Sau thời gian hợp tác kéo dài 10 năm liền, các chuyên gia từ hơn 80 nước trên khắp thế giới hôm qua đã hoàn thành cuộc điều tra mang tính lịch sử về các “cư dân” của đại dương.
Cuộc điều tra tên gọi “Census of Marine Life” (tạm dịch: Cuộc điều tra dân số về đời sống biển) là một trong những cuộc dự án hợp tác khoa học lớn nhất từng được thực hiện từ trước tới nay. Dự án kéo dài một thập niên, bắt đầu năm 2000 và kết thúc năm nay, với mục đích nghiên cứu và thống kê các sinh vật trong lòng đại dương.
Hơn 2.700 nhà khoa học đã tham gia dự án, với trên 9.000 ngày hoạt động dưới biển trong hơn 540 cuộc thám hiểm, đó là chưa kể nhiều ngày làm việc tại các phòng thí nghiệm và kho lưu trữ.
Hôm qua, cuộc điều tra đã chính thức cho ra mắt các bản đồ, 3 cuốn sách và một bản tóm tắt khái quát những phát hiện sau 1 thập niên nghiên cứu. Các nhà khoa học cũng tuyên bố đã thống kê được 201.206 loài sinh vật biển trong cuộc điều tra.
Dự án trị giá 650 triệu USD nhận hỗ trợ tài chính và sự trợ giúp từ hơn 600 tổ chức, trong đó có chính phủ các nước, các tổ chức tư nhân, các tập đoàn, các tổ chức phi lợi nhuận, các trường đại học và thậm chí là 5 trường trung học. Tổ chức phi lợi nhuận Sloan (Sloan foundation) có trụ sở tại New York, Mỹ đóng góp nhiều nhất với 75 triệu USD.
Những sinh vật biển hình thù lạ mắt được phát hiện trong cuộc điều tra:
Một loài cá miệng rộng thậm chí còn mọc răng ở lưỡi.
Một loài sinh vật kỳ lạ sống ở độ sâu 300-1.500m.
Một loài sinh vật biển lông rậm rạp.
Một loài sên biển.
Một con sên biển màu vàng rực rỡ.
Một loài giun được tìm thấy ở độ sâu 925m tại vịnh Sagami, Nhật Bản.
Một loài tảo vi sinh xuất hiện dưới vùng biển ở Sydney, Australia.
Một loài giun hình thù kỳ lạ.
Một loài sâu hình cây thông Giáng sinh.
Một loài sứa.
Một loài tám chân có gai.
Một loài hải sâm.
Mội loài cỏ ký sinh hình ống.
Một loài giáp xác.
Một loài bạch tuộc.
“Mực ma cà rồng” được phát hiện tại vịnh Monterey, California.
An Bình [Theo AP]