“Hỏi: Tôi nghe nói ở Việt Nam bây giờ có những “hội chứng bất trị”, gần đây nhất là “hội chứng” tăng lương khiến người dân không mừng mà lại lo rồi đến “hội chứng” nhiều người không muốn tố cáo tham nhũng, vì sao vậy? Còn những thủ đoạn Trung Quốc thu mua sản phẩm của VN khiến nông dân điêu đứng, liệu người VN có “dám tẩy chay” hàng TQ không? Ông có chịu tác động về những thứ bệnh trầm kha này không? Mong được ông giải thích rõ ràng hơn. Cảm ơn ông.
Trần Thu Hạnh (Cronula)
VĂN QUANG TRẢ LỜI
Xin mượn tạm danh từ “hội chứng” của bạn để trả lời những điều bạn hỏi. Nếu nói như vậy thì còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn. Trước hết xin trả lời bạn về cái “nghịch lý” lương tăng nhưng người dân không mừng mà lại lo. Vâng, đó là một sự thật rất thật ở VN hiện nay. Bởi một lẽ rất giản dị là lương chưa tăng thì mọi mặt hàng đã tăng và cứ thế theo đà “tiến lên”, ngày nào giá sinh hoạt, giá thực phẩm cũng tăng ào ào, tăng chóng mặt. Tất nhiên là gia đình tôi cũng không thoát ra ngoài cơn bão đó. Phải tìm đến nguyên nhân thì ta có thể nhận ra. Những tháng trước đây, xăng dầu tăng giá 2 lần trong vòng một tháng với tỷ lệ cao cộng với giá điện tăng, kéo theo hàng loạt giá cả nhảy múa theo, được mô tả như một trận sóng thần đánh vào toàn bộ xã hội. Tại TP.Sài Gòn, giá thực phẩm đã tăng 24% so với cách đây khoảng một năm, tức là hồi tháng 1 năm ngoái. Có lẽ bạn cho đó là “hội chứng bất trị” ở VN hiện nay. Quả là có phần đúng, chính phủ VN đang ra sức kiềm chế lám phát, kiềm chế giá cả nhưng chưa mang lại hiệu quả cụ thể nào. Cần phải có thời gian chăng? Thời gian là bao lâu, chưa ai dám trả lời câu hỏi này.
Thêm vào đó các anh thương lái Trung Quốc (TQ) thâm hiểm dùng mọi trò xảo quyệt chen chân vào thị trường VN tranh mua tranh bán làm nền kinh tế VN xáo trộn. Đây là một nguyên nhân không mới, nhưng nay người VN mới nhận diện được rõ ràng hơn. Đó cũng là một vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay. Vậy xin trả lời bạn về vần đề này trước.
Đòn hiểm của “người anh em Trung Quốc”
Một thời gian khá dài vừa qua, trên thị trường Việt Nam, mỗi khi thương lái Trung Quốc tận mua một mặt hàng nào đó, ngay lập tức giá mặt hàng này bị đẩy lên cao, nguồn hàng nhanh chóng trở nên khan hiếm do người dân ra sức thu gom để bán. Điển hình là việc thương lái TQ thu mua gỗ sưa khiến hàng ngàn cây gỗ sưa đã bị đốn không thương tiếc.
Sau đó là thu mua cây gỗ trâm, khi đã thác cạn kiệt cây trâm cổ thụ tại cánh rừng khu đông huyện Ba Tơ, các “đầu nậu” chuyển sang khai thác cây trâm cổ thụ (trâm trội, trâm ba lá) có độ tuổi hàng chục năm đến trăm năm tuổi tại một số cánh rừng huyện Minh Long. “Đầu nậu” khai thác kiểu tận diệt, đào bới lấy luôn cả gốc lẫn rễ và bán sang Trung Quốc. Một “đầu nậu” thu mua trâm rừng cho biết: Trâm rừng cổ thụ được thu gom để chở sang Trung Quốc bán, với giá từ 70 – 120 triệu đồng/cây. Khi sang bên đó, họ tiếp tục trồng làm bóng mát và sử dụng trồng ở các đại lộ lớn. Cây trâm là loài cây cực hút nước và giữ nước. Mỗi khi bứng cây trâm thì những cây con xung quanh cũng sẽ chết vì không còn cây trâm giữ nước. Từ đây, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm thay đổi dòng chảy. Đặc biệt, việc khai thác những cây ven đường vào mùa mưa bão rất dễ gây sạt lở, ảnh hưởng tai hại đến sinh mạng của người dân.
