Hà nội là một thành phố khá đặc biệt. Từ năm 1976 trở đi, sau khi đã xóa bỏ căn cước, lý lịch đặc biệt và nuốt trọn miền Nam Việt Nam, Hà nội đã biến thành thủ đô của một nước Việt Nam mới do Đảng Cộng sản Quốc tế bận áo Việt Nam lãnh đạo. Hà nội, Thăng long dưới thời Nhà Nguyễn đã là một kinh đô văn hóa riêng biệt, với những di tích đặc biệt của xứ Bắc Hà, từ Chùa Một Cột, từ Văn Miếu đến Chùa Trấn Quốc, đền Ngọc Sơn …hay những Phủ Chúa chứng tích của một thời gian dài là kinh đô của những triều đại tự chủ lập quốc Lý, Trần, Lê. Hà nội, thủ phủ hành chánh của toàn cỏi Đông dương Pháp thuộc cũng tiếp tục vai trò kinh đô văn hóa, với trường Đại học Đông dương, trường Mỹ thuật Đông dương, nơi đào tạo các trí thức tương lai của Đông dương Pháp thuộc, nơi hội tụ những tinh hoa Đông dương, các sanh viên đại học toàn cỏi chẳng những riêng Đông dương thuộc Pháp mà cả Toàn Đông dương có cả các sanh viên Thái lan nữa. Vì vậy, nếu Sài gòn, thủ phủ của Cochinchine Thuộc địa, được ca tụng như là Hòn ngọc Viễn Đông với một vẽ đẹp lôi cuốn, hấp dẫn, nhưng chỉ là một thành phố hào nháng, một Singapore ngày nay, một Riviera phương Tây, đẹp, nhưng chỉ thương cảng sầm uất, buôn bán, một Hồng kông, một Ma cao ăn chơi, một hơi thở thông thoáng, một thị trấn nghỉ chưn, một thương trần trù phú, giàu có ! Trái lại Hà nội được ca tụng là một thị trấn đẹp, một cái đẹp văn hóa, hài hòa đông tây, bên cạnh một thành phố mới rất Tây phương, với Nhà Hát, với con đường Paul Bert sầm uất trang nhã, với những di tích cổ, Chùa Một Cột, Văn Miếu,.. những nhà cửa phố xá xưa, 36 phố phường nghề nghiệp, với một cái đẹp cổ kính, á đông, việt nam, vẫn được chánh quyền tây gìn giữ, tu bổ, chăm sóc. Và hơn nữa, Hà nội của những thời gian ấy là Hà nội của cái nôi văn hóa do sanh viên, do tiến bô được tiếp xúc với Tây học, được bổ túc với nền văn chương mới, nền văn chương bắt đầu của chữ quốc ngữ, do các phát minh, các sáng tác của các tay bút của thời « tiền chiến », của thời phong trào canh tân, đổi mới, của thuở bắt đầu các tiểu thuyết, các bài thơ mới, với các hành văn mới, với các dấu chấm, phẩy, dấu than, dấu hỏi chỉ có với chữ quốc ngữ, với cách viết khác nhau giữa báo và tiểu thuyết, cách hành văn văn xuôi, văn vần, cách viết báo, viết truyện của các nhà văn của nhóm Tự lực Văn đoàn, của các báo Phong Hóa, Ngày Nay… và tất cả cũng vì phát hành, phát xuất từ Hà nội nên Hà nội được ca tụng, được tả cảnh, ton hót một cách cường điệu như một thành phố đầy văn chương chữ nghĩa, đầy danh lam thắng cảnh, ngàn năm văn vật. Cường điệu đến nổi các món ăn nào cũng được xem là đệ nhứt thiên hạ từ tô phở thịt chín lạt phèo, đến dỉa thịt chó luột mắm tôm mặn chát!
