tư bản và cộng sản đi đến một tình trạng sống chung hòa bình.
Theo John. F, Dulle0s thì những phương cách ôn hòa như viện trợ và thương mại là hai phương cách hũu liệu nhất để có một chính quyền dân chủ tại Trung Quốc. Những nhà lãnh đạo Mỹ đã trông thấy tính cách hữu hiệu của sách lược này từ lâu và đã đem ra áp dụng. Nếu không thì Trung Quốc làm sao có được một sự phát triển kinh tế lẫy lừng như ngày nay và Việt Nam làm sao có được một đời sống sung túc như lúc này.
Nhìn vào xã hội loài người các chiến lược gia Hoa Kỳ đã thấy đúng đâu là sự thật. Cho nên họ đã biết kiên trì chờ đợi. Trong khung cảnh của một thế giới văn minh với nhân quyền trở thành một giá trị phổ quát thì sẽ không còn chỗ đứng cho những chế độ độc tài không chủ nghĩa.
Diễn biến hòa bình tại Trung Quốc
Mao Trạch Đông nhìn thấy ở Diễn Biến Hòa Bình một sự đe dọa nghiêm trọng, nghiêm trọng hơn cả một sự đe dọa bằng súng đạn. Mao đã báo động cho tất cả những người cộng sản Trung Quốc về hiểm họa này và truyền đạt nỗi lo sợ đến các nước cộng sản anh em trong đó có ViệtNam.
Mao chết năm 1976. Đặng Tiểu Bình lên thay và thi hành chính sách “Mở Cửa”. Sau mấy chục năm Diễn Biến Hòa Bình được áp dụng, xã hội Trung Quốc đã thay đổi. Kinh tế thị trường đang phát triển trong khi chế độ độc trị Stalinít đang lột xác để chỉ còn gĩữ lại một hình thái độc tài, độc trị.
Kinh tế phát triển đã tạo nên một giai cấp trung lưu giàu có và yêu chuộng tự do. Ý thức hệ Mác Xít tuy còn là chỗ dựa của Đảng nhưng đã biến khỏi thực tế của xã hội. Trước khi có chính sách “Mở Cửa”, tầng lớp trí thức Trung Quốc quẩn quanh trong không gian thu hẹp của ý thức hế cộng sản lỗi thời. Giờ đây, nhóm dân chủ phân chia thành hai nhóm : nhóm dân chủ và nhóm Mác Xít Nhân Bản.
Nhóm dân chủ tìm thấy ở “chủ nghĩa Tự Do” (liberalism) một phương phăp đấu tranh mới và họ đã biến chủ nghĩa này thành hành động. Vào lúc này họ cố gắng không để lỡ chuyến tầu lịch sử thêm lần nữa.
Hiện nay Trung Quốc cũng đang bị chi phối bởi một định luật khác là tự do đương nhiên đi đi với kinh tế thị trường. Vậy nếu kinh tế thị trường không thể thay đổi thì tự do cũng không thể nài rập tắt. Nói khác nếu kinh tế thị trường đã trở thành bắt buộc thì tự do cũng không tể nào chờ đợi lâu hơn được nữa.
Trong môi trường dân chủ thuận lợi như hiện nay, xã hội Trung Quốc đang chuyển hướng về phía tự do bằng những bước đi vững chắc và cụ thể. Với nỗ lực đấu tranh kiên trì, họ đang đồi hỏi tôn trọng nhân quyền và quyền tư hữu, tăng quyền của cơ quan lập pháp, thực thi tính độc lập của ngành tư pháp, kiểm soát chặt chẽ quân đội và cảnh sát, xây dựng xã hội dăn sự, tạo điều kiện và nới rộng sự tham gia của người dân vào các quyết định lên quan đến ích lợi chung.
Cuộc đấu tranh của họ sẽ ảnh hưởng quyết định đến bản chất hiếu hòa hay hiếu chiến của Trung Quốc trong tương lai. Đây là lúc cộng đồng dân chủ thế giới và các nhà kinh doanh ngoại quốc cần tạo áp lực mạnh mẽ để lái toàn khối Hoa Lục vào con đường tự do truyền thống của nền văn minh nhân loại.
Diễn biến hòa bình tại Việt Nam
Việt Nam không giống các nước cựu cộng sản Đông Âu. Dân tộc Việt Nam tính cho đến ngày nay vẫn còn xa lạ với những thói quen dân chủ. Cuộc đấu tranh cho sự sinh tồn của Đảng Cộng Sản lúc nào cũng là ưu tiên đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do của nhân dân. Cho nên thời gian diễn biến dân chủ không thể ngang bằng những nước có sẵn truyền thống dân chủ lâu đời ở Đông Âu.
Tại Việt Nam vào lúc này không có mối đe dọa nào đối với chính quyền cộng sản đến từ phía đối lập. Trong giai cấp trung lưu mới nổi lên chưa thấy xuất hiện bóng dáng một tổ chức chính trị nào có khả năng thực hiện một sáng kiến thay thế cho chế đô hiện hành.
Áp lực của cộng đồng dân chủ quốc tế không ngưng tác động nhưng chỉ tác động cầm chừng để không làm thiệt hại đến số lượng mậu dịch và đầu tư mà các nhà tư bản đổ vào Việt Nam để hưởng lợi ích cua một thị trường mới mở cửa và giá lao động rẻ mạt. Nếu xét về mặt này thì phải kết kuận rằng tương lai của Đảng Cộng Sản Việt Nam còn có triển vọng kéo dài thêm mấy thập niên nữa trong thế kỷ 21.
Tuy nhiên không nên quên rằng diễn biến hoà bình đang tác động. Tại Việt Nam ngày nay, từ chính quyền đến nhân dân ai cũng hiểu rằng mọi việc, chẳng hạn như xuất nhập cảng, viện trợ kinh tế, đầu tư ngoại quốc, cho vay của Ngân Hàng Thế Giới, trao đổi văn hóa, cung cấp học bổng, khuyến khích du lịch…đều là lợi khí của diễn biến hòa bình.
Những đòi hỏi dân chủ hóa và tôn trọng nhân quyền trong các khế ước giao thương và trong các vấn đề liên quan đến quan hệ ngoại giao, thật ra cũng chỉ cũng chỉ là những đòi hỏi chuyển nhượng quyền hành mà chính quyền cộng sản không thể nào từ chối vì đây là lối thoát duy nhất để có một sự tồn tại lâu hơn.
Diễn biến hòa bình không thể loại bỏ vì nó chính là động cơ của sự phát triển, lý do duy nhất để những người cộng sản biện minh cho chính danh cai trị. Thực tế này đang là bước đầu của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, một tiến trình mà tốc độ sẽ gia tăng khi mà sự chuyển quyền giữa các thế hệ thành hình.
Với cách nhìn của nhiều người nước ngoài thì chế độ chính trị tại Việt Nam ngày nay đã xa rời mẫu hình Stalinít một cách đáng kể. Trong nội bộ Đảng CSVN sư sụp đổ cùa Liên Xô và của các nước Đông Âu đang là động cơ thường trực thúc ép dân chủ mặc dầu không được diễn tả bằng lời nói hoặc hành động.
Tuy nhiên dưới con mắt người dân Việt thì tác động dân chủ hóa của diễn biến hòa bình quá chậm chạp . Họ nóng lòng mong đợi một sự thay đổi nhanh chóng vì áp lực “độc trị” của chính quyền càng ngày càng gia tăng.
NGUYỄN CAO QUYỀN
Tháng 7 năm 2015