Không chỉ cây lớn, cây củ nhỏ cũng mua, việc thu mua khoai lang khiến rất nhiều gia đình dân chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa sang trồng khoai lang, việc đẩy giá thu mua sắn lát, chè, thuỷ sản… khiến nguyên liệu cho các ngành sản xuất, chăn nuôi trong nước trở nên khan hiếm, giá cả đội lên rất cao.
Hiện tượng một số mặt hàng như tôm, bạch tuộc, cá biển, mực bị thương lái của TQ thu gom đang trở nên rầm rộ. Những thương lái TQ này có tiềm lực về tài chính, lại thu mua qua đường tiểu ngạch để trốn thuế nên họ sẵn sàng “dốc hầu bao” mua với số lượng lớn. Đại diện một doanh nghiệp thuỷ sản cho hay, tôm của người nông dân bán với giá từ 130.000 đồng đến 170.000 đồng tuỳ loại, các thương lái của Trung Quốc mua cao hơn khoảng 3.000 đồng đến 10.000 đồng mỗi kg song sau đó gắn mác “made in China” để xuất khẩu. Thậm chí tôm còn được biến hoá để cho tròn mình, căng thịt, từ chất lượng loại hai lên loại một.
Cướp bóc tàn bạo có nằm trong chính sách lớn?
Trong khi mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng thì hiện tượng thu vét của thương lái Trung Quốc từ miền Trung tới miền Nam càng làm cho ngành thuỷ sản trong nước gặp khó khăn. Ngoài việc Trung Quốc ồ ạt thu gom thuỷ sản, những vùng biển khai thác hiện cũng thiếu an toàn cho việc khai thác nên sản lượng càng giảm sút. Ngư dân VN thường bị tàu TQ săn đuổi, cướp bóc nên cứ thấy bóng “tàu lạ” là giương buồm chạy trối chết. Vậy mà nhiều lần vẫn không thoát. Chúng ngang nhiên dùng vũ khí tấn công, lấy hết tài sản rồi biến mất. Không thể gọi chúng đơn thuần là bọn cướp biển, phải coi đó là một “chủ trương, chính sách” hẳn hoi. Kết hợp những thủ đoạn như đã kể trên lại có thể khẳng định đó là một thứ chính sách ngầm, một kiểu phá hoại tàn bạo nhưng cứ như là “riêng lẻ” của bọn thổ phỉ, nhà nước của họ không hề hay biết gì hết và vẫn… muốn giữ gìn an ninh, bảo vệ “bốn chữ vàng” (!). Kiểu chơi đòn ngầm này quả là thâm độc. Đúng với đường lối ngoại giao của “người bạn bốn tốt”, miệng thì Nam Mô, bụng một bồ dao găm.
Mua từ cái hột vịt đến con gà, đến trái vải
Một bác nông dân kể về tình trạng, thương lái Trung Quốc đang mua gà, vịt và trứng với số lượng lớn ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Ông cho biết, hằng ngày họ giết mổ cả ngàn con gây ô nhiễm nghiêm trọng và làm cho giá gà ,vịt bị đẩy lên khá cao.
Thậm chí người Trung Quốc còn thuê đất để sản xuất tại chỗ, sau đó xuất sang nước mình. Do thấy bán cho nước bạn thu được nhiều lời nên bà con ồ ạt bán và cũng đang nhân giống nuôi với số lượng lớn. Ông này đặt dấu hỏi: sau này, nếu họ bỏ đi không thu mua nữa thì bà con sẽ xoay xở ra sao với số gia cầm đang nuôi chờ lớn? Người nông dân sẽ thất thu vì số gia cầm đang độ tuổi sinh đẻ đã bán sạch. Nông dân lại ôm đàn gia cầm ngồi khóc.