Thật vậy không? Cá nhơn người viết chưa bao giờ đi Hà nội cả. Trước năm 1975, tại vì Hà nội ở xứ Cộng sản, sau năm 1975, cũng vì Hà nội tiếp tục ở xứ Cộng sản, nên đành thôi không đi làm gì. Qua năm 80, vì Việt Nam càng Cộng sản dữ nữa, vì thằng tui thuộc thành phần khắc khẩu với Cộng sản nên Công sản sau khi bỏ tù đuổi tui đi Tây, nên ngày nay cũng không muốn về mà cũng không muốn đi du lịch Việt Nam làm gì. Nhưng cũng có những bạn bè đi du lịch Hà nội về kể, tả cảnh cho nghe : một bạn kể rằng, khách ở một khách sạn rất sang trọng, với giá cả cũng sang trọng, ngay trung tâm thành phố khu sang trọng (theo từ ngữ quảng cáo du lịch ! ) cạnh một cái hồ « siêu-super » sang trọng (cũng theo quảng cáo, hình chụp thơ mộng.. lơ thơ cây liểu buông mành.. và xa xa Tháp Rùa cũng thơ mộng trong bóng mờ huyền huyền ảo ảo rất nghệ sĩ, rất flou artistique…) nên một thoáng « ẩn tượng » tưởng rằng như ở Genève cạnh Lac Leman vậy ! Nhưng than ôi ! khi ở gần, bèn vỡ mộng ! Một cái hồ đầy nước bẩn, nằm ngay trong thành phố, một hang ổ muổi. Nếu đến bờ hồ để ngồi hóng mát thì (lỗ) mủi ngưởi phải toàn mùi hôi thối, tay phải quạt lia lịa chống muổi. Ca tụng Hà nội 36 phố phường ư? 36 phố phường được quảng cáo như là một khu du lịch đặc biệt Hà nội, đặc biệt Việt Nam, không viếng không được, như Quartier Latin ở Paris, như 5th Avenue ở New York, thì chật hẹp với những căn nhà nhỏ hẹp, chật chội, cả khu 36 phố phường khi đi thoắt một cái chưa đầy một giờ là xong cả, nhưng thật là cả một cuộc hành trình gian nan vì nạn mời mọc, níu kéo, và sợ… móc túi. Ấy là nhận định quan sát của các người bạn Pháp có Việt (không phải Kiều) có, đi một lần (và không có lần sau nữa) du lịch Việt Nam. Thật là Phong Hóa Ngày Nay!
Ngày nay với số lượng du khách càng ngày càng tăng. Hà nội, là một trong những thành phố được ngành du lịch thế giới chú trọng giới thiệu. Thành phố Hà nội ngày nay được mở rộng, sang trọng hơn, giàu hơn… nhưng những sự thay đổi nầy chỉ chú trọng đến vài khu vực đặc biệt. Chúng tôi tò mò khào xét các trang du lịch. Một cái gì rất đặc biệt lằ Hà nội không có được giới thiệu đi viếng một tuần lễ du lịch, như London, như Paris, như New York, San Francisco, Los Angeles, Berlin, Roma, Madrid, Barcelone, … ráng kể rộng để đừng quên ai cả. Thậm chí đến những quốc gia kém phát triển như Brazil, với Rio, như Mexico đều có chương trình một tuần. Kể cả Istanbul, nhưng với Hà nội chỉ ghé qua, một / hai ngày trong một cái Tour đi Việt Nam. Du khách sẳn sàng ở Bangkok một tuần, ở Singapore một tuần, ở Hong Kong một tuần…Hà nội không? Tại chiến tranh? tại Mỹ? hay tại Hà nội không có chương trình gì hấp dẫn để giữ du khách? Hay vì Phong Hóa Ngày Nay?
Cũng như mọi xã hội bất công, do một thể chế độc tài, tạo một giai cấp thống trị sanh sống ăn ở sanh hoạt trong một không gian đặc biệt, nên, ngay giữa lòng thành phố là một không gian đặc biệt sang trọng, và tất cả cả những gì thấp hèn, nghèo đói đều bị vứt ra vòng biên. Thành phố Hà nội, cũng như Sài gòn Huế đã có những ghettos (khu biệt lập) cho nhà giàu với những nhà sang trọng có vệ sĩ gát cửa, có hệ thống an ninh điện tử, .. các cả các khu phố, các khoảng đường hoàn toàn biệt lập dành riêng cho giới nhà giàu: Tân Phú Hưng-Sài gòn chẳng hạn.
Và ở ngoại biên dành cho những là những khu ổ chuột. Và ổ chuột thì không ai đoái hoài tới.
Chỉ có vài cậu khách tò mò, nhóm hoạt động nhơn đạo, Enfants du Mékong-Các con của giòng Sông Cửu của chúng tôi có bổn phận đở đầu những con em sống trong các nước lưu vực giòng sông Cửu. Thái, Việt Miên Lào. Cho các em ấy đi học. Vợ chồng chúng là phụ huynh đổ đầu hai cháu người Jai Rai giúp cho các cháu đi học thành người. Chúng tôi có những phóng viên Tây Ba lô thường trực đi lại theo dõi tình hình tiến bộ của chương trình. Các bạn ấy viết bài kể những chuyện mắt thấy tai nghe về mặt xã hội đời sống. Người đọc rút tỉa bài học chánh trị kinh tế và kết luận suy nghĩ đạo đức tùy tâm tùy tình.
