Hồng y được bầu làm giáo hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 trong ngày thứ hai của Mật nghị Hồng y 2013, ông chọn tông hiệu là Giáo hoàng Phanxicô (Latinh: Franciscus)
Ngọn Gió Thay Dổi, Dổi Mới, Canh Tân, Cải Cách:
Habemus Papam, thế giới Thiên chúa Giáo La mã đã bầu xong vị Giáo Hoàng mới thay thế Ngài Bênêdit 16 từ chức về xin về hưu vì tuổi tác và sức khỏe.
Thật là một cuộc cách mạng trong truyền thống Thiên Chúa Giáo ! Và nay, vị Giáo Hoàng mới, lại bắt đầu buổi lễ ban phước lành cho thành phố và thế giới ( Benedictio urbi et orbi), bằng cuối đầu mời tất cà giáo dân cùng Ngài im lặng cầu nguyện Ơn Trên ban phước cho Ngài. Một cử chỉ phá lệ, rất thông thường với cái pháiTin lành, nhưng rất mới của vị tân lãnh đạo tinh thần Nhà thờ La mã.
Thật là một cuộc đổi mới trong nghi thức (rất thủ cựu) của Vatican !
Cách mạng ? hay chỉ là tiếp tục những tư tưởng mới đã làm lung lay bức tường kiên cố của Vatican từ những ngày đầu của Cộng đồng Vatican 2 do Giáo Hoàng Gioan XXIII chủ xướng ? Khai trương ngày 11 tháng 10 năm 1962 và bế mạc ngày 8 tháng 12 năm 1965, dưới triều Giáo Hoàng Phaolồ VI, Giáo hội Thiên Chúa Giáo La mã bắt đầu một chương trình dài hạn đi vào con đường canh tân, cải cách. Nhưng dù thế nào đi nữa cũng rất khó khăn bãi bỏ bao thế kỷ thủ cựu làm cha thiên hạ.
Trở về với Thánh Kinh, trở về lời dạy của Giê-Su, là phải làm tôi tớ tha nhân, phuc vụ Con người sau một thời gian dài nhơn danh Chúa buộc Người đời phục vụ Chúa và đại diện Chúa.
Cải Cách, Canh Tân , Thay Đổi, ôi cả một chương trình vĩ đại, khó khăn !
Đương kim Tổng thống nước Pháp, François Hollande vận động cuộc bầu cử Tổng thống với chương trình Canh tân, Đổi mới. Ông thắng cử cũng nhờ chuơng trình Canh tân, Đổi mới đó. Ngày nay ông đang gặp ,khó khăn, vì như chúng ta, như mọi người cũng hiểu rõ không phải chỉ nói mồm rằng phải canh tân, không phải chỉ tuyên bố phải thay đổi, đổi mới, hay cải cách là mọi chuyện đổi mới tự nhiên đến.
Muốn có thay đổi, muốn canh tân, muốn cải cách, phải, trước hết, có một quyết tâm thay đổi, phải có một chương trình dài hạn, viễn tượng, và phải có một chương trinh tiếp đón, tiếp nhận canh tân là phá vỡ cái cũ, thay bằng cái mới trong êm thắm, trong ổn định. Chương trình tiếp nhận cũng chưa đủ. Phải có, sau tất cả, một chương trình sửa soạn canh tân. Nói tóm lại, chương trình sửa soạn canh tân sẽ soạn thảo cuối cùng, sau khi những dự án canh tân, tiếp nhận canh tân đã hoàn thành, sửa soạn canh tân mới được sắp đặt. Nói một cách khác, chương trình tiếp vận sẽ tùy vào mục đích và đối tách của chương trình chánh. Có bạn sẽ không bằng lòng, nói ngược lại với người viết, rằng chương trình sửa soạn phải có trước tất cả, chương trình tiếp nhận là sau cùng. Chúng tôi sẽ trả lời không có chương trình canh tân và tiếp đón làm sao biết những gì cần thiết mà sửa soạn được. Cái nào phải nghĩ trước làm trước, cái nào nghĩ sau, làm sau ?
Sửa soạn, tiếp đón ? hay tiếp đón mới làm sửa soạn? Làm sao soạn một chương trình canh tân, làm sao biết được những kết quả, những hướng tiếp đón nào để sửa soạn tiếp đón ? Hay nói một cách khác hãy suy nghĩ chương trình canh tân thế nào để cuộc tiếp đón được ôn hòa, nhịp nhàng.