Gần đây nhất là việc thu gom vải thiều ở miền bắc. Các bác nhà vườn cứ tưởng là bán cho thương lái Trung Quốc là được giá cao, nhưng họ đâu biết rằng phần lớn số vải thiều đó sau khi qua Trung Quốc sẽ được cắt cành, đóng gói và xuất sang Nhật. Tại siêu thị Nhật, 7-8 quả vải thiều được bán với giá xấp xỉ tương đương hơn 100 ngàn đồng, trong khi 1 kg mua tại vườn chỉ 18-20 ngàn đồng! Việc không bán cho doanh nghiệp Việt Nam để làm hàng Xuất khẩu chính ngạch đã làm thiệt hại rất lớn, hơn nữa lại mất thương hiệu vải thiều nổi tiếng vì tất cả vải thiều được bán tại siêu thị Nhật đều “made in china”.
Như thế là chúng nhằm cả đến những người nông dân nghèo khổ càng làm suy yếu trầm trọng nền kinh tế VN.
Về phía người dân thì cứ phải “thất lưng buộc bụng” thêm vì nhà nước dường như bó tay trong việc phòng chống gian lận, buôn lậu, đầu cơ, tích trữ, đẩy giá lên cao, tạo cơn số ảo được xem là những “căn bệnh bất trị”. Đó chính là mối lo lớn cho người dân trong những này này và những ngày sắp tới. Nếu không có giải pháp cứu nguy ngay thì tình hình càng xáo trộn và giá cả sẽ không bao giờ ổn định được.
Trần Thu Hạnh (Cronula)
VĂN QUANG TRẢ LỜI
Xin mượn tạm danh từ “hội chứng” của bạn để trả lời những điều bạn hỏi. Nếu nói như vậy thì còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn. Trước hết xin trả lời bạn về cái “nghịch lý” lương tăng nhưng người dân không mừng mà lại lo. Vâng, đó là một sự thật rất thật ở VN hiện nay. Bởi một lẽ rất giản dị là lương chưa tăng thì mọi mặt hàng đã tăng và cứ thế theo đà “tiến lên”, ngày nào giá sinh hoạt, giá thực phẩm cũng tăng ào ào, tăng chóng mặt. Tất nhiên là gia đình tôi cũng không thoát ra ngoài cơn bão đó. Phải tìm đến nguyên nhân thì ta có thể nhận ra. Những tháng trước đây, xăng dầu tăng giá 2 lần trong vòng một tháng với tỷ lệ cao cộng với giá điện tăng, kéo theo hàng loạt giá cả nhảy múa theo, được mô tả như một trận sóng thần đánh vào toàn bộ xã hội. Tại TP.Sài Gòn, giá thực phẩm đã tăng 24% so với cách đây khoảng một năm, tức là hồi tháng 1 năm ngoái. Có lẽ bạn cho đó là “hội chứng bất trị” ở VN hiện nay. Quả là có phần đúng, chính phủ VN đang ra sức kiềm chế lám phát, kiềm chế giá cả nhưng chưa mang lại hiệu quả cụ thể nào. Cần phải có thời gian chăng? Thời gian là bao lâu, chưa ai dám trả lời câu hỏi này.
Thêm vào đó các anh thương lái Trung Quốc (TQ) thâm hiểm dùng mọi trò xảo quyệt chen chân vào thị trường VN tranh mua tranh bán làm nền kinh tế VN xáo trộn. Đây là một nguyên nhân không mới, nhưng nay người VN mới nhận diện được rõ ràng hơn. Đó cũng là một vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay. Vậy xin trả lời bạn về vần đề này trước.
Đòn hiểm của “người anh em Trung Quốc”
Một thời gian khá dài vừa qua, trên thị trường Việt Nam, mỗi khi thương lái Trung Quốc tận mua một mặt hàng nào đó, ngay lập tức giá mặt hàng này bị đẩy lên cao, nguồn hàng nhanh chóng trở nên khan hiếm do người dân ra sức thu gom để bán. Điển hình là việc thương lái TQ thu mua gỗ sưa khiến hàng ngàn cây gỗ sưa đã bị đốn không thương tiếc.