Hà nội được khen là đẹp, là hào nháng, kiến trúc xây dựng sửa sang đẹp đẻ, tiền nhiều. Những khu phố du lịch đẹp đẻ. Đây là một bài viết về những bề trái của Hà nội, những ổ chuột ngay tận trung tâm 36 phố phường văn hóa, ngàn năm văn vật. Thế nào là Khu tập thể, nhà ở chung cư của các cán bộ công nhơn viên Nhà nước? Đọc báo trong nước không thấy, đọc báo Tây không thấy. Chúng tôi nói chuyện với các phóng viên Tây Ba Lô xem Việt Nam ta, nay với hàng trăm ngàn trí thức tiến sĩ, thạc sĩ.. nhưng sao vẫn có những khu nhà ổ chuột giữa lòng Hà nội? Sao không thấy dân chúng xuống đường biểu tình đòi có nhà ở đàng hoàng, có nước uống đàng hoàng, có phòng vệ sanh đàng hoàng. Đòi dân chủ xa vời, trừu tượng quá ! sao không đòi những căn hộ tử tế ? KTT là nhà ở các cán hộ, dơ như ổ chuột mà vẫn chấp nhận sao? Phong Hóa Ngày Nay đấy à?
Câu chuyện cụ Bà Minh với căn nhà 20 mét vuông 8 người ở
Câu chuyện nầy xảy ra ngay trong khu vực 36 phố phường, một khu phố nổi tiếng với làng du lịch thế giới. Nơi ấy, là những ngôi nhà với những bức tường ẩm ướt, dấu vết loan lổ hoen ố cả mặt tiền. Hôm ấy chúng tôi đến thăm nơi ngụ của cụ bà Minh. Cụ cười tươi đón chúng tôi, thân tình từ tế. Với tuổi đời trên tám mươi, cụ vẫn còn minh mẫn.. Cụ bà Minh là bà ngoại của cháu Nguyên, hôm ấy vắng mặt vì phài đi học ở Trường Đại học, cháu Nguyên là con đở đầu của đại gia đình Enfants du Mékong-Những đứa con của giòng Sông Cửu, một Hôi từ thiện mà chúng tôi, người viết là một thành viên. Gia đình cụ bà Minh ở đấy từ năm 1954. Cụ bà gọi đấy là căn hộ, căn nhà theo từ ngữ Việt Nam Cộng sản, thật sự mà nói, đấy là một căn phố trong một chung cư. Chung cư gồm hai từng chứa bốn mươi người, tổng cộng là 6 gia đình. Căn nhà cụ bà Mình là một căn phòng nhỏ, trên lầu một. Cụ ở với hai cô gái, hai thằng rễ và 3 cháu ngoại.
Leo lên lầu một đi dọc theo hành lang bước vào thăm căn hộ ấy, nói theo từ ngữ Việt cộng, phe ta gọi là căn nhà, rông khoảng 20 thước vuông, tối om, bừa bãi, lộn xộn không tả được, ánh sáng yếu ớt do cửa chánh và một cửa sồ nhỏ duy nhứt ở mặt tiền. Giá thuê 20 triệu đồng (khoảng 70 euros-100 dollars US) một tháng. Một phòng chung vệ sanh, có vòi nước cho toàn bộ cả chung cư ở lầu 2. Cụ bà Minh, cười xã giao, tháy máy, cởi kính ra, mang kính vào, bối rối nói với chúng tôi nửa khoe, nửa bào chửa: “ Trước 1954, căn hộ nầy là nơi ngụ của một sĩ quan Pháp. Ông ấy ở với một cô gái việt, không biết phải vợ chồng thiệt thọ hay không ? Khi hoà bình lập lại, hai vợ chổng bỏ chạy về Pháp” Cụ bà nhớ mãi thuở ấy, thời vừa được Giải phóng, Cụ Ông có công với Cách mạng được Nhà nước bố trí cho thuê căn nhà nầy. Ội thời ấy ! :Kháng chiến vừa thành công ! . Thời gian của nhiều Hy vọng, thời gian của nhiều Mộng mơ, của nhiều chuyện Có Thể Có …. Nhưng dần dần…với thời gian, những khó khăn bắt đầu, và như lúc xưa, và như ngày nay, cũng như luôn luôn, cũng như tất cả, … lời hứa, …ước mơ, … ước vọng, mộng đẹp…bay vào quên lảng…Và lời hứa và mộng đẹp chỉ là lời hứa và mộng đẹp thôi! !
