Nhân dịp nầy nhiều đề tài nghiên cứu giá trị về các lãnh vực khoa học, chính trị, kinh tế đã được các diễn giả thuyết trình chi tiết. Tham dự buổi kỷ niệm và hội thảo ngoài một số quan khách, qúy vị nhân sĩ trí thức, giáo sư ngoài ra còn có sự hiện diện một số đại diện qúy vị dân cử, các ứng cử viên người Mỹ gốc Việt, đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí…
Điều hợp chương trình MC Phạm Ngọc Lân. Sau phần nghi thức chào quốc kỳ , phút mặc niệm. Sau đó Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn quan khách tham dự. Tiếp theo Giáo Sư Trần Cảnh Xuân lên thuyết trình về VAST 20 năm nhìn lại ông nói: ” . . .
Trong hai mươi năm qua hội đã tích cực dấn thân nghiên cứu tình hình đất nước liên quan đến những vấn nạn và môi trường, hậu qủa của bệnh khuyết tật do sự xử dụng bừa bãi các loại hóa chất… Ngoài ra qua các kỳ hội thảo hằng năm về các vấn đề giáo dục, y tế, kinh tế xã hội, tổ chức hành chánh… cũng được đặc ra, chủ trương của hội là tôn trọng tính cách vô tư trong sáng và trung thực của tinh thần khoa học khách quan. . .
Hội chấp nhận và nhận những phê phán của dư luận trong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề hội đã và đang theo đuổi không ngoài mục đích xây dựng đất nước nhằm cải thiện phần nào những vấn nạn mà đồng bào đã và đang trải qua liên quan đến đời sống và sự an nguy của người dân…” Tiếp theo Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết thuyết trình về những vấn đề môi trường Việt Nam. Trong phần thuyết trình ông đã phân tách sự phát triển đất nước từ trước 1975 đến sau 1975. Trước năm 1975 lợi tức trung bình của người miền nam Việt Nam vào khoảng $ 150/ đầu người, so với Nhật Bản $ 180, Thái Lan $ 120, Mã Lai $ 100, Miên Lào vào khoảng $ 60/ đầu người. Hiện nay Nhật Bản, Đại Hàn có lợi tức gấp 20 lần của người Việt trong nước còn Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba xấp xỉ hơn 10 lần… Ông cũng cho biết đất nước ngày nay đang bị thụt lùi là do sự quản lý và phát triển đất nước không ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa, không bảo vệ môi trường và phát triển không có kế hoạch và chính sách dài hạn cũng như tính khả thi của mỗi dự án… Đó là những lý do mà đất nước phải gánh chịu ngày hôm nay…”
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VAST
Tiếp theo Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm thuyết trình về đề tài “Vấn Đề Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam” trong phần thuyết trình ông cho biết “. . . Giáo dục quốc gia phải do những nhà giáo dục lãnh đạo, điều hành từ địa phương đến trung ương, từ Tiểu Học đến Đại Học, giáo dục phải được độc lập đối với cơ quan hành chánh và áp lực tôn giáo, đảng phái. Nên chia khu vực để áp dụng linh động gia giảm chương trình niên khóa sao cho thích hợp với mỗi địa phương. Giáo dục phải được đào tạo về sư phạm, phải được trau dồi về đạo đức, phẩm hạnh, phải được trả lương đúng mức, cần chú trọng đến phát huy sáng kiến, khuyến khích suy tư, thảo luận hơn là thụ động… Đại học nên được tự trị có nhiều tự do trong việc thiết lập chương trình cần chú trọng nhiều về sáng tác ở giáo sư và sinh viên nên tổ chức gần với đại học Mỹ, nên có đại học cộng đồng 2 năm…”
Tiếp theo Ông Nguyễn Bá Lộc thuyết trình về đề tài “Hành chánh công quyền trong lãnh vực kinh tế” … Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa với đề tài “Kinh tế Việt Nam đổi mới để đi tới đâu?” trong phần thuyết trình ông đã ông đã lược qua bối cảnh về lý luận và thực tế: …Tiếp theo phần thuyết trình của ông Đỗ Hải Minh về đề tài “Sắc tộc trong phát triển” trong phần thuyết trình ông cũng sơ lược về sự cấu trúc dân số. . . Về những sinh hoạt của cộng đồng người Thượng lưu vong và sự liên quan đến cộng đồng người Thượng Cao Nguyên Việt Nam trên một vùng đất chứa đựng nhiều khoán sản quốc gia. . .” Sau đó Lê Ngọc Điệp thuyết trình về đề tài ” Công nghệ thông tin và công nghệ điện tử ” Xanh” Trong phần trình bày thuyết trình viên đã đề cập về vấn đề xây dựng tăng trưởng kỷ nghệ bảo vệ môi sinh, gia tăng phúc lợi xã hội, về nguồn phế thải điện tử, ông cũng cho biết ngành công nghệ thông tin và điện tử xanh, theo suy nghĩ thông thường, có thể nói ngành thông tin điện tử xanh là ngành nghiên cứu về phương cách sản xuất và ứng dụng các dụng cụ điện tử một cách hữu hiệu và tiêu thụ năng lượng tối thiểu trong khi dùng và tạo ra lượng phế thải tối thiểu. . .”
Sau những đề tài thuyết trình là phần thảo luận để trao đổi kinh nghiệm cũng như giải đáp những thắc mắc có liên quan đến các đề tài thuyết trình.
Kỷ niệm 20 năm với những đề tài thuyết trình nghiên cứu giá trị, đồng hương không có dịp tham dự có thể vào trang Website: vastvietnam.com.
NGUỒN: HỘI KHOA HỌC & KỸ THUẬT VIỆT NAM
[VIETNAMESE AMERICAN SCIENCE & TECHNOLOGY SOCIETY]