Sau đó là thu mua cây gỗ trâm, khi đã thác cạn kiệt cây trâm cổ thụ tại cánh rừng khu đông huyện Ba Tơ, các “đầu nậu” chuyển sang khai thác cây trâm cổ thụ (trâm trội, trâm ba lá) có độ tuổi hàng chục năm đến trăm năm tuổi tại một số cánh rừng huyện Minh Long. “Đầu nậu” khai thác kiểu tận diệt, đào bới lấy luôn cả gốc lẫn rễ và bán sang Trung Quốc. Một “đầu nậu” thu mua trâm rừng cho biết: Trâm rừng cổ thụ được thu gom để chở sang Trung Quốc bán, với giá từ 70 – 120 triệu đồng/cây. Khi sang bên đó, họ tiếp tục trồng làm bóng mát và sử dụng trồng ở các đại lộ lớn. Cây trâm là loài cây cực hút nước và giữ nước. Mỗi khi bứng cây trâm thì những cây con xung quanh cũng sẽ chết vì không còn cây trâm giữ nước. Từ đây, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm thay đổi dòng chảy. Đặc biệt, việc khai thác những cây ven đường vào mùa mưa bão rất dễ gây sạt lở, ảnh hưởng tai hại đến sinh mạng của người dân.
Không chỉ cây lớn, cây củ nhỏ cũng mua, việc thu mua khoai lang khiến rất nhiều gia đình dân chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa sang trồng khoai lang, việc đẩy giá thu mua sắn lát, chè, thuỷ sản… khiến nguyên liệu cho các ngành sản xuất, chăn nuôi trong nước trở nên khan hiếm, giá cả đội lên rất cao.
Hiện tượng một số mặt hàng như tôm, bạch tuộc, cá biển, mực bị thương lái của TQ thu gom đang trở nên rầm rộ. Những thương lái TQ này có tiềm lực về tài chính, lại thu mua qua đường tiểu ngạch để trốn thuế nên họ sẵn sàng “dốc hầu bao” mua với số lượng lớn. Đại diện một doanh nghiệp thuỷ sản cho hay, tôm của người nông dân bán với giá từ 130.000 đồng đến 170.000 đồng tuỳ loại, các thương lái của Trung Quốc mua cao hơn khoảng 3.000 đồng đến 10.000 đồng mỗi kg song sau đó gắn mác “made in China” để xuất khẩu. Thậm chí tôm còn được biến hoá để cho tròn mình, căng thịt, từ chất lượng loại hai lên loại một.
Cướp bóc tàn bạo có nằm trong chính sách lớn?
Trong khi mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng thì hiện tượng thu vét của thương lái Trung Quốc từ miền Trung tới miền Nam càng làm cho ngành thuỷ sản trong nước gặp khó khăn. Ngoài việc Trung Quốc ồ ạt thu gom thuỷ sản, những vùng biển khai thác hiện cũng thiếu an toàn cho việc khai thác nên sản lượng càng giảm sút. Ngư dân VN thường bị tàu TQ săn đuổi, cướp bóc nên cứ thấy bóng “tàu lạ” là giương buồm chạy trối chết. Vậy mà nhiều lần vẫn không thoát. Chúng ngang nhiên dùng vũ khí tấn công, lấy hết tài sản rồi biến mất. Không thể gọi chúng đơn thuần là bọn cướp biển, phải coi đó là một “chủ trương, chính sách” hẳn hoi. Kết hợp những thủ đoạn như đã kể trên lại có thể khẳng định đó là một thứ chính sách ngầm, một kiểu phá hoại tàn bạo nhưng cứ như là “riêng lẻ” của bọn thổ phỉ, nhà nước của họ không hề hay biết gì hết và vẫn… muốn giữ gìn an ninh, bảo vệ “bốn chữ vàng” (!). Kiểu chơi đòn ngầm này quả là thâm độc. Đúng với đường lối ngoại giao của “người bạn bốn tốt”, miệng thì Nam Mô, bụng một bồ dao găm.