Cụ bà ngước mắt nhìn chúng tôi, đoạn rùng mình, im lặng một lúc, xong nói : “Đây là nhà của gió lò”. Căn hộ nầy, đầy tăm tối, thiếu tiện nghi nhưng phải bám, “đó là một cái may, ơn Bác Đảng đấy !” cụ bà và gia đình có thể bị đuổi ra bất cứ lúc nào. “Đảng cho, Đảng lấy” . Cụ bà nói với chúng tôi là gia đình cụ bà hưởng được nhiều may mắn là có căn hộ ngay tại trung tâm thành phố, 36 phố phường mà lỵ, và với một giá thuê khá rẻ. Dỉ nhiên, tất cả đều dơ dáy, đổ nát, đầy ẩm ướt, dỉ nhiên tất cả sửa chữa đều do gia đình cụ bà đài thọ nhưng nên nhớ “xưa kia là một căn hộ cho nhà giàu, của thằng sĩ quan Tây và vợ nó”. Cụ Minh kết luận.
Năm Mươi euros, năm thước vuông
Phương tự hỏi, như cụ bà Minh, căn nhà Phương đang ở với bố mẹ và ông anh cả còn giữ được bao lâu nữa ? Phương, 14 tuổi, cũng là một con nuôi của Giòng Sông Cửu, Phương đang cố gắng học bù Pháp văn, với phương pháp trên mạng “ Le français facile- Pháp văn dễ dàng” (Cô giáo Pháp văn có đề nghị dạy thêm riêng cho Phương, nhưng giá quá mắc !) Bố Phương hành nghề lái tắc xi thuê, một nghề rất khó khăn trong một quốc gia á đông, mẹ Phương quét dọn trong một quán ăn lớn ở trung tâm thủ đô. Căn nhà gia đình Phương trú ngụ do ông cụ bố Phương (cựu cán bộ) chuyền cho. Cụ ông được hường vào thời 1954. Căn nhà cũng tăm tối, cũng bừa bải, hổn độn như căn nhà cụ Minh. Cả gia đình sống chen chúc, chia xẻ giang sơn mình ở từng trệt, với miệng cống nằm gần sân sau nhà cùng với bầy chuột Nhiều khi nhờ tiếng nhạc ồn ào của căn nhà chung vách mỏng kế cạnh đuổi hộ. Xa hơn tý nữa, trên cùng con đường, Chị Nha, 50 tuổi sồng với Ty, cũng một đứa con của Giòng sông Cửu, trong một căn nhà lợp bằng mái tôn, rông vừa 5 thước vuông, chị Nha phải trả tiền nhà 1 triệu 500 ngàn euros (trên 50 euros) Thật kinh khủng ! Nhưng đó là một may mắn cho chị Nha và Ty. Cách đây 5 năm, chị Nha phải ở cùng cháu Ty cạnh Sông Hồng, trong khu vực nhà ổ chuột, nay đã bị giải toả. Trước mặt khu giải tỏa là đảo Phủ Xá.
Đảo Phủ Xá, nơi ẩn náu của dân không nhà giữa giòng sông
Trên một bãi cát, giữa giòng Sông Hồng, gần cầu Long Biên, có Đảo Phủ Xá. Đảo Phủ Xá không có địa danh hành chánh, tên do dân không nhà ở, dân bụi đời đặt cho một bãi cát ấy, vì bãi cát là nơi ẩn náu trú ngụ tạm thời của dân vô gia cư muốn nhập thành Hà nội. Hòn Đảo Phủ Xá là nơi tập họp tất cả những ai tạm thời “sống tạm”, chờ đợi, trước khi được nhảy rào, vào tá túc ở biên thành Hà nội, đặc biệt trên bờ Tây của Giòng Sông Hồng.
Nhưng được ở Đảo cũng lắm gay go. Chú Đước tuổi độ 60, sanh sống trên đảo cũng cả hai mươi lăm năm nay, Chú được dân tạm trú trên đảo xem như là ông Xã trưởng của Đảo, mặc dư không ai chánh thức tuyên bố, nhưng mọi người nhìn nhận Chú là người trách nhiệm cai quản đảo. Nhà chú là căn nhà duy nhứt được cất trên cát tức là trên đầt liền, trên đảo. Các căn nhà khác là những căn nhà nổi xây cầt trên những hộp-bidons họp lại làm một sàn nổi trên giòng sông, bấp bênh lên xuống theo con nước..
Chú Đước thuộc lòng lý lịch cư dân trên đảo. Cũng như Chú tất cả đều là những nông dân, một hôm vì nghề nông không nuôi nổi gia đình, nên dắc nhau lên tỉnh, lên thành phố kiếm ăn.
