Trung Hoa ngày nay đã là cường quốc số 2 của thế giới,và nếu nói đơn thuần riêng về măt kinh tế, chúng ta có thể nói là số một, vượt hẳn cả Huê kỳ, vì Trung Hoa chủ nợ của Huê kỳ. Nhưng có một cái nghịch lý là mặc dù như vậy tại sao Trung Hoa cũng có người vượt biên bỏ trốn đi tỵ nạn. Ngày nay ở Âu châu hằng ngày vẫn còn thấy hằng chục người nhập cư bất hợp lệ là công dân Tàu. Cái nghịch lý hơn nữa là Âu châu hiện nay đang bị khủng hoảng kinh tế và nay phải đi cầu viện Tàu. Và ngay tại Tàu vẫn còn có nhiều bê bối do quản trị tồi, tệ nạn của một nước kém phát triển.
Chúng ta có bổn phận phải nghiên cứu để người Việt Nam chúng ta trong nước cũng như ở hải ngoại xem đó làm gương, không xem Trung Quốc làm một cái mẫu để phát triển, để học hỏi, hãy để Trung Quốc đúng với vai trò và vị trí của Trung Quốc, chỉ là mộtquốc gia trên đường đang học hỏi phát triển, có tí tiền vì bán vợ đợ con đó thôi !.
Đây là một câu chuyện được một nhà báo Pháp điều tra và kể trên Nhựt báo Le Monde của tuần qua (ngày 17 tháng 11 năm 2011). Câu chuyện nầy không xảy ra thời bao cấp, thời của Cộng sản Mao, thời của Vệ binh đỏ, cũng không xảy ra ở một làng mạc hẻo lành khỉ ho cò gáy, mà xảy ra hiện ngày hôm nay, đang ở một công trường cách thủ đô Beijing 150 cây số. Công trường xây dựng nầy là dự án (quốc gia) thành lập một hê thống các đường rầy xe lữa cho tàu xe lữa cao tốc (Train à Grande Vitesse –TGV).
Vừa qua bộ Giao thông đường Sắt Trung Hoa, vừa bị chỉ trích nặng về những trách nhiệm trong việc tai nạn xe lữa xảy ra ngày 23 tháng 7 vừa qua, thông báo cho cho biết là ngành xe lữa Trung Hoa hiện nay đang bị khủng hoảng về tài chánh và đang bị thiếu nợ nặng nề.
Chiếc cầu xe lữa bằng bê tông cốt sắt bắt xuyên qua cánh đồng của huyện Xushui, cạnh những sườn nhà đang bị dở, chạy dài đến tận cuối chân trời trong đám sương mù của tháng 11, là hình ảnh đầu tiên khi ta đến Baoding, tỉnh Hebei, một thành phố nhỏ cách Beijing độ 150 cây số, nơi đang có công trường của hai tuyến đường sắt tàu cao tốc ( TGV) Trung Hoa.
Một công trình thứ nhứt, cấp quốc gia (trung ương), làm tuyến thiết lộ Beijing đến Shijiazhuang, thủ phủ của Hebei, bắt đầu khởi công từ năm 2008 sắp sửa hoàn tất, các dụng cụ cơ giới ráp nối các hệ thống điện hiện đang hoạt động trên cầu. Một công trình thứ hai, cấp địa phương, cho tuyến Tianjin-Baoding, sẽ nằm cao trên những cột trụ dụng làm một từng thứ hai trên tuyến một, khởi công năm 2010, nay chỉ mới hoàn thành vài cái tháp cột trụ và đã bị đình chỉ ngừng hoạt động từ đầu tháng tư năm nay.
Toàn Trung Quốc, các công trình của gần 10.000 cây số đường sắt đang hoàn toàn ngưng hẳn và công tring của 13,000 cây số đường sắt ( trong ấy có dự án Beijing-Shijiazhuang) cũng đang bị trì trệ và chậm hẳn lại. Vì từ nhiều tháng nay, Bộ Giao thông đường sắt Trung Hoa, người chi ngân cho toàn bộ dự án thiết lộ tàu cao tốc, tuyên bố đã hết tiền rồi và cho ngưng hẳn các hoạt động.
Nhà nước Trung Hoa cũng tuyên bố vừa xuất ra 200 tỷ nguyên tệ (23 tỷ euros-16 tỷ US$) để cứu Bộ giao thông đường sắt. Nhưng theo các nhà nghiên cứu phải cần năm lần hơn số tiền nói trên mới có thể hoàn tất dự án con tàu cao tốc cho Trung Hoa Cộng sản. Dư luận quần chúng và báo chí Trung Hoa vừa qua đã bất mãn về thái độ và cách quản trị tai nạn tàu hỏa ngày 23 tháng 7 năm 2011 với 40 người thiệt mạng và 191 người bị thương, nay trước tệ nạn của tình hình tài chánh nầy lại càng giao động, càng bất mãn hơn.