Mua từ cái hột vịt đến con gà, đến trái vải
Một bác nông dân kể về tình trạng, thương lái Trung Quốc đang mua gà, vịt và trứng với số lượng lớn ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Ông cho biết, hằng ngày họ giết mổ cả ngàn con gây ô nhiễm nghiêm trọng và làm cho giá gà ,vịt bị đẩy lên khá cao.
Thậm chí người Trung Quốc còn thuê đất để sản xuất tại chỗ, sau đó xuất sang nước mình. Do thấy bán cho nước bạn thu được nhiều lời nên bà con ồ ạt bán và cũng đang nhân giống nuôi với số lượng lớn. Ông này đặt dấu hỏi: sau này, nếu họ bỏ đi không thu mua nữa thì bà con sẽ xoay xở ra sao với số gia cầm đang nuôi chờ lớn? Người nông dân sẽ thất thu vì số gia cầm đang độ tuổi sinh đẻ đã bán sạch. Nông dân lại ôm đàn gia cầm ngồi khóc.
Gần đây nhất là việc thu gom vải thiều ở miền bắc. Các bác nhà vườn cứ tưởng là bán cho thương lái Trung Quốc là được giá cao, nhưng họ đâu biết rằng phần lớn số vải thiều đó sau khi qua Trung Quốc sẽ được cắt cành, đóng gói và xuất sang Nhật. Tại siêu thị Nhật, 7-8 quả vải thiều được bán với giá xấp xỉ tương đương hơn 100 ngàn đồng, trong khi 1 kg mua tại vườn chỉ 18-20 ngàn đồng! Việc không bán cho doanh nghiệp Việt Nam để làm hàng Xuất khẩu chính ngạch đã làm thiệt hại rất lớn, hơn nữa lại mất thương hiệu vải thiều nổi tiếng vì tất cả vải thiều được bán tại siêu thị Nhật đều “made in china”.
Như thế là chúng nhằm cả đến những người nông dân nghèo khổ càng làm suy yếu trầm trọng nền kinh tế VN.
Về phía người dân thì cứ phải “thất lưng buộc bụng” thêm vì nhà nước dường như bó tay trong việc phòng chống gian lận, buôn lậu, đầu cơ, tích trữ, đẩy giá lên cao, tạo cơn số ảo được xem là những “căn bệnh bất trị”. Đó chính là mối lo lớn cho người dân trong những này này và những ngày sắp tới. Nếu không có giải pháp cứu nguy ngay thì tình hình càng xáo trộn và giá cả sẽ không bao giờ ổn định được.
Phải kiên quyết xoá cái bóng lớn của Trung Quốc
Bà Phạm Chi Lan, là một chuyên gia kinh tế của Việt Nam, đồng thời cũng từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhân viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, bà nói: “Thực sự đây là một điều đau. Điều này cũng đã được các chuyên gia cảnh báo từ khá lâu. Nhất là từ khi chúng ta tham gia WTO và nhập siêu vọt lên trở thành vấn đề đáng quan tâm như hiện nay thì càng ngày thấy rõ bóng quá lớn của Trung Quốc trong việc nhập khẩu nói chung của Việt Nam và nhập khẩu từ Trung Quốc nói riêng. Tôi nghĩ rằng, chúng ta đang mất “cảnh giác” khi để tình hình diễn biến đến như hiện nay.” Và: “Chúng ta đã có được quan hệ kinh tế càng ngày càng phát triển khá tốt đẹp với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu… Nếu chúng ta tập trung vào làm tốt hơn để cân bằng với họ thì sẽ giảm rất đáng kể sức ép từ Trung Quốc, sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc.”
Bà Lan cũng xác nhận: “Hiện nay, các dự án lớn của Việt Nam có đến 90% là do Trung Quốc thực hiện”. Bà kêu gọi các tập đoàn thay đổi đi, các doanh nghiệp thay đổi đi, tính toán kỹ càng lại đi thì thấy có nhiều dự án có thể đưa ra cho các đối tác khác làm và một phần cho chính người Việt Nam mình làm cho trưởng thành lên. Chứ không phải tất cả giao cho Trung Quốc như vậy.”