Một phần đất nông nghiệp trên đảo cát
Thế nhưng Nhà nước Cộng sản chủ nghĩa không chấp nhận thay đổi hộ khẩu. Không ai có quyền vào sống ở Hà nội dễ dàng như vậy. Chế độ hộ khẩu kiểm soát dân, không ai có quyền tự tiện thay đổi hộ khẩu. Cấm vào Hà nội đã đành, cấm rời làng mình đang ở. Nhưng Chú Đước, cũng nhưng bao nông dân khác “cấm vào cửa trước, ta lòn cửa sau “.
Hiện nay chung quanh Chú Đước, độ 40 gia đình chen chúc sống trên đảo và chung quanh đảo, tất cả xuất phát từ các làng mạc thôn quê chung quanh Hà nội và mong một ngày vào hộ khẩu Hà nội. Trong khi chờ đợi kiếm sống qua ngày, tạm dung trên đảo Phủ Xá.
Làm sao sống đậy ? Không nghề nông, thì nghề rẩy, nghề vườn. Đất trên đảo được biến thành những thửa vườn trồng rau ăn, đem ra chợ buôn bán, chợ là cầu Long biên gần đấy. Thế còn Nhà nước, cảnh sát, công an ? Móc ngoặc là xong cả, có chợ là có làm ăn, có chợ thì có làm quen, Tôi có ăn, anh cũng có ăn, tôi ăn cơm, anh ăn cháo, nương nhau…Còn trên đảo, vì có chỉ thị, lâu lâu cũng có bố ráp, với lý do là bắt … bọn cờ bạc lận. Nhưng rồi đâu vào đấy. Các vườn vẫn thu hoạch, chợ vẫn nhóm, công an vẫn hỏi giấy. Ai làm công việc ấy. Mọi việc xong cả . Việt Nam với nhau cả ! Người Hà nội ta cả mà !
Đảo sống cuộc đời của đảo, sanh hoạt theo cách đảo, trong một trật tự xã hội đảo. Thật sự mà nói Phủ Xá là một tên gọi do dân tạm trú đặt. Hành chánh Hà nội, địa đồ Hà nội không có Phủ Xá, trên địa đồ chỉ là một bãi cát trên sông Hồng. Vì vậy 40 gia đình , 50 gia đình, 100 gia đình trên bãi cát đi nữa, cũng không có tên trên bản đồ. Tất cả chỉ là ảo.
Ở Hà nội ngày nay, tất cả đều có tên… cho du lịch. Du lịch thì đi xem những cái hay cái đẹp.
Những ổ chuột, nay trong khu 36 phố phường, bãi cát Đảo Phủ Cát chỉ do mấy ông Tây Ba lộ thấy thôi !
Quê hương Việt Nam đẹp lắm ! Giang sơn gấm vóc, những bức tranh sơn thủy thiên nhiên.
Nhưng con người điều kiện ăn ở con người ? Nhà Cụ Bà Minh, nhà chị Nha, nhà Phưong nhà thường dân, nhà ổ chuột đã đành. Thế nhà của cán bộ công nhơn, viên chức ?
Không một bài viết về nhà cửa ổ chuột, không một bài viết về những người ngủ lề đường.
Nhưng cũng không một bài viết tả những nhà Khu Nhà Tập thể.
Khu Tập thể, những căn nhà đặc biệt cho cán bộ, công nhơn, viên chức
Nếu ai có dịp đi lang thang quanh Hà nội, sẽ thầy những Nhà của các Khu Tập Thể (KTT). Đó là những loại chung cư cất kiểu Sô Viết Nga, 5, 6 từng, tựa tựa các chung cư HLM của thời 60 ở Pháp. Các KTT được cất tư năm 50 đến năm 90, chuyên dành cho cán bộ, công nhơn, viên chức Nhà nước. Ngày nay các KTT đều bị quá tải. Dân chúng sống chen chúc đông đúc. Không có chương trình sửa chữa, hay thay đổi. KTT, là những căn nhà tặng không cho cán bộ công nhơn viên chức ở theo chế độ tập thể. Ngày nay quá tải vì đổi mới, ngày nay quá tải vì quá lạm dụng, không có tiêu chuẩn nên những KTT biến thành những ổ chuột, dơ dáy, không hạp vệ sanh. Hà nội ngàn năm văn vật đấy! Phong Hóa Ngày Nay đấy!
Viết theo tài liệu của Tây Ba lô J.M Gautier dăng trên thời báo Enfants du Mékong tháng 9 tháng 10 năm 2013.
Hồi Nhơn Sơn tuần 1 tháng 11 2013
TS. Phan Văn Song