Marketing-Phương Pháp Tiếp Thị:
Nhớ thuở thiếu thời khi người viết còn làm việc trong một nhà máy, để soạn thảo một chương trình tung một sản phẩm mới. Việc đầu tiên, phải thăm dò thị hiếu, nghiên cứu thị trường, đoán biết và nắm bắt được thị hiếu, yêu cầu, nhu cầu của khách hàng. Sau đó đến phần kỹ thuật, xem có thể nào sáng tạo, kiến tạo được món hàng để đáp lại những yêu cầu, hay nhu cầu ấy. Cuối cùng và cũng là cái khó khăn nhứt, là cái phần tiếp nhận, đón nhận của thị trường. Mặc dầu có những buổi thăm dò, thử thách, dọ hỏi, điều tra, nhưng cái phần tiếp nhận sản phẩm vẫn là một bất ngờ. Cái gì biến một sản phẩm thành công ? thành một best seller là một sự khó hiểu nhứt của ngành thương mại. Khó hiểu hơn cả tình yêu. Không có một phương trình nào, một phương thức nào để một sản phẩm biến thành một best seller.. Thế nhưng, chúng ta cũng, trong khi chờ đợi một best seller, phải cómột khung làm việc: để thực hiện một sản phẩm, chúng ta phải có một quyết định nhứt trí sản phẩm ấy, từ ngoại hình đến phẩm chất: Sau đó, một chương trình làm việc phối hợp nhiều diễn viên, dưới sự chủ tọa, điều khiển bởi người hay trách nhiệm theo hướng tiếp thị nói trên (marketing). Một sơ đồ tổ chức, phối hợp tất cả các nhà chuyên nghiệp, chuyên môn từ ngành nghề một, từ đặt hàng, mua hàng, đến sản xuất, thương mại và phân phối đến cả phân tích kết quả, phản hổi dư luận, đo lường kết quả. Một sơ đồ tổ chức như thế, nói cho cùng cũng chẳng có chi là khoa học mới lạ cao kiến chi cả ! Một bà nôi trợ nếu phải tổ chức một bửa tiệc cũng làm như vậy. Bà nội trợ áp dụng tự nhiên những phương trình tiếp thị-marketing trong con việc mà chúng ta tự cho là bình thường đó thôi.
Thí dụ: cần tổ chúc một bửa tiệc lớn cho vài chục bạn do ông chồng mời : Trước hết bà nắm rõ số người ăn, bao nhiêu nam bao nhiêu nữ ( nghiên cứu thị trường), người gốc miền nào ở Việt Nam, có bao nhiêu bạn ngoại quốc âu mỹ (điều tra thị hiếu), bửa ăn vào mùa nào, xuân hạ thu đông ? – để lựa phẩm chất vật liệu – cây trái hạp thời tiết (mùa đông bắt đầu bằng món súp nóng sốt, mùa hè khai vị bằng món gỏi mát mồm. Trời nóng mùa hè nên dùng món nướng, mùa đông lạnh lẽo, ăn ragoût nấu rượu, mùa xuân ăn lamp (cừu non mới đẻ), mùa hè ăn cá tươi (mới lưới), mùa đông cá hong khói, ăn đậu, mùa hè cá sống, rau…rượu cũng vậy, dùng tôm cá nhiều nên dùng rượu trắng, rượu hường, dùng thịt bò thịt dê thịt rừng nên chơi rượu đỏ đậm, ăn thịt heo, thịt bê, thịt thỏ gà chỉ rượu đỏ nhẹ thôi… Phần nghiên cứu thị trường xong, đến phần tiếp liệu, đi chợ ở đâu ? mua nhà hàng nào món gì, cá tùy mùa tươi hay không, thịt cũng vậy, tiệm nầy khác tiệm khác, gia vị cũng thế…không phải mua đâu cũng có. Khách cũng thế, tuy cùng người Việt, nhưng khẩu vị khác nhau, anh nầy gốc miền nam, canh chua kho tộ, dưa giá, rau nhiếp cá giá sống, chị nọ gốc Huế phải có mắm ruốc trong tô canh, phải