Trong huyện Xushui, những chủ nhơn các căn nhà nằm hoặc trong hiện trường xây dựng hoặc cạnh sát hai thiết lộ, nay thuộc diện quy hoạch đuổi nhà và bồi thường cũng đang sùng sục đấu tranh, kiện tụng, trì hoản, lôi kéo. Một nông nhơn – đã bị đuổi nhà và nay, đang xây lại lại một căn nhà mới nằm cách các thiết lộ tương lai vào khoảng 500 thước – (căn nhà cũ đang bị tháo gở và chưa bồi thường xong) – cho biết rằng những người dân công được thâu dụng làm thợ cho công trường đã bỏ về hết từ hồi đầu tháng tám, từ khi công trường được chánh thức tuyên bố ngưng hoạt động, nhưng sự thật, là họ đã bỏ về vì từ tháng tư trước vì họ không nhận được một đồng lương nào. Và để trả thù, họ, – thường là các các dân công-thợ đến từ các địa phương khác – đã ăn cắp vài chiếc xe đạp của dân trong huyện và vài cơ giới và dụng cụ của công trường đem bán lấy tiền. “ Phải cho họ có tiền để họ về xứ của họ chứ !” anh nông dân thông cảm nói tiếp. Anh ta cũng bị mất một số tiền, anh đã thầu cung cấp nước uống cho công trường, với tiền xăng chuyên chở, công trường còn nợ anh 6.000 nguyên tệ chưa trả.
Và cái, làm anh bất mãn nhứt, là anh bị công an chống bạo động đến đuổi anh ra khỏi căn nhà cũ của anh vào tháng sáu vừa qua. Và từ ngày công trường đóng cửa, anh la cà chậm chạp không dọn dở hẳn căn nhà cũ, câu giờ, và kỳ kèo hy vọng được thêm tí nào hơn cái giá 700 nguyên tệ cho một thước vuông mà người trả đề nghị trả bồi thường anh – vì ngày nay, theo cách tính toán của anh, căn nhà mới của anh trị giá 1.500 nguyên tệ một thước vuông.
Mà thật vậy, ngày hôm nay, giá cả Trung Quốc đang lạm phát phi mã, theo tuần báo kinh tế Huaxia Shibao, chánh quyền địa phương của Baoding cũng không bằng lòng và chống việc đình hoản công trường: vì chánh quyền địa phương ở Baoding đã làm tròn bổn phận, khi đã chi tiền trọn vẹn cho việc lãnh thầu công tác đuổi và bồi thường các chủ nhơn nhà ở tại ngay và chung quanh hiện trường.
Tại huyện Rongcheng nằm cạnh Baoding, là nơi của nhà máy sản xuất các cột xi măng làm trụ chống của chiếc cầu của thiết lộ Tianjin-Baoding, đã hoàn toàn ngưng hoạt động. Một nhà đầu tư đã mở một cửa hàng ăn uống có sức chứa 800 chổ ngồi nay phải biến tiệm ăn của anh làm một tiệm cà – phê có trò chơi internet. Đô chừng một chục trai trẻ đang thất nghiệp, đang hằng ngày, có mặt tại đấy, để chơi “games”. Một anh trẻ, 27 tuổi, công nhơn từ một năm nay, khai từ bốn tháng nay, anh không lãnh đồng lương nào. “ Họ tuyên bố, nhà nước hết tiền rồi, công trường ngưng, và nếu có tiền vào tháng ba hay tháng tư, sẽ hoạt động trở lại. Chúng tôi không bằng lòng, nhưng phải làm sao ?”
Những nhơn công gốc dân-công (mingong) di dân từ các địa phương khác đến càng cực hơn các người thợ gốc địa phương. Nhựt báo địa phương Yanzhao Dushibao tường thuật việc các đại diện cho khoản trên một trăm công nhơn gốc tỉnh Anhui mỗi tháng một lần đến Rongcheng đòi số tiền trên 500.000 nguyên tệ vốn là lương còn nợ cho các công nhơn ấy đã làm việc từ tháng mười 2010 đến tháng tư 2011.
“Tất cả những nợ nần nấy rất nguy hiểm cho tình hình an ninh xã hội” ZhaoJian, nghiên cứu sanh luận án án về ngành kinh tế và giao thông của Đại học Jiaotong thuộc thành phố Beijing phát biểu “ và càng nguy hiềm hơn khi cận những ngày Tết Nguyên đán ! ”
Ông Zhaojian rất gay gắt phê bình những vô lý của hệ thống tàu lữa cao tốc của Trung Quốc. Ông Jian cho rằng những hệ thống tàu cao tốc, như tuyến Guizhou-Canton với những tốc lực cao đến 300 cây số một giờ là một phí phạm cho một vùng đang cần thiết phát triển những tàu lữa chuyên chở hàng hóa. Và Ông Jian khuyên nhà nước cần phải thay đổi cái nhìn và chỉnh lại chương trình phát triển hệ thống giao thống.
Tuyến đường Guizhou-Canton nói trên vừa qua cũng là đề tài cho một xì-căng-đang : Một giám đốc một nhà cung cấp than vụn dùng để làm những ụ đất cần thiết trong sự bào vệ hệ thống an toàn của thiết kế một đường sắt đã “tâm sự” với một nhựt báo điạ phương ở Canton, tờ Xinkuaibao rằng, ngày 10 tháng 11, khách hàng của ông, một nhà thầu cung cấp cho công trường đã xoá khế ước mua hàng của ông và nhận mua hàng của một mối khác với giá rẽ hơn. Và ông tiết lộ cho nhà báo biết sở dĩ là giá rẽ, ấy là vì than vụn đã được trộn với cát và những vật liệu khác. Và, như vậy các ụ đất làm với vật liệu kém phẩm chất nầy sẽ làm mất sự bảo vệ cho hệ thống an toàn cho tuyến đường sắt, đặc biệt khi các đường sắt ấy được sử dụng cho kỹ thuật các con tàu lữa cao tốc.
Nghĩ mà ngao ngán !
21 tháng 11 năm 2011
TS. Phan Văn Song