Chúng ta có thể hiểu vì “mất cảnh giác” nên đã để cho người bạn láng giềng tung hoành ngang dọc trên thị trường và ngay cả đến các dự án lớn cũng nằm trong tay họ, hơn thế người bạn “bốn tốt” ngày càng để lộ rõ bộ mặt thâm hiểm “xỏ lá kềnh” trong mọi ngõ ngách, mọi tầng lớp xã hội tìm mọi cách buộc dân VN luôn lệ thuộc vào họ. Hơn bao giờ hết, người VN cần đề phòng mọi hoạt động của người bạn láng giềng này. Mặc cho họ huyênh hoang, đe doạ nay tăng cường hạm đội, mai tập trận sát biên giới rồi tung tin đồn sẽ đánh VN bằng mọi lực lượng “tối tân” nhất. Nhe nanh múa vuốt nhưng có dám làm hay không lại là chuyện khác và có làm được hay không lại là chuyện khác hơn nữa. Là Người VN dù ở bất cứ đâu cũng thừa ý chí, thừa quyết tâm bảo vệ đất nước, dù một tấc đất cũng không nhường cho bọn bành trướng xâm lược. Bên cạnh VN, còn cả thế giới văn minh sẵn sàng ủng hộ. TQ cứ thử làm xem họ nhận lại được hậu quả như thế nào.
Có cần tẩy chay hàng TQ không?
Thưa bạn, Một cuộc thăm dò trên mạng mới đây ở Philippines cho thấy hơn 70% trong số 31.000 người được hỏi ủng hộ những lời kêu gọi tẩy chay hàng hoá Trung Quốc. Những tranh cãi chủ quyền ở biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh 2 tháng qua đã khơi dậy tinh thần chống Trung Quốc (TQ) ở Philippines, trong đó có những lời kêu gọi tẩy chay hàng hoá nước này. Một cuộc thăm dò tương tự trên đài truyền hình cho thấy một tỉ lệ ủng hộ còn cao hơn thế.
Còn ở VN tinh thần này cũng tương tự, không cần một cuộc thăm dò nào. Nhưng hơi khác là về điều này ở VN dường như không ai cần bàn tới. Bởi đã từ lâu rồi hàng hoá TQ đều bị chê là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Bạn tặng một người nào đó món hàng mang nhãn hiệu “made in China” đều bị coi thường. Đến bất cứ siêu thị nào, bất cứ cửa hàng bán sỉ bán lẻ nào, nhãn hiệu TQ đều bị loại ra ngoài. Không nói đến dân sành điệu, các cô gái quê chính hiệu, các nam nữ công nhân cũng chẳng bao giờ dùng hàng TQ. Dân sành điệu chọn hàng hiệu, hàng không đụng hàng, hàng độc của Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… Người bình dân chọn hàng Việt có nhãn mác, cùng lắm là hàng sida, thà là không có nhãn hiệu chứ dính vào hàng TQ là lắc đầu. Trong các gia đình VN cũng vậy, từ tủ lạnh, máy truyền hình, nồi niêu xoong chảo, quần áo trẻ con, hầu như không còn bóng dáng bất kỳ món hàng TQ nào. Cho nên tự nó giết nó, khỏi cần tẩy chay. Tuy nhiên người VN vẫn cứ phải đề phòng những trò gian lận ma mãnh của mấy anh chuyên làm hàng giả. Hàng Tây hoá hàng Tàu, vỏ Nhật ruột TQ. Cái thứ đó không thiếu ở thị trường VN hiện nay.
Còn một số vần đề tế nhị khác như “hội chứng tăng lương dân không mừng mà lại lo”, tại sao lại có nhiều người dân không muốn tố cáo tham nhũng, phạm vi bài này quá dài, tôi chưa thể đi vào chi tiết, xin bàn luận với bạn đọc vào một kỳ khác.
Văn Quang
14-8-2011