cay, phải có bắp chuối, bác kia gốc bắc phải có tý dưa, phải canh thìa là.. Nếu ông bạn là người âu châu không nên nấu cay quá ! Trước khi khách tới, xem nhà có đủ chổ ngồi không ? hỏi ông chồng xem những người rỏ ràng, ai ngồi cạnh ai, thứ tự sắp đặt. Trang hoàng bàn kiểu Việt Nam ? kiểu tây phương ? nếu kiểu tây, dao nỉa đặt kiểu nào ? kiểu Pháp ? hay kiểu Anh ? (nỉa úp xuống, hay nỉa mở lên ), kiểu ly : loại nào ? ba ly hay năm ly? ghế sắp kiểu Pháp rộng rãi ? kiểu Anh sát hơn ? chưa kể thêm kiểu cách Việt Nam? hay Trung hoa , thêm chén đủa, thuần chén đủa ? Cách trưng bày bông, hoa, giỏ bông giỏ hoa, to tướng trên bàn, hay từng cành hoa đặt dọc trên bàn, hay từng cánh hoa trên mỗi dỉa, mỗi khách… Người đời cho đấy là nghệ thuật , chẳng qua là marketing cả. Xong tới phần đón tiếp, ăn uống xong, và thâu thập kết quả. Khách ăn đủ không ? vừa miệng không? Quan sát xem có ai thêm muối thêm tiếu, thêm nước mắm thêm ớt không ? bao nhiêu người ? Dư thừa, thiếu thốn, món nào đắt khách ? món nào khách thơ ơ ? … Dài dòng văn tư như vậy để nói với quý độc giả, quý anh chị em, rằng Người làm chánh trị canh tân đất nước, ông Giáo hoàng cải tổ nhà thờ và Giáo hội Thiên Chúa Giáo cũng như bà nôi trợ đang sửa sọan một bửa tiệc, tất cả đều phải có cả một chương trình tiếp thị rõ ràng để đạt thành công. Hệ quả ít nhiều tùy đề tài, đối tượng, quyền lợi bà nội trợ ? vài chục bạn bè, hay chữ ngon dỡ, khen chê. Nhà làm chánh trị, ông Giáo hoàng tầm vóc lớn hơn, cả vùng cả nước, cả thế giới ! Nhưng tựu chung cái phương thức hành động và hệ quả giống nhau về mặt hữu cơ.
Hồng y Bergoglio trong năm 2008.
Và Việt Nam ?
Nước Việt Nam ta, từ ngày Đảng Cộng sản Quốc tế sử dụng Hồ Chí mình và các lâu la nội địa dùng trò “xí mứn” lường gạt nhơn dân Việt Nam, lợi dụng thời thế tranh tối tranh sáng của lịch sử thế giới đang thời các chủ nghĩa dân tộc cực đoan tranh chấp, phong trào các dân tộc bị trị cũng đang thời thức tỉnh, cướp một chánh quyền trong tay một chánh quyền quốc gia non yếu do Vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim vừa mới lấy lại trên tay thực dân. Lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân, sự non trẻ của các đoàn thể chánh trị quốc gia – chỉ có lòng yêu nước đơn thuần, ngây thơ, tưởng rằng quyết tâm là đủ, không vũ khí và hoàn toàn cô thế – đối với một tổ chức quốc tế như đảng Cộng sản. Hồ Chí Minh và đồng bọn, nhờ vậy đã thắng, đã phủ lên đầu người dân Việt Nam gần 70 năm nay một bóng đêm tăm tối (từ ngày 2 tháng 9 1945 đến nay).Thât vậy, từ ngày tuyên bố cái gọi là Độc lập đất nước theo định nghĩa Cộng sản đến nay, ta thử kiểm điểm xem dân Việt Nam ta đã sống bao nhiêu ngày thật sự Độc lập? Tiêu đề Nước Việt Nam theo định nghĩa Cộng sản, hoặc Dân chủ Công hòa, hoặc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa là Độc lập, Tự Do, Hạnh Phúc có phản ánh sự thật không ?
Độc lập: Từ ngay những ngày đầu vào những năm 1945/54, chỉ có chiến tranh để dành độc lập. Đất nước chưa độc lập đã đành, nhưng người dân có thật sự độc lập chăng ? Nhà cầm quyền trong các khu do Cộng sản kiểm soát không một ai sống được trong sự độc lập ( và Tự Do). Vì vậy mới có phong trào Dinh Tê. Bỏ trốn về thành. Theo thiển nghĩ đó là Phong trào Vượt biên số 1 – bắt đầu từ đấy mới thật sự có một “phong trào” trốn chạy, bỏ phiếu bằng chân trốn Cộng sản ( biên đây dùng cho biên giới các khu, các vùng do Cộng sản Việt Nam chiếm). Con số người vượt biên nầy khó được biết. Thế nhưng, gần như một đại đa số thuộc thế hê chung quanh con số thấp thập, bát thập cổ lai hi của người viết đều có những phần tử dinh tê. Phong trào Vượt biên 2 là Phong trào di cư từ Bắc vào Nam, sau Hiệp định Đình Chiến Genève 20 tháng 7 1954, chia đôi đất nước. Trên 1 triệu người. Phong trào Vượt Biên 3 là Phong trào di tản, vượt biên, H.O. từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bỏ xứ trốn Cộng, ra đi từ di tản, đến thuyền nhân, đến H.O. kể cả đoàn tụ gia đình, đến ngày nay lai rai chưa dứt. Trên 3 triệu người tản mác toàn thế giới.
Tự Do: Khỏi nói nhiều, mọi người dân Việt Nam ai cũng biết là đất nước ta chẳng có Tự Do. Nhà cầm quyền ta, do đảng ta là Đảng cầm quyền đúng với chủ trương đảng Cộng sản Quốc tê đã ghi rõ trong điều 4 Hiến Pháp ta, là mỗi mỗi quyết định của ta đều phải qua Tàu Công hỏi ý kiến bề trên Cộng sản Quốc tế đang cầm quyền xứ Trung Hoa. Cũng đừng thắc mắc ! Điều 4 Hiến Pháp Việt Nam đã ghi rõ Đảng ta là “Đảng Cộng sản” ngắn gọn thôi – ngầm hiểu là Quốc tế – chớ có ghi là Cộng sản “Việt Nam” đâu ? Đảng ta không có Tự Do, Nhà cầm quyền ta không có Tự Do, đã đành, vậy thì người Dân ? Người Dân ta, nay vì bị người “Bạn Dân” tức là Công An Nhân dân ta ngày nay có quyền dùi cui, đánh đập, đàn áp, bỏ tù và thậm chí có cả quyền bắn vào dân ta, thì người dân Việt Nam ngày nay thì làm chi có Tự Do ?
Thế thì tiêu đề thứ ba là Hạnh Phúc ? Hạnh phúc có chứ ! có cho những những ai, có đảng tịch đảng Cộng sản Quốc tế, nên có xế hộp hai cầu máy lạnh, có nhà lầu cao ngợp, có ăn, có chức, có phận, có quyền, có hành, và … có tham, có nhũng, được ăn nhậu thả giản, được đi lại tự do ! Hạnh phúc có chứ, có cho những ai được gọi là Việt kiều, được về quê ăn Tết, được tắm biển tắm nắng, được ngủ resort năm sao, ăn quán ăn thượng thặng, rau tốt, thịt tươi! Nhưng thường dân ? hạnh phúc ở đâu ?, khi ngày ngày hai buổi kẹt xe, mũi mồm bịt mặt, đi lại, sanh hoạt trong những thành phố đầy bụi bặm, ô nhiểm ? Hạnh phúc ở đâu? Hạnh Phúc ở đâu khi những bà mẹ già vẫn còn bán hàng rong, chạy kiếm từng đồng từng cắc nuôi con cháu? Hạnh phúc ở đâu khi còn những em bé bán vé số, bán thuốc lá ? Hạnh Phúc ở đâu khi những ngư dân đi hành nghề trên bển bị tàu lạ đân tàu lạ bắt ? Thực sự Hạnh Phúc là một từ ngữ rất xa lạ đối với người dân Việt Nam, hình như mất hẳn trong từ điển tiếng việt ta.
Thay lời kết luận:
Một Nhà nước, do một Đảng cầm quyền (cướp quyền và tự phong, tự hợp thức hóa và hợp pháp hóa bằng đưa điều 4 vào Hiến Pháp) không thực hiện những tiêu đề – Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc- là ước vọng, là lời hứa và cũng là chương trình kinh tế-chánh trị với nhơn dân mình thì nên hãy tự giải tán, tự giải thể, và giao trả quyền lại cho người dân.
Trò hề cuối cùng vừa qua, “hỏi ý kiến nhơn dân về Hiến Pháp”, là một níu kéo, một vớt vát cuối cùng của một nhà cầm quyền bệnh hoạn đang thời kỳ hấp hối. Nhơn dân Việt Nam đã đến lúc phải nắm quyết định rút ống đưỡng khí ra cho con bệnh Cộng sản ra đi an lành. Giữ ống dưỡng khí chỉ tốn hao, tài sản đất nước, sanh khí nhơn dân và còn có thể sụp đổ cả gia tài tán gia bại sản.
Trong không khí của Đổi mới, trong không khí của Canh tân, trong không khí của Cách Mạng thay đổi. Người dân Việt Nam chúng ta trong nước hay hải ngoại, nên cùng nhau bắt tay để làm biến chuyển nay. Thận trọng, nghiêm chỉnh! Các bạn, các anh, các em hãy làm cuộc cải cách, một cuộc cách mạng để canh thân lại quốc gia Việt Nam mến yêu. Nắm rõ nhu cầu của toàn dân Việt Nam, các bạn phải cố gắng đáp đúng vào nguyện vọng của toàn dân.
Bài học xưa còn đó, khi đã nắm được ước vọng giải phóng đất nước của toàn dân, Cộng sản quốc tế bèn hứa hẹn Độc lập. Nhưng khi giải phóng thành công, chẳng thấy có một chương trình nào để trả lời cho toàn dân cả, mà chỉ dùng cả vú lấp miệng em, bằng cải cách ruộng đầt, bằng nhân văn giai phẩm, bằng đấu tố, tù đày cải tạo, bằng bức màn sắt, tạo hận thù, tiếp tục chiến tranh “anh em” để chia rẻ giai cấp, chia rẻ Bắc Nam, xô hàng triệu thanh niên vào ảo tưởng “giải phóng miền Nam, cứu đói đồng bào miền Nam” (trong khi miền Nam ăn gạo, miền Bắc ăn khoai), cướp tương lai và tuổi trẻ của bao thế hệ thanh niên. Tất cả chỉ vì muốn áp đật một chủ thuyết và muốn cầm quyền, giữ quyền, cai trị.
Chúng tôi sở dỉ viết dài về marketing-tiếp thị để bàn với các em trong nước ngày mai nắm chánh quyền, phải nắm rõ yêu cầu, ước vọng thật sự của người dân Việt Nam, với tất cả những đặc điểm dân tộc Việt Nam, chớ có, vì những hướng suy nghĩ “thời thượng”, nhập cảng những”mô hình” quốc tế ngoại lai, nghĩ rằng đó là toàn cầu hóa, đó là văn minh, đó là “thời thượng”. Dân ta đã khổ nhiều lắm rồi. 70 năm bị nói láo, 70 năm bị lường gạt. Nói láo và lường gạt nay là một não trạng, một vỏ bọc, một cấu trúc con người “mới” Việt Nam.
Công việc Cải cách Việt Nam và con người Việt Nam là một con việc đồ sộ. Đồ sộ cho cả nhiều thế hệ : từ những thế hệ già nua như chúng tôi đầy hành lý huyền thoại, quá khứ thành tích, mề đay, chiến tích, chiến thương, hận thù, với những với những lý thuyết cũ kỹ, nhưng vẫn giữ những bài học cay đắng đau thương, đấy là kinh nghiệm giúp chúng ta không nên lặp lại. Đến những thế hệ các em mới, đầy khoa học tánh, đầy công kỷ nghệ mũi nhọn tiên tiến, nhưng với những hạ tầng cơ sở, với những kiến thức chánh trị, kinh tế hay cả kỹ thuật còn non kém hay mới phôi thai, các em hãy thận trọng trong áp dụng, vì e rằng có những trục trặc không ghép vào nhau được.
Vì vậy mong rằng việc Cải cách, việc Cách mạng phải được các bạn, các em, ngay ngày nay, trước cả khi lấy lại quyền tự quyết dân tộc nơi tay nhà cầm quyền độc tài Cộng sản (đây là một sine qua non) phải làm nhưng với một thái độ khiêm cung và với một cung cách không ngừng mở rộng và học hỏi . Mong lắm ./.
Hồi Nhơn Sơn, Vào Xuân 2013
Phan Văn Song